1. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1 [560124]: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay
A, chưa đa dạng về đối tượng nuôi trồng.
B, chịu sự chi phối của nhân tố thị trường.
C, sản lượng nuôi trồng ngày càng giảm.
D, các vùng nước ngọt chủ yếu nuôi tôm.
Đáp án: B
Câu 2 [560125]: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay
A, có sản lượng ít hơn khai thác.
B, còn nhiều tiềm năng phát triển.
C, chủ yếu tập trung ở miền núi.
D, chỉ phục vụ thị trường nội địa.
Đáp án: B
Câu 3 [560126]: Ngành thủy sản của nước ta hiện nay
A, bước phát triển đột phá, tỉ trọng ngày càng cao.
B, chất lượng thương phẩm, năng suất lao động cao.
C, đánh bắt thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D, sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
Đáp án: A
Câu 4 [560127]: Hoạt động khai thác thủy sản nước ta hiện nay
A, tập trung khai thác ven bờ.
B, sản lượng khai thác thủy sản giảm mạnh.
C, sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm mạnh.
D, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm mạnh.
Đáp án: D
Câu 5 [560128]: Ngành thủy sản của nước ta hiện nay
A, đối tượng nuôi trồng còn kém đa dạng.
B, phân bố đồng đều trên phạm vi cả nước.
C, chủ yếu phát triển nuôi trồng nước ngọt.
D, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Đáp án: D
Câu 6 [560129]: Ngành thủy sản nước ta hiện nay
A, nhu cầu thị trường giảm.
B, tập trung hầu hết ở vùng ven biển.
C, nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn.
D, diện tích nuôi trồng suy giảm.
Đáp án: C
Câu 7 [560130]: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của nước ta hiện nay
A, chỉ tiến hành ở các ngư trường trọng điểm.
B, toàn bộ được chế biến phục vụ xuất khẩu.
C, đang dần chinh phục nhiều thị trường mới.
D, phụ thuộc hoàn toàn vào vốn nước ngoài.
Đáp án: C
Câu 8 [560131]: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ta hiện nay
A, đối tượng nuôi trồng nhiều nhất là tôm.
B, phát triển nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
C, hình thức từ thâm canh sang quảng canh.
D, sản lượng tăng ít hơn đánh bắt.
Đáp án: D
Câu 9 [560132]: Tại sao nói tài nguyên rừng đang bị suy thoái
A, diện tích rừng giảm.
B, diện tích rừng trồng giảm.
C, chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
D, công nghiệp chế biến gỗ chưa phát triển.
Đáp án: C
Câu 10 [560133]: Điều kiện thuận lợi đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
A, có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
B, khí hậu và thời tiết ổn định, ít thiên tai.
C, có nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn.
D, có các ngư trường lớn ở ngoài khơi xa.
Đáp án: C
Câu 11 [560134]: Ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay
A, đang đẩy mạnh xuất khẩu gỗ tròn.
B, hoạt động lâm sinh đang được chú trọng.
C, các sản phẩm gỗ chưa phong phú.
D, chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế.
Đáp án: B
Câu 12 [560135]: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản nước ta thay đổi theo hướng
A, tỉ trọng khai thác và nuôi trồng luôn biến động.
B, giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
C, tỉ trọng khai thác và nuôi trồng luôn ổn định.
D, tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng.
Đáp án: B
Câu 13 [560136]: Thuận lợi chủ yếu của nước ta về tự nhiên để phát triển nuôi trồng hải sản là
A, nhiều đầm phá, ô trũng ở đồng bằng.
B, nhiều cửa sông rộng và ở gần nhau.
C, có nhiều sông suối và các hồ rộng.
D, có vịnh, bãi triều và rừng ngập mặn.
Đáp án: D
Câu 14 [560137]: Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển
A, trồng rừng ngập mặn và thủy sản nước ngọt.
B, khai thác khoáng sản và hoạt động du lịch.
C, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
D, khai thác khoáng sản và giao thông vận tải.
Đáp án: C
Câu 15 [560138]: Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản nước ta hiện nay
A, chỉ tập trung vào khai thác tre luồng và nứa.
B, chủ yếu cung cấp nguồn gỗ củi, than củi.
C, phát triển công nghiệp bột giấy và giấy.
D, hoàn toàn do các xưởng gỗ tư nhân thực hiện.
Đáp án: C
Câu 16 [560139]: Nước ta có điều kiện tự nhiên nào để có thể phát triển ngành khai thác thủy sản?
A, Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt.
B, Phương tiện đánh bắt hiện đại.
C, Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
D, Bờ biển dài, ngư trường trọng điểm.
Đáp án: D
Câu 17 [560140]: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay
A, chủ yếu phát triển ở sông suối.
B, có đối tượng nuôi trồng đa dạng.
C, chỉ tập trung nuôi tôm.
D, tỉ trọng có xu hướng giảm chậm.
Đáp án: B
Câu 18 [560141]: Nghề cá ở nước ta hiện nay
A, có các cảng cá hiện đại và hoàn thiện.
B, khuyến khích đánh bắt ở vùng ven bờ.
C, có năng suất lao động đánh bắt rất cao.
D, gắn với giữ vững chủ quyền biển đảo.
Đáp án: D
Câu 19 [560142]: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm chủ yếu là do
A, phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
B, phá rừng để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
C, phá rừng để khai thác gỗ, củi và lâm sản khác.
D, ô nhiễm môi trường đất và nước rừng ngập mặn.
Đáp án: A
Câu 20 [560143]: Hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta hiện nay
A, có nhiều sản phẩm khác nhau.
B, chủ yếu phát triển ở sông suối.
C, chỉ tập trung ở các vùng biển.
D, hoàn toàn phục vụ xuất khẩu.
Đáp án: A
Câu 21 [560144]: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là
A, tạo sự đa dạng sinh học.
B, điều hoà nguồn nước của các sông.
C, cung cấp gỗ và lâm sản quý.
D, điều hoà khí hậu, chắn gió bão.
Đáp án: B
Câu 22 [560145]: Nhà nước chú trọng đánh bắt xa bờ không phải do
A, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.
B, ô nhiễm môi trường ven biển trầm trọng.
C, nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân.
D, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đáp án: D
Câu 23 [560146]: Hoạt động trồng rừng của nước ta hiện nay
A, chỉ chú trọng trồng ở vùng ven biển.
B, tập trung chủ yếu trồng cây gỗ quý.
C, thu hút sự tham gia của nhiều người.
D, tập trung hoàn toàn ở vùng đồi núi.
Đáp án: C
Câu 24 [560147]: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta phát triển đánh bắt thủy sản?
A, Đồng bằng có nhiều ô trũng.
B, Biển có nhiều ngư trường lớn.
C, Sông ngòi, ao hồ dày đặc.
D, Nhiều cửa sông, đầm phá.
Đáp án: B
Câu 25 [560148]: Biện pháp chủ yếu để nâng cao sản lượng đánh bắt thủy sản ở nước ta hiện nay là
A, đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại.
B, đẩy mạnh tìm kiếm ngư trường mới.
C, mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản.
D, trang bị kiến thức mới cho ngư dân.
Đáp án: A
Câu 26 [560149]: Điều kiện thuận lợi đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là
A, có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
B, khí hậu và thời tiết ổn định, ít thiên tai.
C, có nhiều cửa sông, bãi triều, đầm phá.
D, có các ngư trường lớn ở ngoài khơi xa.
Đáp án: A
Câu 27 [560150]: Khó khăn nào sau đây là lớn nhất làm gián đoạn thời gian khai thác hải sản ở nước ta?
A, Nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
B, Địa hình bờ biển rất phức tạp.
C, Môi trường ven biển bị suy thoái.
D, Có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: D
Câu 28 [560151]: Đâu không phải là khó khăn đối với ngành thuỷ sản của nước ta?
A, Nằm trong vùng hoạt động của bão.
B, Thị trường biến động.
C, Nguồn sinh vật đa dạng.
D, Dịch bệnh ảnh hưởng.
Đáp án: C
Câu 29 [560152]: Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay là
A, sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
B, khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng lớn.
C, khai thác gần bờ đang được đẩy mạnh.
D, sản lượng khai thác luôn cao hơn nuôi trồng.
Đáp án: A
Câu 30 [560153]: Vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản ở nước ta là
A, khai thác thật hợp lí đi đôi với trồng mới rừng.
B, tăng cường giao đất, giao rừng cho người dân.
C, đẩy mạnh chế biến, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
D, tích cực ngăn chặn nạn chặt phá rừng tự nhiên.
Đáp án: C
Câu 31 [560154]: Đâu không phải đối tượng nuôi chủ yếu của ngành thuỷ sản nước ta?
A, Cá tra.
B, Tôm.
C, Cá ba sa.
D, Vịt.
Đáp án: D
Câu 32 [560156]: Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
A, chỉ có thị trường trong nước.
B, không đáp ứng đòi hỏi của thị trường khó tính.
C, đã thâm nhập được một số thị trường đòi hỏi cao.
D, giá trị xuất khẩu giảm liên tục.
Đáp án: C
Câu 33 [560157]: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
A, Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
B, Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
C, Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
D, Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
Đáp án: A
Câu 34 [560160]: Hoạt động đánh bắt xa bờ của nước ta hiện nay
A, sử dụng hoàn toàn phương tiện thủ công.
B, có hầu hết sản phẩm dùng để xuất khẩu.
C, tập trung chủ yếu xung quanh các đảo.
D, có đội ngũ tàu thuyền đang được nâng cấp.
Đáp án: D
Câu 35 [560161]: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh trong việc phát triển ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay?
A, Vùng biển nhiệt đới, có nguồn hải sản phong phú.
B, Có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng.
C, Có các ngư trường rộng, nhiều tiềm năng.
D, Các thị trường xuất khẩu khó tính và ổn định.
hoạt động đánh bắt xa bờ hiện nay được chú trọng và khuyến khích phát triển Đáp án: D
Câu 36 [560162]: Nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay
A, kĩ thuật nuôi chuyển hẳn sang quảng canh.
B, chưa gắn với hoạt động chế biến tôm.
C, mặt hàng xuất khẩu giá trị, thu ngoại tệ.
D, Đồng bằng sông Hồng nuôi nhiều nhất.
Đáp án: C
Câu 37 [560163]: Hoạt động lâm nghiệp của nước ta hiện nay
A, tập trung hoàn toàn vào khai thác gỗ.
B, diễn ra ở nhiều vùng miền khác nhau.
C, đẩy mạnh khai thác lâm sản quý hiếm.
D, chỉ chú trọng trồng mới rừng sản xuất.
Đáp án: B
Câu 38 [560165]: Giá trị sản phẩm thủy sản của nước ta hiện nay vẫn còn chưa cao chủ yếu do
A, ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
B, công nghiệp chế biến còn hạn chế.
C, đánh bắt gần bờ vẫn còn là chủ yếu.
D, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
Đáp án: B
Câu 39 [560166]: Hoạt động trồng rừng của nước ta hiện nay
A, tập trung chủ yếu trồng cây gỗ quý.
B, tập trung hoàn toàn ở vùng đồi núi.
C, thu hút sự tham gia của nhiều người.
D, chỉ chú trọng trồng ở vùng ven biển.
Đáp án: C
Câu 40 [560167]: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều
A, bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.
B, đầm phá, các ô trũng ở đồng bằng và ao hồ.
C, sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng.
D, cửa sông rộng và các mặt nước ở đồng ruộng.
Đáp án: A
Câu 41 [560168]: Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay
A, tập trung hầu hết quanh các đảo nhỏ.
B, sử dụng hoàn toàn thiết bị hiện đại.
C, chỉ đánh bắt để phục vụ xuất khẩu.
D, có nhiều sản phẩm được xuất khẩu.
Đáp án: D
Câu 42 [560169]: Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với khai thác thủy sản là có
A, các ngư trường lớn, nhiều sinh vật.
B, vùng biển rộng, nhiều đảo ven bờ.
C, rừng ngập mặn, các bãi triều rộng.
D, đường bờ biển dài, nhiều bãi biển.
Đáp án: A
Câu 43 [560170]: Hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta hiện nay
A, công nghiệp bột giấy chưa có.
B, sản phẩm gỗ chưa phong phú.
C, đang ưu tiên xuất khẩu gỗ tròn.
D, đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Đáp án: D
Câu 44 [560171]: Khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm nước ta là
A, môi trường bị suy thoái đe dọa nguồn lợi thủy sản.
B, trong năm có khoảng 30 - 35 đợt gió mùa đông Bắc.
C, hằng năm có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông.
D, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại.
Đáp án: D
Câu 45 [560173]: (Đề chính thức của Bộ GD - ĐT):
Khai thác hải sản ở Đông Nam Bộ được tiến hành tại
A, ven sông suối.
B, rừng đầu nguồn.
C, các ngư trường.
D, hồ thuỷ điện.
Đáp án: C
2. Câu hỏi Đúng/ Sai
Câu 46 [560219]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm tới nay. Lũy kế nửa đầu năm 2024 xuất khẩu thủy sản mang về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hầu hết các mặt hàng chủ lực xuất khẩu đều có tăng trưởng cao trong tháng 6 năm 2024, trong đó xuất khẩu cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59%, tôm tăng nhẹ 7%. Riêng mực, bạch tuộc là sản phẩm duy nhất giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
(Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn)
a) Cá tra là mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam.

b) Cua ghẹ là mặt hàng tăng trưởng nhiều nhất trong các sản phẩm thuỷ sản kể trên.
c) Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của nước ta luôn ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao.
d) Tất cả các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đều từ đánh bắt.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 47 [560220]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc - Hồng Kông (Trung Quốc) đều ghi nhận tăng trưởng cao trong tháng 6, cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 14%, sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 18%.
Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 733 triệu USD tăng 9%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc - Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 7% đạt 766 triệu USD.
Tính hết tháng 6 năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 705 triệu USD, giảm nhẹ 1% so với nửa đầu năm 2023.
Riêng xuất khẩu thị trường EU có mức tăng trưởng cao nhất (+40%) trong tháng 6. Lũy kế nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang EU 513 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP kỳ vọng năm nay tình hình xuất khẩu sẽ ổn định đúng chu kỳ thông thường, tăng tốc vào quý III và quý IV, theo đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 5,5 tỷ USD, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2024 tới gần 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023.
(Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn)
a) Hai thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta là Mỹ và Nhật Bản.
b) Thị trường Mỹ là thị trường khó tính.
c) Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng do các quốc gia kể trên là các thị trường dễ tính.
d) Sản lượng thuỷ sản tăng do nước ta đẩy mạnh khai thác gần bờ.
a) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 48 [560221]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Để khắc phục những thách thức hiện tại, ngành cá ngừ Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng và ổn định nguồn nguyên liệu trong nước. Điều này bao gồm việc đầu tư vào công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến cá ngừ, cũng như cải thiện hệ thống giám sát và quản lý tàu cá. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của ngành cá ngừ. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình chế biến, bảo quản và vận chuyển cá ngừ. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế.
Việc áp dụng các công nghệ mới trong khai thác và chế biến cá ngừ cũng giúp tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng lòng tin với khách hàng quốc tế. Công nghệ blockchain, chẳng hạn, có thể được sử dụng để theo dõi toàn bộ quá trình từ khai thác đến tiêu thụ, đảm bảo tính minh bạch và tin cậy.

(Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn)
a) Sử dụng công nghệ cao là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của xuất khẩu cá ngừ.
b) Thị trường quốc tế có nhiều đòi hỏi khắt khe với sản phẩm thuỷ sản.
c) Nước ta luôn đáp ứng hoàn toàn những tiêu chuẩn của các thị trường khó tính.
d) Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, thuỷ sản có tỉ trọng giảm.
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 49 [560222]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự bền vững của ngành cá ngừ. Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, áp dụng các phương pháp khai thác bền vững và tham gia vào các chương trình bảo vệ nguồn lợi hải sản. Một trong những biện pháp quan trọng là chống khai thác IUU (Illegal, Unreported, and Unregulated fishing). Chống khai thác IUU không chỉ giúp bảo vệ nguồn lợi cá ngừ mà còn đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động khai thác và thương mại hải sản, góp phần duy trì uy tín của ngành cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cần cam kết tuân thủ các quy định và quy chuẩn quốc tế về khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ngừ, đồng thời tham gia vào các sáng kiến toàn cầu về chống khai thác IUU để bảo vệ hệ sinh thái biển và phát triển bền vững ngành cá ngừ.
(Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn)
a) Để phát triển ngành cá ngừ cần quan tâm đến khai thác bền vững và bảo vệ môi trường.
b) Chống khai thác có mục tiêu duy nhất là bảo vệ nguồn lợi cá ngừ.
c) Ngành thuỷ sản nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.
d) Ngành thuỷ sản tăng trưởng chỉ do nguyên nhân thị trường mở rộng.
a) Đúng
b) Sai
c) Sai
d) Sai
Câu 50 [560223]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Cũng theo ITC, Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong hơn một thập kỷ qua (kể từ năm 2012 đến nay). Cùng với đó, việc nhập khẩu cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong hơn một thập kỷ qua.
Năm 2014 ghi nhận là thời điểm Colombia tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm cá thịt trắng từ Việt Nam, với giá trị hơn 48 triệu USD, (chiếm tỷ trọng 96%) và bỏ xa các quốc gia khác trong cuộc đua xuất khẩu cá thịt trắng sang thị trường này. Năm 2022 cũng là năm có giá trị nhập khẩu cá thịt trắng của Colombia từ Việt Nam ghi được dấu ấn, với giá trị đạt gần 45 triệu USD, chiếm 90% tổng kim ngạch cá thịt trắng quốc gia này nhập khẩu từ thế giới. Trong khi đó, năm 2019, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Colombia đạt thấp (do chỉ có bốn doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra sang Colombia).
Tuy nhiên 5 năm sau, tình hình đã thay đổi. Tính đến hết tháng 5/2024, Việt Nam đã có 16 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Colombia.

(Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn)
a) Việt Nam là quốc gia cung cấp nhiều cá thịt trắng nhất cho Colombia.
b) Colombia nhập khẩu nhiều cá thịt trắng từ Việt Nam do không có nước nào trên thế giới nuôi được loại cá này.
c) Năm 2014 là năm có gía trị xuất khẩu cá thịt trắng của Việt Nam sang Colombia cao nhất.
d) Việt Nam có nhiều ngư trường là điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng cá tra.
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai
Câu 51 [560224]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Năm 2023, ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thị trường xuất khẩu lâm sản phục hồi chậm, tình trạng lạm phát của thế giới vẫn ở mức cao,… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Nhưng các địa phương trong cả nước đã trồng được 250.000 ha rừng trồng tập trung và 127 triệu cây phân tán, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến với sản lượng khai thác đạt hơn 22 triệu mét khối gỗ; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì 42,02%.


(Nguồn: nhandan.vn)

a) Sai
b) Sai
c) Sai
d) Đúng
Câu 52 [560225]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Trồng rừng không chỉ đem lại lợi ích tầm vĩ mô là hướng đến phát triển xanh bền vững, bảo vệ môi trường mà còn là một trong những giải pháp tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người nông dân.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường, chỉ tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, vì rừng còn là nguồn sinh kế, nguồn thu nhập của hàng triệu người nghèo và người dân tộc thiểu số nên trồng cây gây rừng có thể nói là “đòn bẩy” quan trọng để tăng thu nhập cho người trồng và chăm sóc rừng.


(Nguồn: baochinhphu.vn)

a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Đúng
Câu 53 [560226]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Trong khi đó, cùng với việc đất rừng bị thoái hóa, đa dạng sinh học bị mất đi thì nạn chặt phá rừng trái phép đã thu hẹp diện tích và khiến cho gần 10 triệu ha đất rừng không được sử dụng, bị thoái hóa và trở thành đồi trọc. Chính những nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp đến kế sinh nhai cũng như thu nhập của hàng triệu người dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số.

(Nguồn: baochinhphu.vn)

a) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 54 [560227]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đảm bảo sinh kế cho người dân, phát triển kinh tế lâm nghiệp, Việt Nam đẩy mạnh phát triển rừng. Hiện nay, tín chỉ carbon rừng đang được ngành lâm nghiệp quan tâm. Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

(Nguồn: gso.gov.vn)

a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Sai
Câu 55 [560228]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Đến năm 31/12/2022, Việt Nam đã có 14,79 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 42%, trong đó 10,13 triệu ha rừng tự nhiên và 4,66 triệu ha rừng trồng. Rừng ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ duyên hải miền Trung – nơi có địa hình đồi núi và dốc. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 5,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt cao nhất trong các vùng trên cả nước với 54,2%, các địa phương đều có tỷ lệ che phủ rừng từ 43% đến gần 70%, trong đó Quảng Bình đạt tỷ lệ cao nhất với 68,6%; tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc với 5,4 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 53,8%, trong đó tỷ lệ che phủ cao nhất ở Bắc Kạn đạt 73,4%.
(Nguồn: gso.gov.vn)
a) Diện tích rừng trồng nước ta nhiều hơn diện tích rừng tự nhiên.
b) Rừng tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
c) Trung du miền núi phía Bắc có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất năm 2022.
d) Bắc Kạn có tỉ lệ che phủ cao nhất.
a) Sai
b) Sai
c) Sai
d) Đúng