1. Một số câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 [569786]: Biển Đông thuộc rìa tây của:
A, Đại Tây Dương.
B, Thái Bình Dương.
C, Ấn Độ Dương.
D, Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Câu 2 [569787]: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
A, Là một biển tương đối kín.
B, Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa.
C, Có 6 quốc gia có chung biển Đông.
D, Nối hai đại dương lớn với nhau.
Đáp án: A
Câu 3 [569788]: Trong khu vực vịnh Thái Lan, đảo, quần đảo có tiềm năng lớn nhất về khai thác hải sản và du lịch là
A, đảo Phú Quốc.
B, quần đảo Nam Du.
C, quần đảo Thổ Chu.
D, đảo Hòn Khoai.
Đáp án: A
Câu 4 [569789]: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực nào sau đây?
A, Bắc Bộ.
B, Trung Bộ.
C, Nam Bộ.
D, Vịnh Thái Lan.
Đáp án: B
Câu 5 [569790]: Khu vực nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp nhất nước ta?
A, Đông Nam Bộ.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Trung du miền núi Bắc Bộ.
D, Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Câu 6 [569791]: Hai vịnh biển có diện tích lớn của biển Đông là:
A, Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
B, Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
C, Vịnh Vân Phong và vịnh Bắc Bộ.
D, Vịnh Quy Nhơn và vịnh Bắc Bộ.
Đáp án: A
Câu 7 [569792]: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần khẳng định chủ quyền vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A, đánh bắt xa bờ.
B, đánh bắt ven bờ.
C, trang bị vũ khí quân sự.
D, đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Đáp án: A
Câu 8 [569793]: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là
A, tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.
B, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
C, hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.
D, tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Đáp án: D
Câu 9 [569794]: Hợp tác chặt chẽ với các nước trong giải quyết các vấn đề Biển Đông nhằm mục đích
A, giải quyết những tranh chấp về các đảo, quần đảo ở ngoài khơi.
B, chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác khoáng sản.
C, giải quyết những tranh chấp về nghề cá ở Biển Đông, vùng vịnh Thái Lan.
D, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, tạo sự ổn định.
Đáp án: D
Câu 10 [569795]: Vấn đề cần chú ý trong thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí ở nước ta là
A, hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
B, nâng cao hiệu quả sử dụng khí đốt.
C, tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
D, xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.
Đáp án: C
Câu 11 [569796]: Nghề làm muối nước ta phát triển nhất ở ven biển Nam Trung Bộ do có
A, nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có một số sông.
B, nhiệt độ cao, nhiều núi lan ra sát biển.
C, mùa khô kéo dài, vùng biển sâu, ít sông lớn.
D, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
Đáp án: A
Câu 12 [569797]: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng và bảo vệ nguồn hải sản nước ta hiện nay là
A, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.
B, đẩy mạnh phát triển cơ sở công nghiệp chế biến.
C, phát triển các dịch vụ phục vụ ngành khai thác hải sản.
D, phổ biến kinh nghiệm, trang bị kiến thức cho ngư dân.
Đáp án: A
Câu 13 [569798]: Giải pháp nào sau đây không đúng với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A, Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B, Tránh khai thác quá mức các nguồn lợi có giá trị kinh tế cao.
C, Hạn chế đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại.
D, Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.
Đáp án: C
Câu 14 [569799]: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực nào sau đây?
A, Bắc Bộ.
B, Trung Bộ.
C, Nam Bộ.
D, Vịnh Thái Lan.
Đáp án: B
Câu 15 [569800]: Khu vực nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp nhất nước ta?
A, Đông Nam Bộ.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Trung du miền núi Bắc Bộ.
D, Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Câu 16 [569801]: Xu hướng phát triển nghề muối những năm gần đây cho năng suất cao là
A, tận dụng nắng, gió tự nhiên.
B, sản xuất muối truyền thống.
C, sản xuất muối thủ công.
D, sản xuất muối công nghiệp.
Đáp án: D
Câu 17 [569802]: Nguyên nhân chính làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là gì?
A, Cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản.
B, Cháy rừng và phá rừng lấy gỗ củi.
C, Hậu quả của chiến tranh và cháy rừng.
D, Biến đổi khí hậu và sạt lở bờ biển.
Đáp án: A
Câu 18 [569803]: Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi trong phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?
A, Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
B, Có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng.
C, Nhiều nắng, nhiệt độ cao, nhiều vịnh biển sâu.
D, Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu mát mẻ.
Đáp án: D
Câu 19 [569804]: Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là
A, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
B, ven biển có nhiều vụng biển kín, nhiều cửa sông.
C, vùng biển có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú.
D, có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
Đáp án: D
Câu 20 [569805]: Ý nào sau đây không phải là lí do khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo ở nước ta?
A, Biển có nhiều tài nguyên sinh vật.
B, Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
C, Môi trường biển là không thể chia cắt được.
D, Môi trường đảo rất nhạy cảm trước những tác động.
Đáp án: A
Câu 21 [569806]: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ CHỦ YẾU vì
A, nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.
B, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C, vùng biển ven bờ đang bị ô nhiễm.
D, chung Biển Đông với các nước khác.
Đáp án: B
Câu 22 [569807]: Khó khăn lớn nhất làm hạn chế thời gian đánh bắt xa bờ ở vùng biển nước ta là
A, thiếu lực lượng lao động có kinh nghiệm.
B, hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
C, nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm mạnh.
D, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
Đáp án: B
Câu 23 [569808]: Khó khăn lớn nhất trong phát triển nghề muối truyền thống ở nước ta hiện nay là gì?
A, Thiên tai thường xuyên xảy ra.
B, Thiếu vốn đầu tư.
C, Thiếu lao động có tay nghề.
D, Thị trường tiêu thụ.
Đáp án: D
Câu 24 [569809]: Điều kiện không thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở miền Bắc nước ta
A, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
B, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.
C, đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển đẹp.
D, mức sống dân cư ngày càng tăng.
Đáp án: A
Câu 25 [569810]: Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông và thềm lục địa?
A, Tài nguyên biển đang ngày càng suy thoái.
B, Là biển biển chung quốc gia trong khu vực.
C, Để cùng khai thác nguồn lợi ven biển.
D, Để cùng phòng tránh các thiên tai.
Đáp án: B
Câu 26 [569811]: Để giải quyết hiệu quả các vấn đề về biển và thềm lục địa, nước ta cần
A, tự đưa ra các biện pháp phù hợp.
B, hợp tác với một quốc gia bên ngoài.
C, tăng cường đối thoại với các nước láng giềng.
D, có thể dùng các biện pháp vũ trang.
Đáp án: C
Câu 27 [569812]: Các đảo có ý nghĩa như thế nào đối với an ninh quốc phòng nước ta?
A, Là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền.
B, Thuận lợi cho phát triển du lịch.
C, Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải.
D, Có nguồn hải sản phong phú.
Đáp án: A
Câu 28 [569813]: Việc đánh bắt xa bờ hiện nay đang được khuyến khích chủ yếu vì
A, phương tiện đánh bắt đầy đủ và hiện đại.
B, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
C, nguồn lợi hải sản ven bờ bị cạn kiệt.
D, góp phần khẳng định chủ quyền vùng biển đảo.
Đáp án: D
Câu 29 [569814]: Nguyên nhân nào sau đây giúp nâng cao vị thế của ngành giao thông vận tải biển ở nước ta những năm gần đây?
A, Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B, Xu thế mở cửa, tăng cường giao thương với các nước trên thế giới.
C, Có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
D, Kinh tế trong nước ngày càng phát triển.
Đáp án: B
Câu 30 [569815]: Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo khai thác lâu dài nguồn lợi hải sản ở vùng biển nước ta là
A, hạn chế xuất khẩu hải sản chưa qua chế biến.
B, đẩy mạnh các cơ sở chế biến hải sản.
C, đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ.
D, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, hạn chế đánh bắt gần bờ.
Đáp án: D
2. Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/ Sai
Câu 31 [569816]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển ngành sản xuất và chế biến muối. Nghề muối tại Việt Nam là một nghề truyền thống, có từ lâu đời, là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Cho thông tin sau:
Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển ngành sản xuất và chế biến muối. Nghề muối tại Việt Nam là một nghề truyền thống, có từ lâu đời, là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
(Nguồn: https://dangcongsan.vn)
a, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
Câu 32 [569817]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Theo thống kê, trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, đều theo gió mùa, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Cho thông tin sau:
Theo thống kê, trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, đều theo gió mùa, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
(Nguồn: https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/moi-truong-bien-nuoc-ta-dang-o-muc-bao-dong-do-645804.html)
a, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
Câu 33 [569818]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển; có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển...
Cho thông tin sau:
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển; có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển...
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/tiem-nang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-bien-cua-viet-nam-101655.htm)
a, S
b, Đ
c, S
d, Đ
b, Đ
c, S
d, Đ
Câu 34 [569819]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Trong 60 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng về năng lượng, thiếu hụt ngân sách trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt, việc hình thành các khu công nghiệp dầu khí ven biển quan trọng và các công trình dầu khí trên thềm lục địa đã góp phần bảo đảm chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/tiem-nang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-bien-cua-viet-nam-101655.htm)
Cho thông tin sau:
Trong 60 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng về năng lượng, thiếu hụt ngân sách trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt, việc hình thành các khu công nghiệp dầu khí ven biển quan trọng và các công trình dầu khí trên thềm lục địa đã góp phần bảo đảm chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/tiem-nang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-bien-cua-viet-nam-101655.htm)
a, Đ
b, Đ
c, S
d,
b, Đ
c, S
d,
Câu 35 [569820]: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho thông tin sau:
Nguồn năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam rất đa dạng (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều, nhiệt, sinh học…) và được xem là yếu tố tiềm năng cho phát triển kinh tế biển xanh trong tương lai gần. Trong những năm qua, các nguồn năng lượng gió, mặt trời trên đất liền và ven biển đã được đầu tư nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được áp dụng ở các đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm…
Cho thông tin sau:
Nguồn năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam rất đa dạng (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều, nhiệt, sinh học…) và được xem là yếu tố tiềm năng cho phát triển kinh tế biển xanh trong tương lai gần. Trong những năm qua, các nguồn năng lượng gió, mặt trời trên đất liền và ven biển đã được đầu tư nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được áp dụng ở các đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm…
(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/tiem-nang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-bien-cua-viet-nam-101655.htm)
a, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ
b, S
c, Đ
d, Đ