1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [567859]: Hoạt động xuất khẩu của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
A, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển sản xuất hàng hóa.
B, tăng cường quản lí nhà nước, mở rộng thêm thị trường.
C, đa dạng hóa sản xuất, hình thành các ngành mũi nhọn.
D, khai thác hiệu quả thế mạnh, nâng cao nguồn thu nhập.
Đáp án: A
Câu 2 [567860]: Xuất khẩu của nước ta hiện nay tăng trưởng mạnh chủ yếu do
A, mở rộng giao thương, liên kết các nước.
B, đổi mới sản xuất, có nhiều thành phần.
C, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu.
D, tăng cường đầu tư, tạo nhiều hàng hóa.
Đáp án: C
Câu 3 [567861]: Khách du lịch quốc tế đến nước ta hiện nay nhiều chủ yếu do
A, người dân hiếu khách, môi trường thân thiện.
B, hội nhập toàn cầu sâu rộng, kinh tế phát triển.
C, sản phẩm du lịch hấp dẫn, chính sách đổi mới.
D, dịch vụ thuận tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Đáp án: C
Câu 4 [567862]: Du lịch nước ta hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do
A, đổi mới chính sách, khai thác tốt tài nguyên.
B, mức sống nâng cao, nhiều dịch vụ thuận tiện.
C, hội nhập toàn cầu sâu rộng, kinh tế phát triển.
D, hoàn thiện hạ tầng, mở rộng nhiều thị trường.
Đáp án: A
Câu 5 [567863]: Hoạt động nội thương của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực chủ yếu do
A, mức sống tăng, công nghệ phát triển, lao động đông đảo.
B, sản xuất phát triển, mức sống tăng, chính sách đổi mới.
C, chính sách thay đổi, dân số tăng nhanh, thị trường rộng.
D, hàng hóa đa dạng, dân số tăng, nhu cầu ngày càng lớn.
Đáp án: B
Câu 6 [567864]: Sự phân hóa ngành du lịch theo lãnh thổ ở nước ta chủ yếu do sự khác nhau về
A, tài nguyên du lịch, vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng.
B, tập trung dân cư, giao thông vận tải và địa hình.
C, nhu cầu trong dân cư, cơ sở hạ tầng và địa hình.
D, tài nguyên du lịch, khí hậu và tập trung dân cư.
Đáp án: A
Câu 7 [567865]: Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu do
A, đô thị hóa phát triển, hội nhập toàn cầu rộng.
B, liên doanh với các nước, thị trường mở rộng.
C, các ngành sản xuất phát triển, mức sống tăng.
D, hiện đại hóa, công nghiệp hóa được thúc đẩy.
Đáp án: C
Câu 8 [567866]: Cán cân ngoại thương của nước ta trong những năm gần đây xuất siêu chủ yếu do
A, thu hút vốn đầu tư, có năng lực sản xuất tốt, xuất khẩu tăng nhanh.
B, nhu cầu nhập khẩu giảm, thị trường mở rộng, giao thông cải thiện.
C, chống dịch Covid-19 tốt, nhu cầu nhập khẩu giảm, vốn đầu tư tăng.
D, thị trường nhập khẩu thu hẹp, xuất khẩu tăng, giao thông cải thiện.
Đáp án: A
Câu 9 [567867]: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong những năm qua là
A, tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú, đa dạng.
B, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đang được đầu tư và nâng cấp.
C, sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống được nâng lên.
D, loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hướng dẫn đa dạng.
Đáp án: C
Câu 10 [567868]: Du lịch ở miền núi nước ta phát triển dựa trên các điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A, Địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp.
B, Địa hình có tính phân bậc, khí hậu mát mẻ, nhiều đặc sản.
C, Nhiều cảnh quan tự nhiên, khí hậu phân hóa theo độ cao.
D, Có nhiều trung tâm du lịch, cảnh quan tự nhiên đa dạng.
Đáp án: A
Câu 11 [567869]: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do
A, sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
B, sự phục hồi, phát triển của sản xuất, tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
C, kinh tế còn phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
D, dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất chưa phát triển.
Đáp án: B
Câu 12 [567870]: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?
A, Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
B, Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.
C, Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.
D, Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.
Đáp án: A
Câu 13 [567871]: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta hiện nay tăng nhanh chủ yếu do
A, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên.
B, sự ra đời của nhiều trung tâm thương mại, siêu thị lớn.
C, hình thức bán hàng và cung cấp các dịch vụ rất đa dạng.
D, nhu cầu mua sắm, vui chơi của người dân ngày càng cao.
Đáp án: A
Câu 14 [567872]: Nhân tố nào sau đây có vai trò chủ yếu giúp ngoại thương nước ta phát triển mạnh trong thời gian qua?
A, Đa dạng hóa thị trường, tăng cường sự quản lý của Nhà nước.
B, Tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế.
C, Khai thác hiệu quả tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm.
D, Nhu cầu tiêu dùng của dân cư và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh.
Đáp án: B
Câu 15 [567873]: Giải pháp chủ yếu để tăng lượng du khách quốc tế đến với nước ta là
A, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng.
B, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch.
C, tăng cường đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
D, nâng cấp và xây mới các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch.
Đáp án: B
Câu 16 [567874]: Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở nước ta hiện nay là
A, thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm.
B, tăng đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia.
C, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.
D, đổi mới quản lí, tăng cường liên kết với nước ngoài.
Đáp án: C
Câu 17 [567875]: Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện nào sau đây?
A, Số lượng du khách đến tham quan.
B, Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
C, Cơ sở vật chất và mức sống trong vùng.
D, Chất lượng đội ngũ lao động.
Đáp án: B
Câu 18 [567876]: Nước ta cần đẩy mạnh hoạt động nội thương chủ yếu nhằm
A, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
B, tạo tập quán tiêu dùng mới, tăng doanh thu ngành dịch vụ.
C, cân bằng xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khai thác tiềm năng từng vùng.
Đáp án: A
Câu 19 [567877]: Hàng nội địa và xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
A, sản xuất trong nước phát triển, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.
B, nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất phong phú, đa dạng.
C, nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, nguyên liệu đa dạng.
D, đẩy mạnh việc xuất khẩu, khai thác nguồn khoáng sản, thủy sản.
Đáp án: A
Câu 20 [567878]: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vào loại cao nhất cả nước chủ yếu do nguyên nào sau đây?
A, Hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh, dân cư đông đúc, vốn đầu tư rất lớn.
B, Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao, có nhiều chợ lớn, siêu thị.
C, Có mật độ dân số cao, vốn đầu tư rất lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản.
D, Vốn đầu tư lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản, xuất khẩu nhiều hàng hóa.
Đáp án: B
Câu 21 [567879]: Trong hoạt động thương mại, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A, chính sách mở cửa hội nhập, giao lưu với thế giới.
B, đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO.
C, nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa.
D, ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa trong khu vực.
Đáp án: A
Câu 22 [567880]: Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta là
A, tăng cường hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B, đẩy mạnh sản xuất, hạn chế nhập khẩu hàng hóa.
C, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa.
D, giảm nhập khẩu các nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
Đáp án: C
Câu 23 [567881]: Hoạt động xuất khẩu khoáng sản của nước ta hiện nay gặp nhiều khó khăn chủ yếu do
A, ảnh hưởng môi trường, giá trị hàng hóa thấp.
B, trữ lượng khai thác suy giảm, vốn đầu tư ít.
C, công nghiệp chế biến, thị trường cò nhạn chế.
D, chính sách nhà nước, công nghệ còn lạc hậu.
Đáp án: C
Câu 24 [567882]: Nước ta hiện nay có thị trường nhập khẩu mở rộng chủ yếu do
A, sản xuất phát triển, quan hệ với nhiều nước.
B, hội nhập thế giới rộng, nhiều dịch vụ đổi mới.
C, chính trị ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch.
D, toàn cầu hoá, quan hệ với các nước phát triển.
Đáp án: A
Câu 25 [567883]: Nội thương nước ta hiện nay phát triển chủ yếu do
A, chính sách ưu tiên hàng Việt, xây dựng thương hiệu tốt.
B, mức sống người dân tăng, các ngành sản xuất phát triển.
C, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng loại hình bán lẻ.
D, có sự phân hoá lãnh thổ rõ, đẩy mạnh hoạt động vận tải.
Đáp án: B
Câu 26 [567884]: Tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A, sản xuất trong nước phát triển, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.
B, nguồn tài nguyên thiên cho quá trình sản xuất phong phú và giàu có.
C, nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, giàu có nguyên liệu.
D, đẩy mạnh việc xuất khẩu, khai thác nguồn khoáng sản, thủy sản.
Đáp án: A
Câu 27 [567885]: Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch ở nước ta là
A, đầu từ nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng hơn.
B, cần tập trung phát triển mạnh hơn vào tam giác tăng trưởng du lịch.
C, đẩy mạnh giao lưu quốc tế và tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.
D, phát triển du lịch một cách bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường.
Đáp án: D
Câu 28 [567886]: Ý nghĩa chủ yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu nước ta là
A, đa dạng hóa thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế đất nước trên thế giới.
B, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo ra việc làm.
C, khai thác tốt các thế mạnh, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống.
D, mở rộng sản xuất, kích thích đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ lao động.
Đáp án: C
Câu 29 [567887]: Ý nghĩa chủ yếu của hoạt động xuất khẩu đối với nước ta là
A, giải quyết nhiều việc làm, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước.
B, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập dân cư, chuyển giao khoa học công nghệ.
C, sử dụng hiệu quả nguồn lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, tích lũy vốn đầu tư.
D, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, phát triển kinh tế, tăng mức sống.
Đáp án: D
Câu 30 [567888]: Giải pháp chủ yếu để nước ta kích cầu du lịch thời gian gần đây là
A, đẩy mạnh quảng bá, giảm giá, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
B, đa dạng loại hình, nâng cao chất lượng lao động và các dịch vụ du lịch.
C, ưu tiên phát triển du lịch, tăng cường nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng.
D, tăng nguồn vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Đáp án: A
Câu 31 [567889]: Giải pháp quan trọng nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch ở nước ta là
A, tăng cường các điểm du lịch, mở rộng các cơ sở lưu trú.
B, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường cơ sở lưu trú.
C, bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường quảng bá.
D, hiện đại hóa các sân bay, nâng cao chất lượng lao động.
Đáp án: B
Câu 32 [567890]: Giá trị xuất khẩu của nước ta hiện nay lớn hơn giá trị nhập khẩu chủ yếu do
A, tăng xuất khẩu dầu mỏ và than, giảm nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp.
B, tăng quy mô sản xuất và chất lượng hàng hoá, mở rộng giao thương.
C, giảm nhập khẩu do dịch bệnh, chính sách ưu tiên dùng hàng nội địa.
D, máy móc nhập khẩu ít, xuất khẩu hàng công nghệ có vốn nước ngoài.
Đáp án: B
Câu 33 [567891]: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để nước ta xuất khẩu bền vững trong bối cảnh hiện nay?
A, Chuyển đổi mạnh cơ cấu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
B, Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, tìm kiếm thị trường mới.
C, Thay đổi cơ chế chính sách, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D, Coi trọng thị trường truyền thống, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ.
Đáp án: A
Câu 34 [567892]: Tác động lớn nhất của việc xuất siêu trong những năm gần đây đến kinh tế nước ta là
A, nâng cao năng lực xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm.
B, ổn định kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng GDP.
C, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, nâng chất lượng cuộc sống.
D, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy công nghiệp hóa.
Đáp án: B
Câu 35 [567893]: Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A, Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhanh và tâm lý “sính ngoại” của người dân.
B, Sản xuất trong nước phát triển, nhu cầu nguyên liệu, tư liệu sản xuất tăng nhanh.
C, Dân số tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện và nhu cầu ngày càng đa dạng.
D, Sản phẩm trong nước chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và mẫu mã.
Đáp án: B
Câu 36 [567894]: Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở nước ta hiện nay là
A, đổi mới các nguồn hàng xuất khẩu, tập trung nâng cao sản lượng.
B, thực hiện tốt những hiệp định thương mại, đầu tư công nghệ cao.
C, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo chiều sâu, đa dạng thị trường.
D, tăng cường khai thác lợi thế về tài nguyên, chuyển đổi kĩ thuật.
Đáp án: C
Câu 37 [567895]: Số lượt khách du lịch của nước ta trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do
A, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, hình thành nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp.
B, nâng cao trình độ lực lượng lao động, tăng cường mạng lưới giao thông vận tải.
C, tài nguyên du lịch được phân loại, các cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng mới.
D, chất lượng cuộc sống được nâng cao, các hoạt động quảng bá được đẩy mạnh.
Đáp án: D
Câu 38 [567896]: Biện pháp chủ yếu để tăng chi tiêu của khách du lịch ở nước ta là
A, đẩy mạnh hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ lưu trú.
B, đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch.
C, nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm, tăng cường việc quảng bá.
D, bảo vệ tài nguyên du lịch, tăng cường phát triển du lịch bền vững.
Đáp án: B
Câu 39 [567898]: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở nước ta hiện nay tăng nhanh chủ yếu do
A, sản xuất đa dạng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
B, phát triển nền sản xuất, đô thị hóa phát triển.
C, chất lượng cuộc sống tăng, hội nhập quốc tế.
D, hàng hóa ngày càng đa dạng, mức sống tăng.
Đáp án: B
Câu 40 [567900]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển hệ thống giao thông vận tải đường biển ở nước ta hiện nay là
A, mở rộng các liên kết, thay đổi cơ cấu hàng hóa.
B, tăng cường giao thương, hình thành các đô thị.
C, phát triển kinh tế, phục vụ việc xuất nhập khẩu.
D, thu hút đầu tư, hình thành khu kinh tế ven biển.
Đáp án: C
2. Câu hỏi dạng Đúng/ Sai
Câu 41 [567909]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo Thủ tướng, tình hình du lịch thời gian qua khởi sắc hơn: đến hết tháng 10/2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt khách, là điểm sáng, đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Bên cạnh đó, ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc nhiều năm qua.
(Nguồn: nhandan.vn )
a) Ngành du lịch của nước ta có sau đại dịch đang có những bước phục hồi đáng kể.
b) Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch.
c) Đại dịch ảnh hưởng lớn đến du lịch của nước ta.
d) Nước ta chưa có chính sách để thu hút khách du lịch quốc tế.
a, Đ
b, Đ
C, Đ
d, S
Câu 42 [567910]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước; phối hợp, liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp, chủ thể liên quan; xây dựng chuỗi giá trị liên kết du lịch quốc gia, toàn cầu; bảo đảm nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực phát triển hạ tầng, nhân lực du lịch.
(Nguồn: nhandan.vn )
a, S
b, Đ
c, Đ
d, Đ
Câu 43 [567911]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có gần 900 đô thị với 5 thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp 70% GDP cả nước. Tại nhiều đô thị có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi trội, du lịch đã thật sự trở thành động lực đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
(Nguồn: nhandan.vn )
a) Phát triển du lịch đô thị luôn luôn mang lại những ảnh hưởng tích cực.
b) Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là những đô thị du lịch tiêu biểu.
c) Du lịch đô thị cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực về môi trường.
d) Việc phát triển du lịch đô thị góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
a, S
b, Đ
c, Đ
d, Đ
Câu 44 [567912]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Lũy kế trong quý I/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 177,96 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 23,97 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt đạt 92,88 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng tăng 13,33 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 85,08 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng tăng 10,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 3/2024 thặng dư 2,78 tỷ USD, qua đó nâng mức thặng dư trong quý I/2024 lên 7,8 tỷ USD.
(Nguồn:Tổng cục hải quan)
a, Đ
b, S
c, Đ
d, S
Câu 45 [567913]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Với kim ngạch gần 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm, với nguồn cung dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, ngành hàng rau quả đang được kỳ vọng có thể lập thêm kỷ lục mới trong năm nay, với mốc 7 tỷ USD...
(Nguồn: https://vneconomy.vn/ )
a) Xuất khẩu rau quả đang tăng trưởng mạnh.
b) Nước ta chủ yếu xuất khẩu rau quả cận nhiệt và ôn đới.
c) Bắc Trung Bộ là vùng chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất nước ta.
d) Việt Nam chỉ xuất khẩu rau quả sang thị trường châu Á.
a, Đ
b, S
c, S
d, S
Câu 46 [567914]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.
(Nguồn: https://moit.gov.vn/)
a, Đ
b, Đ
c, S
d, Đ
Câu 47 [567915]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3,260km, có một số cảng biển lớn quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Những cảng biển này là một cánh tay đắc lực, thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển và hội nhập cùng thế giới.
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/ )
a) Việt Nam có nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển.
b) Cảng biển là yếu tố quan trọng để xây dựng nền kinh tế mở.
c) Việt Nam hiện nay chưa có cảng biển quốc tế.
d) Tây Nguyên là vùng có nhiều cảng biển.
a, Đ
b, Đ
c, S
d, S
Câu 48 [567916]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong mức tăng chung đó có sự đóng góp từ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những địa phương có nhu cầu tiêu dùng lớn; lượng khách du lịch đến tăng cao, tác động lan tỏa đến các hoạt động vận tải, mua sắm, lưu trú, ăn uống… Nhờ đó góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại các địa phương này.
(Nguồn: gso.gov.vn)
a) Các thành phố lớn thường có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn.
b) Doanh thu hoạt động tiêu dùng của các thành phố lớn chỉ đến từ người dân nội vùng.
c) Quá trình đô thị hóa có tác dụng tích cực thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.
d) Quá trình đô thị hoá đồng đều ở tất cả các vùng của nước ta.
a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Câu 49 [567917]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Trong tổng số hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm nay (2022), khách đến bằng đường hàng không đạt 3,277 triệu lượt người, chiếm 89,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,5 lần so với năm trước. Khách quốc tế đến bằng đường bộ đạt 380,9 nghìn lượt người, chiếm 10,4% và gấp 8,4 lần; bằng đường biển đạt 3,1 nghìn lượt người, chiếm 0,1% và gấp 5,1 lần.Hàn Quốc vẫn là thị trường đóng góp lượng khách quốc tế đến Việt Nam lớn nhất với 201.489 lượt khách đến trong tháng 12. Tính chung cả năm, lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam ước đạt 965.366 lượt người.
(Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/nam-2022-viet-nam-don-hon-3-66-trieu-luot-khach-quoc-te-628904.html)
a) Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không.
b) Hàn Quốc là nước có nhiều khách du lịch đến Việt Nam trong tháng 12/2022.
c) Số lượng khách du lịch tăng góp phần tăng doanh thu cho các cơ sở lưu trú và lữ hành.
d) Du lịch nước ta năm 2022 đã hoàn toàn phục hồi và tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn trước Covid.
a, Đ
b, Đ
c, Đ
d, S
Câu 50 [567918]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Trong 5 năm 2018 – 2022, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu bình quân của Việt Nam đạt 11,3%/năm. Trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động xuất, nhập khẩu tuy suy giảm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, sang năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản sụt giảm; thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục thu hẹp; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại.
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/xuat-nhap-khau-nam-2023-no-luc-phuc-hoi-tao-da-but-pha-cho-nam-2024/)
a) Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2018 - 2022.
b) Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng dương giai đoạn 2018 - 2022.
c) EU và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
d) Covid tác động đến nền kinh tế toàn thế giới.
a, S
b, Đ
c, Đ
d, Đ