1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [568429]: Phát biểu nào sai về vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng?
A, Tiếp giáp với Trung Quốc.
B, Tiếp giáp với Lào.
C, Tiếp giáp với Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
D, Tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ.
Đáp án: B
Câu 2 [568430]: Thế mạnh nào sau đây giúp cho đồng bằng sông Hồng có thể phát triển cây vụ đông?
A, Có khí hậu nhiệt đới.
B, Có một mùa đông lạnh.
C, Có nguồn nước dồi dào.
D, Có đất phù sa màu mỡ.
Đáp án: B
Câu 3 [568431]: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng?
A, Đất phù sa.
B, Đất phù sa pha cát.
C, Đất phèn.
D, Đất mặn.
Đáp án: A
Câu 4 [568432]: Vùng đồng bằng sông Hồng có những đảo, quần đảo nào sau đây?
A, Vân Đồn, Cát Bà, Cô Tô.
B, Trường Sa, Cát Bà, Cô Tô.
C, Vân Đồn, Cô Tô, Phú Quốc.
D, Phú Quý, Vân Đồn, Cô Tô.
Đáp án: A
Câu 5 [568433]: Hướng chủ yếu đẩy mạnh phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng là
A, đa dạng các loại hình, tạo nhiều sản phẩm phong phú, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B, tập trung khai thác tự nhiên, mở rộng dịch vụ, tăng cường thu hút vốn đầu tư.
C, tăng cường quảng bá, phát triển giao thông, nâng cao chất lượng sản phẩm.
D, mở rộng mạng lưới, đào tạo lao động, phát triển nhiều ngành nghề thủ công.
Đáp án: C
Câu 6 [568434]: Dân số vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây
A, dân số đông, tăng.
B, dân số trung bình, biến động mạnh.
C, dân số ít, ít biến động.
D, dân số ít, biến động nhiều.
Đáp án: A
Câu 7 [568435]: Dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng nhanh chủ yếu do
A, dân số đông, hàng hóa phát triển, nhiều trung tâm kinh tế.
B, lao động có chuyên môn cao, vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C, nhập cư nhiều, dân đông, chất lượng cuộc sống nâng cao.
D, nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ sở hạ tầng tốt.
Đáp án: A
Câu 8 [568436]: Khoáng sản nào có giá trị nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng?
A, Apatit.
B, Than.
C, Đá vôi.
D, Khí tự nhiên.
Đáp án: B
Câu 9 [568437]: Ngành du lịch ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát triển chủ yếu do
A, cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu du khách, có nhiều di tích.
B, chính sách, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.
C, vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông, mức sống dân cao.
D, tài nguyên đa dạng, hiện đại sân bay, hợp tác với quốc tế.
Đáp án: B
Câu 10 [568438]: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm
A, đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hoá, tạo nhiều việc làm.
B, thúc đẩy phân hoá lãnh thổ, tạo ra mô hình sản xuất mới.
C, tăng chất lượng nông sản, khai thác hiệu quả tài nguyên.
D, đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đáp án: D
Câu 11 [568439]: Biện pháp chủ yếu phát triển dịch vụ tiêu dùng ở Đồng bằng Sông Hồng là
A, tăng sản xuất hàng hóa, nâng cao mức sống.
B, mở rộng đô thị, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng.
C, đa dạng ngành sản xuất, mở rộng thị trường.
D, thúc đẩy sản xuất, mở rộng hội nhập quốc tế.
Đáp án: A
Câu 12 [568440]: Biện pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ở Đồng bằng Sông Hồng là
A, mở rộng liên kết các nước, đa dạng sản xuất.
B, đào tạo lao động, sử dụng hiệu quả thế mạnh.
C, tăng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh đô thị hóa.
D, mở rộng các ngành, tăng cường hiện đại hóa.
Đáp án: C
Câu 13 [568441]: Cảng biển nào sau đây là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất miền Bắc thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A, Cảng Quảng Ninh.
B, Cảng Nam Định.
C, Cảng Vũng Áng.
D, Cảng Hải Phòng.
Đáp án: D
Câu 14 [568442]: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Khai thác tốt thế mạnh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
C, Thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D, Nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đáp án: A
Câu 15 [568443]: Nguyên nhân nào chủ yếu khiến cho Đồng bằng sông Hồng có khối lượng vận chuyển và luân chuyển lớn nhất cả nước?
A, Mạng lưới giao thông phát triển khá toàn diện.
B, Nền kinh tế phát triển nhất cả nước.
C, Dân số đông, nhu cầu đi lại cao.
D, Khách du lịch đông, đời sống cao.
Đáp án: A
Câu 16 [568444]: Vùng Đồng bằng sông Hồng có giá trị nhập khẩu cao bởi vì
A, hệ thống cảng biển và sân bay phát triển.
B, sản xuất phát triển, đời sống nâng cao.
C, nhu cầu tiêu dùng tăng.
D, lao động trình độ cao, nhiều khu công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 17 [568445]: Nhận định nào không phải thế mạnh của đồng bằng sông Hồng?
A, Vị trí địa lý.
B, Nhiều tài nguyên du lịch.
C, Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề.
D, Sông ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn.
Đáp án: D
Câu 18 [568446]: Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
A, Cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn lao động chất lượng cao nhất.
B, Nguồn tài nguyên, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
C, Mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
D, Những nền tảng phát triển công nghiệp từ các giai đoạn trước.
Đáp án: B
Câu 19 [568447]: Ngành du lịch của Đồng bằng sông Hồng đang ngày càng phát triển chủ yếu là do
A, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch hoàn thiện.
B, những đổi mới trong chính sách, chất lượng cuộc sống tăng.
C, đông dân, nguồn lao động phục vụ cho ngành du lịch dồi dào.
D, sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, du lịch tự nhiên.
Đáp án: B
Câu 20 [568448]: Khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là
A, có một mùa đông lạnh.
B, thời tiết thất thường, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
C, diện tích đất phèn, mặn lớn.
D, chủ yếu là đất trong đê.
Đáp án: B
Câu 21 [568449]: Lợi thế về tự nhiên để đồng bằng sông Hồng sản xuất lương thực, thực phẩm là
A, thời tiết ổn định.
B, nhiệt độ ít biến động.
C, dân đông, nhu cầu lớn.
D, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
Đáp án: D
Câu 22 [568451]: Hoạt động xuất khẩu của đồng bằng sông Hồng phát triển nhờ những nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh.
B, Việt Nam gia nhập WTO, lao động có tay nghề cao.
C, Nền kinh tế phát triển, hệ thống giao thông đa dạng.
D, Nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Đáp án: C
Câu 23 [568452]: Nhóm sản phẩm nào chiếm ưu thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Hồng?
A, Khoáng sản thô (than, quặng sắt…).
B, Hàng điện tử, máy tính, linh kiện, điện thoại.
C, Lương thực, hải sản đã qua chế biến.
D, Rau, quả tươi sống.
Đáp án: B
Câu 24 [568453]: Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm
A, đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra việc làm.
B, tăng chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất mới.
C, thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lý tự nhiên.
D, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra nhiều lợi nhuận.
Đáp án: D
Câu 25 [568454]: Thế mạnh chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Hồng là
A, cơ sở hạ tầng rất hiện đại, nhiều đầu mối giao thông lớn.
B, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, gần các vùng giàu tài nguyên.
C, lao động nhiều kinh nghiệm, tập trung chủ yếu ở đô thị.
D, lao động có trình độ, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Đáp án: D
Câu 26 [568455]: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A, có nguyên liệu dồi dào từ nông, lâm và ngư nghiệp.
B, lịch sử phát triển sớm, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C, vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
D, nhiều lao động trình độ cao, cơ sở hạ tầng tiến bộ, tài nguyên đa dạng.
Đáp án: D
Câu 27 [568456]: Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A, vị trí thuận lợi, bằng phẳng, nước mặn nhiều.
B, cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều đô thị, dân đông, khoáng sản.
C, lịch sử khai thác lâu đời, dân đông, khoáng sản.
D, lao động đông, chất lượng, gần nơi nguyên liệu.
Đáp án: B
Câu 28 [568457]: Biện pháp chủ yếu phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A, đảm bảo nguyên liệu, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B, tăng nguồn lao động, hình thành khu chế xuất.
C, thúc đẩy công nghiệp hóa, mở rộng thị trường.
D, sử dụng công nghệ mới, tăng thiết bị hiện đại.
Đáp án: D
Câu 29 [568458]: Định hướng chính để khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng Sông Hồng là
A, sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
B, phát triển mạnh hình thức trang trại, sản xuất tập trung.
C, sử dụng nhiều máy móc, ứng dụng nhiều kĩ thuật mới.
D, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao kĩ thuật cho nông dân.
Đáp án: A
Câu 30 [568459]: Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là
A, cải tạo đất, phòng chống thiên tai và xây dựng lịch thời vụ phù hợp.
B, sử dụng nhiều giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi.
C, nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D, phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường.
Đáp án: D
Câu 31 [568461]: Thuận lợi chủ yếu để đồng bằng sông Hồng phát triển trồng rau ôn đới là
A, đất phù sa màu mỡ, mùa đông lạnh, thị trường tiêu thụ lớn.
B, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, lao động nhiều kinh nghiệm.
C, nhu cầu thị trường lớn, lao động dồi dào, nguồn nước phong phú.
D, nhu cầu xuất khẩu, sản xuất hạt giống, trình độ thâm canh cao.
Đáp án: A
Câu 32 [568463]: Việc đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A, Nâng cao thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường.
B, Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
C, Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
D, Nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm.
Đáp án: C
Câu 33 [568465]: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng Sông Hồng là
A, vùng trọng điểm lúa lớn, lao động dồi dào.
B, nguyên liệu dồi dào, sức mua nội vùng lớn.
C, nhiều lao động kĩ thuật, công nghệ hiện đại.
D, thị trường tiêu thụ lớn, đô thị hóa khá nhanh.
Đáp án: B
Câu 34 [568467]: Định hướng để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
A, Tiếp tục phát triển công nghiệp trọng điểm.
B, Giảm phát thải khí nhà kính.
C, Tham gia toàn diện vào chuỗi sản xuất.
D, Chú trọng các ngành công nghệ cao.
Đáp án: D
Câu 35 [568468]: Thế mạnh chủ yếu để phát triển du lịch ở Đồng bằng Sông Hồng là
A, nhiều tài nguyên du lịch, mức sống dân cư tăng, cơ sở hạ tầng tốt.
B, lao động có trình độ, giao thông đồng bộ, tài nguyên phong phú.
C, địa hình đa dạng, khí hậu phân hóa theo mùa, nhiều di tích, lễ hội.
D, vị trí thuận lợi, dân đông, nhiều đô thị, kinh tế phát triển.
Đáp án: A
2. Câu hỏi Đúng/ Sai
Câu 36 [568469]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Tính đến hết năm 2022, dự kiến dân số Hà Nội trung bình đạt khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước). Toàn thành phố đã đạt mức sinh thay thế, số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con. Đặc biệt, đã bước đầu kiểm soát được mất cân bằng giới tính. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

(Nguồn: https://nhandan.vn/ha-noi-chiem-gan-84-dan-so-ca-nuoc-post729588.html)

a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
Câu 37 [568470]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:
Quảng Ninh đã gắn bó với ngành Than trong suốt quá trình hình thành và phát triển, là địa bàn tập trung 90% trữ lượng than của cả nước. Than gắn với đất, gắn với người Quảng Ninh, vì có than mà đất Quảng Ninh được gọi là “đất mỏ”

(Nguồn: https://baoquangninh.vn/quang-ninh-va-than-3267080.html)
a) Đ
b) S
c) S
d) S
Câu 38 [568471]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Với lợi thế là vùng thâm canh sản xuất lúa, lúa đặc sản, có thị trường tại chỗ lớn, dân trí cao, cơ sở hạ tầng phát triển, các tỉnh khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình) xác định: Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa là một nội dung quan trọng trong triển khai nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
(Nguồn: https://nhandan.vn/co-gioi-hoa-san-xuat-lua-o-nam-dong-bang-song-hong-post768505.html)

a) S
b) Đ
c) S
d) Đ
Câu 39 [568472]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho thông tin sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản, danh lam thắng cảnh và hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa. Đó là nguồn tài nguyên lớn, giá trị để các tỉnh, thành phố phát triển du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thể điều tiết kinh tế - xã hội toàn vùng.

(Nguồn: https://nhandan.vn/phat-trien-ben-vung-du-lich-vung-dong-bang-song-hong-post742604.html)
a) S

b) Đ

c) Đ

d) S
Câu 40 [568473]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Toàn vùng có trên 500 tổ chức KH&CN, 291 tổ chức nghiên cứu phát triển (R&D), có 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; tốc độ đổi mới công nghệ (giai đoạn 2016-2020) đạt 51,7%. Tỉ lệ đóng góp của KH&CN (thông qua chỉ số TFP) vào tăng trưởng kinh tế vùng giai đoạn 2016-2020 đạt 48,1%; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ trong đó hạt nhân là Thủ đô Hà Nội.
(Nguồn: https://baochinhphu.vn/phat-trien-vung-dong-bang-song-hong-theo-huong-dan-dat-nen-kinh-te-dot-pha-ve-khoa-hoc-cong-nghe-102230212102706575.htm)
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S