1. Một số câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [569621]: Khó khăn chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là
A, lũ lụt kéo dài, bão hoạt động mạnh, thiếu lao động có tay nghề.
B, thiếu nước trong mùa khô, lũ lụt kéo dài, giống năng suất thấp.
C, diện tích mặt nước giảm, hạn hán kéo dài, thiếu cơ sở chế biến.
D, xâm nhập mặn vào mùa khô, thị trường biến động, dịch bệnh.
Đáp án: D
Câu 2 [569622]: Khó khăn chủ yếu trong sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ lớn.
B, một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C, phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn, có một mùa khô sâu sắc.
D, địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu.
Đáp án: C
Câu 3 [569623]: Khó khăn chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là
A, một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn và đất mặn mở rộng thêm.
B, mực nước sông bị hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp.
C, nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và độ mặn của đất tăng.
D, nguy cơ cháy rừng xảy ra, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng.
Đáp án: C
Câu 4 [569624]: Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A, 11.
B, 12.
C, 13.
D, 14.
Đáp án: C
Câu 5 [569625]: Mục đích chủ yếu của việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm đầu ra cho các trang trại.
B, phát triển nông nghiệp hàng hoá theo chiều sâu, thu hút đầu tư.
C, hình thành khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá.
D, nâng cao giá trị nông sản, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Đáp án: D
Câu 6 [569626]: Tình trạng hạn hán sâu sắc ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A, diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
B, biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
C, biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
D, xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Đáp án: D
Câu 7 [569627]: Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất cả nước chủ yếu là do
A, người dân nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và thời tiết ổn định.
B, kỹ thuật nuôi trồng có nhiều tiến bộ, nhiều vũng vịnh và bãi triều.
C, diện tích mặt nước nuôi lớn, sớm phát triển nông nghiệp hàng hóa.
D, nhiều cánh rừng ngập mặn ven biển, có các ô trũng ngập nước lớn.
Đáp án: C
Câu 8 [569628]: Tình trạng hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A, diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
B, biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
C, biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
D, xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Đáp án: D
Câu 9 [569629]: Cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển các sản phẩm giá trị.
B, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tích cực mở rộng thị trường.
C, sản xuất theo hướng thâm canh, khai thác hiệu quả thế mạnh.
D, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đáp án: A
Câu 10 [569630]: Nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu lớn của thị trường.
B, khai thác hiệu quả thế mạnh, tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
C, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm có giá trị.
D, sản xuất theo hướng thâm canh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đáp án: A
Câu 11 [569631]: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do
A, khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa sâu sắc, nhiều giống vật nuôi tốt.
B, nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C, lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.
D, sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.
Đáp án: B
Câu 12 [569632]: Tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng sông Cửu Long?
A, Đồng Nai.
B, Vĩnh Long.
C, Cà Mau.
D, Trà Vinh.
Đáp án: A
Câu 13 [569633]: Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh nhất nước ta hiện nay chủ yếu do
A, có bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, lao động có nhiều kinh nghiệm.
B, có diện tích mặt nước lớn, lao động có kinh nghiệm, thức ăn dồi dào.
C, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
D, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, có mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
Đáp án: B
Câu 14 [569634]: Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
A, đây là vùng trọng điểm số một về lương thực, thực phẩm của nước ta.
B, thiên nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn.
C, vùng có nhiều tiềm năng lớn về tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội.
D, thiên nhiên giàu có nhưng chưa được khai thác đúng mức, gây lãng phí.
Đáp án: B
Câu 15 [569635]: Tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường biển?
A, Bến Tre.
B, An Giang.
C, Sóc Trăng.
D, Kiên Giang.
Đáp án: D
Câu 16 [569636]: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
B, đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
C, giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D, tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: B
Câu 17 [569637]: Những nhóm đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A, đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
B, đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.
C, đất phù sa ngọt, đất badan, đất mặn.
D, đất phèn, đất bạc màu, đất phèn.
Đáp án: A
Câu 18 [569638]: Hậu quả chủ yếu của mùa lũ đến muộn và lưu lượng nước nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây là
A, làm suy giảm mực nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn.
B, xâm nhập mặn sớm, tình trạng hạn hán vào mùa khô sâu sắc hơn.
C, thiếu nước cho thau chua rửa mặn, tăng chi phí sản xuất vụ mùa.
D, sạt lở đất ven sông nghiêm trọng hơn, thu hẹp diện tích canh tác.
Đáp án: B
Câu 19 [569639]: Đất phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:
A, dọc sông Tiền và sông Hậu.
B, khắp cả vùng.
C, Đồng Tháp Mười và vùng trũng Cà Mau.
D, Ven biển.
Đáp án: A
Câu 20 [569640]: Ý nghĩa chủ yếu của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội.
B, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt vấn đề lương thực cả nước.
C, phân bố lại dân cư, xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.
D, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế.
Đáp án: A
Câu 21 [569641]: Nguyên nhân dẫn đến mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ngắn là do
A, mùa khô kéo dài, lưu lượng nước sông giảm.
B, địa hình thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
C, nhiều cửa sông, địa hình thấp và bằng phẳng.
D, dải rừng ngập mặn suy giảm, nhiều cửa sông.
Đáp án: A
Câu 22 [569642]: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt là
A, địa hình thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
B, mùa khô kéo dài, lưu lượng nước sông giảm.
C, nhiều sông ngòi, địa hình thấp và bằng phẳng.
D, rừng ngập mặn suy giảm, có nhiều cửa sông.
Đáp án: B
Câu 23 [569643]: Khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất?
A, cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
B, cận xích đạo.
C, nhiệt đới gió mùa.
D, ôn đới gió mùa.
Đáp án: B
Câu 24 [569644]: Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long không thuận lợi cho việc phát triển:
A, sản xuất nông nghiệp.
B, giao thông vận tải đường bộ.
C, du lịch.
D, nuôi trồng thuỷ sản.
Đáp án: B
Câu 25 [569645]: Hạn chế chủ yếu đối với việc phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A, thiếu nước vào mùa khô.
B, xâm nhập mặn kéo dài.
C, thiếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D, thiếu nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Đáp án: D
Câu 26 [569646]: Loại cây trồng nào chiếm ưu thế ở đồng bằng sông Cửu Long:
A, cây lương thực, thực phẩm.
B, cây công nghiệp lâu năm.
C, cây công nghiệp hằng năm.
D, cây lấy gỗ.
Đáp án: A
Câu 27 [569647]: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, đẩy mạnh thâm canh, liên kết vùng sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu.
B, mở rộng diện tích đất trồng, đảm bảo nước tưới, thu hút nguồn đầu tư.
C, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển chế biến, sử dụng giống mới.
D, quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
Đáp án: C
Câu 28 [569648]: Khó khăn lớn nhất với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
A, thiếu nước ngọt.
B, xâm nhập mặn.
C, sâu bệnh.
D, cháy rừng.
Đáp án: A
Câu 29 [569649]: Với vị trí giáp vùng Đông Nam Bộ, trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi chủ yếu về
A, nguồn lao động có tay nghề cao và nguồn năng lượng.
B, công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C, nguồn lao động có tay nghề cao, cơ sở vật chất kĩ thuật.
D, nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đáp án: B
Câu 30 [569650]: Loại tài nguyên quan trọng hàng đầu đối với nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A, đất.
B, nguồn nước.
C, khoáng sản.
D, khí hậu.
Đáp án: A
Câu 31 [569651]: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu long là
A, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và thay đổi cơ cấu mùa vụ.
B, khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn ven biển.
C, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi.
D, khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
Đáp án: A
Câu 32 [569652]: Cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển các sản phẩm giá trị.
B, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tích cực mở rộng thị trường.
C, sản xuất theo hướng thâm canh, khai thác hiệu quả thế mạnh.
D, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đáp án: A
Câu 33 [569653]: Nhận định nào không đúng về khó khăn của điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long:
A, Diện tích đất phèn mặn nhiều.
B, Mùa khô sâu sắc.
C, Chịu ảnh hưởng mạnh của bão.
D, Tài nguyên khoáng sản không thật dồi dào.
Đáp án: C
Câu 34 [569654]: Phát biểu nào không đúng về ngành nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long:
A, chỉ độc canh cây lúa.
B, là vựa lúa số 1 của cả nước.
C, chiếm tỉ trọng lớn đối với sản lượng lúa xuất khẩu của nước ta.
D, có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước.
Đáp án: A
Câu 35 [569655]: Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là
A, phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
B, tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ.
C, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý.
D, phát triển công tác thủy lợi, chú trọng cải tạo đất.
Đáp án: C
Câu 36 [569656]: Ngành du lịch của đồng bằng sông Cửu Long:
A, không chịu ảnh hưởng của dịch Covid.
B, có nhiều điều kiện để phát triển.
C, chỉ phát triển du lịch biển đảo.
D, có khách du lịch quốc tế nhiều hơn trong nước.
Đáp án: B
Câu 37 [569657]: Ngành trồng cây ăn quả của đồng bằng sông Cửu Long:
A, đã có mặt hàng xuất khẩu.
B, chủ yếu trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt.
C, là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 cả nước.
D, diện tích trồng giảm.
Đáp án: A
Câu 38 [569658]: Khoáng sản của đồng bằng sông Cửu Long:
A, trữ lượng và chất lượng than lớn nhất cả nước.
B, chưa được khai thác.
C, rất đa dạng và phong phú.
D, có khoáng sản than bùn.
Đáp án: D
Câu 39 [569659]: Phát biểu nào không chính xác về dân cư của đồng bằng sông Cửu Long:
A, thiếu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
B, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng cao.
C, nguồn lao động dồi dào.
D, có nhiều kinh nghiệm trong trồng lúa.
Đáp án: A
Câu 40 [569660]: (Đề thi chính thức của Bộ GD - ĐT năm 2024) Giải pháp chủ yếu để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn trong ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là:
A, phát triển thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
B, đa dạng hoá sản xuất, tăng diện tích cây ăn quả.
C, giảm diện tích lúa, chủ động sống chung với lũ.
D, mở rộng đất nông nghiệp, trồng rừng ngập mặn.
Đáp án: A
2. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng/ Sai:
Câu 41 [569661]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên 4.092,2 nghìn ha, trong đó 2.575,2 nghìn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất lúa. Với những lợi thế đó, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất lúa và trở thành vựa lúa số một cả nước.



(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/08/dong-bang-song-cuu-long-phat-huy-loi-the-vua-lua-so-mot-ca-nuoc/ )
a, Đ

b, S

c, Đ

d, S
Câu 42 [569662]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...



(Nguồn: https://nhandan.vn/han-han-xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-ngay-cang-kho-luong-post808201.html)
a, Đ

b, S

c, Đ

d, Đ
Câu 43 [569663]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Hiện ngành Thủy sản đang nỗ lực nghiên cứu, áp dụng công nghệ sản xuất tôm-lúa theo hướng hiệu quả, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng sản phẩm “tôm sạch - lúa thơm”; đặc biệt thân thiện với môi trường, phù hợp với từng vùng sinh thái.
(Nguồn: https://tongcucthuysan.gov.vn)
a, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
Câu 44 [569664]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Xác định du lịch là ngành mang lại nhiều lợi nhuận, có tác động tích cực thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế đất nước, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa, những năm qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã khai thác và phát triển thế mạnh du lịch trên địa bàn.


(Nguồn: https://dangcongsan.vn)
a, S

b, S

c, Đ

d, Đ
Câu 45 [569665]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là trung tâm nuôi trồng, khai thác thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản vùng ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở hầu hết các thị trường chính; chi phí sản xuất tăng cao; cạnh tranh gay gắt với nhiều nước xuất khẩu thủy sản (XKTS)...



(Nguồn: https://cand.com.vn )
a, Đ

b, Đ

c, S

d, S