1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [562339]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, có nhiều ngành.
B, rất hiện đại.
C, chỉ xuất khẩu.
D, phân bố đồng đều.
Đáp án: A
Câu 2 [562340]: Công nghiệp nước ta phân bố nhiều ở
A, núi cao.
B, hải đảo.
C, đồng bằng.
D, sơn nguyên.
Đáp án: C
Câu 3 [562341]: Phân bố công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta hiện nay
A, vùng trung du nhiều hơn ven biển.
B, tập trung nhiều nhất ở miền Trung.
C, chưa có công nghiệp ở miền núi.
D, có mức độ tập trung không đều.
Đáp án: D
Câu 4 [562342]: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A, Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B, Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C, Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D, Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Đáp án: A
Câu 5 [562343]: Vùng có công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở nước ta là
A, trung du.
B, ven biển.
C, đồng bằng.
D, miền núi.
Đáp án: D
Câu 6 [562344]: Biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ở nước ta là
A, phát triển mạnh công nghiệp dầu khí.
B, xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt.
C, ưu tiên phát triển công nghiệp điện.
D, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Đáp án: D
Câu 7 [562345]: Công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng
A, phù hợp hơn với yêu cầu thị trường.
B, chỉ tập trung tiêu dùng ở trong nước.
C, tăng tỉ trọng các ngành khai khoáng.
D, ưu tiên đầu tư cho các vùng núi cao.
Đáp án: A
Câu 8 [562346]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, rất ít ngành.
B, chỉ có ở đồng bằng.
C, đa dạng sản phẩm.
D, chỉ có khai thác.
Đáp án: C
Câu 9 [562347]: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A, giảm tỉ trọng khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
B, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến.
C, giảm mạnh tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
D, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Đáp án: C
Câu 10 [562348]: Khu công nghiệp tập trung của nước ta phân bố tập trung nhất ở đâu trong những vùng dưới đây?
A, Tây Nguyên.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Đông Nam Bộ.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: C
Câu 11 [562349]: Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
A, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong hệ thống.
B, tỉ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành.
C, sự phân chia các ngành công nghiệp trong hệ thống.
D, số lượng các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống.
Đáp án: B
Câu 12 [562350]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, rất hiện đại.
B, ít sản phẩm.
C, chỉ có khai khoáng.
D, có nhiều trung tâm.
Đáp án: D
Câu 13 [562351]: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay
A, phân bố khá đồng đều.
B, sản phẩm ít đa dạng.
C, chuyển dịch rõ rệt.
D, tỉ trọng giảm dần.
Đáp án: C
Câu 14 [562352]: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A, Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B, Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C, Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
D, Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Đáp án: C
Câu 15 [562353]: Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước?
A, Duyên hải Nam Trung bộ.
B, Bắc Trung bộ.
C, Tây Nguyên.
D, Đông Nam Bộ.
Đáp án: C
Câu 16 [562355]: Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là
A, Tp. Hồ Chí Minh.
B, Biên Hòa.
C, Vũng Tàu.
D, Thủ Dầu Một.
Đáp án: A
Câu 17 [562356]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, còn thô sơ.
B, chỉ có chế biến.
C, rất ít sản phẩm.
D, thu hút nhiều đầu tư.
Đáp án: D
Câu 18 [562357]: Công nghiệp nước ta phân bố nhiều ở
A, hải đảo.
B, sơn nguyên.
C, ven biển.
D, núi cao.
Đáp án: C
Câu 19 [562358]: Tác động lớn nhất của quá trình công nghiệp hóa đến nền kinh tế nước ta là
A, tạo thị trường có sức mua lớn.
B, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C, tăng thu nhập cho người dân.
D, tạo việc làm cho người lao động.
Đáp án: B
Câu 20 [562359]: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A, khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.
B, tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
C, phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
D, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Đáp án: C
Câu 21 [562360]: Công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển là do
A, vị trí địa lí không thuận lợi.
B, nghèo tài nguyên khoáng sản.
C, thiếu lao động có tay nghề.
D, điều kiện phát triển thiếu đồng bộ.
Đáp án: D
Câu 22 [562361]: Các trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay
A, phân bố không đồng đều.
B, chủ yếu có quy mô lớn.
C, tập trung ở miền núi.
D, có cơ cấu ngành hiện đại.
Đáp án: A
Câu 23 [562362]: Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở
A, Đồng bằng sông Cửu Long.
B, Đông Nam Bộ.
C, Duyên hải miền Trung.
D, Tây Nguyên.
Đáp án: D
Câu 24 [562363]: Biện pháp nào phù hợp nhất để công nghiệp nước ta thích nghi tốt với cơ chế thị trường trong giai đoạn hiện nay?
A, Hình thành các vùng công nghiệp.
B, Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị.
C, Phát triển các ngành trọng điểm.
D, Xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt.
Đáp án: D
Câu 25 [562365]: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
A, Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B, Chế biến thủy, hải sản.
C, Chế biến sản phẩm trồng trọt.
D, Khai thác gỗ và lâm sản.
Đáp án: D
Câu 26 [562366]: Biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta thời gian gần đây là
A, đẩy mạnh ngành công nghiệp khai khoáng tạo nguồn hàng xuất khẩu.
B, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm.
C, giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm.
D, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng cao hơn ngành công nghiệp khai thác.
Đáp án: B
Câu 27 [562367]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, rất ít sản phẩm.
B, thu hút nhiều đầu tư.
C, chỉ có chế biến.
D, còn thô sơ.
Đáp án: B
Câu 28 [562369]: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A, Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.
B, Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
C, Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng mạnh.
D, Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
Đáp án: B
Câu 29 [562370]: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?
A, Phá hủy tầng đất mặt.
B, Ô nhiễm nguồn nước.
C, Ô nhiễm không khí.
D, Cạn kiệt khoáng sản.
Đáp án: C
Câu 30 [562371]: Ý nghĩa chủ yếu nhất của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp ở nước ta là
A, tăng vốn tích lũy cho nền kinh tế.
B, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
C, giải quyết vấn đề thất nghiệp.
D, tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu.
Đáp án: B
Câu 31 [562372]: Công nghiệp nước ta hiện nay
A, có nhiều trung tâm.
B, ít sản phẩm.
C, chỉ có khai khoáng.
D, rất hiện đại.
Đáp án: A
Câu 32 [562373]: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
A, Hạ giá thành sản phẩm.
B, Tăng năng suất lao động.
C, Đa dạng hóa sản phẩm.
D, Nâng cao chất lượng.
Đáp án: C
Câu 33 [562374]: Công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng
A, tăng tỉ trọng sản phẩm có giá trị cao.
B, phân bố đồng đều tại khắp các vùng.
C, tập trung nhiều cho việc khai khoáng.
D, giảm tối đa sở hữu ngoài Nhà nước.
Đáp án: A
Câu 34 [562375]: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm
A, nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B, phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
C, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đáp án: A
Câu 35 [562378]: (Đề thi chính thức Bộ GD - ĐT năm 2024)
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay
A, rất hiện đại.
B, có sự chuyển dịch.
C, chỉ có khai thác.
D, chưa đa dạng.
Đáp án: B
2. Câu hỏi dạng Đúng/ Sai
Câu 36 [562379]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) một bộ phận của khu vực công nghiệp - xây dựng, là những ngành tham gia vào việc biến đổi hàng hoá, nguyên liệu hoặc các chất liệu khác nhau thành những sản phẩm mới. Quá trình biến đổi này có thể là vật lý, hóa học hoặc cơ học để chế biến, sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất lớn, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.
(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
a) Toàn bộ ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến chế tạo.
b) Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
c) Tỷ trọng của công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng.
d) Công nghiệp chế biến chế tạo cần ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật.
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Đúng
Câu 37 [562380]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Có thể thấy, không giống với các phân ngành công nghiệp khác, công nghiệp chế biến chế tạo là ngành trực tiếp tạo ra nền tảng vật chất cho nền kinh tế và xã hội, sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho quốc gia; và cũng là ngành có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ, mật thiết nhất với hai khu vực kinh tế còn lại là nông nghiệp và dịch vụ. Sự gắn kết này được tổ chức theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị - là chuỗi của các hoạt động mà một sản phẩm phải đi qua tuần tự các hoạt động đó để chuyển hóa từ một ý tưởng thành một sản phẩm cụ thể, và tại mỗi hoạt động sản phẩm đó đi qua, giá trị của sản phẩm được tăng thêm.
(Nguồn: tapchicongsan.org.vn)
a) Công nghiệp chế biến chế tạo trực tiếp tạo ra nền tảng vật chất cho nền kinh tế và xã hội.
b) Công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp và dịch vụ.
c) Giá trị của sản phẩm tăng thêm khi có công nghiệp chế biến.
d) Tỷ trọng của công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng giảm trong cơ cấu ngành công nghiệp.
a) Đúng
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
Câu 38 [562381]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP toàn nền kinh tế của ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến chế tạo đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ưu điểm nổi bật của nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2020, sự giảm dần vai trò của ngành khai khoáng trong nền kinh tế để hướng đến phát triển bền vững hơn trong tương lai là hướng đi tích cực và đúng đắn của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành chế biến chế tạo sơ bộ chiếm 16,7% trong GDP, tăng 3,35 điểm phần trăm so với năm 2011; ngành khai khoáng chiếm 5,55%, giảm 4,32 điểm phần trăm. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2020, ngành CBCT tăng 0,37 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 0,39 điểm phần trăm.
(Nguồn: tapchicongsan.org.)
a) Ngành khai khoáng đang gỉảm dần vai trò trong nền kinh tế.
b) Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp đang có xu hướng tích cực.
c) Sự chuyển dịch trong nội bộ nền kinh tế yêu cầu lao động có trình độ cao hơn.
d) Xu thế chuyển dịch trong ngành công nghiệp của Việt Nam đang đi ngược so với thế giới.
a) Đúng
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
Câu 39 [562382]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trưởng còn chậm, còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Trình độ của ngành này còn thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông, gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng còn thấp. Các ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với nhóm ngành Dịch vụ thì ngành thương nghiệp, dịch vụ lưu trú và ăn uống còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP; trái lại các ngành dịch vụ cao cấp như vận tải kho bãi, thông tin và truyền thông, hoạt động tài chính ngân hàng, hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế… còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP.
(Nguồn: TS. Nguyễn Văn Trọn - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
a) Ngành công nghiệp chế biến chế tạo gỉảm tỉ trọng trong GDP.
b) Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tỉ trọng tăng nhưng còn chậm trong GDP.
c) Cần nâng cao chất lượng lao động trong ngành công nghiệp.
d) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm nên năng suất lao động xã hội còn thấp.
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Đúng
Câu 40 [562383]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hoá để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp chuyển dần sang các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ - kỹ thuật cao (Bùi Tất Thắng, 2006). Đối với Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm 2022 là: Điện thoại các loại và linh kiện (58 tỷ USD); hàng điện tử, máy tính và linh kiện (55,5 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (45,7 tỷ USD); hàng dệt may (37,5 tỷ USD)… Điều này phản ánh trình độ cơ cấu ngành của nền kinh tế đã cao hơn trước rất nhiều.

(Nguồn: TS. Nguyễn Văn Trọn - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
a) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm 2022 được đề cập là điện thoại và linh kiện, khoáng sản.
b) Các mặt hàng xuất khẩu phần nào phản ánh trình độ cơ cấu ngành của nền kinh tế.
c) Sự chuyển dịch của ngành công nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng chung của các nước trên thế giới.
d) Cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt trình độ rất hiện đại.
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai