Đáp án [Thi online] Bài 7-Đô thị hóa
Câu 1 [505310]: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất?
A, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
C, Đồng bằng sông Hồng.
D, Đông Nam Bộ.
Giải thích: Theo thống kê của Tổng cục thống kê, BTB và DHMT là vùng có nhiều đô thị nhất, xếp thứ 2 là TDMNBB. Đáp án: B
Câu 2 [505311]: Nước ta có mấy đô thị loại đặc biệt?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Giải thích: Nước ta có hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TPHCM. Đáp án: B
Câu 3 [187763]: Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta?
A, Đô thị hóa nước ta luôn diễn ra nhanh.
B, Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C, Trình độ đô thị hóa rất cao.
D, Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao trong số dân.
Giải thích:
A. Đô thị hóa nước ta diễn ra nhanh.→ sai, diễn ra chậm.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. → đúng.
C. Trình độ đô thị hóa cao. → sai, trình độ đô thị hóa còn thấp.
D. Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao trong số dân. → sai, tỉ lệ dân đô thị còn thấp. Đáp án: B
Câu 4 [187764]: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa?
A, Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
B, Dân cư thành thị có xu hướng tăng.
C, Dân cư tập trung vào thành phố lớn.
D, Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Giải thích:
Đối với quá trình đô thị hóa, tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng giảm chứ không tăng. Đáp án: A
Câu 5 [505312]: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta?
A, Tỉ lệ dân nông thôn cao hơn thành thị.
B, Dân số thành thị nhiều hơn nông thôn.
C, Dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.
D, Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị.
Giải thích:
A. Tỉ lệ dân nông thôn cao hơn thành thị. ⟶ đúng
B. Dân số thành thị nhiều hơn nông thôn. ⟶ sai, dân nông thôn nhiều hơn
C. Dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn. ⟶ đúng
D. Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị. ⟶ đúng Đáp án: B
Câu 6 [187766]: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A, Phân bố đô thị đều theo vùng.
B, Tỉ lệ dân thành thị tăng.
C, Cơ sở hạ tầng đô thị đều hiện đại.
D, Trình độ đô thị hóa rất cao.
Giải thích:
A. Phân bố đô thị đều theo vùng. → sai, phân bố không đều
B. Tỉ lệ dân thành thị tăng. → đúng
C. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại. → sai, chưa thật sự hiện đại
D. Trình độ đô thị hóa cao. → sai, trình độ đô thị hóa còn thấp. Đáp án: B
Câu 7 [505313]: Phát biểu nào sau đây không đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?
A, Tỉ lệ dân thành thị tăng.
B, Trình độ đô thị hóa thấp hơn thế giới.
C, Số dân đô thị lớn hơn nông thôn.
D, Số đô thị khác nhau giữa các vùng.
Giải thích:
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.⟶ đúng
B. Trình độ đô thị hóa thấp hơn thế giới. ⟶ đúng
C. Số dân đô thị lớn hơn nông thôn. ⟶ sai, nông thôn vẫn nhiều hơn
D. Số đô thị khác nhau giữa các vùng. ⟶ đúng Đáp án: C
Câu 8 [187768]: Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A, Quá trình công nghiệp hóa còn chậm.
B, Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C, Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D, Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Giải thích:
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do quá trình công nghiệp hóa còn chậm. Đáp án: A
Câu 9 [187769]: Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp so với thế giới?
A, Số lượng đô thị đặc biệt còn ít.
B, Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.
C, Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
D, Mạng lưới đô thị phân bố không đều.
Giải thích:
Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế là biểu hiện rõ nhất của trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp. Đáp án: B
Câu 10 [187770]: Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là
A, tăng thu nhập cho người lao động.
B, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
C, tạo thị trường rộng có sức mua lớn.
D, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giải thích:
Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đáp án: D
Câu 11 [505314]: Các đô thị ở nước ta hiện nay
A, có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật rất hiện đại.
C, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thấp.
D, quy mô dân số ngày càng tăng, mật độ thấp.
Giải thích:
A. có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. ⟶ đúng
B. hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật rất hiện đại. ⟶ sai, chưa rất hiện đại
C. thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thấp. ⟶ sai, thị trường rộng
D. quy mô dân số ngày càng tăng, mật độ thấp. ⟶ sai, mật độ cao Đáp án: A
Câu 12 [187772]: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển khá nhanh?
A, Nước ta hội nhập với khu vực và quốc tế.
B, Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
C, Nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
D, Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giải thích:
Nước ta hiện nay đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển khá nhanh. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa. Đáp án: D
Câu 13 [187773]: Quá trình đô thị hóa làm nảy sinh hậu quả xã hội nào dưới đây?
A, Tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn cao.
B, Sự phân hóa giàu nghèo tăng lên.
C, Sự phân bố dân cư không đều.
D, Trình độ đô thị hóa thấp.
Giải thích:
A. Tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn cao. → sai, đô thị hóa không dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm cao.
B. Sự phân hóa giàu nghèo tăng lên. → đúng.
C. Sự phân bố dân cư không đều. → sai, đô thị hóa không trực tiếp dẫn đến phân bố dân cư không đều.
D. Trình độ đô thị hóa thấp. → sai. Đáp án: B
Câu 14 [187774]: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A, cơ sở hạ tầng đô thị phát triển.
B, quá trình công nghiệp hóa.
C, gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao.
D, di dân từ nông thôn ra thành thị.
Giải thích:
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do quá trình công nghiệp hóa. Đây là quá trình trực tiếp dẫn tới đô thị hóa. Đáp án: B
Câu 15 [187775]: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần
A, giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
B, hạn chế di dân ra thành thị.
C, mở rộng lối sống nông thôn.
D, gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.
Giải thích:
Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa. Có như vậy mới đi liền được giữa số lượng và chất lượng của đô thị hóa. Đáp án: D
Câu 16 [505315]: Các đô thị nước ta hiện nay
A, có hệ thống giao thông hiện đại.
B, là các trung tâm thương mại lớn.
C, có sức hút với các nguồn đầu tư.
D, chiếm phần lớn dân số cả nước.
Giải thích:
A. có hệ thống giao thông hiện đại. ⟶ không phải đô thị nào cũng có hệ thống GT hiện đại
B. là các trung tâm thương mại lớn. ⟶ sai, không phải đô thị nào cũng là các TTTM lớn
C. có sức hút với các nguồn đầu tư. ⟶ đúng
D. chiếm phần lớn dân số cả nước. ⟶ sai, nông thôn nhiều hơn Đáp án: C
Câu 17 [187777]: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là
A, tăng thu nhập cho người dân.
B, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C, tạo việc làm cho người lao động.
D, gây sức ép đến môi trường đô thị.
Giải thích:
Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đáp án: B
Câu 18 [187778]: Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc
A, tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
B, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Giải thích:
Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. Đây là ý nghĩa xã hội, các phương án khác là ý nghĩa về kinh tế. Đáp án: A
Câu 19 [187779]: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do
A, kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
B, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.
C, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị.
D, cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới.
Giải thích:
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị.
A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. → sai, đây không phải nguyên nhân chủ yếu.
B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. → sai, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thành thị thấp hơn nông thôn.
C. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị. → đúng.
D. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới. → sai, cơ sở hạ tầng đô thị của nước ta trình độ chưa cao. Đáp án: C
Câu 20 [187780]: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng
A, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.
B, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm.
C, số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm.
D, số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng.
Giải thích:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. Đáp án: A
Câu 21 [187781]: Tác động tiêu cực của đô thị hóa ở nước ta không thể hiện ở
A, tăng nguy cơ thất nghiệp.
B, gia tăng các tệ nạn xã hội.
C, di dân tự do từ nông thôn vào thành thị.
D, đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.
Giải thích:
Đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa không phải tác động tiêu cực. Đáp án: D
Câu 22 [187782]: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là
A, Công nghiệp hoá phát triển mạnh.
B, Quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.
C, Mức sống của người dân cao.
D, Kinh tế phát triển nhanh.
Giải thích:
Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là do công nghiệp hóa phát triển mạnh. Đáp án: A
Câu 23 [187783]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là
A, chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng.
B, chất lượng cuộc sống ở thành thị tốt hơn.
C, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển.
D, dân nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển. Đáp án: C
Câu 24 [187784]: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố số lượng các đô thị ở Việt Nam?
A, Chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
B, Chủ yếu ở vùng đồi trung du và miền núi.
C, Chủ yếu ở vùng đồi trung du và ven biển.
D, Chủ yếu ở vùng đồng bằng và đồi trung du.
Giải thích:
A. Chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. → đúng
B. Chủ yếu ở vùng đồi trung du và miền núi. → sai
C. Chủ yếu ở vùng đồi trung du và ven biển. → sai
D. Chủ yếu ở vùng đồng bằng và đồi trung du.→ sai Đáp án: A
Câu 25 [187785]: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị ít nhất nước ta hiện nay?
A, Đông Nam Bộ.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Bắc Trung Bộ.
D, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Giải thích:
Đông Nam Bộ là vùng có số lượng đô thị ít nhất hiện nay. Đáp án: A
Câu 26 [505316]: Đô thị nước ta hiện nay
A, có tỉ lệ dân số ít hơn nông thôn.
B, chủ yếu tập trung ở đồi núi.
C, chủ yếu thuộc quy mô lớn.
D, có mật độ dân cư rất thưa thớt.
Giải thích:
A. có tỉ lệ dân số ít hơn nông thôn.⟶ đung
B. chủ yếu tập trung ở đồi núi. ⟶ sai, đồng bằng và ven biển
C. chủ yếu thuộc quy mô lớn. ⟶ sai, quy mô nhỏ và vừa nhiều hơn
D. có mật độ dân cư rất thưa thớt. ⟶ sai, mật độ dân cư cao Đáp án: A
Câu 27 [187787]: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chậm.
B, có sự di dân từ thành thị về nông thôn.
C, nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất.
D, điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.
Giải thích:
Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chậm. Đáp án: A
Câu 28 [187788]: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A, Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C, Có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.
D, Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương.
Giải thích:
Đô thị hóa sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật. Đáp án: B
Câu 29 [187790]: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố và thị xã ở nước ta?
A, Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng.
B, Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
C, Là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D, Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, sức hút vốn đầu tư kém.
Giải thích:
Thành phố và thị xã ở nước ta là nơi có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn mặt bằng chung, có sức hút đối với đầu tư. Đáp án: D
Câu 30 [343645]: Các thành phố nước ta hiện nay
A, có số dân nhỏ và mật độ dân cư thấp.
B, chỉ duy nhất phát triển công nghiệp.
C, có lao động trình độ kĩ thuật cao.
D, đều là các trung tâm du lịch khá lớn.
Giải thích:
A. có số dân nhỏ và mật độ dân cư thấp. ⟶ sai, mật độ cao
B. chỉ duy nhất phát triển công nghiệp. ⟶ sai, phát triển nhiều ngành, bao gồm cả dịch vụ và nông nghiệp
C. có lao động trình độ kĩ thuật cao. ⟶ đúng
D. đều là các trung tâm du lịch khá lớn. ⟶ sai, không phải đô thị nào cũng là trung tâm du lịch Đáp án: C
Câu 31 [505317]: Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
A, chững lại, tỷ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm.
B, diễn ra rất nhanh, gắn liền với công nghiệp hóa.
C, có nhiều đô thị lớn, phân bố đều khắp lãnh thổ.
D, chuyển biến tích cực, số lượng đô thị tăng lên.
Giải thích:
A. chững lại, tỷ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm.⟶ sai, vẫn đang tăng
B. diễn ra rất nhanh, gắn liền với công nghiệp hóa. ⟶ sai, chưa rất nhanh
C. có nhiều đô thị lớn, phân bố đều khắp lãnh thổ. ⟶ sai, không phân bố đều
D. chuyển biến tích cực, số lượng đô thị tăng lên. ⟶ đúng Đáp án: D
Câu 32 [343647]: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố số lượng các đô thị ở Việt Nam?
A, Chủ yếu ở vùng đồng bằng và đồi trung du.
B, Chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
C, Chủ yếu ở vùng đồi trung du và ven biển.
D, Chủ yếu ở vùng đồi trung du và miền núi.
Giải thích: Đô thị nước ta chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. Đáp án: B
Câu 33 [343648]: Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?
A, Đô thị không có cơ sở để mở rộng.
B, Tỉnh, huyện được chia với quy mô nhỏ.
C, Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
D, Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
Giải thích: Thời Pháp thuộc, đô thị không gắn với công nghiệp hoá. Đáp án: D
Câu 34 [343649]: Đô thị ở nước ta hiện nay
A, chất lượng cuộc sống thấp.
B, có lực lượng lao động dồi dào.
C, tập trung chủ yếu ở miền núi.
D, đều cùng một cấp phân loại.
Giải thích: Đô thị nước ta hiện nay có lực lượng lao động dồi dào. Đáp án: B
Câu 35 [343652]: Tỉ lệ dân thành thị nước ta chiếm khoảng 1/3 dân số cho thấy
A, điều kiện sống ở thành thị khá cao.
B, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
C, đô thị hóa chưa phát triển mạnh.
D, điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
Giải thích: Đô thị hoá nước ta chưa phát triển mạnh vì tỉ lệ dân thành thị mới chiếm tỉ lệ chưa cao, tuy nhiên gần đây đã có chiều hướng tích cực. Đáp án: C
Câu 36 [343653]: Các đô thị lớn ở nước ta hiện nay
A, thu hút nhiều dự án đầu tư.
B, chưa được đầu tư giao thông.
C, thương mại không phát triển.
D, nhiều tài nguyên khoáng sản.
Giải thích: Đô thị lớn hiện nay thu hút nhiều đầu tư. Các phương án khác là sai. Đáp án: A
Câu 37 [343655]: Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới kinh tế nước ta?
A, Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Cơ sở vật chất kĩ thuật không đảm bảo.
C, Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
D, An ninh trật tự xã hội diễn biến phức tạp.
Giải thích:
A. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ⟶ đúng
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật không đảm bảo. ⟶ sai, đây không phải là tích cực.
C. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. ⟶ sai, đây là ý nghĩa xã hội.
D. An ninh trật tự xã hội diễn biến phức tạp. ⟶ sai đây không phải ý nghĩa xã hội. Đáp án: A
Câu 38 [343656]: Đô thị hóa ở nước ta hiện nay
A, gắn với nền nông nghiệp hàng hóa.
B, diễn ra không đều giữa các vùng.
C, chưa có sức hút đầu tư nước ngoài.
D, phát triển nhanh ở khu vực đồi núi.
Giải thích:
A. gắn với nền nông nghiệp hàng hóa. ⟶ sai, gắn với công nghiệp hoá
B. diễn ra không đều giữa các vùng. ⟶ đúng
C. chưa có sức hút đầu tư nước ngoài. ⟶ sai, có sức hút
D. phát triển nhanh ở khu vực đồi núi. ⟶ sai Đáp án: B
Câu 39 [343657]: Các đô thị nước ta hiện nay
A, tập trung nhiều lao động có kĩ thuật.
B, chỉ phát triển các hoạt động dịch vụ.
C, hầu hết đều có chức năng cảng biển.
D, đều là các trung tâm du lịch khá lớn.
Giải thích:
A. tập trung nhiều lao động có kĩ thuật.⟶ đúng
B. chỉ phát triển các hoạt động dịch vụ. ⟶ sai, nhiều hoạt động kinh tế khác
C. hầu hết đều có chức năng cảng biển. ⟶ sai, nhiều đô thị không có cảng biển
D. đều là các trung tâm du lịch khá lớn. ⟶ sai, không phải trung tâm nào cũng là trung tâm du lịch. Đáp án: A
Câu 40 [343658]: Đô thị hóa ở nước ta hiện nay
A, diễn ra nhanh, có nhiều đô thị lớn.
B, đô thị đều có chức năng chuyên biệt.
C, tỉ lệ dân số thành thị cao, tăng nhanh.
D, đô thị có quy mô khác nhau.
Giải thích:
A. diễn ra nhanh, có nhiều đô thị lớn.⟶ chưa có nhiều đô thị lớn
B. đô thị đều có chức năng chuyên biệt. ⟶ nhiều đô thị đảm nhận nhiều chức năng
C. tỉ lệ dân số thành thị cao, tăng nhanh. ⟶ chưa cao
D. đô thị có quy mô khác nhau. ⟶ đúng Đáp án: D
Câu 41 [343659]: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A, cơ sở hạ tầng đô thị phát triển.
B, di dân từ nông thôn ra thành thị.
C, gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao.
D, quá trình công nghiệp hóa.
Giải thích: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh chủ yếu do quá trình công nghiệp hoá. Đáp án: D
Câu 42 [343660]: Các đô thị nước ta hiện nay
A, có số dân nhỏ và mật độ dân cư thấp.
B, chỉ duy nhất phát triển công nghiệp.
C, là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng.
D, đều là các trung tâm du lịch khá lớn.
Giải thích:
A. có số dân nhỏ và mật độ dân cư thấp.⟶ mật độ cao
B. chỉ duy nhất phát triển công nghiệp. ⟶ phát triển nhiều ngành
C. là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng. ⟶ đúng
D. đều là các trung tâm du lịch khá lớn. ⟶ sai, không phải thành thị nào cũng là trung tâm du lịch Đáp án: C
Câu 43 [343661]: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng
A, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.
B, số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng.
C, số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm.
D, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm.
Giải thích: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. Đáp án: A
Câu 44 [343662]: Phần lớn đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ chủ yếu do
A, dân cư phân bố không đồng đều.
B, công nghiệp hóa diễn ra còn chậm.
C, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ.
D, điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Giải thích: Phần lớn đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ chủ yếu do công nghiệp hoá diễn ra còn chậm. Hai quá trình này gắn liền với nhau. Đáp án: B
Câu 45 [343663]: Đô thị nước ta có sức hút đối với đầu tư chủ yếu do
A, có khả năng mở rộng, thu hút nhiều lao động.
B, giao thông thuận lợi, có khả năng liên kết cao.
C, dân đông, nhiều lao động kĩ thuật, hạ tầng tốt.
D, thị trường rộng, dân trí cao, sản xuất đa dạng.
Giải thích: Đô thị nước ta có sức hút đối với đầu tư chủ yếu do dân đông, nhiều lao động kĩ thuật, hạ tầng tốt. Phương án này bao quát nhất. Đáp án: C
Câu 46 [343664]: Các đô thị nước ta hiện nay
A, có sức hút đối với các nguồn đầu tư.
B, đều là các trung tâm công nghiệp lớn.
C, chỉ quan tâm đến hoạt động du lịch.
D, hầu hết đều phân bố ở dọc ven biển.
Giải thích:
A. có sức hút đối với các nguồn đầu tư.⟶ đúng
B. đều là các trung tâm công nghiệp lớn. ⟶ sai, không phải đô thị nào cũng là TTCN lớn
C. chỉ quan tâm đến hoạt động du lịch. ⟶ sai, quan tâm nhiều ngành
D. hầu hết đều phân bố ở dọc ven biển. ⟶ có cả ở đồng bằng Đáp án: A
Câu 47 [343665]: Các đô thị ở nước ta hiện nay
A, được chia thành nhiều loại.
B, chỉ có chức năng về kinh tế.
C, phân bố đều khắp cả nước.
D, hoàn toàn là trung tâm du lịch.
Giải thích:
A. được chia thành nhiều loại. ⟶ đúng
B. chỉ có chức năng về kinh tế. ⟶ sai, cả chức năng hành chính, kinh tế…
C. phân bố đều khắp cả nước. ⟶ sai, không đều
D. hoàn toàn là trung tâm du lịch. ⟶ sai Đáp án: A
Câu 48 [343666]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là
A, chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng.
B, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển.
C, dân nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
D, chất lượng cuộc sống ở thành thị tốt hơn.
Giải thích: Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá. Đáp án: B
Câu 49 [343667]: Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay
A, không làm thay đổi lối sống của dân cư.
B, chỉ diễn ra ở các vùng kinh tế động lực.
C, không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực.
D, đang có những chuyển biến khá tích cực.
Giải thích:
A. không làm thay đổi lối sống của dân cư.⟶ sai, có thay đổi
B. chỉ diễn ra ở các vùng kinh tế động lực. ⟶ sai, diễn ra trên cả nước
C. không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực. ⟶ có gây ảnh hưởng tiêu cực
D. đang có những chuyển biến khá tích cực. ⟶ đúng Đáp án: D
Câu 50 [343668]: Các thành phố ở nước ta hiện nay
A, hoàn toàn trực thuộc các tỉnh.
B, chỉ có chức năng hành chính.
C, tập trung ở khu vực miền núi.
D, là thị trường tiêu thụ rộng.
Giải thích:
A. hoàn toàn trực thuộc các tỉnh. ⟶ sai, có cả trực thuộc TW
B. chỉ có chức năng hành chính. ⟶ sai, nhiều chức năng
C. tập trung ở khu vực miền núi. ⟶ sai, tập trung ở đồng bằng
D. là thị trường tiêu thụ rộng. ⟶ đúng Đáp án: D
Câu 51 [343670]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 - 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Các đô thị đã đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội, tạo đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, công tác đô thị cũng đổi mới, đô thị hoá đã trở thành động lực phát triển của cả nước và của mỗi vùng.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a. Các đô thị có vai trò quan trọng trong việc tạo nhiều việc làm cho lao động.
b. Khu vực nông thôn đóng góp hơn 40% GDP cả nước.
c. Đô thị hoá là động lực phát triển của riêng miền Nam.
d. Đô thị hoá luôn luôn mang lại những yếu tố tích cực.
a. Các đô thị có vai trò quan trọng trong việc tạo nhiều việc làm cho lao động.⟶ Đúng
b. Khu vực nông thôn đóng góp hơn 40% GDP cả nước. ⟶ Sai
c. Đô thị hoá là động lực phát triển của riêng miền Nam. ⟶ Sai
d. Đô thị hoá luôn luôn mang lại những yếu tố tích cực. ⟶ Sai
Câu 52 [343671]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thời gian qua, hệ thống đô thị trên cả nước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
(Nguồn: nhandan.vn)
a. Đô thị nước ta phát triển về số lượng nhưng chưa tăng về chất lượng.
b. Đô thị hoá là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
c. Tỷ lệ đô thị hoá nước ta hiện trên 60%.
d. Đà Nẵng và Hà Nội là hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất nước ta hiện nay.
a. Đô thị nước ta phát triển về số lượng nhưng chưa tăng về chất lượng. ⟶ Sai
b. Đô thị hoá là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. ⟶ Đúng
c. Tỷ lệ đô thị hoá nước ta hiện trên 60%.⟶ Sai
d. Đà Nẵng và Hà Nội là hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất nước ta hiện nay. ⟶ Sai
Câu 53 [343672]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Đến tháng 12/2023, cả nước có 902 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị đặc biệt, 22 đô thị loại 1, 36 đô thị loại 2, 45 đô thị loại 3, 94 đô thị loại 4 và 703 đô thị loại 5; với tỷ lệ đô thị hóa cả nước khoảng 42,7%.
(Nguồn: nhandan.vn)
a. Nước ta có 4 đô thị đặc biệt.
b. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là Hà Nội và Đà Nẵng.
c. Đô thị loại 3 nhiều hơn đô thị loại 2.
d. Đô thị loại 1 ít hơn độ thị loại 4.
a. Nước ta có 4 đô thị đặc biệt. ⟶ Sai
b. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là Hà Nội và Đà Nẵng. ⟶ Sai
c. Đô thị loại 3 nhiều hơn đô thị loại 2. ⟶ Đúng
d. Đô thị loại 1 ít hơn độ thị loại 4. ⟶ Đúng
Câu 54 [343674]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Trong thời gian gần đây, lao động ở một số thành phố lớn, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng… trở về nông thôn lao động, tìm việc làm ngày càng nhiều. Điều đó một mặt góp phần giảm tải áp lực về việc làm, nhà ở, an sinh xã hội... cho các thành phố lớn, mặt khác, lại chuyển một phần “gánh nặng” các vấn đề xã hội về khu vực nông thôn.
(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
a. Lao động chỉ chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị.
b. Lao động trở về nông thôn chỉ là hiện tượng cá biệt.
c. Xu hướng chuyển dịch lao động từ thành thị về nông thôn có ảnh hưởng của đại dịch Covid.
d. Lao động chuyển từ thành phố về nông thôn chủ yếu là lao động có chuyên môn, trình độ cao.
a. Lao động chỉ chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị. ⟶ Sai
b. Lao động trở về nông thôn chỉ là hiện tượng cá biệt. ⟶ Sai
c. Xu hướng chuyển dịch lao động từ thành thị về nông thôn có ảnh hưởng của đại dịch Covid. ⟶ Đúng
d. Lao động chuyển từ thành phố về nông thôn chủ yếu là lao động có chuyên môn, trình độ cao. ⟶ Sai
Câu 55 [343675]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:

Là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, Thủ đô Hà Nội thu hút nhiều nguồn lao động đến sinh sống và làm việc, dẫn đến sự quá tải về hạ tầng đô thị do gia tăng dân số, đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh khiến môi trường Thủ đô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặt ra bài toán khó cho các cấp ủy, chính quyền về phát triển đô thị gắn với vẫn bảo vệ được môi trường.

(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
a. Hà Nội hiện đang bị quá tải về hạ tầng. ⟶ Đúng
b. Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới. ⟶ Đúng
c. Mật độ dân số quá cao là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm ở Hà Nội. ⟶ Đúng
d. Mật độ dân số Hà Nội gấp 3 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. ⟶ Sai
Câu 56 [343676]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Ô nhiễm môi trường không khí: Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới. Chất lượng không khí của Hà Nội “không có dấu hiệu được cải thiện”. Yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội chủ yếu do ô nhiễm bụi, nồng độ bụi lơ lửng trong không trung, tổng số TSP, bụi PM10 và bụi mịn (PM2,5 PM1).
(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
a. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi.
b. Sinh hoạt là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ô nhiễm bụi ở Hà Nội.
c. Mùa đông Hà Nội thường ô nhiễm không khí cao hơn mùa hè.
d. Mùa hè ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn mùa đông.
a. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi. ⟶ Đúng
b. Sinh hoạt là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ô nhiễm bụi ở Hà Nội. ⟶ Sai
c. Mùa đông Hà Nội thường ô nhiễm không khí cao hơn mùa hè. ⟶ Đúng
d. Mùa hè ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn mùa đông. ⟶ Sai
Câu 57 [343677]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, còn nhiều tồn tại, hạn chế và thách thức trong phát triển đô thị cần giải quyết như: vấn đề quá tải về hạ tầng đô thị, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, hạ tầng viễn thông; thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình; tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng gay gắt; tình trạng các dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị chậm được đầu tư, dự án "treo" còn phổ biến; hạ tầng về y tế, giáo dục, văn hóa,… chưa phát triển ngang tầm với kinh tế, đã bộc lộ nhiều hạn chế và hiện nay đang bị quá tải, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a. Đô thị hoá đặt ra nhiều thách thức.
b. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị diễn ra gay gắt.
c. “Hiệu ứng đô thị” khiến cho nhiệt độ trung bình ở đô thị có thể cao hơn nông thôn ở cùng một thời điểm.
d. Cơ sở hạ tầng ở đô thị phát triển nhanh và đi trước so với kinh tế.
a. Đô thị hoá đặt ra nhiều thách thức. ⟶ Đúng
b. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị diễn ra gay gắt. ⟶ Đúng
c. “Hiệu ứng đô thị” khiến cho nhiệt độ trung bình ở đô thị có thể cao hơn nông thôn ở cùng một thời điểm. ⟶ Đúng
d. Cơ sở hạ tầng ở đô thị phát triển nhanh và đi trước so với kinh tế. ⟶ Sai
Câu 58 [343678]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ chóng mặt, quy mô ngày càng lớn đã và đang tác động không nhỏ đến mỗi gia đình và từng quốc gia. Đây cũng là vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt, nhất là ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(Theo TS Đinh Văn Thông - Đại học Quốc gia Hà Nội)
a. Di cư chủ yếu từ thành thị về nông thôn.
b. Dòng di cư mang lại thuận lợi hoàn toàn cho thành thị.
c. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu thế này.
d. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc di cư là nguyên nhân tự nhiên.
a. Di cư chủ yếu từ thành thị về nông thôn. ⟶ Sai
b. Dòng di cư mang lại thuận lợi hoàn toàn cho thành thị. ⟶ Sai
c. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu thế này. ⟶ Đúng
d. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc di cư là nguyên nhân tự nhiên. ⟶ Sai
Câu 59 [343679]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội thực tế đã tồn tại nay lại càng gia tăng do tình trạng di dân ngoại thành vào thành phố. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế, xã hội cho thành phố. Thứ hai, là gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: Những năm trở lại đây, Hà Nội tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện nhà ở nhưng vẫn tồn tại hiện tượng thiếu và không đồng bộ.
(Theo TS Đinh Văn Thông - Đại học Quốc gia Hà Nội)
a. Di dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội.
b. Di dân chỉ mang đến cho đô thị những vấn đề tiêu cực.
c. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội hiện còn thiếu đồng bộ.
d. Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến di dân đến thành thị.
a. Di dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội. ⟶ Đúng
b. Di dân chỉ mang đến cho đô thị những vấn đề tiêu cực. ⟶ Sai
c. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội hiện còn thiếu đồng bộ. ⟶ Đúng
d. Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến di dân đến thành thị. ⟶ Đúng
Câu 60 [343680]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho đoạn thông tin:
Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, có thể thấy rằng, trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại. Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ những người di dân có trình độ học vấn phổ thông cũng chiếm tới hơn 70%; chất lượng của dân số không những được đánh giá qua trình độ học vấn phổ thông mà còn qua các cấp đào tạo về chuyên môn. Số người di cư ra Hà Nội có một bộ phận khá lớn là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ làm việc theo thời vụ hoặc không có nghề nghiệp cố định. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm.
(Theo TS Đinh Văn Thông - Đại học Quốc gia Hà Nội)
a. Trình độ học vấn của những người di dân mùa vụ thường cao hơn người di dân lâu dài.
b. Tỉ lệ người di dân có trình độ đại học chiếm hơn 70%.
c. Di cư mang đến nhiều vấn đề tích cực nhưng có cả vấn đề tiêu cực cho đô thị.
d. Di dân góp phần bổ sung nguồn lao động cho thành phố.
a. Trình độ học vấn của những người di dân mùa vụ thường cao hơn người di dân lâu dài. ⟶ Sai
b. Tỉ lệ người di dân có trình độ đại học chiếm hơn 70%.⟶ Sai
c. Di cư mang đến nhiều vấn đề tích cực nhưng có cả vấn đề tiêu cực cho đô thị. ⟶ Đúng
d. Di dân góp phần bổ sung nguồn lao động cho thành phố. ⟶ Đúng