Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [305864]: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?
A, Benzyl acetate.
B, Methyl acetate.
C, Methyl propionate.
D, Tristearin.
HD: Các phản ứng xảy ra:
❌ A. Benzyl acetate: CH3COOCH2C6H5 + NaOH ––to→ CH3COONa + C6H5CH2OH (benzyl alcohol).
❌ B. Methyl acetate: CH3COOCH3 + NaOH ––to→ CH3COONa + CH3OH (methyl alcohol).
❌ C. Methyl propionate: CH3CH2COOCH3 + NaOH ––to→ CH3CH2COONa + CH3OH (methyl alcohol).
✔️ D. Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (glycerol). Đáp án: D
Câu 2 [305964]: Điều gì mô tả đúng nhất về thuật ngữ xà phòng hóa?
A, Sự phân cắt các phân tử ester thành muối của carboxylic acid và alcohol.
B, Phản ứng cộng H2O để chia cắt liên kết CO–O.
C, Chuyển hoá muối của acid yếu thành acid bằng cách thêm acid mạnh.
D, Tổng hợp hai nhóm alkyl để tạo thành ether.
 Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường NaOH, KOH ⇝ muối Na, K của acid béo gọi là xà phòng ⇒ từ đó người ta gọi phản ứng này là phản ứng xà phòng hóa (biến hóa thành xà phòng). Sau đó được mở rộng ra cho phản ứng thủy phân ester trong môi trường base 

Chọn đáp án A.  Đáp án: A
Câu 3 [305974]: Chất nào sau đây được coi là chất kiềm hữu ích trong phản ứng xà phòng hóa?
A, CCl4.
B, Cl.
C, NaOH.
D, Pb2+.
HD: Xà phòng hóa: phản ứng thủy phân chức ester trong môi trường kiềm: NaOH; KOH ⇒ chất kiềm hữu ích rõ là sodium hydroxide: NaOH rồi ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 4 [305977]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được
A, 1 mol ethylene glycol.
B, 3 mol glycerol.
C, 1 mol glycerol.
D, 3 mol ethylene glycol.
HD: Tổng quát phản ứng thủy phân chất béo:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
⇒ Theo tỉ lệ: 1 mol chất béo thủy phân hoàn toàn thu được 1 mol glycerol ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 5 [306059]: Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được a mol glycerol và
A, 3a mol sodium oleate.
B, a mol oleic acid.
C, 3a mol oleic acid.
D, a mol sodium oleate.
HD: Phản ứng xà phòng hóa triolein:
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3C17H33COONa + C3H5(OH)3.
Theo tỉ lệ phản ứng ⇒ thủy phân a mol triolein thu được a mol glycerol và 3a mol muối sodium oleate. Đáp án: A
Câu 6 [306060]: Acid béo nào sau đây khi kết hợp với potassium hydroxide sẽ tạo thành micelle tốt hơn và do đó tạo ra xà phòng tốt nhất?
A, 12023732-a.png
Arachidic acid.
B, 12023732-b.png
Oleic acid.
C, 12023732-3.png
Arachidonic acid.
D, 12023732-d.png
Linoleic acid.
HD: Cấu tạo micelle như hình:
micell.png
⇒ Để có micelle tốt hơn thì các phân tử muối acid béo tương ứng xếp với nhau tốt hơn. Mà phần tính chất vật lí của acid béo cũng như chất béo ta đã biết việc xếp các gốc acid no sẽ đều đặn, chặt khít hơn so với các gốc không no:
xep-acid-beo-no.png
xep-acid-beo-khong-no.png
⇒ Quan sát 4 đáp án thì rõ ràng A. Arachidic acid có cấu tạo phù hợp nhất để tạo ra loại xà phòng tốt nhất. Đáp án: A
Câu 7 [306062]: Hợp chất có cấu tạo nào sau đây không được sử dụng để tạo thành xà phòng hoặc chất tẩy rửa tổng hợp?
A, 12023735-1.png
B, 12023735-2.png
C, 12023735-3.png
D, 12023735-4.png
Phân tích các phát biểu:
✔️ A. Thỏa mãn mạch carbon dài không phân nhánh, một đầu mạch hydrocarbon không phân cực; đầu kia là NaSO3 phân cực.
✔️ B. thỏa mãn bởi cấu tạo một đầu là chuối hydrocarbon dài kỵ nước, đầu còn lại phân cực là ion tích điện âm. (Chú ý chất này là sodium dodecyl benzene sulfonate (SDBS) - Một chất tẩy rửa lâu đời và được sử dụng rộng rãi).
✔️ C. Thỏa mãn bởi có cấu tạo tương tự chất B; tuy nhiên phần đầu phân cực là ion tích điện dương (amine) (Thực tế chất này dạng benzalkonium chloride).
❌ D. C=O phân cực yếu nằm ở giữa; 2 đầu gắn với điểm phân cực này là hai gốc hydrocarbon mạch dài không phân cực ⇝ không thỏa mãn (bởi yêu cầu là 1 đầu phân cực + 1 đầu không phân cực thôi).

⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [306063]: Có hai ống nghiệm được đánh số (1) và (2):
• Ống nghiệm (1) chứa 3 mL nước cất và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hoà;
• Ống nghiệm (2) chứa 3 mL nước xà phòng và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hoà.
Lắc đều các ống nghiệm.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A, Ống nghiệm (1) tạo thành dung dịch đồng nhất.
B, Ống nghiệm (2) tách thành hai lớp chất lỏng.
C, Trong ống nghiệm (2) xuất hiện chất rắn không tan.
D, Nếu thay nước xà phòng bằng nước giặt rửa thì không xuất hiện chất rắn.
HD: Phân tích các ống nghiệm:
• Ống nghiệm 1: calcium chloride: CaCl2 tan tốt trong nước nên khi cho CaCl2 bão hòa vào nước thì tạo thành dung dịch đồng nhất.
• Ống nghiệm 2: xảy ra phản ứng trao đổi ion: muối sodium của acide béo chuyển thành muối calcium của acid béo không tan trong nước:
Phương trình đơn giản mô tả: 2RCOONa + CaCl2 ––to→ Ca(RCOO)2↓ + 2NaCl.
⇒ Hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa; cặn bẩn trong dung dịch.
Từ đó, phân tích các phát biểu đưa ra:
✔️ A. đúng theo phân tích.
B. sai; xuất hiện kết tủa, còn phần dung dịch còn lại thì đồng nhất.
✔️ C. đúng theo phân tích.
✔️ D. đúng. Đây là thí nghiệm cho thấy nhược điểm của xà phòng ⇝ yêu cầu sản xuất ra chất giặt rửa tổng hợp, khi đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi nước cúng (chứa Ca2+ và Mg2+) nữa. Đáp án: B
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 9 [306064]: Cấu tạo của phân tử xà phòng hoặc chất tẩy rửa tổng hợp có sự tương đồng nhau: một phần kỵ nước và một phần không bị nước. Công thức cấu tạo của sodium stearate được cho dưới đây:
12023781-de.png
a. Phần đuôi hydrocarbon dài là phần kỵ nước.
b. Phần đầu phân cực COO là phần ưa nước.
c. Phần đuôi không phân cực sẽ hòa tan các chất dầu mỡ.
d. Phần đuôi càng dài thì khả năng tan trong nước càng tốt.
HD: Quan sát lại cấu tạo sodium stearate và cấu tạo chung của phân từ xà phòng:
12023781-LG.png
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. Phàn đuôi hydrocarbon dài ⇝ không tan trong nước ⇒ gọi là phần kị nước.
✔️ b. đúng. Đầu COO phân cực ⇝ tan trong nước ⇒ gọi là phần ưa nước.
✔️ c. đúng. Đuôi không phân cực tan trong dầu mỡ (không phân cực).
d. sai. Đuôi càng dài thì càng không phân cực ⇝ càng làm giảm độ tan trong nước (dung môi phân cực).
Câu 10 [306065]: Trong nước, các phân tử xà phòng hoặc chất tẩy rửa đều có khả năng kết hợp để tạo thành micelle.
micell.png
a. Các micelle hình thành do tính kỵ nước của chuỗi alkyl.
b. Các nhóm ưa nước như nhóm carboxylate COO– sẽ hướng vào trong.
c. Các micelle được ổn định nhờ lực phân tán giữa các nhóm alkyl.
d. Các nhóm carboxylate có khả năng tạo thành liên kết hydrogen với phân tử nước.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️a. đúng nhưng chưa đủ. Các micelle hình thành do tính kỵ nước của chuỗi alkyl R và tính ưa nước của nhóm carboxylate phân cực COO.
b. sai, đầu kỵ nước sẽ quay vào trong (đế trốn nước); còn đầu ưa nước hướng ra ngoài (để gặp nước).
✔️c. đúng nhưng chưa đủ. Các micelle được ổn định nhờ lực phân tán giữa các nhóm alkyl và bằng liên kết hydrogen giữa các anion carboxylate với phân tử nước.
✔️ d. đúng, ý c. cũng đã nói về điều này.
Câu 11 [306066]: Nhược điểm chung của xà phòng luôn tạo thành cặn xà phòng. Nó tồn tại dưới dạng chất kết tủa không hòa tan, khó loại bỏ khỏi các khu vực sinh hoạt như phòng tắm.
12023791-DE.jpg
a. Cặn xà phòng có thể được hạn chế bằng cách sử dụng nước có tính cứng.
b. Muối của acid béo với các ion Ca2+, Mg2+ hoặc Fe2+ hình thành cặn xà phòng.
c. Có thể thay phần đầu phân cực COO bằng SO3 hoặc SO4 để giảm hình thành cặn.
d. Sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp làm tăng khả năng hình thành cặn xà phòng.
HD: Phân tích các phát biểu:
a. sai vì nước càng cứng thì cặn xà phòng càng nhiều; bởi nước càng cứng càng chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+ tạo kết tủa với xà phòng:
Ví dụ: 2CH3[CH2]16COONa + Ca2+ → Ca(CH3[CH2]16COO)2 (↓ calcium stearate) + 2Na+.
✔️ b. đúng. như phản ứng ở ý a đã nói lên điều đó.
✔️ c. đúng. Quan sát sơ đồ biểu diễn sự trao đổi cation: khi nước cứng đi qua chất tẩy rửa sẽ trao đổi cation, Ca2+ và Mg2+ sẽ liên kết với chất tẩy rửa.
12023791-LG.png
Sự trao đổi này tạo thành muối calcium, magnesium đều tan trong nước.
d. sai. Theo như phân tích các ý trên thì rõ ràng sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp sẽ làm giảm khả năng hình thành cặn xà phòng.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 12 [306070]: Xà phòng và chất tẩy rửa có các công dụng cực kì hữu ích, quan trọng nhất vẫn là chúng làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn, từ đó chất bẩn được phân chia thành nhiều phần nhỏ hơn và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
12023806-de.png
Trong số các chất bên trên, số chất có thể được sử dụng để làm xà phòng hoặc chất tẩy rửa là
Điền đáp án: [..........]
HD: Để có thể làm xà phòng hoặc chất tẩy rửa thì chất sử dụng cần có cấu tạo chứa một đầu kỵ nước (chuỗi hydrocarbon dài) và một đầu ưa nước. Quan sát lại dãy các chất và phân tích:
12023806-de.png
❌ (1): CO phân cực ưa nước nhưng lại nối với 2 mạch carbon, thêm nữa đều là vòng benzene không thỏa mãn chuỗi dài ky nước.
❌ (2): về mặt hình thức chuỗi hydrocarbon đủ dài kỵ nước, đầu còn lại là Cl–C phân cực nhưng yếu; đầu phân cực nếu không mang điện tích (anion; cation) thì cần chứa nhiều các nhóm chức phân cực như nhóm hydroxy OH, nhóm carboxylic acid COOH hoặc ester COO. Rõ hơn nữa là COOH phân cực hơn CH2Cl nhưng acid béo còn chưa đủ để làm chất giặt rửa thì ....
❌ (3): nối đôi C=O phân cực nhưng lại nối với 2 mạch carbon dài kỵ nước trong khi yêu cầu chỉ là 1 đầu thôi; 2 đầu lại là thừa.
✔️ (4): thỏa mãn; đây chính là chất tẩy rửa anion có phần đầu phân cực là ion tích điện âm.
✔️ (5): thỏa mãn; cấu tạo tương tự chất số (4) có đầu phân cực là ion tích điện âm.
✔️ (6): thỏa mãn; đây là chất tẩy cation có phần đầu phân cực là ion tích điện dương (amine).
⇒ có 3/6 chất thỏa mãn ⇝ điền đáp án: 3.
Câu 13 [306309]: Công thức cấu tạo phân tử của một loại xà phòng được cho dưới đây:
12023816-de.png
Khi gặp nước cứng, một ion Ca2+ sẽ thay thế ion Na+ để kết hợp với số gốc acid là
Điền đáp án: [..........]
HD: Làm gọn cấu tạo loại xà phòng đề cho là RCOONa.
Phản ứng xảy ra khi gặp nước cứng của xà phòng viết gọn như sau:
2CH3[CH2]16COONa + Ca2+ → Ca(CH3[CH2]16COO)2 (↓ calcium stearate) + 2Na+.
⇒ Một phân tử ion Ca2+ đã thay thế 2 phân tử ion Na+ để kết hợp với gốc acid.
điền đáp án: 2.
Câu 14 [306315]: Chất tẩy rửa anion có phần đầu phân cực là ion tích điện âm còn phần đuôi vẫn là chuỗi hydrocarbon mạch dài.
12023836-de.png
Trong số các chất bên trên, số chất thuộc loại chất tẩy rửa anion là
HD: Quan sát lại cấu tạo các chất:
12023836-de.png
✔️ (1) ✔️ (2): là cặp chất thuộc loại alkylbenzene sulfonates phân nhánh; cấu trúc thỏa mãn là chất tẩy rửa (đầu hydrocarbon kị nước và đầu còn lại là anion ưa nước) ⇝ thuộc loại chất tẩy rửa anion.
❌ (3): có đầu hydrocarbon kỵ nước, nhưng đầu CH2Cl chưa đủ phân cực để làm chất tẩy rửa ⇝ loại.
❌ (4): đây là cấu tạo cảu một phân tử xà phòng ≠ chất tẩy rửa.
❌ (5): Đầu CO phân cực không đáng kể, lại thêm 2 nhánh hydrocarbon dài 2 bên nữa ⇝ không thỏa mãn.
✔️ (6): Đây là chất tẩy rửa anion có phần đầu phân cực là ion tích điện âm - sodium lauryl sulfate ở phần ví dụ bài học.
✔️ (7): Đây là chất tẩy rửa anion có phần đầu phân cực là ion tích điện âm (Chất này là sodium dodecyl benzene sulfonate (SDBS) - Một chất tẩy rửa lâu đời và được sử dụng rộng rãi).
❌ (8): Đây là chất tẩy rửa nhưng không phải loại anion, chú ý anh nitrogen N+ mang điện tích dương nên nó thuộc loại chất tẩy cation.
⇒ có 4/8 chất thỏa mãn

⇒ Điền đáp án: 4.
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
XÀ PHÒNG
Về mặt lịch sử, trong quá trình sản xuất xà phòng, chất béo trung tính (mỡ động vật hoặc dầu thực vật) được đun sôi với base mạnh, thường là NaOH. Xà phòng thu được bao gồm hỗn hợp muối sodium của carboxylic acid chuỗi mạch carbon dài, thường gọi là acid béo, được hình thành trong quá trình xà phòng hóa hình 1.
Hình I.19. Quá trình sản xuất xà phòng trong thế kỷ 19.
Các phân tử muối của carboxylic acid được gọi là xà phòng RCOONa hoặc RCOOK đều có đặc điểm cấu tạo gồm đầu ưa nước gắn với đuôi dài kị nước.
Cấu trúc này làm phân tử xà phòng “vừa ưa nước, vừa ưa dầu”. Khi hoà tan xà phòng vào nước, tạo thành dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ, làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. Nhiều dạng chất bẩn phổ biến (ví dụ như dầu mỡ, dầu mỡ) có tính kỵ nước và xà phòng cho phép chúng phân tán trong nước thải. Phân tử xà phòng có khả năng xâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ nhờ gốc R và kéo các vết bẩn dầu mỡ vào nước nhờ đầu COO–. Kết quả là các phân tử dầu mỡ bị xà phòng cuốn khỏi vết bẩn.
Câu 15 [382751]: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A, Có thể thay NaOH bằng KOH khi sản xuất xà phòng.
B, Sau phản ứng xà phòng hóa, hỗn hợp tách thành hai lớp.
C, Muối CH3COONa có thể dùng làm xà phòng.
D, Acid béo có chuỗi mạch carbon dài.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ A. đúng; nếu dùng NaOH thì thu được xà phòng cứng (tìm thấy trong hầu hết các loại xà phòng bánh dùng trong gia đình); còn nếu dùng KOH thì thu được xà phòng mềm (được sử dụng trong một số loại kem cạo râu và chế phẩm xà phòng lỏng).
✔️ B. đúng. Xà phòng thu được dạng RCOONa rắn và nhẹ hơn nồi lên, tách lớp với phần còn lại.
C. sai, CH3COONa có mạch CH3 quá ngắn để tạo thành đầu kỵ nước ⇝ không có tính giặt rửa ⇝ không thể dùng làm xà phòng được.
✔️ D. đúng. Acid béo có số carbon từ 12 - 24 ⇝ dài.! Đáp án: C
Câu 16 [382752]: Hoá chất chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất xà phòng là
A, K2SO4.
B, NaCl.
C, Mg(NO3)2.
D, NaOH.
HD: Dựa vào thông tin bài đọc: "Về mặt lịch sử, trong quá trình sản xuất xà phòng, chất béo trung tính (mỡ động vật hoặc dầu thực vật) được đun sôi với base mạnh, thường là NaOH"Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 17 [382753]: Trong số các chất được cho dưới đây:

Có bao nhiêu chất có thể sử dụng làm xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD: Phân tích từ cấu tạo các chất trong đề bài:

✔️ (I) dùng làm chất tẩy rửa tổng hợp (loại chất tẩy rửa anion).

✔️ (II) dùng là xà phòng (muối sodium của acid béo).

✔️ (III) tương tự II, dùng là xà phòng (muối potassium của acid béo).

❌ (IV) CH3CH2COONa: mạch hydrocarbon không đủ dài để có tính chất giặt rửa.

⇒ có 3/4 chất thỏa mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 18 đến 20
CHẤT BÉO LÀM XÀ PHÒNG
Chất tương tự như xà phòng đã được con người sử dụng từ hơn 2800 năm TCN. Khi họ kết hợp mỡ động vật dầu thực vật và muối để làm vật liệu trị liệu bệnh về da và tắm rửa. Xà phòng được làm từ chất béo động vật tự nhiên và dầu thực vật. Công thức cấu tạo của một chất béo được cho như hình dưới đây:
Câu 18 [306336]: Nhận định nào sau đây về chất béo trên là đúng?
A, Có giá trị khối lượng phân tử là 858.
B, Tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện thường.
C, Thuộc loại chất béo bão hoà.
D, Không tham gia phản ứng xà phòng hoá.
HD: ► Chất béo đã cho được tạo từ 3/4 gốc acid béo quen thuộc (cần nhớ trong chương trình THPT) ⇒ ta nhận diện ra ngay đó là: 1 gốc palmitate; 1 gốc oleate và 1 gốc linoleate.
⇒ Phân tích các phát biểu:
A. sai. Dùng nhanh mẹo nhỏ: từ tristearin có phân tử khối 890 ⇒ thay 1 gốc palmitate ta trừ 28 (C2H8); thay 1 gốc oleate ta trừ 2 (2H); thay 1 gốc linoleate ta từ 4 (4H) ⇒ phân tử khối của chất béo đang xét là: 890 – 28 – 2 – 4 = 856 ≠ 858.
✔️ B. đúng. Chất béo chưa bão hòa (1 nối đôi C=C trong gốc oleate; 2 nối đôi C=C trong gốc linoleate) ⇝ tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện thường.
C. sai vì như phân tích ý B. đó là một chất béo chưa bão hòa (chưa no).
D. sai vì tính chất chung của chất béo là tham gia phản ứng xà phòng hóa (tạo xà phòng - trái với ngay thông tin bài đọc đưa ra). Đáp án: B
Câu 19 [306337]: Có bao nhiêu loại phân tử xà phòng khác nhau được tạo thành nếu chất béo phản ứng với NaOH?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
HD: Muối sodium với một gốc acid béo sẽ tạo thành một loại phân tử xà phòng dạng RCOONa
⇒ đơn giản là chất béo đang xét tạo từ 3 gốc acid béo khác nhau nên thu được tương ứng 3 muối khác nhau (sodium panmitate; sodium oleate và sodium linoleate) ⇒ nghĩa là có 3 loại phân tử xà phòng khác nhau ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 20 [306338]: Từ a mol chất béo bên trên, số mol NaOH tối ưu nhất cần thêm vào để phản ứng xảy ra tạo thành xà phòng không có tính kiềm là
A, a.
B, 2a.
C, 3a.
D, 4a.
HD: phản ứng xà phòng hóa tổng quát:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
⇒ Để xà phòng không có tính kiềm nghĩa là không dùng dư NaOH, cần dùng vừa đủ ⇒ theo tỉ lệ phản ứng; a mol chất béo phản ứng với 3a mol NaOH ⇒ cần sử dụng tối ưu NaOH 3a mol ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C