Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [305422]: Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch HCl, thu được glixerol và acid X. Công thức của X là
A, C17H35COOH.
B, CH3COOH.
C, C2H5COOH.
D, C17H33COOH.
Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O –––H⁺, to–→ 3RCOOH + C3H5(OH)3.
Ở câu hỏi này: (RCOO)3C3H5 = (C17H33COO)3C3H5
⇒ R = C17H33COO ⇒ acid thu được là RCOOH = C17H33COOH

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 2 [305427]: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch H2SO4, thu được acid có công thức là
A, CH3COOH.
B, C17H33COOH.
C, C2H5COOH.
D, C17H35COOH.
HD: Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O –––H⁺, to–→ 3RCOOH + C3H5(OH)3.
Ở câu hỏi này: (RCOO)3C3H5 = (C17H35COO)3C3H5
⇒ R = C17H35COO ⇒ acid thu được là RCOOH = C17H35COOH ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 3 [305429]: Thủy phân tripalmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch HCl thu được alcohol có công thức là
A, C2H4(OH)2.
B, C2H5OH.
C, CH3OH.
D, C3H5(OH)3.
HD: Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O –––H⁺, to–→ 3RCOOH + C3H5(OH)3.
Như vậy, không chỉ là tripalmitin mà các chất béo thủy phân luôn luôn thu được glicerol: C3H5(OH)3Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 4 [305717]: Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glycerol và muối X. Công thức của X là
A, C17H35COONa.
B, CH3COONa.
C, C2H5COONa.
D, C17H33COONa.
HD: Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH –––H2O, to–→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ở câu hỏi này: (RCOO)3C3H5 = (C17H33COO)3C3H5
⇒ R = C17H33COO ⇒ Ngoài glycerol C3H5(OH)3 thì muối X tương ứng dạng RCOONa = C17H33COONa

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 5 [305721]: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch KOH, thu được muối có công thức là
A, CH3COOK.
B, C17H33COOK.
C, C2H5COOK.
D, C17H35COOK.
HD: Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3KOH –––H2O, to–→ 3RCOOK + C3H5(OH)3.
Ở câu hỏi này: (RCOO)3C3H5 = (C17H35COO)3C3H5
⇒ R = C17H35COO ⇒ Ngoài glycerol: C3H5(OH)3 thì muối tương ứng thu được có dạng RCOONa = C17H35COOK

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 6 [305725]: Thủy phân tripalmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH thu được alcohol có công thức là
A, C2H4(OH)2.
B, C2H5OH.
C, CH3OH.
D, C3H5(OH)3.
HD: Phản ứng tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3KOH –––H2O, to–→ 3RCOOK + C3H5(OH)3.
► Không chỉ là tripalmitin mà tất cả các chất béo khi thủy phân trong môi trường base (và kể cả là acid) thì đều luôn thu được alcohol là C3H5(OH)3: glycerol ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 7 [305726]: Chất nào sau chỉ tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ số mol 1 : 1?
A, Phenyl acetate.
B, Triolein.
C, Tristearin.
D, Methyl acrylate.
HD: Phân tích các chất:
A. Phenyl acetae: CH3COOC6H5: ester của phenol nên tác dụng NaOH tỉ lệ 1 : 2:
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.
B. Triolein: (C17H33COO)3C3H5: chất béo ⇝ tác dụng NaOH tỉ lệ 1 : 3:
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3.
C. Tristearin: (C17H35COO)3C3H5: chất béo ⇝ tác dụng NaOH tỉ lệ 1 : 3:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
✔️ D. Methyl acrylate: CH2=CHCOOCH3: ester đơn chức thường ⇝ tác dụng NaOH tỉ lệ 1 : 1:
CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH.

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [305727]: Hydrogen hoá hoàn toàn triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong điều kiện xúc tác Ni, đun nóng, thu được chất béo X. Công thức của X là
A, (C17H35COO)3C3H5.
B, (C17H37COO)3C3H5.
C, (C17H31COO)3C3H5.
D, (C15H31COO)3C3H5.
HD: Phản ứng hydrogen hóa:
12023118-LG.png
Triolein: (C17H33COO)3C3H5 có 3 nối đôi C=C ⇝ khi phản ứng hoàn toàn sẽ thu được tristearin: (C17H35COO)3C3H5.
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 –––Ni, to–→ (C17H35COO)3C3H5.
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 9 [305728]: Hydrogen hoá hoàn toàn trilinolein có công thức (C17H31COO)3C3H5 trong điều kiện xúc tác Ni, đun nóng, thu được chất béo X. Công thức của X là
A, (C17H33COO)3C3H5.
B, (C15H33COO)3C3H5.
C, (C17H35COO)3C3H5.
D, (C15H31COO)3C3H5.
HD: Phản ứng hydrogen hóa:
12023118-LG.png
Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5 có 6 nối đôi C=C; cụ thể trong mỗi gốc C17H31COO có 2 nối đôi; sẽ phản ứng với 2H2 để tạo gốc no là C17H35COO:
(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 –––Ni, to–→ (C17H35COO)3C3H5.
Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 10 [305729]: Chất tham gia phản ứng cộng với hydrogen ở điều kiện thích hợp là
A, Tripalmitin.
B, Tristearin.
C, Ethyl acetate.
D, Ethyl acrylate.
HD: Phân tích các chất trong các phương án:

A. Tripalmitin: (C15H31COO)3C3H5: chất béo no nên không cộng hydrogen (H2).

B. Tristearin: (C17H35COO)3C3H5: chất béo no nên không cộng hydrogen (H2).

C. Ethyl acetate: CH3COOCH2CH3: ester no đơn chức ⇝ không cộng H2.

✔️ D. Ethyl acrylate: CH2=CHCOOCH2CH3: ester không no ⇝ xảy ra phản ứng:

CH2=CHCOOCH2CH3 + H2 –––Ni, to–→ CH3CH2COOCH2CH3. Đáp án: D
Câu 11 [305731]: Muốn chuyển chất béo từ thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành
A, Đun chất béo với H2 (xúc tác Ni).
B, Đun chất béo với dung dịch HNO3.
C, Đun chất béo với dung dịch NaOH.
D, Đun chất béo với dung dịch H2SO4 loãng.
HD: Chất béo lỏng chứa các gốc hyrocarbon không no (chưa bão hòa) ⇝ tiến hành phản ứng hydrogen hóa chuyển chúng thành các gốc no ⇝ chất béo mới sẽ trở nên cứng hơn:
12023118-LG.png
Chú ý, trong thực tế: Dầu thực vật hydrogen hóa một phần được phát triển một phần để giúp thay thế chất béo động vật có độ bão hòa cao được sử dụng trong chiên, nướng và phết. Điều quan trọng của quá trình hydrogen hoá là không để phản ứng xảy ra hoàn toàn, không làm bão hòa hoàn toàn tất cả các liên kết đôi (tức không phá vỡ tất cả các liên kết đôi). Bởi nếu bão hòa hoàn toàn thì sản phẩm sẽ bị cứng giống như sáp - không phải là loại sản phẩm mềm, mịn như kem mà người tiêu dùng mong muốn.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 12 [305732]: Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
A, Cộng hydrogen thành chất béo no.
B, Khử chậm bởi oxygen không khí.
C, Thủy phân với nước trong không khí.
D, Oxi hoá chậm thành các chất có mùi khó chịu.
HD: Dầu, mỡ để lâu ngày trong không khí thường có mùi, vị khó chịu (mùi hôi, khét, vị đắng). Hiện tượng này được gọi là sự ôi mỡ, phản ứng xảy ra như sau:
12023168-LG.png
⇒ Quá trình ôi mỡ xảy ra là do gốc hydrocarbon không no có trong chất béo bị oxi hoá bởi oxygen trong không khí, sinh ra các hợp chất có mùi khó chịu và có hại cho sức khoẻ con người.
► O2 là chất oxi hóa nên chất béo sẽ là chất khử ⇝ chất béo sẽ bị oxi hóa bởi oxygen không khí

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 13 [305761]: Thủy phân hoàn toàn 35,6 gam tristearin bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Toàn bộ sodium stearate tạo thành có thể sản xuất được một bánh xà phòng thơm nặng m gam. Biết sodium stearate chiếm 80% khối lượng xà phòng. Giá trị của m là
A, 45,90.
B, 36,72.
C, 29,38.
D, 30,60.
HD: Tristearin có công thức: (C17H33COO)3C3H5, phản ứng xà phòng hóa:
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH –––to–→ 3C17H33COONa + C3H5(OH)3.
Mtristearin = 890 ⇒ 35,6 gam tristearin ứng với 35,6 ÷ 890 = 0,04 mol.
Theo tỉ lệ phản ứng ⇒ số mol muối sodium stearate là 0,04 × 3 = 0,12 mol.
⇒ mmuối sodium stearate = 0,12 × 306 = 12,24 = 36,72 gam.
► Đừng vội ẩu chọn ngay đáp án B nhé. Chú ý trong m gam xà phòng thơm thì 36,72 gam sodium stearate này chỉ chiếm 80% khối lượng ⇒ m = 36,72 ÷ 0,8 = 45,90 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 14 [305769]: Khi tiến hành phản ứng xà phòng hoá cần tính toán lượng NaOH dùng là vừa đủ vì nếu NaOH dư tồn tại trong xà phòng sẽ gây ăn da. Từ 300 ml dung dịch NaOH 1,5M có thể xà phòng hoá được bao nhiêu gam chất béo? Giả sử thành phần chính của chất béo là triolein.
A, 132,6.
B, 148,7.
C, 144,0.
D, 144,9.
HD: Phản ứng xà phòng hóa triolein:
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH –––to–→ 3C17H33COONa + C3H5(OH)3.
Giả thiết sử dụng 0,3 × 1,5 = 0,45 mol ⇒ số mol triolein theo tỉ lệ là 0,45 ÷ 3 = 0,15 mol.
⇒ Yêu cầu mchất béo = 0,15 × 884 = 132,6 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 15 [305799]: Triolein (glyceryl trioleate) là một chất béo trung tính được tạo thành từ glycerol và ba đơn vị acid béo không bão hòa là oleic acid. Triolein chiếm 4 – 30% trong dầu ô-liu và là một trong hai thành phần của dầu Lorenzo, một loại dầu được sử dụng để điều trị chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tuyến thượng thận. Công thức cấu tạo của triolein được cho như dưới đây:
12023203-DE.png
Cho các phát biểu sau:
(a) Triolein chứa các gốc acid béo chưa no (chưa bão hòa).
(b) Phân tử triolein có đúng 3 liên kết π.
(c) Triolein tan tốt trong nước và trong dung dịch hydrochloric acid.
(d) 1 mol triolein có khả năng phản ứng với tối đa 3 mol Br2.
(e) Hydrogen hóa triolein thuộc loại xúc tác dị thể.
Trong số các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A, (a), (b) và (d).
B, (b), (c) và (d).
C, (c), (d) và (e).
D, (a), (d) và (e).
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Mỗi gốc oleate đều chứa một nối đôi C=C ⇒ Triolein chứa 3 nối đôi C=C ⇝ là một chất béo chưa no.
❌ b. Sai. Như ý a. Triolein chứa 3 nối đôi C=C; ngoài ra 3 chức ester COO chứa thêm 3 nối đôi C=O ⇒ tổng có 3πC=C + 3πC=O = 6
c. Sai vì tính chất chung của chất béo, không phân cực nên trong dung môi phân cực là nước và acid HCl sẽ không tan.
✔️ d. Đúng. Nôm na: dị = khác; thể là trạng thái, thể rắn, lỏng hay khí ⇒ xúc tác "dị thể" nghĩa là chất xúc tác sử dụng có trạng thái khác với chất tham gia.
Quan sát: Triolein + H2 ––Ni, to→ thì triolein: chất lỏng; H2: chất khí trong khi xúc tác Ni là chất rắn ⇝ xúc tác dị thể.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 16 [305822]: Trimyristin là chất béo bão hòa và triglyceride của myristic acid. Trimyristin là chất rắn màu trắng đến xám vàng, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ethanol, acetone, benzene, chloroform và dichloromethane. Công thức cấu tạo của triolein được cho như dưới đây:
12023220-DE.png
a. Trimyristin có số nguyên tử hydrogen chẵn.
b. Trimyristin có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 3.
c. Trimyristin không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaCl.
d. Trimyristin tồn tại ở thể lỏng, khi hydrogen hoá thì thu được chất béo rắn.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng, không chỉ trimyristin mà các hợp chất tạo từ 3 nguyên tố C, H và O thì số nguyên tử H luôn là số chẵn.
✔️ b. đúng, không chỉ trimyristin mà các chất béo nói chung đều tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
c. sai, tính chất vật lí chung của chất béo - hợp chất không phân cực ⇒ trong môi trường nước và NaCl đều là dung môi phân cực ⇒ chất béo sẽ không tan trong cả hai.
d. sai vì theo thông tin ngay đầu bài, Trimyristin là chất béo bão hòa ⇝ tồn tại ở thể rắn; và đã bão hòa (no) rồi thì không hydrogen hóa nữa.
Câu 17 [305829]: Chất béo có thể được tạo thành khi kết hợp glycerol với các gốc acid béo khác nhau: có thể no, có thể không no. Cho chất béo X có công thức cấu tạo dưới đây:
12023232-DE.png
a. Phân tử X có 5 liên kết π.
b. X là chất béo bão hòa, ở điều kiện thường là chất lỏng.
c. X bền vững khi để trong không khí lâu ngày.
d. Hydrogen hóa hoàn toàn chất X, sản phẩm thu được thủy phân trong môi trường kiềm chỉ thu được một muối duy nhất.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. Quan sát lại cấu tạo chất béo X: gốc acid gồm 1 gốc no và 2 gốc không no, mỗi gốc chứa 1 nối đôi C=C; lại thêm 3 nối đôi C=O trong chức ester ⇒ tổng lại X có 5π (2πC=C + 3πC=O).
b. sai vì đơn giản X chưa bão hòa (có 2 nối đôi C=C).
c. sai vì khi để lâu này trong không khí, các nối đôi C=C trong X sẽ bị oxygen oxi hóa:
12023168-LG.png
✔️ d. đúng. Cấu tạo X gồm 1 gốc stearate và 2 gốc oleate; khi hydrogen hóa hoàn toàn sẽ chuyển 2 gốc oleate này thành gốc stearate ⇒ thủy phân chất béo tạo thành này chỉ thu được muối duy nhất của gốc stearate.
Câu 18 [305830]: Cho sơ đồ phản ứng sau với X, Y, T, W là các hợp chất hữu cơ khác nhau:
12023249-DE.png
a. X thuộc loại chất béo rắn ở điều kiện thường.
b. Y là glycerol.
c. Acid của W thuộc loại acid béo bão hoà.
d. T có thể được tạo thành trực tiếp từ W.
HD: Các phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ:
• triolein: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3C17H33COONa (W) + C3H5(OH)3 (Y).
• (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 ––Ni, to→ (C17H35COO)3C3H5 (X: tristearin).
• X: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3C17H35COONa (T) + C3H5(OH)3 (Y).
Tiếp theo, phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng vì X: tristearin là một chất béo bão hòa (no) ⇝ là chất rắn ở điều kiện thường.
✔️ b. đúng, thủy phân chất béo luôn thu được Y là glycerol C3H5(OH)3.
c. sai, W là C17H33COONa ⇒ acid tương ứng là C17H33COOH - một acid chưa bão hòa (không no, có 1 nối đôi C=C).
✔️ d. đúng, đơn giản làm no nối đôi C=C trong W bằng cách hydrogen hóa, ta sẽ thu được T tương ứng:
C17H33COONa (W) + H2 ––Ni, to→ C17H35COONa (T).
Câu 19 [305831]: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

HD: Dầu dừa chứa các chất béo không no như triolein, trilinolein, khi đun với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng xà phòng hóa: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Sản phẩm thu được gồm muối acid béo và glycerol dễ tan trong dung dịch.
Ở bước 3 hòa tan thêm NaCl (muối ăn) vào ⇝ làm giảm độ tan của muối axit béo, thêm nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên ⇝ các muối acid béo bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch ⇝ tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch.
Xem xét các phát biểu:
❌ a. sai vì glycerol tan vô hạn trong dung dịch, chất rắn màu trắng là muối axit béo.
✔️ b. đúng vì như phân tích trên, NaCl bão hòa nóng để giúp thu được sản phẩm.
✔️ c. đúng. Phản ứng tiến hành trong thời gian dài (30 phút) sẽ làm bay hơi nước, mà phản ứng thủy phân, không có nước thì phản ứng sao có thể xảy ra ⇝ cần bổ sung nước để đảm bảo phản ứng. Ở đây, việc giữ thể tích không đổi thực chất là 1 phép đo áng chứng để kiểm soát; bởi dung dịch chứa nhiều chất, không biết bao giờ là nước cạn hết,...
✔️ d. đúng phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường base gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Câu 20 [305834]: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
HD: Mỡ lợn chứa các chất béo no như tristearin, tripanmitin, khi đun sôi với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng xà phòng hóa (thủy phân chất béo): (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Sản phẩm thu được gồm muối và glixerol dễ tan trong dung dịch nên sau bước 2 ⇝ chất lỏng đồng nhất.
Ở bước 3: để nguội và hòa tan thêm NaCl (muối ăn) vào → làm giảm độ tan của muối natri stearat, thêm nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên → các muối hữu cơ (muối natri của các axit béo) bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch ⇝ tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch.
Xem xét các phát biểu:
✔️ a. đúng. Như phân tích, chất rắn nổi lên là muối acid béo, cũng chính là xà phòng.
✔️ b. đúng. Phản ứng tiến hành trong thời gian dài (30 phút) sẽ làm bay hơi nước, mà phản ứng thủy phân, không có nước thì phản ứng sao có thể xảy ra ⇝ cần bổ sung nước để đảm bảo phản ứng. Ở đây, việc giữ thể tích không đổi thực chất là 1 phép đo áng chứng để kiểm soát; bởi dung dịch chứa nhiều chất, không biết bao giờ là nước cạn hết,...
✔️ c. đúng. Đây là thí nghiệm về phản ứng xà phòng hóa, dầu thực vật hay dầu mỡ đều là chất béo nên đều được.
✔️ d. đúng. Phản ứng thủy phân thu được glycerol và muối acid béo chính là xà phòng ⇝ ứng dụng thực tiễn sản xuất trong công nghiệp.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 21 [305835]: Chất béo X có công thức cấu tạo như sau:
12023266-DE.png
Một phân tử X phản ứng với số phân tử NaOH là

Điền đáp án:
[..........]
HD: Chất béo X cũng như chất béo nói chung đều tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3:
TQ: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Điền đáp án: 3.
Câu 22 [305836]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol triester X trong dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glycerol, 1 mol sodium propionate và 2 mol sodium acrylate.
X có số đồng phân cấu tạo thoả mãn tính chất là
Điền đáp án: [..........]
HD: Bộ khung gốc hydrocarbon của glycerol:
12022864-LG.png
Quan sát ⇝ đính một gốc propionate và hai gốc acrylate ta có 2 đồng phân sau:
12023273-LG.png
Điền đáp án: 2.
Câu 23 [305837]: Chất béo Y có phân tử khối là 858, thuỷ phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch có chứa hai loại muối sodium palmitate và sodium oleate.
Y có chứa số gốc oleate là
Điền đáp án: [..........]
HD: Mẹo nhỏ: tristearin có phân tử khối: 890; giảm 2 ⇄ 2H; 28 là C2H4.
890 – 28 – 2 = 860 = 858 + 2 ⇒ tristearin – (C2H4) – 4H = Y.
⇒ Cấu tạo Y gồm 1 gốc palmitate và 2 gốc oleate.
Điền đáp án: 2.
Câu 24 [305838]: Cho các phát biểu sau về chất béo:
(a) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(b) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc acid béo không no.
(c) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch acid.
(d) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
Số phát biểu đúng là
Điền đáp án: [..........]
HD: Phân tích các phát biểu về chất béo:
❌ (a) sai. Chất béo dù lỏng hay rắn thì đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước ⇒ quan sát thấy dầu ăn hay mỡ sẽ nổi lên trên mặt nước là vì thế.
✔️ (b) đúng, dầu lỏng ⇄ các gốc acid béo không no (chưa bão hòa).
❌ (c) sai, dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không phân cực ⇒ không tan trong dung môi phân cực là nước và cả acid.
✔️ (d) đúng. Chú ý trong môi trường kiểm, các chất béo đều bị thủy phân thu được muối và glycerol tương ứng ⇝ tạo dung dịch đồng nhất.
⇒ Điền đáp án: 2.
Câu 25 [305842]: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là trigliceride.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
Điền đáp án: [..........]
HD: Phân tích các phát biểu về chất béo:
✔️ (a) đúng theo khái niệm: chất béo là các triester (ester ba chức) của glycerol với các acid béo, gọi chung là các triglyceride.
✔️ (b) đúng theo tính chất vật lí của chất béo:
TCVL-chat-beo.png
✔️ (c) đúng. Phản ứng này tương tự như phần ester đã học, tổng quát có thể viết như sau:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O ⇄ 3RCOOH + C3H5(OH)3.
❌ (d) sai, bị sai lệch giữa tên gọi là công thức: tristearin là (C17H35COO)3C3H5 còn triolein là (C17H33COO)3C3H5.
⇒ có 3/4 phát biểu đúng ⇒ điền đáp án: 3.
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
CHỈ SỐ IODINE
Mức độ không bão hòa của dầu thực vật có thể được xác định bằng cách cho phản ứng với iodine (I2), bản chất của phản ứng này là cho I2 tác dụng với liên kết C=C trong dầu không bão hoà như sau:
Quy trình được thực hiện là thêm một lượng iodine đã biết vào dầu và để phản ứng hoàn toàn xảy ra. Lượng iodine dư (không phản ứng) được xác định bằng cách chuẩn độ lượng iodine còn lại với dung dịch sodium thiosulfate (Na2S2O3):
I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI
Số gam iodine phản ứng với 100 gam dầu được gọi là chỉ số iodine.
Câu 26 [305845]: Một liên kết đôi C=C phản ứng được với bao nhiêu phân tử iodine?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD: Quan sát lại phản ứng của nối đôi C=C và I2:
43275-DE.png
⇒ đơn giản là cứ 1 nối đôi C=C phản ứng được với 1 phân tử I2 (iodine) thôi.
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 27 [305846]: Giả sử có 0,1 mol I2 phản ứng với 20 gam một loại dầu thực vật thì chỉ số iodine của loại dầu này là bao nhiêu?
A, 154.
B, 123.
C, 137.
D, 127.
HD: Theo bài đọc: Số gam iodine phản ứng với 100 gam dầu được gọi là chỉ số iodine.
Giả thiết: 0,1 mol I2 ⇄ 25,4 gam I2 phản ứng với 20 gam dầu thực vật.
⇒ 25,4 × 5 = 127 gam iodine phản ứng với 100 gam dầu thực vật
⇒ chỉ số iodine của loại dầu này là 127 ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 28 [305848]: Một thí nghiệm sử dụng 43,8 gam I2 phản ứng với 35,3 gam dầu ngô, lượng iodine dư cần 20,6 mL Na2S2O3 0,142 M để trung hòa. Chỉ số iodine của loại dầu ngô trên là
A, 101.
B, 151
C, 123
D, 240.
HD: Phản ứng trung hòa:

I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI.

Giả thiết cho 0,0206 × 0,142 = 0,0029252 mol Na2S2O3 ⇒ có 1,4626.10-3 mol I2 theo tỉ lệ.

⇒ mI2 dư sau phản ứng với dầu ngô = 0,0029252 × 254 = 0,3715 gan.

Mà ban đầu sử dụng 43,8 gam I2 ⇒ lượng I2 đã phản ứng với dầu ngô là: 43,4285 gam.

Lập tỉ lệ: 43,4285 gam I2 phản ứng với 35,3 gam dầu ngô

⇄ 122 gam I2 phản ứng với 100 gam dầu ngô.

► Số gam iodine phản ứng với 100 gam dầu được gọi là chỉ số iodine.

⇒ Chỉ số iodine của loại dầu ngô trên là 123 ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 29 đến 32
PHẢN ỨNG HYDROGEN HÓA VÀ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE
Chúng ta đã biết rằng có thể khử liên kết đôi C=C thành liên kết đơn bằng cách xử lý chất béo bằng hydrogen với chất xúc tác phù hợp.
Do đó, không khó để chuyển đổi dầu lỏng chưa bão hòa thành chất béo rắn. Ví dụ:
Quá trình hydrogen hóa này được thực hiện trên quy mô lớn để tạo ra chất cô đặc rắn được bán trong các cửa hàng dưới nhiều thương hiệu như Crisco. Khi tạo ra những sản phẩm như vậy, nhà sản xuất phải cẩn thận không hydrogen hóa tất cả các liên kết đôi, vì chất béo không có liên kết đôi thì sẽ lại quá rắn, không mịn. Quá trình hydrogen hóa một phần nhưng không hoàn toàn sẽ tạo ra sản phẩm có độ đặc phù hợp để nấu ăn.
   Bơ margarine cũng được tạo ra bằng cách hydrogen hóa một phần dầu thực vật. Các chất béo được tạo ra như này được gọi là chất béo trans. Vào tháng 11 năm 2013, các tiêu đề trên khắp thế giới đã đưa tin về quyết định sơ bộ của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) rằng chất béo trans “nói chung không được công nhận là an toàn”. Chất béo trans có xu hướng dẫn đến nồng độ cholesterol trong huyết thanh cao, đây là yếu tố nguy cơ được biết đến rộng rãi đối với bệnh ung thư. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này. Nhiều nhãn hàng thực phẩm đặc biệt chú ý đến việc là “không có chất béo trans” trong sản phẩm của mình.
Hình I.11. Bơ Margarine
Câu 29 [305853]: Có thể chuyển đổi dầu lỏng thành chất béo rắn bằng cách cho dầu lỏng
A, phản ứng với bromine.
B, phản ứng với oxygen.
C, phản ứng với hydrogen, xúc tác Ni, đun nóng.
D, phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
HD: Dựa vào kiến thức được học về tính chất hóa học của chất béo, hoặc thông tin bài đọc: "Chúng ta đã biết rằng có thể khử liên kết đôi C=C thành liên kết đơn bằng cách xử lý chất béo bằng hydrogen với chất xúc tác phù hợp.
Do đó, không khó để chuyển đổi dầu lỏng chưa bão hòa thành chất béo rắn. "

Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 30 [305855]: Theo bài đọc, các nhà sản xuất không hydrogen hóa tất cả các liên kết đôi là vì chất béo không có liên kết đôi
A, Làm nồng độ cholesterol trong huyết thanh cao.
B, Làm chất béo quá rắn.
C, Làm chất béo dễ bị ôi thiu hơn.
D, Làm chất béo có khả năng gây ung thư cao hơn.
HD: Theo thông tin bài đọc:
"Khi tạo ra những sản phẩm như vậy, nhà sản xuất phải cẩn thận không hydrogen hóa tất cả các liên kết đôi, vì chất béo không có liên kết đôi thì sẽ lại quá rắn, không mịn. Quá trình hydrogen hóa một phần nhưng không hoàn toàn sẽ tạo ra sản phẩm có độ đặc phù hợp để nấu ăn."
⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 31 [305858]: Đồ thị dưới đây cho biết thành phần phần trăm acid béo bão hoà và không bão hoà trong một số thực phẩm.
12023456-1-DE.png12023456-2-DE.png
Thực phẩm nào chứa acid béo không bão hoà theo thành phần phần trăm khối lượng nhiều nhất?
A, Trứng.
B, Ô-liu.
C, Đậu nành.
D, Mỡ lợn.
HD: Quan sát đồ thị ⇒ sắp xếp thứ tự các acid béo không bão hòa (chưa bão hòa) theo thành phần phần trăm khối lượng nhiều nhất là:
Hướng dương > Ngô > Ô-liu > Đậu nành > Trứng > Mỡ lợn > Thịt gà > Thịt bò.
⇒ Thứ tự 4 đáp án đưa ra: Ô-liu > Đậu nành > Trứng > Mỡ lợn ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 33 đến 35
NHIÊN LIỆU DIESELE SINH HỌC
Việc sử dụng nhiên liệu trong xã hội đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, cung cấp cho chúng ta phương tiện di chuyển, sưởi ấm, nấu ăn và điện giá rẻ. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu bao gồm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch, mức độ giảm dần của nhiên liệu hóa thạch sẵn có và tình trạng ô nhiễm gây ra hậu quả đáng kể đối với môi trường.
Điều này có nghĩa là cần có các nguồn nhiên liệu mới để bổ sung và cuối cùng thay thế nhiên liệu hóa thạch mà chúng ta đang phụ thuộc. Một nguồn nhiên liệu thay thế chính ngoài nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu sinh học như ethanol và dầu diesel sinh học.
Dầu diesel sinh học
Diesel sinh học có thể được sản xuất từ hầu hết các loại acid béo bao gồm: dầu ngô, cọ, dừa, hướng dương và đậu phộng.
Hầu hết dầu diesel sinh học hiện nay được sản xuất đều sử dụng dầu thực vật thải từ các nhà hàng và nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp, giúp giảm chi phí và nhiên liệu từ đó tạo ra sự cạnh tranh về mặt kinh tế so với dầu diesel sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.
Diesel làm từ nhiên liệu hoá thạch có chứa nhiều loại alkane chuỗi hydrocarbon dài từ 8 – 21 nguyên tử carbon, diesel sinh học cũng tương tự, nhưng chứa một nhóm ester và được hình thành từ sự phân hủy chất béo thực vật hoặc động vật, mỗi loại chất béo đều chứa ba gốc acid béo.
Hình I.12. Cấu tạo của một loại chất béo từ glycerol và ba gốc acid béo
Triglyceride phản ứng với alcohol chuỗi carbon ngắn, thường là methanol hoặc ethanol, để tạo ra ester (dầu diesel sinh học) và glycerol. Quá trình này được gọi là quá trình chuyển hóa ester. Phản ứng của triglyceride với methanol được trình bày dưới đây:
Sau khi phản ứng hoàn tất, hai sản phẩm được tách ra bằng trọng lực vì glycerol đậm đặc hơn dầu diesel sinh học, sản phẩm được tinh chế và sẵn sàng để sử dụng.
Chất xúc tác được sử dụng trong quá trình sản xuất giúp cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác có thể là acid, base hoặc enzyme (chất xúc tác sinh học). Hầu như tất cả các quá trình sản xuất diesel sinh học đều sử dụng base mạnh, thường là sodium hoặc potassium hydroxide. Phương pháp này hiệu quả vì nó tiết kiệm nhất, hiệu suất chuyển đổi cao 98% và yêu cầu nhiệt độ thấp.
BẢNG I.13. So sánh một số đặc điểm của nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu sinh học
Câu 32 [305860]: Nhận định nào sau đây về dầu diesel sinh học và dầu diesel hoá thạch là sai?
A, Dầu diesel sinh học rẻ hơn.
B, Dầu diesel sinh học tạo ra ít khí CO2 hơn.
C, Dầu diesel sinh học toả ra ít nhiệt hơn trong điều kiện cùng khối lượng.
D, Dầu diesel chứa chuỗi hydrocarbon tương tự.
HD: Phân tích các đáp án dựa vào kiến thức và thông tin bài đọc:
✔️ A. đúng. Cột cuối cùng: Chi phí hoạt động bảng I.13 cho biết: Diesel sinh học rẻ hơn dầu diesel thông thường.
✔️ B. đúng. Dựa vào thông tin cột: Phát thải CO2 trong bảng I.13.
✔️C. đúng. Dựa vào cột Enthalpy của quá trình đốt cháy (kJ/g): Diesel (42,6) > Dầu diesel sinh học (37,2).
❌ D. sai. Dựa vào đoạn "Diesel làm từ nhiên liệu hoá thạch có chứa nhiều loại alkane chuỗi hydrocarbon dài từ 8 – 21 nguyên tử carbon, diesel sinh học cũng tương tự, nhưng chứa một nhóm ester và được hình thành từ sự phân hủy chất béo thực vật hoặc động vật, mỗi loại chất béo đều chứa ba gốc acid béo." Đáp án: D
Câu 33 [305861]: Quá trình sản xuất diesel sinh học thường sử dụng chất xúc tác nào sau đây?
A, Sodium.
B, Sắt(III) hydroxide.
C, Đồng sulfate.
D, Potassium hydroxide.
HD: Dựa vào thông tin bài đọc: "Chất xúc tác được sử dụng trong quá trình sản xuất giúp cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác có thể là acid, base hoặc enzyme (chất xúc tác sinh học). Hầu như tất cả các quá trình sản xuất diesel sinh học đều sử dụng base mạnh, thường là sodium hoặc potassium hydroxide. Phương pháp này hiệu quả vì nó tiết kiệm nhất, hiệu suất chuyển đổi cao 98% và yêu cầu nhiệt độ thấp."
► Sodium là kim loại Na; còn potassium hydroxid là base KOH. Rất nhiều bạn đọc nhầm ở câu từ "sodium hoặc potassium hydroxide" nghĩa là Na và KOH; thực chất rõ hơn câu này là "sodium hydroxide hoặc potassium hydroxide" nghĩa là NaOH và KOH; bởi trước đó đã nói rõ: "sản xuất diesel sinh học đều sử dụng base mạnh"; nếu là Na thì base mạnh sao được.!
Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 34 [305863]: Nếu đốt cháy cùng 1 gam dầu diesel sinh học và dầu diesel hoá thạch thì nhiệt lượng hai loại dầu chênh lệch nhau bao nhiêu kJ?
A, 3,6 kJ.
B, 2,8 kJ.
C, 6,9 kJ.
D, 5,4 kJ.
HD: Dựa vào thông tin bài đọc: Enthalpy của quá trình đốt cháy (kJ/g) của dầu diesel hoá thạch là 42,6 kJ/g nghĩa là đốt 1 gam thu được 42,6 kJ nhiệt.
Tương tự, Enthalpy của quá trình đốt cháy (kJ/g) của dầu diesel sinh học là 37,2 kJ/g nghĩa là đốt 1 gam thu được 37,2 kJ nhiệt.
⇒ Chênh lệch: Δ = 42,6 – 37,2 = 5,4 kJ. Đáp án: D
Câu 35 [591006]: Chất nào sau đây là thành phần chính của nguồn nhiên liệu sinh học?
A, Khí tự nhiên.
B, Methyl stearate.
C, Than.
D, Isooctane.
HD: Quan sát bảng I.13:
A. khí thiên nhiên CH4 là nhiên liệu hóa thạch.
C. than (C) là nhiên liệu hóa thạch.
D. isooctane (C8H18): xăng dầu ⇝ cũng là nhiên liệu hóa thạch.
⇒ Methyl stearate: C17H35COOCH3 đây là thành phần chính của nguồn nhiên liệu sinh học ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B