1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [564333]: Điều kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta?
A, Vị trí địa lí thuận lợi.
B, Dân số tăng nhanh.
C, Kết cấu hạ tầng tốt.
D, Thị trường tiêu thụ rộng.
Đáp án: B
Câu 2 [564334]: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp nước ta?
A, Do chính phủ quyết định thành lập.
B, Không có ranh giới địa lí xác định.
C, Không có dân cư sinh sống.
D, Chuyên sản xuất công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 3 [564335]: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm khu công nghiệp ở nước ta?
A, Có ranh giới địa lí xác định.
B, Đồng nhất với điểm dân cư.
C, Do Quốc hội quyết định thành lập.
D, Chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Đáp án: A
Câu 4 [564336]: Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta hiện nay
A, làm hạ thấp tỉ trọng nông nghiệp.
B, đã hình thành các khu công nghiệp.
C, đang diễn ra với tốc độ rất nhanh.
D, làm tăng cao tỉ trọng công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 5 [564337]: Khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp là
A, khu công nghiệp.
B, khu công nghệ cao.
C, trung tâm công nghiệp.
D, điểm công nghiệp.
Đáp án: A
Câu 6 [564338]: Đa số các trung tâm công nghiệp ở nước ta
A, có quy mô rất lớn.
B, có quy mô lớn.
C, có quy mô trung bình.
D, có quy mô nhỏ.
Đáp án: D
Câu 7 [564339]: Hoà Lạc là một
A, khu công nghệ cao.
B, trung tâm công nghiệp.
C, khu công nghiệp.
D, điểm công nghiệp.
Đáp án: A
Câu 8 [564340]: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta hiện nay là
A, vị trí địa lý.
B, tài nguyên thiên nhiên.
C, nguồn nhân lực trình độ cao.
D, kinh tế - xã hội - môi trường.
Đáp án: D
Câu 9 [564341]: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm là
A, thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn, đông dân.
B, có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
C, thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D, ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Đáp án: B
Câu 10 [564342]: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào
A, giá trị sản xuất.
B, vị trí địa lí.
C, diện tích.
D, vai trò.
Đáp án: A
Câu 11 [564343]: Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do
A, sự đa dạng của tài nguyên.
B, các nguyên liệu nhập khẩu.
C, sự phân bố của tài nguyên.
D, tài nguyên có trữ lượng lớn.
Đáp án: C
Câu 12 [564344]: Tính đến năm 2021, cả nước có mấy khu công nghệ cao?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: D
Câu 13 [564345]: Nước ta xây dựng các khu công nghiệp tập trung chủ yếu nhằm mục đích
A, sản xuất để phục vụ tiêu dùng.
B, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C, đẩy mạnh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
D, tạo sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 14 [564346]: Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước ta tập trung nhiều ở các vùng nào sau đây?
A, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
B, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: A
2. Câu hỏi dạng Đúng/ Sai
Câu 15 [564347]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được hình thành từ cuối năm 1996 do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp chỉ đạo và chính thức được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12-10-1998.
Là dự án quan trọng được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện và quản lý, ngay từ đầu, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng và phát triển theo mô hình một đặc khu khoa học - công nghệ cấp quốc gia với trọng tâm là gắn kết giữa khoa học và sản xuất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là điểm khác biệt của Khu công nghệ cao Hòa Lạc với các khu công nghệ cao khác trong cả nước.
Sau 25 năm hình thành và phát triển, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã cơ bản thiết lập được các thành tố quan trọng, có tính chất nền móng để xây dựng và phát triển thành công một khu công nghệ cao.
(Nguồn: https://hanoimoi.vn)
a, Khu công nghệ Hoà Lạc là khu công nghệ cao đầu tiên của nước ta.
b, Khu công nghệ cao Hoà Lạc có trọng tâm là gắn kết giữa khoa học và sản xuất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c, Đến 2021, nước ta đã có 4 khu công nghệ cao.
d, Hoà Lạc cũng là một khu công nghiệp.
a, Đúng
b, Đúng
c, Đúng
d, Sai
Câu 16 [564348]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:


Sự phát triển của các Khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (NetZero) vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và nhiều chính sách quan trọng khác của Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, góp phần vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.


(Nguồn: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung)
a, Sai
b, Sai
c, Đúng
d, Đúng
Câu 17 [564349]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Với vị trí thuận lợi, mặt bằng rộng, cùng những cơ chế, chính sách ưu đãi, Bình Dương vẫn đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư FDI. Dòng vốn FDI vẫn đang đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, giúp Bình Dương trở thành một trong những tỉnh, thành phố hiện đại, năng động của cả nước.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương đã thu hút được hơn 824,6 triệu USD vốn đầu tư. Trong đó, có 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư hơn 464,6 triệu USD; 66 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng thêm hơn 264,8 triệu USD; 62 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 95,1 triệu USD. Bình Dương hiện đứng thứ ba cả nước (sau TPHCM và Hà Nội) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4.322 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 41 tỷ USD, chiếm hơn 10,6% tổng số dự án và 8,5% tổng vốn FDI của cả nước.
(Nguồn: https://haiquanonline.com.vn)
a, Sai
b, Đúng
c, Đúng
d, Sai
Câu 18 [564350]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Bình Dương cũng đang nỗ lực triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, thiết kế lại không gian phát triển, thu hút FDI chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững. Đáng chú ý, UBND tỉnh Bình Dương đang giao các sở, ngành phối hợp Tổng công ty Becamex IDC khẩn trương thực hiện KCN thông tin tập trung. KCN này có quy mô 220 ha. Các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư là phát triển phần mềm và ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông, nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin… và các ngành công nghiệp xanh.
(Nguồn: https://haiquanonline.com.vn)
a, Bình Dương đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
b, Các ngành được ưu tiên thu hút đầu tư là các ngành công nghiệp truyền thống.
c, Các ngành công nghiệp xanh đang được ưu tiên phát triển ở Bình Dương.
d, Chuyển đổi số là một trong những biện pháp được Bình Dương áp dụng để phát triển kinh tế - xã hội.
a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Đúng
Câu 19 [564351]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hàng năm, TP đóng góp gần 25% nguồn thu ngân sách và gần 22% GRDP của quốc gia. Trong sự phát triển kinh tế đó của TP, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và tỷ trọng đóng góp cao. TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn về công nghiệp, đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp của cả nước. Công nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP (chiếm khoảng 18% GRDP).
(Nguồn: https:dangcongsan.vn)
a, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại 1.
b, Hằng năm thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 35% nguồn thu ngân sách.
c, Công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh.
d, Thành phố Hồ Chí Minh ít thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
a, Sai
b, Sai
c, Đúng
d, Sai