Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [307732]: Hầu hết các hợp chất carbohydrate đều có công thức tổng quát là
A, Cn(H2O)m.
B, Cn(HCl)m.
C, Cn(HO)m.
D, Cn(H2O2)m.
HD: Theo lịch sử, tên carbohydrate (hydrate của carbon) xuất phát từ công thức thực nghiệm của hầu hết các chất dạng này là Cn(H2O)m. Công thức này cũng có liên quan đến thực tế chúng được tạo ra bởi quá trình quang hợp carbon dioxide CO2 với nước H2O, được biểu thị bằng sơ đồ: nCO2 + mH2O ––xúc tác→ Cn(H2O)m + nO2.
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 2 [307751]: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
B, Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
C, Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất không thể thủy phân được.
D, Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccharide.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ A. sai. Công thức chung thường là Cn(H2O)m; ở đây có thể n = m; nhưng cũng có thể n ≠ m.
✔️ B. đúng theo cách phân loại hợp chất carbohydrate.
✔️ C. đúng, mono = 1; saccharide = đường; nghĩa là một phân tử đường. Đây là các phân tử carbohydrate đơn giản nhất, làm cơ sở để kết hợp, xây dựng nên các phân tử carbohydrate phức tạp hơn ⇝ Monosaccharide không bị thủy phân.
✔️ D. đúng. Disaccharide: di = 2; saccharide = đường; nghĩa là phân tử này được tạo thành từ hai phân tử đường liên kết với nhau về mặt hóa học ⇝ Disaccharide thủy phân hoàn toàn sẽ tạo thành hai phân tử monosaccharide. Đáp án: A
❌ A. sai. Công thức chung thường là Cn(H2O)m; ở đây có thể n = m; nhưng cũng có thể n ≠ m.
✔️ B. đúng theo cách phân loại hợp chất carbohydrate.
✔️ C. đúng, mono = 1; saccharide = đường; nghĩa là một phân tử đường. Đây là các phân tử carbohydrate đơn giản nhất, làm cơ sở để kết hợp, xây dựng nên các phân tử carbohydrate phức tạp hơn ⇝ Monosaccharide không bị thủy phân.
✔️ D. đúng. Disaccharide: di = 2; saccharide = đường; nghĩa là phân tử này được tạo thành từ hai phân tử đường liên kết với nhau về mặt hóa học ⇝ Disaccharide thủy phân hoàn toàn sẽ tạo thành hai phân tử monosaccharide. Đáp án: A
Câu 3 [307753]: Khi cho dung dịch sulfuric acid H2SO4 đặc vào trong cốc đựng các hợp chất carbohydrate, chúng sẽ bị mất nước và chuyển thành
A, C – carbon.
B, H2 – khí hydrogen.
C, O2 – khí oxygen.
D, H2O2 – hydrogen peroxide.
Hợp chất carbohydrate (hydrate của carbon) có dạng Cn(H2O)m ⇒ tư duy đơn giản, H2SO4 đặc háo nước, lấy mất nước là H2O; mất hết nước là mất mH2O thì phần còn lại chỉ có Cn hay nC chính là carbon:
Cn(H2O)m ––H2SO4 đặc→ nC + mH2O.
⇝ thí nghiệm quan sát được chât rắn có màu đen được hình thành.
⟹ Chọn đáp án A.
Đáp án: A
Câu 4 [307754]: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?
A, Saccharose.
B, Glucose.
C, Tinh bột.
D, Cellulose.
HD: Bài học phân loại hợp chất carbohydrate:

⇒ Trong 4 phương án, glucose là một loại monosaccharide
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B

⇒ Trong 4 phương án, glucose là một loại monosaccharide
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 5 [308236]: Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide?
A, Cellulose.
B, Amylose.
C, Saccharose.
D, Glucose.
HD: Bài học phân loại hợp chất carbohydrate:

⇒ Saccharose là một loại disaccharide
⇝ Chọn đáp án C. Đáp án: C

⇒ Saccharose là một loại disaccharide
⇝ Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 6 [308237]: Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
A, Glucose.
B, Fructose.
C, Saccharose.
D, Cellulose.
HD: Bài học phân loại hợp chất carbohydrate:

⇒ Cellulose là một loại polysaccharide
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D

⇒ Cellulose là một loại polysaccharide
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 7 [308238]: Chất nào sau đây là carbohydrate?
A, Glucose.
B, Acetaldehyde.
C, Sodium hydroxide.
D, Ethyl acetate.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. Glucose: C6H12O6 là carbohydrate, thuộc loại monosaccharide.
❌ B. Acetaldehyde: CH3CHO là aldehyde.
❌ C. Sodium hydroxide: NaOH là hợp chất vô cơ (base)
❌ D. Ethyl acetate: CH3COOC2H5 là ester. Đáp án: A
✔️ A. Glucose: C6H12O6 là carbohydrate, thuộc loại monosaccharide.
❌ B. Acetaldehyde: CH3CHO là aldehyde.
❌ C. Sodium hydroxide: NaOH là hợp chất vô cơ (base)
❌ D. Ethyl acetate: CH3COOC2H5 là ester. Đáp án: A
Câu 8 [308239]: Chất nào sau đây không phải là carbohydrate?
A, Triolein.
B, Saccharose.
C, Tinh bột.
D, Cellulose.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. Triolein: (C17H33COO)3C3H5 là chất béo.
✔️ B. Saccharose: C12H22O11 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại disaccharide).
✔️ C. Tinh bột C6H10O5 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại polysaccharide).
✔️ D. Cellulose C6H10O5 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại polysaccharide).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
❌ A. Triolein: (C17H33COO)3C3H5 là chất béo.
✔️ B. Saccharose: C12H22O11 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại disaccharide).
✔️ C. Tinh bột C6H10O5 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại polysaccharide).
✔️ D. Cellulose C6H10O5 là hợp chất carbohydrate (thuộc loại polysaccharide).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 9 [308240]: Carbohydrate có cấu tạo như hình bên thuộc vào nhóm chất nào sau đây?

A, Monosaccharide.
B, Disaccharide.
C, Polysaccharide.
D, Carboxylic acid.
HD: Đây là dạng mạch vòng của hợp chất carbohydrate. Một cách trực quan: 1 vòng ⇄ monosaccharide; 2 vòng ⇄ disaccharide và nhiều vòng ⇄ polysaccharide.
Theo đó, ở câu hỏi này quan sát thấy 1 vòng nên hợp chất thuộc loại monosaccharide
⇝ Chọn đáp án A. ♥
p/s: Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là β-glucose:
Đáp án: A
Theo đó, ở câu hỏi này quan sát thấy 1 vòng nên hợp chất thuộc loại monosaccharide
⇝ Chọn đáp án A. ♥
p/s: Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là β-glucose:

Câu 10 [308241]: Carbohydrate có cấu tạo như hình bên thuộc loại nào sau đây?

A, Monosaccharide.
B, Disaccharide.
C, Polysaccharide.
D, Ester.
HD: Đây là dạng mạch vòng của hợp chất carbohydrate. Một cách trực quan: 1 vòng ⇄ monosaccharide; 2 vòng ⇄ disaccharide và nhiều vòng ⇄ polysaccharide.
Theo đó, ở câu hỏi này quan sát thấy có 2 vòng nên hợp chất thuộc loại disaccharide ⇝ Chọn đáp án B. ♦
p/s: Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là maltose (được tạo thành từ 2 đơn vị monosaccharide α-glucose liên kết với nhau):
Đáp án: B
Theo đó, ở câu hỏi này quan sát thấy có 2 vòng nên hợp chất thuộc loại disaccharide ⇝ Chọn đáp án B. ♦
p/s: Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là maltose (được tạo thành từ 2 đơn vị monosaccharide α-glucose liên kết với nhau):

Câu 11 [308242]: Carbohydrate có cấu tạo như hình bên thuộc loại nào sau đây?

A, Monosaccharide.
B, Disaccharide.
C, Polysaccharide.
D, Lipid.
HD: Cấu tạo hợp chất đã cho có nhiều vòng thể hiện ở hệ số n; một cách trực quan: 1 vòng ⇄ monosaccharide; 2 vòng ⇄ disaccharide và nhiều vòng ⇄ polysaccharide ⇒ Hợp chất trong hình thuộc loại polysaccharide.
Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là tinh bột dạng amylose (tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic):

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là tinh bột dạng amylose (tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic):

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 12 [308243]: Cho công thức chiếu Haworth của hợp chất carbohydrate như hình bên. Phân tử carbohydrate đang ở dạng

A, alpha (α).
B, beta (β).
C, gamma (γ).
D, sigma (δ).
HD: Mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH (khác biệt nhất là nhóm OH không đính vào vòng).
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.


⇒ Quan sát lại cấu tạo chất đã cho ⇒ Phân tử carbohydate đang ở dạng beta (β)
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.


⇒ Quan sát lại cấu tạo chất đã cho ⇒ Phân tử carbohydate đang ở dạng beta (β)
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 13 [308244]: Cho công thức chiếu Haworth của hợp chất carbohydrate như hình bên. Phân tử carbohydrate đang ở dạng

A, alpha (α).
B, beta (β).
C, gamma (γ).
D, sigma (δ).
HD: Mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH (khác biệt nhất là nhóm OH không đính vào vòng).
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.


⇒ Quan sát lại cấu tạo chất đã cho ⇒ Phân tử carbohydate đang ở dạng alpha (α) ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.


⇒ Quan sát lại cấu tạo chất đã cho ⇒ Phân tử carbohydate đang ở dạng alpha (α) ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 14 [308245]: Cho công thức chiếu Haworth của hợp chất carbohydrate như hình bên. Phân tử carbohydrate đang ở dạng

A, alpha (α).
B, beta (β).
C, gamma (γ).
D, sigma (δ).
HD: Phân tích:
Ta vẫn sử dụng mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH ở vị trí carbon số 6:
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.
Quan sát hình vẽ cấu tạo hợp chất, nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH vị trí C6 ⇒ đây là dạng alpha (α) ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A

Ta vẫn sử dụng mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH ở vị trí carbon số 6:
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.
Quan sát hình vẽ cấu tạo hợp chất, nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH vị trí C6 ⇒ đây là dạng alpha (α) ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 15 [308246]: Cho công thức chiếu Haworth của hợp chất carbohydrate như hình bên. Phân tử carbohydrate đang ở dạng

A, alpha (α).
B, beta (β).
C, gamma (γ).
D, sigma (δ).
HD: Phân tích:

Ta vẫn sử dụng mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH ở vị trí carbon số 6:
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.
Quan sát hình vẽ cấu tạo hợp chất, nhóm OH đính vào C1 cùng phía với nhóm CH2OH vị trí C6 ⇒ đây là dạng beta (β) ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B

Ta vẫn sử dụng mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH ở vị trí carbon số 6:
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.
Quan sát hình vẽ cấu tạo hợp chất, nhóm OH đính vào C1 cùng phía với nhóm CH2OH vị trí C6 ⇒ đây là dạng beta (β) ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 16 [308247]: Cho công thức chiếu Fischer của hợp chất carbohydrate như hình bên. Công thức chiếu Haworth dạng vòng 6 cạnh tương ứng là

A, 

B, 

C, 

D, 

HD: Thực hiện các bước chuyển đổi dạng mạch hở (Fischer) sang dạng mạch vòng (Haworth)
► Mẹo nhỏ: quan sát cấu tạo sau bước 3: 2 nhóm OH ở vị trí C3 và C4 ở cùng phía với nhóm CH2OH ở C6; chỉ có nhóm OH ở vị trí C2 khác phía ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A

► Mẹo nhỏ: quan sát cấu tạo sau bước 3: 2 nhóm OH ở vị trí C3 và C4 ở cùng phía với nhóm CH2OH ở C6; chỉ có nhóm OH ở vị trí C2 khác phía ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 17 [308248]: Carbohydrate là phân tử hữu cơ có nhiều nhất trên thế giới (đặc biệt trong thế giới thực vật). Chúng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác nhau.
a. Phân tử carbohydrate chứa 3 nguyên tố C, H, O.
b. Carbohydrate được chia thành bốn loại chủ yếu.
c. Các hợp chất carbohydrate luôn có dạng Cn(H2O)m.
d. Carbohydrate chiếm khoảng 3/4 trọng lượng khô của thực vật.
a. Phân tử carbohydrate chứa 3 nguyên tố C, H, O.
b. Carbohydrate được chia thành bốn loại chủ yếu.
c. Các hợp chất carbohydrate luôn có dạng Cn(H2O)m.
d. Carbohydrate chiếm khoảng 3/4 trọng lượng khô của thực vật.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng, carbohydrate (hydrate của carbon) xuất phát từ công thức thực nghiệm của hầu hết các chất dạng này là Cn(H2O)m; một số còn chứa thêm nguyên tố nitrogen; tuy nhiên nói phân tử chứa 3 nguyên tố C, H, O là hợp lí.
❌ (b) sai, bài học về phân loại hợp chất carbohydrate đã chỉ rõ là chia thành 3 loại chính:
❌ (c) sai. Ý (a) cũng đã nói carbohydate có thể chứa thêm nguyên tố khác như nitrogen; một số hợp chất có lượng oxygen tỉ lệ với lượng hydrogen khác tỉ lệ 1 : 2 nên nói chủ yếu dạng Cn(H2O)m là đúng chứ không phải luôn có dạng.
✔️ (d) đúng. Thông tin kiến thức cũng đã nói rất rõ điều này: "Carbohydrate là phân tử hữu cơ có nhiều nhất trên thế giới (đặc biệt trong thế giới thực vật). Chúng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác nhau như là “kho lưu trữ” năng lượng hóa học (glucose, tinh bột và glycogen); là thành phần cấu trúc trong thực vật (cellulose), vỏ giáp xác (chitin) và mô liên kết ở động vật (glucosaminoglycans); là thành phần thiết yếu của nucleic acid, DNA và RNA, nơi lưu trữ thông tin di truyền. Carbohydrate chiếm khoảng 3/4 trọng lượng khô của thực vật. Còn đối với động vật (bao gồm cả con người) lấy carbohydrate bằng cách ăn thực vật, nhưng lượng tích trữ carbohydrate trong cơ thể lại không quá nhiều (có không quá 1% trọng lượng cơ thể của động vật được tạo thành từ carbohydrate)." Một cách vui vẻ thì cành cây tươi phơi khô bay nước thì còn lại đó chính là carbohydrate cả thôi.
✔️ (a) đúng, carbohydrate (hydrate của carbon) xuất phát từ công thức thực nghiệm của hầu hết các chất dạng này là Cn(H2O)m; một số còn chứa thêm nguyên tố nitrogen; tuy nhiên nói phân tử chứa 3 nguyên tố C, H, O là hợp lí.
❌ (b) sai, bài học về phân loại hợp chất carbohydrate đã chỉ rõ là chia thành 3 loại chính:

✔️ (d) đúng. Thông tin kiến thức cũng đã nói rất rõ điều này: "Carbohydrate là phân tử hữu cơ có nhiều nhất trên thế giới (đặc biệt trong thế giới thực vật). Chúng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác nhau như là “kho lưu trữ” năng lượng hóa học (glucose, tinh bột và glycogen); là thành phần cấu trúc trong thực vật (cellulose), vỏ giáp xác (chitin) và mô liên kết ở động vật (glucosaminoglycans); là thành phần thiết yếu của nucleic acid, DNA và RNA, nơi lưu trữ thông tin di truyền. Carbohydrate chiếm khoảng 3/4 trọng lượng khô của thực vật. Còn đối với động vật (bao gồm cả con người) lấy carbohydrate bằng cách ăn thực vật, nhưng lượng tích trữ carbohydrate trong cơ thể lại không quá nhiều (có không quá 1% trọng lượng cơ thể của động vật được tạo thành từ carbohydrate)." Một cách vui vẻ thì cành cây tươi phơi khô bay nước thì còn lại đó chính là carbohydrate cả thôi.
Câu 18 [308249]: Carbohydrate có thể được phân loại thành ba loại chính là monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.

a. Glucose thuộc loại monosaccharide.
b. Fructose thuộc loại disaccharide.
c. Maltose thuộc loại monosaccharide.
d. Cellulose thuộc loại polysaccharide.

a. Glucose thuộc loại monosaccharide.
b. Fructose thuộc loại disaccharide.
c. Maltose thuộc loại monosaccharide.
d. Cellulose thuộc loại polysaccharide.
HD: Dựa vào thông tin cung cấp cũng như kiến thức về phân loại hợp chất carbohydrate:
⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Glucose thuộc loại monosaccharide.
❌ (b) sai. Fructose thuộc loại monosaccharide.
❌ (c) sai. Maltose thuộc loại disaccharide.
✔️ (d) đúng. Cellulose thuộc loại polysaccharide.

⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Glucose thuộc loại monosaccharide.
❌ (b) sai. Fructose thuộc loại monosaccharide.
❌ (c) sai. Maltose thuộc loại disaccharide.
✔️ (d) đúng. Cellulose thuộc loại polysaccharide.
Câu 19 [308250]: Carbohydrate có thể được phân loại theo kích thước của các phân tử.
a. Glucose có kích thước lớn hơn saccharose.
b. Maltose có kích thước lớn hơn fructose.
c. Cellulose có kích thước lớn hơn glucose.
d. Tinh bột có kích thước lớn hơn saccharose.
a. Glucose có kích thước lớn hơn saccharose.
b. Maltose có kích thước lớn hơn fructose.
c. Cellulose có kích thước lớn hơn glucose.
d. Tinh bột có kích thước lớn hơn saccharose.
HD: Lục lại kiến thức về phân loại hợp chất carbohydrate:
⇒ So sách kích thước tương đối thì rõ: polysaccharide > disaccharide > monosaccharide.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai. glucose là monosaccharide nên kích thước bé hơn saccharose là disaccharide.
✔️ (b) đúng. Maltose là disaccharide nên có kích thước lớn hơn fructose là monosaccharide.
✔️ (c) đúng. Cellulose là polysaccharide nên có kích thước lớn hơn rất nhiều so với glucose là monosaccharide.
✔️ (d) đúng. Tinh bột cũng là polysaccharide nên có kích thước lớn hơn rất nhiều so với saccharose là disaccharide.

⇒ So sách kích thước tương đối thì rõ: polysaccharide > disaccharide > monosaccharide.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai. glucose là monosaccharide nên kích thước bé hơn saccharose là disaccharide.
✔️ (b) đúng. Maltose là disaccharide nên có kích thước lớn hơn fructose là monosaccharide.
✔️ (c) đúng. Cellulose là polysaccharide nên có kích thước lớn hơn rất nhiều so với glucose là monosaccharide.
✔️ (d) đúng. Tinh bột cũng là polysaccharide nên có kích thước lớn hơn rất nhiều so với saccharose là disaccharide.
Câu 20 [308251]: Cho công thức chiếu Haworth sau đây:

a. Nhóm OH trên C1 cùng phía với nhóm OH trên C2.
b. Nhóm OH trên C4 ở phía trên mặt phẳng.
c. Vòng 6 cạnh chứa 6 nguyên tử carbon.
d. Có 3 nhóm OH cùng quay về 1 phía của mặt phẳng.

a. Nhóm OH trên C1 cùng phía với nhóm OH trên C2.
b. Nhóm OH trên C4 ở phía trên mặt phẳng.
c. Vòng 6 cạnh chứa 6 nguyên tử carbon.
d. Có 3 nhóm OH cùng quay về 1 phía của mặt phẳng.
HD: Quan sát kỹ hình và phân tích các phát biểu cơ bản thôi:
✔️ (a) đúng. OH trên C1 cùng phía bên dưới mặt phẳng với nhóm OH trên C2.
❌ (b) sai. Theo quy ước (phần lí thuyết sách có cung cấp) thì nhóm OH ở C4 nằm phía dưới của mặt phẳng.
❌ (c) sai. Vòng 6 cạnh có 5 nguyên tử carbon thôi + 1 nguyên tử oxygen rất rõ ràng.
✔️ (d) đúng. 3 nhóm OH trên C1; C2 và C4 cùng nằm ở phía dưới mặt phẳng.

✔️ (a) đúng. OH trên C1 cùng phía bên dưới mặt phẳng với nhóm OH trên C2.
❌ (b) sai. Theo quy ước (phần lí thuyết sách có cung cấp) thì nhóm OH ở C4 nằm phía dưới của mặt phẳng.
❌ (c) sai. Vòng 6 cạnh có 5 nguyên tử carbon thôi + 1 nguyên tử oxygen rất rõ ràng.
✔️ (d) đúng. 3 nhóm OH trên C1; C2 và C4 cùng nằm ở phía dưới mặt phẳng.
Câu 21 [308252]: Cho hai công thức chiếu Haworth sau đây:

a. Hai công thức Haworth đều biểu diễn cùng một chất.
b. Phân tử trong công thức Haworth số 1 đang tồn tại ở dạng beta (β).
c. Phân tử trong công thức Haworth số 2 đang tồn tại ở dạng alpha (α).
d. Hai công thức Haworth không thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau.

a. Hai công thức Haworth đều biểu diễn cùng một chất.
b. Phân tử trong công thức Haworth số 1 đang tồn tại ở dạng beta (β).
c. Phân tử trong công thức Haworth số 2 đang tồn tại ở dạng alpha (α).
d. Hai công thức Haworth không thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau.
HD: Phân tích hai công thức số 1 và số 2 tương ứng:
Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Rất rõ ràng cả 2 công thức giống nhau hết, chỉ khác vị trí của nhóm OH ở carbon số 1 so với mặt phẳng thôi (tạo nên hai dạng α và β của cùng một chất - rõ hơn đó là glucose).
✔️ (b) đúng. Mẹo nhỏ nhỏ: beta (β) = b = bần cùng ⇒ vị trí OH ở C1 cùng phía với nhóm CH2OH ⇒ công thức 1 là đang tồn tại ở dạng beta.
✔️ (c) đúng, ở ý (b) đúng là dạng beta (β) thì công thức 2 tương ứng là dạng alpha (α) thôi.
❌ (d) sai. Chúng có thể chuyển đổi qua lại giữa dạng α - dạng β và cả dạng mạch hở.


Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Rất rõ ràng cả 2 công thức giống nhau hết, chỉ khác vị trí của nhóm OH ở carbon số 1 so với mặt phẳng thôi (tạo nên hai dạng α và β của cùng một chất - rõ hơn đó là glucose).
✔️ (b) đúng. Mẹo nhỏ nhỏ: beta (β) = b = bần cùng ⇒ vị trí OH ở C1 cùng phía với nhóm CH2OH ⇒ công thức 1 là đang tồn tại ở dạng beta.
✔️ (c) đúng, ở ý (b) đúng là dạng beta (β) thì công thức 2 tương ứng là dạng alpha (α) thôi.
❌ (d) sai. Chúng có thể chuyển đổi qua lại giữa dạng α - dạng β và cả dạng mạch hở.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 22 [308253]: Cho các phát biểu sau về carbohydrate:
(a) Tất cả carbohydrate đều có phản ứng thủy phân.
(b) Đa số carbohydrate đều được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H, O.
(c) Carbohydrate có công thức tổng quát dạng CnH2mOm.
(d) Carbohydrate mất nước thu được carbon nguyên chất.
Số phát biểu đúng là
Điền đáp án: [..........]
(a) Tất cả carbohydrate đều có phản ứng thủy phân.
(b) Đa số carbohydrate đều được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H, O.
(c) Carbohydrate có công thức tổng quát dạng CnH2mOm.
(d) Carbohydrate mất nước thu được carbon nguyên chất.
Số phát biểu đúng là
Điền đáp án: [..........]
HD: Phân tích các phát biểu:
❌Sai. a. Monosaccharide (đường đơn) không bị thuỷ phân vì chúng là các phân tử carbohydrate đơn giản nhất.
✔️Đúng. b. Hầu hết carbohydrate đều có công thức thực nghiệm là Cn(H2O)m. Đa số carbohydrate đều được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H, O.
✔️Đúng. c. Hầu hết carbohydrate đều có công thức thực nghiệm là Cn(H2O)m phân tích ra sẽ được công thức là CnH2mOm.
✔️Đúng. d. Carbohydrate có công thức tổng quát CnH2mOm nên khi mất nước sẽ thu được carbon nguyên chất.
❌Sai. a. Monosaccharide (đường đơn) không bị thuỷ phân vì chúng là các phân tử carbohydrate đơn giản nhất.
✔️Đúng. b. Hầu hết carbohydrate đều có công thức thực nghiệm là Cn(H2O)m. Đa số carbohydrate đều được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H, O.
✔️Đúng. c. Hầu hết carbohydrate đều có công thức thực nghiệm là Cn(H2O)m phân tích ra sẽ được công thức là CnH2mOm.
✔️Đúng. d. Carbohydrate có công thức tổng quát CnH2mOm nên khi mất nước sẽ thu được carbon nguyên chất.
Câu 23 [308254]: Cho công thức cấu tạo của một hợp chất carbohydrate sau:

Số nguyên tử carbon có trong hợp chất là

Số nguyên tử carbon có trong hợp chất là
A, 6.
B, 12.
C, 10.
D, 8.
HD: Thật chú ý đừng để số đánh trên cấu tạo đánh lừa: 5 + 5 = 10 điền đáp án và sai.
Ở mỗi vòng nối với nhau qua nguyên tố O thì ngoài 5 nguyên tử carbon được đánh số từ 1 đến 5 còn có 1 nguyên tử carbon trong nhóm CH2OH; đúng ra là carbon số 6 nhưng không được đánh số ⇒ cần điền phải là: 6 + 6 = 12.
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Ở mỗi vòng nối với nhau qua nguyên tố O thì ngoài 5 nguyên tử carbon được đánh số từ 1 đến 5 còn có 1 nguyên tử carbon trong nhóm CH2OH; đúng ra là carbon số 6 nhưng không được đánh số ⇒ cần điền phải là: 6 + 6 = 12.
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 24 [308255]: Cho dãy các chất: tinh bột, cellulose, acetic acid, acetone, ethylene, glucose, maltose, ethane. Có bao nhiêu chất trong dãy thuộc carbohydrate?
Điền đáp án: [...........]
Điền đáp án: [...........]
HD: ở mức độ THPT chúng ta thì nắm vững bài học phân loại hợp chất carbohydrate là đủ:
⇒ Các chất thuộc carbohydrate trong dãy gồm có: tinh bột, cellulose, glucose, maltose ⇝ điền đáp án: 4.
p/s: còn lại:
❌ acetic acid: CH3COOH thuộc carboxylic acid.
❌ acetone: CH3COCH3: thuộc ketone.
❌ ethylene: CH2=CH2: thuộc hydrocarbon (alkene).
❌ ethane: CH3CH3: thuộc hydrocarbon (alkane).

⇒ Các chất thuộc carbohydrate trong dãy gồm có: tinh bột, cellulose, glucose, maltose ⇝ điền đáp án: 4.
p/s: còn lại:
❌ acetic acid: CH3COOH thuộc carboxylic acid.
❌ acetone: CH3COCH3: thuộc ketone.
❌ ethylene: CH2=CH2: thuộc hydrocarbon (alkene).
❌ ethane: CH3CH3: thuộc hydrocarbon (alkane).
Câu 25 [308256]: Cho dãy các chất: glucose, maltose, ethyl acetate, acethylene, tinh bột, cellulose. Có bao nhiêu chất trong dãy thuộc loại polysaccharide?
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: ở mức độ THPT chúng ta thì nắm vững bài học phân loại hợp chất carbohydrate là đủ:

⇒ Chỉ có: tinh bột, cellulose thuộc loại polysaccharide ⇝ điền đáp án: 2.
p/s: còn lại:
❌ glucose: thuộc monosaccharide.
❌ maltose: thuộc disaccharide.
❌ ethyl acetate: CH3COOC2H5 là ester.
❌ acethylene: HC≡CH: thuộc hydrocarbon (alkyne).

⇒ Chỉ có: tinh bột, cellulose thuộc loại polysaccharide ⇝ điền đáp án: 2.
p/s: còn lại:
❌ glucose: thuộc monosaccharide.
❌ maltose: thuộc disaccharide.
❌ ethyl acetate: CH3COOC2H5 là ester.
❌ acethylene: HC≡CH: thuộc hydrocarbon (alkyne).
Câu 26 [308275]: Trong các cấu trúc carbohydrate sau đây:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) 
Có bao nhiêu chất trong dãy thuộc loại disaccharide?
Điền đáp án: [..........]
(1)





Có bao nhiêu chất trong dãy thuộc loại disaccharide?
Điền đáp án: [..........]
HD: Nhìn một cách trực quan, cứ 1 vòng biểu diễn một monosaccharide; như vậy 2 vòng nối với nhau thì đó là disaccharide còn rất nhiều (poly) vòng nối với nhau thì đó là polysaccharide.
Theo đó, hợp chất số (1) và (3) là 2 disaccharide; còn (3) và (4) là monosaccharide.
Chất dễ nhầm sai là chất số (5); nhiều bạn không để ý biểu diễn [...]n có hệ số n là rất nhiều; nó là polysaccharide chứ không phải disaccharide như ta nghĩ.
Tổng kết, có 2/5 chất thỏa mãn ⇝ điền đáp án: 2.
Theo đó, hợp chất số (1) và (3) là 2 disaccharide; còn (3) và (4) là monosaccharide.
Chất dễ nhầm sai là chất số (5); nhiều bạn không để ý biểu diễn [...]n có hệ số n là rất nhiều; nó là polysaccharide chứ không phải disaccharide như ta nghĩ.
Tổng kết, có 2/5 chất thỏa mãn ⇝ điền đáp án: 2.
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
CYCLODEXTRIN
Cyclodextrin, như được minh họa trong hình II.2.a bên dưới, thuộc loại hợp chất carbohydrate. Cyclodextrin sở hữu vòng lớn có khả năng bao quanh các phân tử hữu cơ nhỏ hơn ở phía mặt bên trong. Các phân tử vòng này được cấu tạo bởi các đơn vị glucose, có mặt phía trong kỵ nước (ghét nước) và mặt phía ngoài ưa nước, điều này được giải thích là do các nhóm hydroxy OH có xu hướng tỏa ra phía ngoài vòng hơn là hướng vào phía trung tâm. Tính năng này làm cho cyclodextrin hòa tan trong nước nhưng đồng thời các phân tử kỵ nước (nghĩa là không tan với nước) cũng dễ dàng được đưa vào khoang phía trong của cyclodextrin, miễn là chúng không quá lớn.
Hình II.2.a. Công thức cấu tạo phân tử cyclodextrin


Hình 28.18 b. Phân tử cyclodextrin nhìn từ phía bên trên xuống
Cyclodextrin gần đây đã được sử dụng làm chất hòa tan. Ví dụ, toluene C6H5CH3 không hòa tan với nước, tạo thành một lớp chất lỏng riêng biệt khi được thêm vào nước. Việc bổ sung cyclodextrin vào hỗn hợp này làm cho hai lớp chất lỏng trộn lẫn vào với nhau do cyclodextrin sẽ đưa các phân tử toluene vào bên trong và kéo sang bên pha nước. Việc sử dụng cyclodextrin trong ngành dược phẩm ngày càng tăng khi các nhà khoa học nhận ra lợi ích của chúng là chất hòa tan không độc hại ở pH sinh lý.
Câu 27 [308257]: Phân tử cyclodextrin được cấu tạo bởi các mắt xích
A, Fructose.
B, Saccharose.
C, Glucose.
D, Cellulose.
HD: Quan sát hình vẽ cấu tạo của cyclodextrin:

Hoặc dựa vào đoạn thông tin bài đọc: "Các phân tử vòng này được cấu tạo bởi các đơn vị glucose, có mặt phía trong kỵ nước (ghét nước) và mặt phía ngoài ưa nước, điều này được giải thích là do các nhóm hydroxy OH có xu hướng tỏa ra phía ngoài vòng hơn là hướng vào phía trung tâm".
⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C

Hoặc dựa vào đoạn thông tin bài đọc: "Các phân tử vòng này được cấu tạo bởi các đơn vị glucose, có mặt phía trong kỵ nước (ghét nước) và mặt phía ngoài ưa nước, điều này được giải thích là do các nhóm hydroxy OH có xu hướng tỏa ra phía ngoài vòng hơn là hướng vào phía trung tâm".
⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 28 [308258]: Số nhóm hydroxy OH trong một phân tử cyclodextrin là
A, 18.
B, 21.
C, 25.
D, 30.
HD: Quan sát lại cấu tạo phân tử cyclodextrin và đếm số nhóm OH thể hiện rõ ràng trong đó thôi:
Số nhóm hydroxy OH trong một phân tử cyclodextrin là 21 ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Mẹo nhỏ: phân tử cyclodextrin tạo từ 7 mắt xích glucose, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH ⇒ 7 × 3 = 21 nhóm OH. Đáp án: B

Số nhóm hydroxy OH trong một phân tử cyclodextrin là 21 ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Mẹo nhỏ: phân tử cyclodextrin tạo từ 7 mắt xích glucose, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH ⇒ 7 × 3 = 21 nhóm OH. Đáp án: B
Câu 29 [308259]: Nhận định nào sau đây không đúng?
A, Cyclodextrin thuộc loại hợp chất carbohyrate.
B, Phân tử toluene có kích thước nhỏ hơn cyclodextrin.
C, Phân tử toluene kỵ nước nên có thể vào khoang phía bên trong của cyclodextrin.
D, Trong cyclodextrin, số nhóm OH hướng ra phía ngoài ít hơn hướng vào trung tâm.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. đúng theo thông tin ngay đầu bài đọc: "Cyclodextrin, như được minh họa trong hình II.2.a bên dưới, thuộc loại hợp chất carbohydrate."
✔️ B. đúng dựa theo thông tin: "Việc bổ sung cyclodextrin vào hỗn hợp này làm cho hai lớp chất lỏng trộn lẫn vào với nhau do cyclodextrin sẽ đưa các phân tử toluene vào bên trong và kéo sang bên pha nước.". Hình ảnh trong bài đọc cũng cho thấy rõ điều này:
✔️ C. đúng theo phân tích ở ý b.
❌ D. sai theo thông tin bài đọc cung cấp: "Các phân tử vòng này được cấu tạo bởi các đơn vị glucose, có mặt phía trong kỵ nước (ghét nước) và mặt phía ngoài ưa nước, điều này được giải thích là do các nhóm hydroxy OH có xu hướng tỏa ra phía ngoài vòng hơn là hướng vào phía trung tâm." Đáp án: D
✔️ A. đúng theo thông tin ngay đầu bài đọc: "Cyclodextrin, như được minh họa trong hình II.2.a bên dưới, thuộc loại hợp chất carbohydrate."
✔️ B. đúng dựa theo thông tin: "Việc bổ sung cyclodextrin vào hỗn hợp này làm cho hai lớp chất lỏng trộn lẫn vào với nhau do cyclodextrin sẽ đưa các phân tử toluene vào bên trong và kéo sang bên pha nước.". Hình ảnh trong bài đọc cũng cho thấy rõ điều này:

✔️ C. đúng theo phân tích ở ý b.
❌ D. sai theo thông tin bài đọc cung cấp: "Các phân tử vòng này được cấu tạo bởi các đơn vị glucose, có mặt phía trong kỵ nước (ghét nước) và mặt phía ngoài ưa nước, điều này được giải thích là do các nhóm hydroxy OH có xu hướng tỏa ra phía ngoài vòng hơn là hướng vào phía trung tâm." Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 30 đến 32
ĐƯỜNG HUYẾT
Cho tới nay glucose là loại monosaccharide dồi dào nhất được tìm thấy trong máu và thuật ngữ đường huyết thường dùng để chỉ glucose. Ở người lớn, lượng đường trong máu bình thường đo được sau khi nhịn ăn 8 – 12 tiếng nằm trong khoảng 70 – 110 mg/100 mL máu. Lượng đường trong máu đạt tối đa khoảng 140 – 160 mg/100 mL khoảng 1 giờ sau bữa ăn chứa carbohydrate. Lượng đường trong máu trở lại bình thường sau khoảng 2 giờ đến 2 giờ 30 phút.Nếu lượng đường trong máu thấp hơn mức lúc đói bình thường thì sẽ tồn tại một tình trạng gọi là hạ đường huyết. Vì glucose là chất dinh dưỡng duy nhất thường được não sử dụng để tạo năng lượng nên hạ đường huyết nhẹ sẽ dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu do tế bào não bị thiếu năng lượng. Hạ đường huyết nặng có thể gây co giật và hôn mê.
Khi nồng độ glucose trong máu cao hơn mức bình thường, tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Nếu mức đường huyết vượt quá khoảng 180 mg/100 mL máu, đường sẽ không được thận tái hấp thu hoàn toàn và glucose sẽ được bài tiết qua nước tiểu (hình bên dưới). Tình trạng glucose xuất hiện trong nước tiểu được gọi là tiểu đường. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài ở mức glucosuric phải được coi là nghiêm trọng vì nó cho thấy có điều gì đó không ổn với khả năng bình thường của cơ thể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Câu 30 [308260]: Một bệnh nhân có lượng đường trong máu đo được sau khi nhịn ăn 8 – 12 tiếng nằm là 60 mg/100 mL máu thì có thể kết luận bệnh nhân đó
A, bình thường.
B, tăng đường huyết.
C, bị hạ đường huyết.
D, bị tiểu đường.
HD: Dựa vào thông tin bài đọc đoạn: "Ở người lớn, lượng đường trong máu bình thường đo được sau khi nhịn ăn 8 – 12 tiếng nằm trong khoảng 70 – 110 mg/100 mL máu. [...] Nếu lượng đường trong máu thấp hơn mức lúc đói bình thường thì sẽ tồn tại một tình trạng gọi là hạ đường huyết."
► Bệnh nhân này có lượng đường trong máu đo được là 60 mg/100 mL máu < khoảng 70 - 110 mg/100 mL máu ⇒ kết luận bệnh nhân này bị hạ đường huyết ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
► Bệnh nhân này có lượng đường trong máu đo được là 60 mg/100 mL máu < khoảng 70 - 110 mg/100 mL máu ⇒ kết luận bệnh nhân này bị hạ đường huyết ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 31 [308261]: Đường được tìm thấy trong máu thuộc loại
A, Monosaccharide.
B, Disaccharide.
C, Polysaccharide.
D, Oligosaccharide.
HD: Dựa vào thông tin ngay đầu bài đọc: "Cho tới nay glucose là loại monosaccharide dồi dào nhất được tìm thấy trong máu và thuật ngữ đường huyết thường dùng để chỉ glucose" ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 32 [308262]: Tính khối lượng glucose trong máu của một bệnh nhân có lượng đường trong máu đo được là 190 mg/100 mL máu. Giả sử thể tích máu trong cơ thể là 5L.
A, 9,5 gam.
B, 50,0 gam.
C, 4,8 gam.
D, 34,2 gam.
HD: Lượng đường trong máu đo được là 190 mg/100 mL máu
Nghĩa là cứ 100 mL máu thì có 190 mg đường glucose.
⇒ 5 L máu ⇄ 5000 mL = 50 × 100 mL tương ứng có 50 × 190 mg đường glucose.
⇒ Tính ra 50 × 190 = 9500 mg ⇄ 9,5 gam glucose
⇝ Chọn đáp án A Đáp án: A
Nghĩa là cứ 100 mL máu thì có 190 mg đường glucose.
⇒ 5 L máu ⇄ 5000 mL = 50 × 100 mL tương ứng có 50 × 190 mg đường glucose.
⇒ Tính ra 50 × 190 = 9500 mg ⇄ 9,5 gam glucose
⇝ Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 33 đến 35
SỰ SUY GIẢM NĂNG LƯỢNG
"Sự suy giảm năng lượng" thường xảy ra từ 1 đến 3 tiếng sau bữa ăn, thường là sau bữa sáng và đầu giờ chiều (sau bữa trưa). Thuật ngữ suy giảm năng lượng không mang tính khoa học nhưng thường được sử dụng để chỉ lượng đường trong máu giảm nhanh chóng kèm theo các triệu chứng sau khi ăn bao gồm đau đầu, giảm khả năng tập trung, buồn ngủ và thậm chí thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu giảm nhanh thường liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng của bữa ăn trước đó. Ví dụ, bữa ăn chứa một lượng lớn carbohydrate được tiêu hóa nhanh (Carb nhanh) có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Lượng đường trong máu tăng dẫn đến sự gia tăng giải phóng insulin, một loại hormone giúp chuyển đường từ máu đến các tế bào não hoặc cơ để sử dụng làm năng lượng hoặc đến các tế bào mỡ để lưu trữ. Do đó, lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến việc giải phóng insulin quá mức, có thể khiến lượng đường trong máu giảm khá nhanh, từ đó gây ra các triệu chứng suy giảm năng lượng.


Thước đo mức độ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng của một loại thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết (Glycemic index - GI) của thực phẩm. GI có được bằng cách so sánh tổng lượng đường trong máu tăng lên trong hai giờ sau khi tiêu thụ một mẫu thực phẩm có chứa 50 gam carbohydrate. Mức tăng này được so sánh với mức tăng do tiêu thụ 50 gam glucose, có chỉ số GI là 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường bao gồm ngũ cốc tinh chế, khoai tây trắng, gạo trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc có
đường, kẹo, đồ nướng, bánh quy giòn, bánh quy xoắn, nước trái cây và nước ngọt.
đường, kẹo, đồ nướng, bánh quy giòn, bánh quy xoắn, nước trái cây và nước ngọt.
Chỉ số đường huyết của bữa ăn có thể giảm theo nhiều cách. Tiêu thụ carbohydrate có GI thấp (Carb chậm) như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt và đậu. Lựa chọn trái cây nguyên chất giàu chất xơ thay vì nước trái cây là rất hữu ích. Cuối cùng, việc kết hợp chất béo lành mạnh hoặc protein nạc với carbohydrate trong mỗi bữa ăn cũng giúp giảm chỉ số GI của bữa ăn. Bằng cách giảm chỉ số GI của bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ ổn định hơn suốt cả ngày, giúp bạn tránh được tình trạng thiếu năng lượng.
Câu 33 [308263]: Theo bài đọc, thực phẩm nào không có chỉ số GI cao?
A, Ngũ cốc tinh chế.
B, Gạo trắng.
C, Nước ngọt.
D, Gạo lứt.
HD: Đoạn 2 bài đọc có thông tin cung cấp: "Thực phẩm có chỉ số GI cao thường bao gồm ngũ cốc tinh chế, khoai tây trắng, gạo trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc có đường, kẹo, đồ nướng, bánh quy giòn, bánh quy xoắn, nước trái cây và nước ngọt."
Tương ứng với các thực phẩm ở các đáp án A, B và C ⇝ Chọn đáp án D. ♠
p/s: Đáp án D. Gạo lứt là thực phẩm mà chúng ta dễ thấy các đối tượng ăn kiêng thường lựa chọn trong thực tiễn cuộc sống. Đáp án: D
Tương ứng với các thực phẩm ở các đáp án A, B và C ⇝ Chọn đáp án D. ♠
p/s: Đáp án D. Gạo lứt là thực phẩm mà chúng ta dễ thấy các đối tượng ăn kiêng thường lựa chọn trong thực tiễn cuộc sống. Đáp án: D
Câu 34 [308264]: Chỉ số GI có được bằng cách so sánh tổng lượng đường trong máu tăng lên trong hai giờ sau khi tiêu thụ một mẫu thực phẩm có chứa bao nhiêu gam carbohydrate?
A, 50 gam.
B, 100 gam.
C, 25 gam.
D, 10 gam.
HD: Dựa vào thông tin bài đọc: "GI có được bằng cách so sánh tổng lượng đường trong máu tăng lên trong hai giờ sau khi tiêu thụ một mẫu thực phẩm có chứa 50 gam carbohydrate. Mức tăng này được so sánh với mức tăng do tiêu thụ 50 gam glucose, có chỉ số GI là 100."
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 35 [308265]: Hormone insulin giúp chuyển loại đường nào từ máu đến các tế bào não?
A, Saccharose.
B, Maltose.
C, Cellulose.
D, Glucose.
HD: Câu hỏi yêu cầu liên hệ và vận dụng kiến thức, "Cho tới nay glucose là loại monosaccharide dồi dào nhất được tìm thấy trong máu và thuật ngữ đường huyết thường dùng để chỉ glucose" + "Vì glucose là chất dinh dưỡng duy nhất thường được não sử dụng để tạo năng lượng nên hạ đường huyết nhẹ sẽ dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu do tế bào não bị thiếu năng lượng. Hạ đường huyết nặng có thể gây co giật và hôn mê." ⇒ "đường"được nhắc đến trong bài đọc chính là clucose ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D