1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [562441]: Vùng chuyên canh lúa hàng đầu Việt Nam là
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đông Nam Bộ.
C, Đồng bằng sông Cửu Long.
D, Bắc Trung Bộ.
Đáp án: C
Câu 2 [562442]: Tây Nguyên không phải là vùng chuyên canh cây trồng nào dưới đây?
A, Cao su.
B, Cà phê.
C, Chè.
D, Lúa.
Đáp án: D
Câu 3 [562443]: Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến trung du miền núi Bắc Bộ có thể chuyên canh cây chè?
A, Nguồn nước.
B, Sinh vật.
C, Khí hậu.
D, Lao động giàu kinh nghiệm.
Đáp án: C
Câu 4 [562444]: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất của nước ta hiện nay là
A, Tây Nguyên.
B, Đông Nam Bộ.
C, Bắc Trung Bộ.
D, Nam Trung Bộ.
Đáp án: B
Câu 5 [562445]: Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A, Đông nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
B, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
Câu 6 [562446]: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ của nước ta hiện nay
A, có sản xuất theo hình thức trang trại.
B, chỉ phát triển ở khu vực miền núi.
C, có tỉ trọng rất lớn trong xuất khẩu.
D, hoàn toàn nuôi ở các trang trại lớn.
Đáp án: A
Câu 7 [562447]: Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay
A, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
B, tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
C, số lượng tất cả các loài vật nuôi ở đều tăng ổn định.
D, hình thức chăn nuôi chuồng trại ngày càng phổ biến.
Đáp án: A
Câu 8 [562448]: Sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay
A, đã có được sản phẩm để xuất khẩu.
B, hoàn toàn theo hình thức trang trại.
C, phân bố rất đồng đều giữa các vùng.
D, chỉ dùng cho công nghiệp chế biến.
Đáp án: A
Câu 9 [562449]: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
B, phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn.
C, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường.
D, xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
Đáp án: D
Câu 10 [562450]: Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A, phát triển trang trại lớn, áp dụng kĩ thuật mới, mở rộng thị trường.
B, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều rừng ngập mặn, lao động dồi dào.
C, diện tích biển rộng, khí hậu thuận lợi, công nghệ chế biến hiện đại.
D, thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh chế biến, nhiều cửa sông.
Đáp án: A
Câu 11 [562451]: Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A, tăng diện tích đất, phát triển thị trường, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.
B, gắn với chế biến và dịch vụ, sản xuất chuyên canh, sử dụng kĩ thuật mới.
C, quan tâm sản xuất theo nông hộ, sản xuất thâm canh, nâng cao sản lượng.
D, lập các trang trại, mở rộng liên kết sản xuất, sử dụng các kĩ thuật tiên tiến.
Đáp án: B
Câu 12 [562452]: Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, phát triển trang trại, đảm bảo nguồn thức ăn, đẩy mạnh chế biến.
B, chăn nuôi theo hướng tập trung, đảm bảo tốt chuồng trại, thức ăn.
C, cải tạo các đồng cỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu.
D, đẩy mạnh lai tạo giống, đảm bảo nguồn thức ăn, phòng chống dịch.
Đáp án: A
Câu 13 [562453]: Giải pháp quan trọng để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, đa dạng các ngành chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ, phân bố hợp lí nguồn lao động nhập cư.
B, đảm bảo đầu ra sản phẩm, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng hạ tầng.
C, thay đổi chính sách, nâng cao trình độ lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D, hoàn thiện quy hoạch vùng, ứng dụng khoa học kĩ thuật, gắn với chế biến, mở rộng thị trường.
Đáp án: D
Câu 14 [562454]: Việc quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên cần lưu ý vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A, Xây dựng nhà máy chế biến, bảo vệ vốn rừng, khai khẩn đất hoang.
B, Xây dựng công trình thủy lợi, bảo vệ vốn rừng và cải tạo đất trồng.
C, Mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và cơ sở khoa học.
D, Chú trọng giá trị nông sản xuất khẩu, thay đổi giống cây trồng mới.
Đáp án: C
Câu 15 [562455]: Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng nào sau đây về mặt kinh tế?
A, Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.
B, Thu hút lao động, tạo ra tập quán sản xuất cho đồng bào dân tộc.
C, Góp phần điều chỉnh sự phân bố dân cư, lao động trên phạm vi cả nước.
D, Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Đáp án: A
Câu 16 [562456]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.
B, hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
C, sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.
D, nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường.
Đáp án: C
Câu 17 [562457]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, nâng cao trình độ lao động, tạo ra tập quán mới.
B, khai thác sự đa dạng tự nhiên, bảo vệ môi trường.
C, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế.
D, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm.
Đáp án: C
Câu 18 [562458]: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, thu hút vốn đầu tư, khai thác hiệu quả các loại nguồn lực.
B, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động từ các vùng khác tới.
C, bảo quản tốt nông sản, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu.
D, phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định vùng chuyên canh.
Đáp án: D
Câu 19 [562459]: Việc quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp hướng tới phát triển bền vững ở Tây Nguyên chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học là
A, đảm bảo cân bằng sinh thái, nắm bắt thị trường và đặc tính cây lâu năm.
B, thực trạng phân bố tài nguyên, nhu cầu việc làm, đời sống của người dân.
C, tăng liên kết vùng, đầu tư hạ tầng, đẩy nhanh công nghiệp hóa nông thôn.
D, bảo vệ rừng tự nhiên, phát huy các thế mạnh, gắn với chuyển dịch kinh tế.
Đáp án: A
Câu 20 [562460]: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
B, phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn.
C, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường.
D, xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
Đáp án: D
Câu 21 [562461]: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ là
A, thay đổi cách thức sản xuất, tạo ra việc làm, nâng cao vị thế của vùng.
B, phát huy thế mạnh, phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp.
C, đổi mới trồng trọt, tăng hiệu quả kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn.
D, phân bổ lại sản xuất, tạo nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nông sản.
Đáp án: B
Câu 22 [562462]: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A, khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
B, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
D, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Đáp án: C
Câu 23 [562463]: Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp nước ta là
A, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
B, nâng cao chất lượng lao động của nông thôn.
C, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
D, đa dạng hóa các mặt hàng nông sản quan trọng.
Đáp án: A
Câu 24 [562464]: Nước ta đã hình thành mấy vùng nông nghiệp
A, 5.
B, 6.
C, 7.
D, 8.
Đáp án: C
Câu 25 [562465]: Đặc điểm tự nhiên quan trọng nhất tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, chế độ nhiệt, ẩm cao.
B, đất feralit giàu dinh dưỡng.
C, địa hình chủ yếu là đồi núi.
D, khí hậu và đất.
Đáp án: D
Câu 26 [562466]: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, địa hình đồi núi, đất feralit giàu dinh dưỡng.
B, nguồn nước dồi dào.
C, địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh.
D, có các cao nguyên lớn.
Đáp án: C
Câu 27 [562467]: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn do điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A, Có nguồn nước dồi dào.
B, Đất badan tập trung thành vùng lớn.
C, Khí hậu phân hóa theo độ cao.
D, Khí hậu cận xích đạo với 2 rõ rệt.
Đáp án: B
Câu 28 [562468]: Vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của nước ta là
A, Bắc Trung Bộ.
B, Đồng Bằng Sông Hồng.
C, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D, Tây Nguyên.
Đáp án: D
Câu 29 [562469]: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A, Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B, Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
C, Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D, Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Đáp án: A
Câu 30 [562470]: Tây Nguyên phát triển được các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là nhờ lợi thế
A, khí hậu nhiệt ẩm cao.
B, khí hậu phân hóa theo đai cao.
C, địa hình cao nguyên bằng phẳng.
D, sinh vật phong phú, đa dạng.
Đáp án: C
2. Câu hỏi Đúng/ Sai
Câu 31 [562471]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a) Đồng bằng sông Cửu Long chủ trương tăng diện tích lua chất lượng cao và trung bình.
b) Phát triển nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến vấn đề môi trường.
c) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chuyên canh lúa số 2 của Việt Nam.
d) Sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.
Cho thông tin sau:
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a) Đồng bằng sông Cửu Long chủ trương tăng diện tích lua chất lượng cao và trung bình.
b) Phát triển nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến vấn đề môi trường.
c) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chuyên canh lúa số 2 của Việt Nam.
d) Sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.
a) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
Câu 32 [562472]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.
Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.
Về tổ chức sản xuất: 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích; trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh: Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng; giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a) Mục tiêu của đề án là giảm phát thải và tăng chất lượng lúa.
b) Để thực hiện được các mục tiêu trên cần áp dụng khoa học kỹ thuật.
c) Hoạt động nông nghiệp không làm phát thải khí nhà kính.
d) Cần áp dụng các biện pháp cơ giới hoá đồng bộ để có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
Cho thông tin sau:
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.
Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.
Về tổ chức sản xuất: 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích; trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh: Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng; giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
a) Mục tiêu của đề án là giảm phát thải và tăng chất lượng lúa.
b) Để thực hiện được các mục tiêu trên cần áp dụng khoa học kỹ thuật.
c) Hoạt động nông nghiệp không làm phát thải khí nhà kính.
d) Cần áp dụng các biện pháp cơ giới hoá đồng bộ để có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
Câu 33 [562473]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp, thời gian qua, TP Sông Công đã vận động, khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đây được xem là hướng đi hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh và liên kết bao tiêu sản phẩm. Tinh đến nay, TP Sông Công có 125 trang trại chăn nuôi, tăng 13 trang trại so với năm 2020, chủ yếu là gà và lợn, tập trung ở các xã, phường: Bá Xuyên, Bình Sơn, Châu Sơn, Lương Sơn... Trong đó, trên 90% trang trại có liên kết với các công ty như: Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty JapFa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Newstar... mang lại hiệu quả kinh tế. Các trang trại hiện đang giải quyết việc làm cho trên 200 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân đạt 4-6 triệu đồng/người/tháng.
(Nguồn: thainguyen.gov.vn)
a) Địa phương vận động người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung.
b) Chăn nuôi trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
c) Mô hình trang trại chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở miền núi.
d) Chỉ có chăn nuôi mới có hình thức trang trại.
Cho thông tin sau:
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp, thời gian qua, TP Sông Công đã vận động, khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đây được xem là hướng đi hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh và liên kết bao tiêu sản phẩm. Tinh đến nay, TP Sông Công có 125 trang trại chăn nuôi, tăng 13 trang trại so với năm 2020, chủ yếu là gà và lợn, tập trung ở các xã, phường: Bá Xuyên, Bình Sơn, Châu Sơn, Lương Sơn... Trong đó, trên 90% trang trại có liên kết với các công ty như: Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty JapFa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Newstar... mang lại hiệu quả kinh tế. Các trang trại hiện đang giải quyết việc làm cho trên 200 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân đạt 4-6 triệu đồng/người/tháng.
(Nguồn: thainguyen.gov.vn)
a) Địa phương vận động người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung.
b) Chăn nuôi trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
c) Mô hình trang trại chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở miền núi.
d) Chỉ có chăn nuôi mới có hình thức trang trại.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 34 [562474]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Không chỉ mang lại hiệu quả về năng suất, giá trị kinh tế, việc phát triển các vùng chuyên canh đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, hướng đến một nền sản xuất chủ động và bền vững.
(Nguồn: baothanhhoa.vn)
a) Vùng chuyên canh nông nghiệp có ý nghĩa về kinh tế và xã hội.
b) Phát triển vùng chuyên canh cần tập trung diện tích đất đai.
c) Chỉ có khu vực đồng bằng mới có các vùng chuyên canh.
d) Bắc Trung Bộ là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất.
Cho thông tin sau:
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Không chỉ mang lại hiệu quả về năng suất, giá trị kinh tế, việc phát triển các vùng chuyên canh đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, hướng đến một nền sản xuất chủ động và bền vững.
(Nguồn: baothanhhoa.vn)
a) Vùng chuyên canh nông nghiệp có ý nghĩa về kinh tế và xã hội.
b) Phát triển vùng chuyên canh cần tập trung diện tích đất đai.
c) Chỉ có khu vực đồng bằng mới có các vùng chuyên canh.
d) Bắc Trung Bộ là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 35 [562475]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa: Các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Đồng thời, tư duy sản xuất của người dân cũng thay đổi và từng bước tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi liên kết. Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã góp phần nâng cao tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa; đến nay, toàn huyện có 100% diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất, 90% diện tích được cơ giới hóa khâu thu hoạch; ngoài ra, các khâu bóc tách hạt, vận chuyển, gieo hạt, bảo quản, chế biến cũng đã từng bước được cơ giới hóa.
(Nguồn: baothanhhoa.vn)
a) Vùng chuyên canh giúp tăng hiệu quả kinh tế so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.
b) Công nghệ góp phần quan trọng trong việc phát triển vùng chuyên canh.
c) Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
d) Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển vùng chuyên canh là làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân.
Cho thông tin sau:
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa: Các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Đồng thời, tư duy sản xuất của người dân cũng thay đổi và từng bước tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi liên kết. Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã góp phần nâng cao tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa; đến nay, toàn huyện có 100% diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất, 90% diện tích được cơ giới hóa khâu thu hoạch; ngoài ra, các khâu bóc tách hạt, vận chuyển, gieo hạt, bảo quản, chế biến cũng đã từng bước được cơ giới hóa.
(Nguồn: baothanhhoa.vn)
a) Vùng chuyên canh giúp tăng hiệu quả kinh tế so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.
b) Công nghệ góp phần quan trọng trong việc phát triển vùng chuyên canh.
c) Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
d) Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển vùng chuyên canh là làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Sai