PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [710999]: Một vật được làm lạnh từ 40 °C xuống 10 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu Kelvin?
A, 11 K.
B, 303 K.
C, 273 K.
D, 30 K.
Một vật được làm lạnh từ 40 °C xuống 10 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi
Chọn D Đáp án: D
Câu 2 [711000]: Với mô hình động học phân tử, sự khác biệt về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí là do sự khác biệt về
A, số lượng phân tử cấu tạo nên mỗi chất.
B, độ lớn của lực tương tác giữa các phân tử trong mỗi chất.
C, thành phần các phân tử cấu tạo của mỗi chất.
D, kích thước của các phân tử cấu tạo của mỗi chất.
Với mô hình động học phân tử, sự khác biệt về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí là do sự khác biệt về độ lớn của lực tương tác giữa các phân tử trong mỗi chất.
Chọn B Đáp án: B
Câu 3 [711001]: Khi nói về quá trình nóng chảy và đông đặc là đang nói về quá trình chuyển thể giữa
A, chất rắn và chất lỏng.
B, các chất bất kì.
C, chất rắn và chất khí.
D, chất khí và chất lỏng.
Khi nói về quá trình nóng chảy và đông đặc là đang nói về quá trình chuyển thể giữa chất rắn và chất lỏng: nóng chảy là quá trình chuyển thể từ chất rắn sang chất lỏng; đông đặc là quá trình chuyển thể từ chất lỏng sang chất rắn.
Chọn A Đáp án: A
Câu 4 [711002]: Một chậu bằng nhôm khối lượng 500 g đựng 2 lít nước sôi ở 100 °C. Phải thêm vào chậu xấp xỉ bao nhiêu lít nước ở 20 °C để có nước ở 35 °C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K), của nhôm là 880 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 g/dm3.
A, 9,1 lít.
B, 10,5 lít.
C, 12,8 lít.
D, 8,4 lit.
Phương trình cân bằng nhiệt:

Cần thêm xấp xỉ
Chọn A Đáp án: A
Câu 5 [711003]: Hình (a) cho thấy một cốc nước được đun nóng bằng lò sưởi nhúng. Hình (b) cho thấy sự thay đổi của số đọc của cân theo thời gian. Công suất đầu ra ước tính của lò sưởi là bao nhiêu? Giả sử không có nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh.

Cho: nhiệt hóa hơi riêng của nước = 2,26.106 J/kg; nhiệt dung riêng của nước = 4200 J/(kg.K).
A, 175 W.
B, 269 W.
C, 377 W.
D, 700 W.
Số chỉ của cân điện tử giảm chứng tỏ đã có nước hoá hơi.
Theo công thức tính nhiệt lượng:
Công suất đầu ra ước tính của lò sưởi là
Chọn C Đáp án: C
Câu 6 [711004]: Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình biến đổi đẳng áp của một lượng khí?
A, (1) và (2).
B, (1) và (3).
C, (3) và (4).
D, (2) và (3).
Quá trình biến đổi đẳng áp của một lượng khí biểu diễn trong hệ (p, T) hay (p, V) là đường thẳng vuông góc với trục p; trong hệ (V, T) là đường thẳng có phần kéo dài đi qua gốc toạ độ.
Chọn D Đáp án: D
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 7 và Câu 8:
Bóng đèn sợi đốt (bóng đèn dây tóc) còn gọi tắt là bóng đèn tròn (hình bên), là loại bóng đèn trước đây được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đèn sợi đốt được người dân sử dụng để kích thích cây ra hoa trái vụ, thu hoạch được sản lượng cao hơn. Tuy nhiên, hiệu suất phát sáng của loại đèn này thấp, điện năng tiêu thụ nhiều, gây lãng phí nên ngày nay đèn này đã được thay thế bởi các loại đèn tiết kiệm năng lượng hơn như đèn LED, Compact,. Bộ phận chính của đèn sợi đốt gồm: sợi đốt làm bằng wolfram, chịu được nhiệt độ cao; bóng thuỷ tinh làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, bên trong được bơm khí trơ ở áp suất thấp.
Câu 7 [711005]: Vì sao trong bóng thuỷ tinh cần phải bơm đầy khí trơ ở áp suất thấp?
A, dùng khí trơ để tăng hiệu suất.
B, để sợi đốt không bị oxi hóa và bóng đèn không bị nổ.
C, dùng khí trơ vì nó giãn nở mạnh với nhiệt độ.
D, để tăng độ bền cho dây wolfram.
Trong bóng thuỷ tinh cần phải bơm đầy khí trơ ở áp suất thấp vì để sợi đốt không bị oxi hóa do không gây ra phản ứng hóa học và làm chậm sự tăng của áp suất khí trong bình, bóng đèn không bị nổ.
Chọn B Đáp án: B
Câu 8 [711006]: Bóng đèn sợi đốt có lớp vỏ làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt nên nhiệt độ khi đèn sáng có thể đạt tới 260 °C, coi áp suất khí trong bóng đèn bằng với áp suất khí quyển là 1 atm. Tính áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở nhiệt độ 25 °C.
A, 0,33 atm.
B, 0,46 atm.
C, 0,56 atm.
D, 0,65 atm.
Thể tích bóng đèn là không đổi, phương trình quá trình đẳng tích là:
Áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở nhiệt độ 25 °C là
Chọn C Đáp án: C
Câu 9 [711007]:
Một áp kế khí gồm một bình cầu thủy tỉnh có thể tích Vo gắn với một ống nhỏ nằm ngang tiết diện ống là 0,1 cm². Biết ở 10 °C và 20 °C, giọt thủy ngân cách thành bình lần lượt là d₁ = 10 cm và d₂ = 140 cm. Dung tích của bình cầu là
A, 366,9 cm³.
B, 36,69 cm³.
C, 32,43 cm³.
D, 324,3 cm³.
Gọi là dung tích bình cầu.
Áp suất trong bình là không đổi, phương trình quá trình đẳng áp là:
Dung tích của bình cầu là
Chọn A Đáp án: A
Câu 10 [711008]: Câu nào dưới đây nói về từ thông là không đúng?
A, Từ thông qua mặt S là đại lượng xác định theo công thức Φ = B.S.cosα, với α là góc tạo bởi cảm ứng từ và pháp tuyến dương của mặt S.
B, Từ thông là một đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
C, Từ thông qua mặt S chỉ phụ thuộc diện tích của mặt S, không phụ thuộc góc nghiêng của mặt đó so với hướng của các đường sức từ.
D, Từ thông qua mặt S được đo bằng đơn vị vêbe (1 Wb = 1 T.m2), và có giá trị lớn nhất khi mặt này vuông góc với các đường sức từ.
Từ thông qua mặt S là đại lượng xác định theo công thức Φ = B.S.cosα, với α là góc tạo bởi cảm ứng từ và pháp tuyến dương của mặt S. Từ thông là một đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. Từ thông qua mặt S được đo bằng đơn vị vêbe (1 Wb = 1 T.m2), và có giá trị lớn nhất khi mặt này vuông góc với các đường sức từ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 11 [711009]: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín?
A, Hình 1.
B, Hình 2.
C, Hình 3.
D, Hình 4.
Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn sinh ra bởi sự biến thiên của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday sẽ tạo ra một từ trường chống lại sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó.
Quan sát hình 1 ta thấy nam châm tạo ra từ trường qua vòng dây có chiều từ phải sang trái và đang giảm, chiều của từ trường cảm ứng sinh ra bởi dòng điện cảm ứng có chiều từ phải sang trái để chống lại sự giảm của từ trường nam châm.
Chọn A Đáp án: A
Câu 12 [711010]:
Một ống dây solenoid dài được đặt ở vị trí thẳng đứng và hai đầu của nó được kết nối với đầu điện áp của máy hiện sóng CRO (với cơ sở thời gian được bật). Một thanh nam châm được thả ra phía trên ống dây solenoid để nó rơi qua ống dây. Hình nào sau đây thể hiện tốt nhất dấu vết được hiển thị trên máy hiện sóng CRO?
A, .
B, .
C, .
D, .
Ban đầu, khi nam châm bắt đầu đi qua ống dây, từ trường qua ống dây tăng lên gây ra dòng điện cảm ứng trong ống dây. Khi nam châm nằm hoàn toàn trong ống dây thì biến thiên từ thông theo thời gian là bằng 0 nên không xuất hiện dòng điện. Khi nam châm bắt đầu rời khỏi ống dây thì từ trường qua ống dây giảm dần nên sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều ngược với khi nam châm bắt đầu đi vào ống dây.
Chọn A Đáp án: A
Câu 13 [711011]: Một nguồn phát sóng vô tuyến, đặt tại điểm O, phát ra một sóng điện từ có tần số 10 MHz. Coi tốc độ truyền sóng bằng 3.108 m/s. Bước sóng của sóng này là
A, 3 m.
B, 30 m.
C, 300 m.
D, 3000 m.
Bước sóng của sóng này là
Chọn B Đáp án: B
Câu 14 [711012]: Treo một thanh đồng có chiều dài và có khối lượng 20 g, nằm ngang bằng 2 sợi dây mảnh thẳng đứng cùng chiều dài trong một từ trường đều có thẳng đứng hướng lên trên, có cường độ B = 0,2 T. Cho dòng điện không đổi qua thanh đồng thì thấy dây treo bị lệch so với phương thẳng đứng một góc α = 30°. Xác định cường độ dòng điện I trong thanh đồng. Lấy
A, 0,16 A.
B, 1,2 A.
C, 3,12 A.
D, 0,58 A.
Tác dụng vào thanh có trọng lực hướng xuống, lực từ tuân theo quy tắc bàn tay trái, lực căng dây.
Lực từ và trọng lực hợp với nhau ra lực có chiều ngược với vecto tổng hợp của lực căng dây, lực này hợp với phương thẳng đứng góc 30°.
Ta có:
Chọn D Đáp án: D
Câu 15 [711013]: Dưới đây là bốn nhận định về các đồng vị của một nguyên tố nhất định. Nhận định nào là đúng?
A, Chúng có tính phóng xạ.
B, Chúng không bền.
C, Chúng có cùng số neutron.
D, Chúng có cùng số proton.
Nhận định về các đồng vị của một nguyên tố nhất định gồm có: Chúng có tính phóng xạ. Chúng không bền. Chúng có cùng số proton nhưng khác nhau số neutron.
Chọn D Đáp án: D
Câu 16 [711014]: Một lò phản ứng hạt nhân nhiệt được tắt bằng cách đưa các thanh điều khiển hoàn toàn vào lõi. Đáp án nào sau đây thể hiện đúng tác động của các thanh điều khiển này lên các neutron phân hạch trong lò phản ứng?
A, Số lượng các neutron gây phản ứng phân hạch giảm, động năng trung bình các neutron phân hạch giảm.
B, Số lượng các neutron gây phản ứng phân hạch giảm, động năng trung bình các neutron phân hạch không thay đổi.
C, Số lượng các neutron gây phản ứng phân hạch không thay đổi, động năng trung bình các neutron phân hạch giảm.
D, Số lượng các neutron gây phản ứng phân hạch không thay đổi, động năng trung bình các neutron phân hạch không thay đổi.
Khi các thanh điều khiển được đưa vào lõi lò phản ứng, chúng hấp thụ một phần neutron. Điều này làm giảm số lượng neutron có sẵn để gây ra phản ứng phân hạch.
Động năng trung bình của các neutron phân hạch không thay đổi khi các thanh điều khiển được đưa vào. Các thanh điều khiển chỉ ảnh hưởng đến số lượng neutron, không ảnh hưởng đến năng lượng của từng neutron.
Chọn B Đáp án: B
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 17 và Câu 18:
Một nhà máy điện hạt nhân sử dụng nguyên liệu hạt nhân là ${}_{}^{235}U.$ Biết rằng mỗi phân hạch sẽ toả năng lượng 200 MeV. Hiệu suất phát điện của nhà máy là 36%. Công suất phát điện của nhà máy là 1400 MW.
Câu 17 [711015]: Hãy tính khối lượng của nguyên liệu nhà máy tiêu thụ trong 1 năm.
A, 0,5 tấn.
B, 1,0 tấn.
C, 1,5 tấn.
D, 2,0 tấn.
Ta có:
khối lượng của nguyên liệu nhà máy tiêu thụ trong 1 năm là tấn
Chọn C Đáp án: C
Câu 18 [711016]: Tính lượng than đá tiêu thụ để sản xuất ra năng lượng điện tương đương, biết rằng năng suất toả nhiệt của than đá là 30 MJ/kg.
A, 3,1.109 kg.
B, 4,1.109 kg.
C, 5,1.109 kg.
D, 6,1.109 kg.
Lượng than đá tiêu thụ để sản xuất ra năng lượng điện tương đương với nhà máy tiêu thụ trong 1 năm là:
Chọn B Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [711017]: Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ấm điện theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị. Dựa vào đồ thị ta thấy
a) Đúng: Quan sát đồ thị thấy phần không tăng nhiệt độ ban đầu từ 0 đến 100kJ là quá trình nóng chảy khối nước đá nên ban đầu cần cung cấp 100 kJ để nước đá nóng chảy (tan) hoàn toàn.
b) Đúng: Trong quá trình cung cấp nhiệt lượng cho khối đá từ 0 đến 100 kJ nhiệt độ nước vẫn là 0 °C không thay đổi.
c) Đúng: Đến khi nhiệt lượng cung cấp là 180 kJ thì nước đạt 100°C và bắt đầu sôi.
d) Sai: Để đun nước từ 0 °C lên đến 100 °C tương ứng trên đồ thị là phần dốc, nhiệt lượng cung cấp tương ứng phần đồ thị này là 180-100=80 kJ.
Câu 20 [711018]: Đồ thị sau đây cho thấy từ thông toàn phần qua một cuộn dây thay đổi theo thời gian (t) như đồ thị hình bên.
a) Đúng: Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 0 đến 100 ms là
b) Sai: Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 100 ms đến 300 ms là
c) Đúng: Vì từ thông qua cuộn dây là không đổi trong thời gian từ 300 ms đến 500 ms nên suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 300 ms đến 500 ms bằng không.
d) Đúng: Độ lớn suất điện động sinh ra trong cuộn dây là lớn nhất trong khoảng thời gian từ 0 đến 100 ms là 2 V.
Câu 21 [711019]: Hai bình có thể tích lần lượt là V1 = 40 lít, V2 =10 lít thông nhau bằng một cái van. Van chỉ mở khi áp suất trong bình 1 lớn hơn áp suất trong bình 2 từ 105 Pa trở lên. Ban đầu bình 1 chứa khí ở áp suất po = 0,9.105 Pa và nhiệt độ To = 300 K, còn bình 2 là chân không. Người ta làm nóng đều cả hai bình từ To lên nhiệt độ T = 500 K. Cho hằng số khí lý tưởng R = 8,31 J/mol.K.
Số mol khí trong bình 1 là:
Nhiệt độ khi van mở là
Van bắt đầu mở khi áp suất bình 1 đạt và giữ cho chênh lệch áp suất 2 bình luôn là
Trạng thái ban đầu ta có vì bình 2 là chân không, sau khi làm nóng hai bình ta có trạng thái lúc sau gồm
Phương trình trạng thái khí lý tưởng:


.
a) Sai.
b) Đúng.
c) Sai: Sau khi van mở áp suất bình 1 tăng nhanh hơn bình 2 vì bình 1 được đun nóng còn bình 2 không được đun nóng.
d) Đúng
Câu 22 [711020]: Máy chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ cobalt phát ra bức xạ β và γ để tiêu diệt vi sinh vật có hại trong thực phẩm, trái cây, trang thiết bị y tế... Sau 5,27 năm nguồn phóng xạ trong máy sẽ bị giảm một nửa nên cần phải bổ sung để duy trì hoạt động.
a) Sai: Phương trình phân rã của là:
b) Sai: Bức xạ phát ra góp phần tiêu diệt vi sinh vật có hại trong thực phẩm, trái cây, trang thiết bị y tế.
c) Sai: Hằng số phóng xạ của với chu kì bán rã 5,27 năm là
d) Đúng: Tại thời điểm nạp thêm nguồn phóng xạ là sau một chu kì bán rã, số hạt nhân còn lại trong nguồn bằng 50% số hạt nhân ban đầu.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [711021]: Một khối khí cố định có thể tích 0,02 m3 ở áp suất 2,02.105 Pa và nhiệt độ 44 °C. Tính thể tích mới của khí theo đơn vị lít ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (tức là 0 °C và 1,01.105 Pa) (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?
Theo phương trình trạng thái khí lí tưởng:
Thể tích mới của khí theo đơn vị lít ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là
Câu 24 [711022]: Xét khối khí chứa trong một bình kín, biết mật độ động năng phân tử (tổng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí trong 1 m3 thể tích khí) có giá trị 106 J/m3. Tính áp suất của khí trong bình là x.105 Pa. Tìm x (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần mười).
Công thức tính trung bình vận tốc là:
Áp suất của khí trong bình là
Câu 25 [711023]: Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân đang đứng yên gây ra phản ứng Hạt nhân prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Cho khối lượng các hạt nhân: mα = 4,0015 amu; mp = 1,0073 amu; mN-14 = 13,9992 amu; mO-17 = 16,9947 amu; và 1u = 931,5 Mev/c2. Động năng của hạt nhân là bao nhiêu MeV (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần mười) ?
Các em học sinh sửa khối lượng mO-17 = 6,9947 amu thành mO-17 = 16,9947 amu nhé, rất xin lỗi vì sự bất tiện này.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, vì ban đầu hạt nhân N đứng yên


nên ta có:
Định luật bảo toàn năng lượng:
Với
Ta có hệ phương trình:
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 4 và Câu 5:
Câu 26 [711024]: Độ lớn lực từ tác dụng lên electron là x.10-16 N. Tìm x (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Độ lớn lực từ tác dụng lên electron là
Câu 27 [711025]: Electron chuyển động trong từ trường theo một đường tròn với lực từ đóng vai trò là lực hướng tâm. Bán kính chuyển động của electron là bao nhiêu cm (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần mười)?
Electron chuyển động trong từ trường theo một đường tròn với lực từ đóng vai trò là lực hướng tâm nên ta có:
Bán kính chuyển động của electron là
Câu 28 [711026]: Có hai quả cầu bằng kim loại giống nhau cùng ở nhiệt độ tx. Một bình nhiệt lượng kế chứa nước ở nhiệt độ to = 54 °C. Để xác định từ người ta thả quả cầu thứ nhất vào bình nhiệt lượng kế, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra; tiếp tục làm như trên với quả cầu thứ hai. Quả thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t1 = 49 °C, quả thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t2 = 45 °C, coi rằng chỉ có nước và quả cầu trao đổi nhiệt với nhau. Tìm nhiệt độ tx (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng đơn vị).
Phương trình cân bằng nhiệt: Q toả = Q thu
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả quả cầu đầu tiên vào nước là:
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả quả cầu thứ hai vào nước là:
Ta có: