1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [564215]: Phát biểu nào không chính xác về công nghiệp sản xuất đồ uống?
A, Nhu cầu thị trường lớn.
B, Có nguồn nguyên liệu, nước khoáng chất lượng.
C, Phát triển mạnh trong những năm gần đây.
D, Chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ứng dụng công nghệ.
Đáp án: D
Câu 2 [564216]: Phát biểu nào không chính xác về sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính?
A, Là ngành có lịch sử phát triển lâu đời.
B, Cơ cấu ngành đa dạng.
C, Áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật.
D, Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: A
Câu 3 [564217]: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta là
A, Ninh Bình.
B, Na Dương.
C, Phả Lại.
D, Uông Bí.
Đáp án: C
Câu 4 [564218]: Công nghiệp dệt của nước ta
A, chưa có mặt hàng xuất khẩu.
B, có sản lượng tăng liên tục.
C, có nhiều lợi thế về nhân công.
D, chuyên gia công.
Đáp án: B
Câu 5 [564219]: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng
A, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Duyên hải miền Trung.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Câu 6 [564220]: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu nào sau đây?
A, Khí đốt.
B, Dầu nhập nội.
C, Than.
D, Năng lượng mới.
Đáp án: C
Câu 7 [564221]: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta không có ngành nào sau đây?
A, Gỗ và lâm sản.
B, Sản phẩm trồng trọt.
C, Sản phẩm chăn nuôi.
D, Thủy, hải sản.
Đáp án: A
Câu 8 [564222]: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào
A, thị trường tiêu thụ rất rộng lớn.
B, cơ sở vật chất kỹ thuật rất tốt.
C, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
D, nguồn nguyên liệu phong phú.
Đáp án: D
Câu 9 [564223]: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cơ cấu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta đa dạng?
A, Nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất.
B, Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
C, Nguồn lao động được nâng cao tay nghề.
D, Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cấp.
Đáp án: B
Câu 10 [564224]: Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Thị trường thường xuyên biến động.
B, Sự hạn chế của cơ sở nguyên liệu.
C, Trình độ lao động còn hạn chế.
D, Giá trị nhỏ trong nông nghiệp.
Đáp án: B
Câu 11 [564225]: Công nghiệp dệt - may của nước ta phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nổi bật nào sau đây?
A, Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
B, Kĩ thuật, công nghệ sản xuất cao.
C, Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D, Nguyên liệu trong nước dồi dào.
Đáp án: A
Câu 12 [564226]: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là
A, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.
B, chế độ nước thất thường.
C, lưu lượng nước sông ngòi nhỏ.
D, sông ngòi ngắn và dốc.
Đáp án: B
Câu 13 [564227]: Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc với miền Nam là
A, miền Nam xây dựng gần các thành phố lớn.
B, miền Bắc được xây dựng sớm hơn miền Nam.
C, miền Nam thường có quy mô nhỏ hơn miền Bắc.
D, miền Bắc chạy bằng than, miền Nam bằng dầu khí.
Đáp án: D
Câu 14 [564228]: Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là
A, vốn đầu tư không nhiều và sử dụng nhiều lao động nữ.
B, hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp.
C, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D, truyền thống từ lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú.
Đáp án: C
Câu 15 [564229]: Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở
A, các thành phố lớn.
B, gần nguồn nguyên liệu.
C, gần đường giao thông.
D, nơi tập trung đông dân cư.
Đáp án: B
Câu 16 [564230]: Công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta thường phân bố ở
A, các thành phố lớn hoặc các vùng nguyên liệu.
B, gần nguồn nguyên liệu hoặc gần các cảng biển.
C, gần các tuyến đường giao thông lớn.
D, nơi tập trung đông dân và ven biển.
Đáp án: B
Câu 17 [564231]: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại
A, các vùng nguyên liệu.
B, các đô thị lớn.
C, cảng biển lớn.
D, các khu vực đông dân.
Đáp án: A
Câu 18 [564232]: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phân bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do
A, vị trí xa vùng nhiên liệu.
B, miền Nam không thiếu điện.
C, gây ô nhiễm môi trường.
D, việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
Đáp án: A
Câu 19 [564233]: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A, các khu công nghiệp tập trung.
B, gần các cảng biển.
C, xa các khu dân cư.
D, đầu nguồn của các dòng sông.
Đáp án: A
Câu 20 [564234]: Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng
A, gây ô nhiễm môi trường.
B, mất đất làm nông nghiệp.
C, chênh lệch giàu nghèo lớn.
D, đe dọa ngành truyền thống.
Đáp án: A
Câu 21 [564235]: Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp nước ta là
A, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
B, nâng cao chất lượng lao động của nông thôn.
C, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
D, đa dạng hóa các mặt hàng nông sản quan trọng.
Đáp án: A
Câu 22 [564236]: Nước ta phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau chủ yếu dựa trên
A, nguồn lao động đông đảo, tăng nhanh.
B, thị trường ngày càng phát triển mạnh.
C, cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại.
D, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Đáp án: D
Câu 23 [564237]: Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do
A, sông ngòi ngắn dốc.
B, cơ sở hạ tầng còn yếu.
C, sự phân mùa của khí hậu.
D, lưu lượng nước sông nhỏ.
Đáp án: C
Câu 24 [564238]: Ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở nước ta phát triển mạnh trước hết do
A, nguồn nguyên liệu phong phú.
B, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
C, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D, có nguồn vốn đầu tư lớn.
Đáp án: A
Câu 25 [564239]: Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển mạnh dựa trên điều kiện nào sau đây?
A, Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú.
B, Nhu cầu của thị trường tăng rất nhanh.
C, Cần ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
D, Nhu cầu chất lượng sản phẩm tăng cao.
Đáp án: A
Câu 26 [564240]: Công nghiệp xay xát ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A, sản lượng thực phẩm tăng nhanh.
B, thu hút được vốn đầu tư lớn.
C, sản lượng lương thực tăng nhanh.
D, nhu cầu lớn của thị trường.
Đáp án: D
Câu 27 [564241]: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là
A, có nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn hơn.
B, có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn.
C, xây dựng được một số nhà máy điện nguyên tử.
D, có các nhà máy nhiệt điện sử dụng than antraxit.
Đáp án: B
Câu 28 [564242]: Đồng bằng sông Cửu Long có ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh chủ yếu do có
A, nhiều nguyên liệu.
B, cơ sở hạ tầng tốt.
C, thị trường rất lớn.
D, truyền thống lâu đời.
Đáp án: A
Câu 29 [564243]: Việc phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta có ý nghĩa lớn nhất là
A, giải quyết tốt hơn nhu cầu năng lượng và vấn đề việc làm.
B, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
C, tăng nhanh GDP và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
D, sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa.
Đáp án: D
Câu 30 [564244]: Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A, Nâng cao trình độ của nguồn lao động.
B, Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.
C, Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
D, Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.
Đáp án: C
Câu 31 [564245]: Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là
A, phải khai thác hạn chế nguồn tài nguyên này.
B, tránh để xảy ra các sự cố môi trường trên biển.
C, tránh xung đột với các nước chung biển Đông.
D, phải theo dõi các thiên tai thường có ở biển Đông.
Đáp án: B
Câu 32 [564246]: Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là
A, than đá.
B, dầu.
C, than bùn.
D, khí tự nhiên.
Đáp án: D
Câu 33 [564247]: Năm 2021, trong cơ cấu sản lượng điện nước ta, tỉ trọng cao nhất thuộc về
A, nhiệt điện.
B, thuỷ điện.
C, điện gió.
D, năng lượng tái tạo.
Đáp án: A
Câu 34 [564248]: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nhiệt điện chủ yếu từ nguồn năng lượng
A, than đá.
B, dầu mỏ.
C, sinh học.
D, khí đốt.
Đáp án: A
Câu 35 [564249]: Sữa là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
A, than đá.
B, thủy hải sản.
C, chăn nuôi.
D, trồng trọt.
Đáp án: C
Câu 36 [564250]: Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đông Nam Bộ.
C, Trung du miền núi Bắc Bộ.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Câu 37 [564251]: Sản xuất điện là phân ngành thuộc ngành công nghiệp
A, hóa chất.
B, cơ khí.
C, điện tử.
D, năng lượng.
Đáp án: D
Câu 38 [564252]: Dầu khí của nước ta tập trung ở
A, thềm lục địa.
B, trung du.
C, đồng bằng.
D, miền núi.
Đáp án: A
Câu 39 [564253]: Sản phẩm nào không thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi trong các sản phẩm sau đây?
A, Thịt hộp.
B, Pho mát.
C, Nước mắm.
D, Lạp xưởng.
Đáp án: C
Câu 40 [564254]: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu là
A, thủy năng.
B, dầu khí.
C, than nâu.
D, than đá.
Đáp án: B
Câu 41 [564255]: Phát biểu nào đúng về công nghiệp sản xuất giày dép?
A, Tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
B, Chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật.
C, Cần ít lao động.
D, Hoạt động chưa hiệu quả.
Đáp án: A
Câu 42 [564256]: Năng lượng tái tạo ở nước ta là
A, than đá.
B, bức xạ mặt trời.
C, dầu mỏ.
D, than nâu.
Đáp án: B
Câu 43 [564257]: Xúc xích là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
A, chăn nuôi.
B, thủy hải sản.
C, khí tự nhiên.
D, trồng trọt.
Đáp án: A
Câu 44 [564258]: Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là
A, Hoà Bình.
B, Yaly.
C, Trị An.
D, Sơn La.
Đáp án: D
Câu 45 [564259]: Công nghiệp sản xuất điện tử, máy tính của nước ta
A, có sự đầu tư của nước ngoài.
B, phân bố chủ yếu ở miền núi.
C, có lịch sử lâu đời.
D, chưa áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.
Đáp án: A
Câu 46 [564260]: Định hướng của ngành sản xuất giày, dép là
A, phát triển bền vững, hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
B, chỉ chú trọng đến thị trường trong nước.
C, chú trọng sản phẩm chất lượng thấp và trung bình.
D, tập trung nhiều ở miền núi phía Bắc.
Đáp án: A
Câu 47 [564261]: Bia là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
A, dầu mỏ.
B, trồng trọt.
C, chăn nuôi.
D, thủy sản.
Đáp án: B
Câu 48 [564262]: Sản phẩm nào sau đây của nước ta thuộc công nghiệp chế biến thủy, hải sản?
A, Nước mắm.
B, Cà phê nhân.
C, Gạo, ngô.
D, Đường mía.
Đáp án: A
Câu 49 [564263]: Đâu là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất đồ uống?
A, Nước khoáng.
B, Sữa tươi.
C, Gạo.
D, Dầu thực vật.
Câu 50 [564265]: (Đề chính thức của Bộ GĐ - ĐT 2024)
Sản phẩm nào sau đây ở nước ta thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi?
A, Nước mắm.
B, Rượu, bia.
C, Gạo, ngô.
D, Thịt hộp.
Đáp án: D
2. Câu hỏi dạng Đúng/ Sai
Câu 51 [564266]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Trong tháng 3 và cả quý I năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trong tháng 3/2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 25,7 tỷ kWh, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế cả quý I, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 69,4 tỷ kWh - tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng và tỷ trọng huy động các loại hình nguồn điện toàn hệ thống trong quý I như sau:
+ Thủy điện: 10,62 tỷ kWh, chiếm 15,3%.
+ Nhiệt điện than: đạt 39,99 tỷ kWh, chiếm 57,6%.
+ Tua bin khí: 6,06 tỷ kWh, chiếm 8,7%.
+ Năng lượng tái tạo: 11,45 tỷ kWh, chiếm 16,5% (trong đó điện mặt trời đạt 6,61 tỷ kWh, điện gió đạt 4,43 tỷ kWh).
+ Điện nhập khẩu: 1,15 tỷ kWh, chiếm 1,7%.
Sản lượng điện truyền tải tháng 3/2024 đạt 20 tỷ kWh. Lũy kế quý I năm 2024, sản lượng điện truyền tải đạt 54,36 tỷ kWh, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2023.
(Nguồn: evn.com.vn)

a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Câu 52 [564267]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình hàng năm luôn ở mức cao, khoảng từ 1800 – 2000 mm. Địa hình có có cả đồi núi, đồng bằng, với hệ thống sông ngòi dày đặc, phía Tây có đồi núi cao, phía Đông đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi hơn 3.450 hệ thống. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo ra tiềm năng cho phát triển ngành thủy điện.
Theo tính toán, với việc tận dụng lợi thế tự nhiên, tổng công suất thủy điện của Việt Nam sẽ đạt 35.000 MW. Trong đó miền Bắc chiếm 60%, miền Trung chiếm 27% và 13% thuộc miền Nam. Hàng năm, với hệ thống thủy điện này chúng ta có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, không chỉ là những nhà máy thủy điện có công suất lớn mà các dự án thủy điện nhỏ cũng có đóng góp rất quan trọng vào khoảng 15-20 tỷ kWh mỗi năm.
(Nguồn: https://intracom.com.vn/tiem-nang-thuy-dien/)

a, Sai
b, Đúng
c, Đúng
d, Sai
Câu 53 [564268]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Bên cạnh những tiềm năng về khí hậu, hệ thống sông ngòi tại Việt Nam, việc phát triển ngành thủy điện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bất cập như:
Tác động đến môi trường, xã hội: Dù là nhà máy thủy điện lớn hay nhỏ, việc xây dựng cũng sẽ cần nghiên cứu rõ, việc quy hoạch, sử dụng đất đai hay cả tình trạng chặt phá rừng để xây dựng công trình, đường xá cũng cần đặc biệt quan tâm. Điều đó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, sinh thái của địa phương và cuộc sống của người dân trong khu vực. Việc xây dựng nhà máy thủy điện tại các khu vực vùng sâu vùng xa có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương. Bởi vậy, việc triển khai các dự án cần có sự đồng lòng từ chính phủ, doanh nghiệp và cả người dân bởi sự phản đối đến từ cộng đồng hoặc thiếu sự phối hợp, hợp tác sẽ gây ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
(Nguồn: https://intracom.com.vn/tiem-nang-thuy-dien/)

a, Đúng
b, Sai
c, Sai
d, Sai
Câu 54 [564269]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo nhận định của lãnh đạo TKV (Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam), tình hình cung ứng than hiện nay cho nền kinh tế, nhất là than cho sản xuất điện đang có xu hướng tăng cao. Giai đoạn 2017-2020 vừa qua, nhu cầu than antraxit cho các nhà máy nhiệt điện lên tới 40 triệu tấn/năm. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, sản lượng này tăng lên khoảng 50-55 triệu tấn than/năm.
(Nguồn: nhandan.vn)

a, Đúng
b, Đúng
c, Sai
d, Sai
Câu 55 [564270]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo báo cáo của PVN (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam), năm 2023 hầu hết các chỉ tiêu sản lượng, kinh doanh thuộc 5 lĩnh vực đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, với nhiều kỷ lục mới; gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 13 triệu tấn, vượt 8,3% kế hoạch năm.PVN có 2 phát hiện dầu khí mới tại lô 16-2 và tại lô PM3-CAA; đưa vào hoàn thành và khai thác sớm 4 mỏ/công trình dầu khí. Sản lượng khai thác dầu đạt 10,41 triệu tấn, vượt 12,1% kế hoạch, riêng trong nước đạt 8,63 triệu tấn, giảm 3,9% so với năm 2022. PVN cho hay đây là mức suy giảm thấp nhất so với giai đoạn trước.
(Nguồn: tuoitre.vn)

a, Sai
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Câu 56 [564271]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Tại Việt Nam, Bạch Hổ là mỏ dầu khí đầu tiên được đưa vào khai thác từ năm 1986, đến nay mỏ này đã ở vào giai đoạn khai thác cuối. Tiếp theo Bạch Hổ, một loạt các mỏ khác cũng được đưa vào khai thác nhưng hiện các mỏ này cũng đã ở giai đoạn suy giảm.Theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam đều đi vào khai thác từ năm 1986 - 2015. Trong đó, các mỏ có sản lượng lớn đều đã khai thác từ 15 - 35 năm, hiện ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ, độ ngập nước cao và tiếp tục tăng liên tục theo thời gian. Độ ngập nước trung bình của một số mỏ hiện đã ở mức 50 - 90%, dẫn đến sản lượng khai thác bị suy giảm tự nhiên như nhiều mỏ trên thế giới.
(Nguồn: https://petrovietnam.petrotimes.vn)

a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Câu 57 [564272]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2023 xuất khẩu dệt may đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2022. Mặc dù vậy, điểm nổi bật của ngành dệt may trong năm qua là sự bứt phá về thị trường. Ngoài các thị trường truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng đáng kể hàng dệt may sang Canada, Trung Quốc, Anh, Australia, Nga, Thái Lan, Ấn Độ…
(Nguồn: https://vneconomy.vn)
a, Sai
b, Sai
c, Đúng
d, Đúng
Câu 58 [564273]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Tính về thị trường, 5 thị trường lớn nhất của giày dép Việt trong 4 tháng qua là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP để mở rộng sang các thị trường mới như Canada, Mexico, Chile… Các FTA đã ký kết với lộ trình giảm thuế mạnh tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp da giày phát triển thị trường.
(Nguồn: nhandan.vn)
a, Đúng
b, Đúng
c, Sai
d, Đúng
Câu 59 [564274]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Sau một thời gian dài chịu tác động của các biện pháp giãn cách xã hội từ đại dịch Covid 19 và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù bao gồm Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh, và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với chế tài rất nặng áp dụng khi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đồ uống bị thiệt hại nặng nề, năm 2020, thị trường tiêu thụ giảm 20%-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm tới 16% so với năm 2019. Thêm vào đó, gần đây, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã và đang gây khủng hoảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm trầm trọng hơn nữa những khó khăn của ngành đồ uống khiến giá nhiên liệu tăng mạnh, giá nguyên liệu tăng phi mã.
(Nguồn: https://vioit.org.vn/vn)
a, Covid ảnh hưởng mạnh tới ngành công nghiệp sản xuất đồ uống của nước ta.
b, Covid là ảnh hưởng duy nhất tới ngành công nghiệp đồ uống.
c, Năm 2020, thị trường tiêu thụ đồ uống giảm mạnh.
d, Tình hình thế giới không ảnh hưởng nhiều tới ngành công nghiệp đồ uống nước ta.
a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Câu 60 [564275]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việt Nam có lợi thế rất lớn về gió, với bờ biển dài hơn 3.000 km và nhiều hải đảo với tốc độ gió thổi bình quân quanh năm từ 5m/s trở lên. Về tiềm năng điện gió trên bờ của Việt Nam, ước tính tổng tiềm năng kỹ thuật lên tới 221 GW. Đến nay đã có trên 5.000 MW điện gió trên bờ, gần bờ được đưa vào vận hành.
(Nguồn: https://www.erav.vn)
a, Việt Nam chưa xây dựng được điện gió.
b, Sản lượng điện gió còn chiếm cơ cấu nhỏ trong tổng sản lượng điện nước ta.
c, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió.
d, Điện gió chủ yếu phát triển ở ven biển và ngoài khơi.
a, Sai
b, Đúng
c, Đúng
d, Đúng