Đáp án [Thi online] Bài 1-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu 1 [187186]: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A, Á-Âu và Bắc Băng Dương.
B, Á- Âu và Đại Tây Dương.
C, Á-Âu và Ấn Độ Dương.
D, Á-Âu và Thái Bình Dương.
Giải thích: Nước ta gắn liền với lục địa Á - Âu và Thái Bình Dương. Đáp án: D
Câu 2 [187187]: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?
A, Hoàn toàn về kinh tế.
B, Một phần về kinh tế.
C, Không có chủ quyền gì.
D, Hoàn toàn về chính trị.
Giải thích: Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế. Đáp án: A
Câu 3 [187188]: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A, vị trí trong vùng nội chí tuyến.
B, địa hình nước ta thấp dần ra biển.
C, hoạt động của gió phơn Tây Nam.
D, địa hình nước ta nhiều đồi núi.
Giải thích: Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến đã quy định tính nhiệt đới của khí hậu nước ta. Các phương án còn lại không liên quan đến tính chất nhiệt đới của khí hậu. Đáp án: A
Câu 4 [187189]: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?
A, Bên ngoài của lãnh hải.
B, Phía trong đường cơ sở.
C, Hệ thống các bãi triều.
D, Hệ thống đảo ven bờ.
Giải thích: Bên ngoài lãnh hải là cơ sở để xác định đường biên giới quốc gia trên biển. Đáp án: A
Câu 5 [187190]: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là
A, thềm lục địa.
B, tiếp giáp lãnh hải.
C, lãnh hải.
D, đặc quyền kinh tế giáp lãnh hải.
Giải thích: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển là vùng thềm lục địa. Đáp án: A
Câu 6 [187191]: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?
A, Lào và Thái Lan.
B, Campuchia và Trung Quốc.
C, Lào và Campuchia.
D, Lào và Trung Quốc.
Giải thích: Phía Tây nước ta tiếp giáp với Lào và Campuchia. Đáp án: C
Câu 7 [187192]: Vùng nước nằm trong đường nước cơ sở được gọi là vùng
A, lãnh hải.
B, nội thủy.
C, đặc quyền kinh tế.
D, tiếp giáp lãnh hải.
Giải thích: Nằm trong đường cơ sở được gọi là vùng nội thủy. Đáp án: B
Câu 8 [187193]: Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta là
A, Hoàng Sa.
B, Phú Quốc.
C, Phú Quý.
D, Trường Sa.
Giải thích: Trường Sa thuộc Khánh Hòa là huyện đảo xa nhất nước ta. Đáp án: D
Câu 9 [187194]: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
A, Quảng Trị.
B, Quảng Ninh.
C, Quảng Ngãi.
D, Bình Thuận.
Giải thích: Quảng Ninh có hai huyện đảo là Cô Tô và Vân Đồn. Đáp án: B
Câu 10 [187195]: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các
A, hải đảo.
B, đảo ven bờ.
C, đảo xa bờ.
D, quần đảo.
Giải thích: Vùng đất bao gồm đất liền và các hải đảo. Đây là từ bao quát nhất bao gồm cả đảo ven bờ, đảo xa bờ và quần đảo. Đáp án: A
Câu 11 [187196]: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A, Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
B, Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
C, Tiếp giáp với Biển Đông.
D, Trong vùng nhiều thiên tai.
Giải thích: Việt Nam ở gần trung tâm bán đảo Đông Dương chứ không nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương. Các phương án còn lại là chính xác với vị trí địa lý của nước ta. Đáp án: A
Câu 12 [187197]: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở
A, khu vực miền núi.
B, khu vực đồng bằng.
C, khu vực cao nguyên.
D, khu vực trung du.
Giải thích: Đường biên giới đất liền nước ta đa số nằm ở khu vực miền núi. Đáp án: A
Câu 13 [187198]: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất về
A, thu hút đầu tư nước ngoài.
B, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
C, thiếu nguồn lao động.
D, phát triển nền văn hóa.
Giải thích: Đường biên giới trên biển và đất liền dài nên khiến nước ta gặp khó khăn lớn nhất về bảo vệ chủ quyền. Các phương án khác không chịu tác động nhiều của đường biên giới dài. Đáp án: B
Câu 14 [187199]: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là
A, tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B, nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.
C, thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D, thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
Giải thích: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý là thuận lợi trong giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Các phương án còn lại là ý nghĩa về tự nhiên và văn hóa, xã hội, không phải về kinh tế. Đáp án: C
Câu 15 [187200]: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí
A, có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa.
B, diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.
C, nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.
D, liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn.
Giải thích: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc là do vị trí có sự gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. Các phương án còn lại không liên quan đến văn hóa mà là ý nghĩa về kinh tế và tự nhiên. Đáp án: A
Câu 16 [187201]: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do
A, Khí hậu và sông ngòi.
B, Vị trí địa lí và hình thể.
C, Khoáng sản và biển.
D, Gió mùa và dòng biển.
Giải thích: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất từ vị trí địa lý và hình thể. Các phương án khác không phải nguyên nhân quan trọng nhất. Đáp án: B
Câu 17 [187202]: Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất?
A, Nội thủy.
B, Lãnh hải.
C, Tiếp giáp lãnh hải.
D, Đặc quyền kinh tế.
Giải thích: Đặc quyền kinh tế là vùng có diện tích lớn nhất. Đáp án: D
Câu 18 [187203]: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
A, Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.
B, Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
C, Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
D, Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
Giải thích: Tính phong phú về thành phần loài liên quan đến di cư và di lưu của các loài thực vật. Đáp án: D
Câu 19 [187204]: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta?
A, Tạo điều kiện chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á.
B, Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa.
C, Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực.
D, Tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển quốc tế.
Giải thích: Vị trí địa lý tạo điều kiện xây dựng nền văn hóa đa dạng trong khu vực chứ không phải thống nhất. Đáp án: C
Câu 20 [187205]: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?
A, Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước.
B, Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
C, Phòng chống thiên tai.
D, Phát triển kinh tế biển.
Giải thích: Nước ta có nhiều thiên tai, vị trí địa lý không tạo điều kiện cho việc phòng chống thiên tai. Đáp án: C
Câu 21 [187206]: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là
A, căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.
B, cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.
C, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
D, làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng.
Giải thích:
A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển → ý nghĩa kinh tế
B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. → ý nghĩa quân sự an ninh.
C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. → ý nghĩa quân sự an ninh.
D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng. → ý nghĩa quân sự an ninh.
Đáp án: A
Câu 22 [187207]: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có
A, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
B, gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.
C, tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
D, một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít.
Giải thích: Vị trí nội chí tuyến nên có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông. → do nằm trong khu vực gió mùa.
C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. → do nằm giáp biển Đông.
D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít. → do nằm trong khu vực gió mùa.
Đáp án: A
Câu 23 [187208]: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A, tổng bức xạ trong năm lớn.
B, hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
C, khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
D, nền nhiệt độ cả nước cao.
Giải thích: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có hai mùa rõ rệt. Các phương án A, B, D là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Đáp án: C
Câu 24 [187209]: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A, sông ngòi dày đặc.
B, địa hình đa dạng.
C, nhiều khoáng sản.
D, tổng bức xạ lớn.
Giải thích: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có tổng lượng bức xạ lớn. Các phương án khác không liên quan đến vị trí nội chí tuyến. Đáp án: D
Câu 25 [187210]: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí
A, giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên.
B, nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
C, nằm trên đường di lưu và di cư sinh vật.
D, có hoạt động của gió mùa và Tín phong.
Giải thích: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí nằm liền kề vành đai sinh khoáng. Các phương án khác không liên quan đến khoáng sản. Đáp án: B
Câu 26 [187211]: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho
A, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng.
C, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D, phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
Giải thích: Vị trí địa lý cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Còn vị trí địa lý khiến việc bảo vệ chủ quyền an ninh gặp nhiều thách thức. Nền kinh tế nhiều thành phần không liên quan đến vị trí địa lý. D sai ở nền nông nghiệp cận nhiệt, nước ta có nền nông nghiệp nhiệt đới là chủ yếu. Đáp án: A
Câu 27 [187212]: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì
A, nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn.
B, ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển.
C, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.
D, thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong.
Giải thích: Khí hậu không khô hạn do nước ta giáp biển. A, C, D không liên quan nhiều. Đáp án: B
Câu 28 [187214]: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế nào sau đây?
A, Hoạt động giao thông vận tải.
B, Bảo vệ an ninh, chủ quyền.
C, Khoáng sản có trữ lượng không lớn.
D, Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp.
Giải thích: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang không ảnh hưởng đến trữ lượng khoáng sản. Đáp án: C
Câu 29 [187215]: Vị trí địa lí và hình thể đã tạo nên
A, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
B, địa hình có tính phân bậc rõ rệt.
C, tài nguyên khoáng sản phong phú.
D, sự phân hóa đa dạng của tự nhiên.
Giải thích: Vị trí địa lý và hình thể tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên.
A. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh là do gió mùa.
B. địa hình có tính phân bậc rõ rệt là do vận động kiến tạo.
C. tài nguyên khoáng sản phong phú và do nằm kề các vành đai sinh khoáng. Đáp án: D
Câu 30 [301740]: Đất liền nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A, nhiều sông ngòi nhỏ.
B, khoáng sản đa dạng.
C, nhiều loại thổ nhưỡng.
D, số giờ nắng nhiều.
Giải thích:
A. nhiều sông ngòi nhỏ.⟶ không liên quan đến nội chí tuyến
B. khoáng sản đa dạng. ⟶ không liên quan đến nội chí tuyến mà liên quan đến vành đai sinh khoáng.
C. nhiều loại thổ nhưỡng. ⟶ do nhiều nguyên nhân không phải chỉ nội chí tuyến
D. số giờ nắng nhiều. ⟶ đúng Đáp án: D
Câu 31 [301741]: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A, Trong vùng nhiều thiên tai.
B, Tiếp giáp với Biển Đông.
C, Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
D, Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
Giải thích: Việt Nam ở gần trung tâm bán đảo Đông Dương chứ không phải ở trung tâm Đáp án: D
Câu 32 [301742]: Lãnh thổ nước ta
A, chỉ chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B, tiếp giáp với nhiều đại dương.
C, nằm trong khu vực Đông Nam Á.
D, có vùng đất rộng hơn vùng biển.
Giải thích: Vùng biển nước ta rộng hơn nhiều vùng đất. Đáp án: C
Câu 33 [301743]: Phát biểu nào sau đây không đúng về lãnh thổ nước ta?
A, Đường biên giới trên đất liền kéo dài.
B, Một bộ phận nằm ở ngoại chí tuyến.
C, Vùng biển rộng giáp nhiều quốc gia.
D, Có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm ven bờ.
Giải thích: Nước ta không có bộ phận nằm nằm ở khu vực ngoại chí tuyến Đáp án: B
Câu 34 [301744]: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường
A, được xem là ranh giới trên biển của nước ta.
B, nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
C, tính từ mức nước thủy triều lúc lên cao nhất.
D, khoảng cách 12 hải lí tính từ vùng lãnh hải.
Giải thích: Đường cơ sở nước ta được xác định là đường nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. Đường cơ sở nước ta nối các điểm từ Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang đến đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. Đáp án: B
Câu 35 [301745]: Điểm cực Đông trên đất liền nước ta
A, có độ cao lớn nhất cả nước.
B, nằm xa nhất về phía bắc.
C, tiếp giáp với vùng biển.
D, nằm trên quần đảo xa bờ.
Giải thích: Điểm cực Đông nơi đất liền tiếp giáp với vùng biển.
A. có độ cao lớn nhất cả nước.⟶ sai, không cao nhất.
B. nằm xa nhất về phía bắc. ⟶ xa nhất phía đông chứ không phải phía bắc.
C. tiếp giáp với vùng biển. ⟶ đúng
D. nằm trên quần đảo xa bờ. ⟶ câu hỏi hỏi trên đất liền. Đáp án: C
Câu 36 [301746]: Lãnh thổ nước ta
A, có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam.
B, có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển.
C, nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.
D, chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển.
Giải thích:
A. có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam. ⟶ đúng.
B. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển. ⟶ sai, vùng biển rộng hơn.
C. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.⟶ sai, cận xích đạo và nhiệt đới.
D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển. ⟶ sai, tiếp giáp với cả quốc gia trên đất liền. Đáp án: A
Câu 37 [301747]: Vùng nội thủy của biển nước ta
A, nằm liền kề vùng biển quốc tế.
B, kề với vùng tiếp giáp lãnh hải.
C, nằm ở phía trong đường cơ sở.
D, là phần nằm ngầm ở dưới biển.
Giải thích: Nội thuỷ là vùng nằm trong đường cơ sở. Đáp án: C
Câu 38 [301748]: Vị trí địa lí nước ta
A, trong vùng khí hậu ôn hòa.
B, ngoại chí tuyến bán cầu Bắc.
C, trong vùng có rất ít thiên tai.
D, liền kề vành đai sinh khoáng.
Giải thích:
A. trong vùng khí hậu ôn hòa.⟶ sai, nhiệt đới chứ không phải ôn hoà.
B. ngoại chí tuyến bán cầu Bắc. ⟶ sai, nội chí tuyến.
C. trong vùng có rất ít thiên tai. ⟶ sai, nhiều thiên tai.
D. liền kề vành đai sinh khoáng. ⟶ đúng. Đáp án: D
Câu 39 [301749]: Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú chủ yếu do
A, nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
B, nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật.
C, vị trí nằm hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến.
D, lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông - tây.
Giải thích:
A. nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn. ⟶ sai, cái này liên quan đến khoáng sản.
B. nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật. ⟶ đúng.
C. vị trí nằm hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến. ⟶ sai, nếu chỉ có nội chí tuyến thì chỉ có sinh vật nhiệt đới không có các loại khác.
D. lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông - tây. ⟶ sai, không liên quan. Đáp án: B
Câu 40 [301750]: Lãnh thổ nước ta
A, nằm hoàn toàn ở trong khu vực ôn đới.
B, nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
C, chỉ tiếp giáp với những quốc gia trên biển.
D, có vùng đất rộng gấp nhiều lần vùng biển.
Giải thích:
A. nằm hoàn toàn ở trong khu vực ôn đới. ⟶ sai, nhiệt đới.
B. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. ⟶ đúng.
C. chỉ tiếp giáp với những quốc gia trên biển. ⟶ sai, cả quốc gia trên đất liền.
D. có vùng đất rộng gấp nhiều lần vùng biển. ⟶ sai, biển rộng hơn. Đáp án: B
Câu 41 [301751]: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?
A, Bên ngoài của lãnh hải.
B, Đường nội thủy.
C, Hệ thống các đảo.
D, Phía trong đường cơ sở.
Giải thích: Bên ngoài lãnh hải dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta. Đáp án: A
Câu 42 [301752]: Vị trí nước ta giáp vùng biển Đông rộng lớn nên có
A, nhiều tài nguyên khoáng sản.
B, nhiều loài sinh vật nhiệt đới.
C, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
D, khí hậu có hai mùa rõ rệt.
Giải thích:
A. nhiều tài nguyên khoáng sản.⟶ sai, cái này liên quan đến vành đai sinh khoáng.
B. nhiều loài sinh vật nhiệt đới. ⟶ sai, B do vị trí địa lý.
C. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. ⟶ đúng.
D. khí hậu có hai mùa rõ rệt. ⟶ sai, D do chịu ảnh hưởng của gió mùa. Đáp án: C
Câu 43 [301753]: Vùng trời của nước ta trên biển được xác định bằng
A, ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
B, ranh giới của nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
C, không gian trên mặt biển với diện tích khoảng 1 triệu km2.
D, không gian trên các hải đảo và không gian trên mặt biển.
Giải thích:
Vùng trời của nước ta trên biển được xác định bằng ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. Đáp án: A
Câu 44 [301754]: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên
A, thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tây.
B, Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
C, lượng mưa phân bố không đều theo độ cao.
D, thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
Giải thích:
A. thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tây. ⟶ sai, không liên quan đến nội chí tuyến.
B. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. ⟶ đúng
C. lượng mưa phân bố không đều theo độ cao. ⟶ sai, đây là do độ cao địa hình.
D. thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam. ⟶ sai, đây là do địa hình kéo dài theo chiều B - N Đáp án: B
Câu 45 [301755]: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có
A, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
B, có một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít.
C, tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
D, gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.
Giải thích:
A. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. ⟶ đúng.
B. có một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít. ⟶ sai, đây là do ảnh hưởng của gió mùa.
C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. ⟶ sai, đây là do giáp biển.
D. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông. ⟶ sai, đây là do gió mùa. Đáp án: A
Câu 46 [301756]: Lãnh thổ nước ta
A, có biên giới chung với nhiều nước.
B, nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo.
C, có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển.
D, có bờ biển dài theo chiều Đông - Tây.
Giải thích:
A. có biên giới chung với nhiều nước.⟶ đúng
B. nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo. ⟶ sai, vùng nhiệt đới và cận xích đạo
C. có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển. ⟶ sai, biển rộng hơn đất liền
D. có bờ biển dài theo chiều Đông - Tây. ⟶ sai, dài theo chiều B - N Đáp án: A
Câu 47 [301757]: Nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên
A, lượng mưa lớn, độ ẩm cao.
B, nắng nhiều, tổng bức xạ lớn.
C, khí hậu có hai mùa rõ rệt.
D, nhiệt độ trung bình năm cao.
Giải thích:
A. lượng mưa lớn, độ ẩm cao. ⟶ sai, đây là hệ quả của giáp biển
B. nắng nhiều, tổng bức xạ lớn. ⟶ sai, đây là hệ quả của vị trí nội chí tuyến
C. khí hậu có hai mùa rõ rệt. ⟶ đúng
D. nhiệt độ trung bình năm cao. ⟶ sai, đây là hệ quả của vị trí nội chí tuyến. Đáp án: C
Câu 48 [301758]: Vị trí nằm ở rìa đông lục địa Á - Âu thông ra Thái Bình Dương rộng lớn đã làm cho khí hậu nước ta
A, có lượng mưa lớn, cân bằng ẩm luôn dương.
B, có nền nhiệt cao, tăng dần từ bắc vào nam.
C, phân mùa sâu sắc, mang tính thất thường.
D, mang tính chất nhiệt đới, nhiều thiên tai.
Giải thích:
A. có lượng mưa lớn, cân bằng ẩm luôn dương. ⟶ đúng
B. có nền nhiệt cao, tăng dần từ bắc vào nam. ⟶ sai, đây là hệ qủa của vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ.
C. phân mùa sâu sắc, mang tính thất thường. ⟶ sai, đây là hệ quả của gíó mùa.
D. mang tính chất nhiệt đới, nhiều thiên tai. ⟶ đây là hệ quả của vị trí địa lý. Đáp án: A
Câu 49 [301759]: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên
A, có gió mùa hoạt động liên tục.
B, Mặt Trời luôn ở trên thiên đỉnh.
C, lượng mưa cao đều quanh năm.
D, thường xuyên có gió Mậu dịch.
Giải thích:
A. có gió mùa hoạt động liên tục.⟶ sai, gió mùa không hoạt động liên tục
B. Mặt Trời luôn ở trên thiên đỉnh. ⟶ sai, 2 lần một năm
C. lượng mưa cao đều quanh năm. ⟶ sai, phân mùa chứ không quanh năm
D. thường xuyên có gió Mậu dịch. ⟶ đúng rồi nè Đáp án: D
Câu 50 [327820]: Sinh vật cận nhiệt và ôn đới ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do tác động của
A, vĩ độ địa lí, gió mùa Tây Nam, địa hình.
B, vị trí địa lí, địa hình đồi núi, Tín phong Bắc bán cầu.
C, vị trí địa lí, gió mùa Đông Bắc, địa hình.
D, vĩ độ địa lí, gió tây nam và áp thấp nhiệt đới.
Giải thích:
A. vĩ độ địa lí, gió mùa Tây Nam, địa hình. ⟶ sai, gió mùa TN không dẫn đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
B. vị trí địa lí, địa hình đồi núi, Tín phong Bắc bán cầu. ⟶ sai, Tín phong không dẫn đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
C. vị trí địa lí, gió mùa Đông Bắc, địa hình. ⟶ quá đúng
D. vĩ độ địa lí, gió tây nam và áp thấp nhiệt đới. ⟶ sai, gió tây năm và áp thấp nhiệt đới không dẫn đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Đáp án: C
Câu 51 [301760]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Nước Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Việt Nam vừa gắn với lục địa châu Á rộng lớn, vừa có một bộ phận trên biển Đông.

a. Việt Nam vừa tiếp giáp với lục địa vừa tiếp giáp với đại dương.
b. Trên lục địa, Việt Nam tiếp giáp với 4 quốc gia.
c. Biển Đông thuộc Thái Bình Dương.
d. Việt Nam ở phía Tây của Thái Bình Dương.
a. Việt Nam vừa tiếp giáp với lục địa vừa tiếp giáp với đại dương. → Đúng
b. Trên lục địa, Việt Nam tiếp giáp với 4 quốc gia. → Sai
c. Biển Đông thuộc Thái Bình Dương. → Đúng
d. Việt Nam ở phía Tây của Thái Bình Dương. → Đúng
Câu 52 [301761]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việt Nam có một bộ phận lớn nằm trên biển Đông, một trong những biển lớn của Thái Bình Dương, là một kho dự trữ nhiệt và ẩm rất dồi dào, có tác động sâu sắc tới thiên nhiên Việt Nam.
a. Phía tây của Việt Nam tiếp giáp với biển Đông.
b. Chính vì tiếp giáp với biển Đông nên Việt Nam không bị khô hạn như những nơi cùng vĩ độ.
c. Biển Đông làm tăng tính lục địa của tự nhiên Việt Nam.
d. Hình dạng hẹp ngang tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
a. Phía tây của Việt Nam tiếp giáp với biển Đông. → Sai
b. Chính vì tiếp giáp với biển Đông nên Việt Nam không bị khô hạn như những nơi cùng vĩ độ. → Đúng
c. Biển Đông làm tăng tính lục địa của tự nhiên Việt Nam. → Sai
d. Hình dạng hẹp ngang tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. → Đúng
Câu 53 [301762]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa với đại dương, có quan hệ với vành đai sinh khoáng và núi lửa Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, đồng thời cũng đã từng xảy ra các hoạt động của núi lửa, động đất.
a. Nằm trên các vành đai sinh khoáng nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
b. Nước ta có hệ thực vật đa dạng nhờ nằm trên các vành đai sinh khoáng.
c. Khu vực thường xảy ra động đất của nước ta là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
d. Nước ta nằm trên vùng địa chất kém ổn định của vỏ Trái đất.
a. Nằm trên các vành đai sinh khoáng nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.⟶ Sai
b. Nước ta có hệ thực vật đa dạng nhờ nằm trên các vành đai sinh khoáng.⟶ Sai
c. Khu vực thường xảy ra động đất của nước ta là ở Đồng bằng sông Cửu Long.⟶ Sai
d. Nước ta nằm trên vùng địa chất kém ổn định của vỏ Trái đất.⟶ Sai
Câu 54 [301763]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới tây Thái Bình Dương, một trong những trung tâm phát sinh bão lớn trên thế giới nên hằng năm Việt Nam phải đối phó với một vài tới hàng chục cơn bão.
a. Việt Nam nằm ở phía tây của Thái Bình Dương.
b. Hằng năm có khoảng 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.
c. Ở Việt Nam thường xảy ra sóng thần.
d. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều bão nhất của nước ta là duyên hải miền Trung.
a. Việt Nam nằm ở phía tây của Thái Bình Dương. → Đúng
b. Hằng năm có khoảng 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. → Đúng
c. Ở Việt Nam thường xảy ra sóng thần. → Sai
d. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều bão nhất của nước ta là duyên hải miền Trung. → Đúng
Câu 55 [301764]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với những nước trong khu vực.
a. Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý gần gũi nhau nên có nhiều nét tương đồng.
b. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc.
c. Việt Nam chung sống hòa bình, hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á.
d. Các quốc gia Đông Nam Á đều ở trong tổ chức Asean.
a. Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý gần gũi nhau nên có nhiều nét tương đồng. → Đúng
b. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc. → Sai
c. Việt Nam chung sống hòa bình, hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á. → Đúng
d. Các quốc gia Đông Nam Á đều ở trong tổ chức Asean.→ Sai
Câu 56 [301765]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Trên bản đồ thế giới rộng lớn, Việt Nam chỉ là một nước nhỏ nằm khiêm tốn ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc Đông Nam Á lục địa. Diện tích của lãnh thổ này chỉ ở cỡ trung bình…còn kém In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Thái Lan, nhưng dân số lại tương đối cao…
(Nguồn: Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng Địa lý - Lê Bá Thảo - NXB Dân trí)
a. Việt Nam có diện tích lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. → Đúng
b. Việt Nam thuộc Đông Nam Á hải đảo. → Sai
c. Việt Nam có mật độ dân số cao. → Đúng
d. Việt Nam nằm ở phía tây của bán đảo Đông Dương. → Sai
Câu 57 [301766]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Như vậy đất nước có chiều dài gấp khoảng 4 lần chiều rộng. Nơi rộng nhất chừng 500km nối liền Móng Cái (Quảng Ninh) với bắc Điện Biên (tỉnh Lai Châu), nơi hẹp nhất - tính ra chưa được 50km là ở khoảng cuối đường 20 trên biên giới Việt Lào với Đồng Hới (Quảng Bình).
Ở phía ngoài của lãnh thổ đất liền, Việt Nam còn có thềm lục địa và vô số các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
(Nguồn: Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng Địa lý - Lê Bá Thảo - NXB Dân trí)
a. Nước ta kéo dài theo chiều đông - tây.
b. Nước ta kéo dài theo chiều bắc - nam.
c. Nơi hẹp nhất của nước ta ở miền Trung.
d. Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo.
a. Nước ta kéo dài theo chiều đông - tây. → Sai
b. Nước ta kéo dài theo chiều bắc - nam. → Đúng
c. Nơi hẹp nhất của nước ta ở miền Trung. → Đúng
d. Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo. → Đúng
Câu 58 [301767]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Vị trí địa lý gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, án ngữ trên các tuyến hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương…với nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế…tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy mở cửa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
(Nguồn: Địa lí 12, Kết nối tri thức và cuộc sống - Lê Huỳnh (tổng chủ biên) - NXB GD VN)
a. Vị trí địa lý gây cản trở cho Việt Nam trong việc giao lưu với các quốc gia khác.
b. Việc xây dựng các cảng biển giúp phát huy thế mạnh của vị trí địa lý nước ta.
c. Các nước đầu tư vào Việt Nam chỉ vì Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
d. Toàn bộ lợi thế phát triển kinh tế đều được tạo ra nhờ vị trí địa lý.
a. Vị trí địa lý gây cản trở cho Việt Nam trong việc giao lưu với các quốc gia khác. → Sai
b. Việc xây dựng các cảng biển giúp phát huy thế mạnh của vị trí địa lý nước ta. → Đúng
c. Các nước đầu tư vào Việt Nam chỉ vì Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. → Sai
d. Toàn bộ lợi thế phát triển kinh tế đều được tạo ra nhờ vị trí địa lý. → Sai
Câu 59 [327821]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Sở hữu thế mạnh "trời cho" về hệ thống đường biển và đường thủy nội địa, song ngành giao thông vẫn chưa thể khai thác để phát triển phương thức vận tải này xứng với tiềm năng.
(Nguồn: thanh nien.vn)
a. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển. → Đúng
b. Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc tế. → Đúng
c. Đường thuỷ là loại hình đường giao thông chủ yếu ở nước ta. → Sai
d. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển cảng nước sâu. → Đúng
Câu 60 [327822]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
10 ngày cuối tháng 1/2024, nước ta đón 3 đợt không khí lạnh, miền Bắc và bắc miền Trung sẽ rét kéo dài đến hết tháng 1, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội có thể xuống 8 độ.
Nguồn: vtv.vn
a. Không khí lạnh gây ra chủ yếu do vị trí địa lý. → Sai
b. Cả nước có nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông. → Sai
c. Miền Bắc và bắc miền Trung có mùa đông lạnh. → Đúng
d. Vị trí ảnh hưởng lớn đến khí hậu cận nhiệt đới của nước ta. → Sai