Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [307732]: Hầu hết các hợp chất carbohydrate đều có công thức tổng quát là
A, Cn(H2O)m.
B, Cn(HCl)m.
C, Cn(HO)m.
D, Cn(H2O2)m.
HD: Theo lịch sử, tên carbohydrate (hydrate của carbon) xuất phát từ công thức thực nghiệm của hầu hết các chất dạng này là Cn(H2O)m. Công thức này cũng có liên quan đến thực tế chúng được tạo ra bởi quá trình quang hợp carbon dioxide CO2 với nước H2O, được biểu thị bằng sơ đồ: nCO2 + mH2O ––xúc tác→ Cn(H2O)m + nO2.
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 2 [308242]: Carbohydrate có cấu tạo như hình bên thuộc loại nào sau đây?
12024368.png
A, Monosaccharide.
B, Disaccharide.
C, Polysaccharide.
D, Lipid.
HD: Cấu tạo hợp chất đã cho có nhiều vòng thể hiện ở hệ số n; một cách trực quan: 1 vòng ⇄ monosaccharide; 2 vòng ⇄ disaccharide và nhiều vòng ⇄ polysaccharide ⇒ Hợp chất trong hình thuộc loại polysaccharide.

Cụ thể, cấu tạo được cho tương ứng là tinh bột dạng amylose (tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic):
12024368.png

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 3 [308243]: Cho công thức chiếu Haworth của hợp chất carbohydrate như hình bên. Phân tử carbohydrate đang ở dạng
12024370.png
A, alpha (α).
B, beta (β).
C, gamma (γ).
D, sigma (δ).
HD: Mẹo nhỏ: quan sát nhóm CH2OH (khác biệt nhất là nhóm OH không đính vào vòng).
• β = bê (bờ) = bần cùng ⇒ nhóm OH đính vào C1 cùng phía với CH2OH.
• ⇒ α có nhóm OH đính vào C1 khác phía với nhóm CH2OH.
dang-a.pngdang-b.png
⇒ Quan sát lại cấu tạo chất đã cho ⇒ Phân tử carbohydate đang ở dạng beta (β)

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 4 [308289]: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?
A, Saccharose.
B, Fructose.
C, Glucose.
D, Amilopectin.
HD: Phân tích các đáp án:
A. Saccharose: đường mía - đường củ cải - đường thốt nốt,... (có nhiều trong các loại đó)
✔️ B. Fructose: đường mật ong (có nhiều và tạo nên vị ngọt sắc (đậm) của mật ong).
C. Glucose: đường nho (có nhiều trong quả nho ngoài nước).
D. Amilopectin: một trong 2 thành phần của tinh bột. Đáp án: B
Câu 5 [308291]: Số nhóm hydroxy trong phân tử fructose ở dạng vòng β là
A, 1.
B, 3.
C, 5.
D, 7
HD: Quan sát cấu tạo của fructose:
fructose.png
Dù là ở dạng mạch hở, mạch vòng α hay vòng β thì fructose cũng như glucose đều có đúng 5 nhóm OH ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 6 [308294]: Để phân biệt hai dạng α và β của phân tử glucose, cần dựa vào vị trí của nhóm OH trên nguyên tử carbon
A, Số 1.
B, Số 2.
C, Số 3.
D, Số 4.
HD: nhóm OH trên nguyên tử carbon số 1 - nhóm OH hemiacetal là điểm khác trong cấu tạo giúp phân biệt hai dạng α và β của phân tử glucose:
12024947-De.png
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 7 [308297]: Cho 5 giọt CuSO4 5% và 1 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp dung dịch, sau đó thêm vào 2 mL glucose 1% lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
A, Có kết tủa đỏ gạch.
B, Cu(OH)2 tan tạo dung dịch, màu xanh.
C, Cu(OH)2 bị khử tạo Cu màu đỏ.
D, Cu(OH)2 tan tạo dung dịch trong suốt.
HD: Phân tích thí nghiệm:
• Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
Cu(OH)2.png
• Gạn bỏ dung dịch, kết tủa Cu(OH)2 sau đó bị hòa tan bởi glucose thêm vào:
2C6H12O6 (glucose) + Cu(OH)2 → Cu(C6H11O6)2 (phức chất màu xanh) + 2H2O.
felhling.jpg
⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 8 [308298]: Để chứng minh trong phân tử của glucose có nhiều nhóm hydroxy, người ta cho dung dịch glucose phản ứng với
A, Kim loại Na.
B, Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C, AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
D, Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
 Phân tích các đáp án:
❌ A. với kim loại Na: chỉ cần 1 nhóm OH + Na → ONa + ½H2↑ nên không chứng minh nó có nhiều nhóm được.
✔️ B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng thì yêu cầu cần có ít nhất 2 nhóm OH liền kề.
❌ C. AgNO3/NH3: thuốc thử Tollens - chứng minh nhóm chức aldehyde CHO bằng kết tủa Ag trắng bạc.
❌ D. Cu(OH)2 đun nóng tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch cũng chứng minh nhóm chức CHO.

⟹ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 9 [308311]: Xác định sản phẩm tạo thành của phản ứng sau:
12025302-1.png
A, 12025302-a.png
B, 12025302-b.png
C, 12025302-c.png
D, 12025302-d.png
HD: Tính chất phản ứng tương tự câu hỏi có ID = [308310]. Đánh số carbon ⇝ xác định nhóm OH hemiacetal:
12025302-2.png
⇒ đó là nhóm OH đính vào carbon số 1 ⇒ chỉ có nhóm OH này phản ứng với CH3OH trong môi trường acid tạo ⇝OCH3 (do sản phẩm sinh ra ở dạng hỗn hợp các đồng phân α và đồng phân β nên biểu diễn ⇝OCH3 thể hiện chung cho cả 2 dạng đó).
12025302-3.png
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 10 [308316]: Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucose?
A, Phản ứng tráng gương.
B, Cho glucose cộng H2 (xúc tác Ni, to).
C, Cho glucose cháy hoàn toàn trong oxygen dư.
D, Cho glucose tác dụng với nước bromine.
HD: Mẹo nhỏ với kinh nghiệm xử lý: "khử cho (electron) - o (oxi hóa) nhận (electron)" ⇒ glucose thể hiện tính khử ⇄ glucose cho electron. Tuy nhiên, nếu phân tích quá trình cho nhận electron của glucose C6h12O6 thì rõ là phức tạp và mất thời gian ⇒ Kinh nghiệm ở đây là gì? Cặp oxi hóa - khử: A + B nếu A là chất khử ⇒ B đối tác là chất oxi hóa thôi.
Phân tích các đáp án:
✔️ A. phản ứng tráng gương: glucose + AgNO3 → Ag↓ + ... || đối tác Ag+ + e → Ag thể hiện tính oxi hóa (nhận e) ⇒ glucose thể hiện tính khử.
B. cộng H2: glucose + H2 ––Ni, to→ sorbitol || đối tác H2 → 2H+ + 2e thể hiện tính khử (cho e) ⇒ glucose thể hiện tính oxi hóa.
✔️ C. glucose + O2 ––to→ CO2 + H2O || đối tác O2 + 4e ⇝ 2O2– thể hiện tính oxi hóa (nhận e) ⇒ glucose thể hiện tính khử.
✔️ D. glucose + Br2 + H2O ––to→ gluconic acid + HBr || đối tác Br2 + 2e → 2Br thể hiện tính oxi hóa (nhận e) ⇒ glucose thể hiện tính khử. Đáp án: B
Câu 11 [308349]: Trong phân tử saccharose, gốc glucose liên kết với gốc fructose qua nguyên tử đóng vai trò cầu nối là
A, carbon.
B, hydrogen.
C, oxygen.
D, nitrogen.
HD: Quan sát cấu tạo của saccharose:

⇒ Trả lời: gốc glucose liên kết với gốc fructose qua nguyên tử đóng vai trò cầu nối là oxygen (O)

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 12 [308364]: Cho biến thiên enthalpy của các chất như sau: ΔcHo (glucose) = –2803 kJ.mol–1; ΔcHo (saccharose) = –5640 kJ.mol–1. Xác định glucose (C6H12O6) hay saccharose (C12H22O11) cung cấp năng lượng nhiều hơn trên 1 gam mỗi chất.
A, Glucose cung cấp nhiều năng lượng hơn saccharose là 2837 kJ.
B, Glucose cung cấp nhiều năng lượng hơn saccharose là 919 J.
C, Saccharose cung cấp nhiều năng lượng hơn glucose là 2837 kJ.
D, Saccharose cung cấp nhiều năng lượng hơn glucose là 919 J.
HD: Phân tích:
• biến thiên enthalpy của glucose: ΔcHo (glucose) = –2803 kJ.mol–1
Nghĩa là 1 mol ⇄ 180 gam glucose cung cấp 2803 kJ năng lượng.
⇒ Theo tỉ lệ 1 gam glucose sẽ cung cấp tương ứng năng lượng là 2803 ÷ 180 ≈ 15,572 kJ.
• Tương tự biến thiên enthalpy của saccharose: ΔcHo (saccharose) = –5640 kJ.mol–1
Nghĩa là 1 mol ⇄ 342 gam saccharose cung cấp 5640 kJ năng lượng.
⇒ Theo tỉ lệ 1 gam saccharose sẽ cung cấp tương ứng năng lượng là 5640 ÷ 342 ≈ 16,491 kJ.
⇒ 1 gam saccharose cung cấp nhiều hơn 1 gam glucose 16,491 – 15,572 = 0,919 kJ ⇄ 919 J năng lượng

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 13 [308409]: Phân tử tinh bột được cấu tạo từ các gốc
A, β-fructose.
B, α-fructose.
C, β-glucose.
D, α-glucose.
HD: Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin. Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n được tạo bởi các mắt xích α-glucose

Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 14 [308421]: Trong một thí nghiệm nghiên cứu, một sinh viên phát hiện nước ép của quả táo xanh chuyển sang màu xanh tím khi tiếp xúc với dung dịch iodine, trong khi nước ép của quả táo chín có thể tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A, Nước ép của quả táo xanh có chứa tinh bột nên có phản ứng màu với iodine.
B, Nước ép của quả táo chín có chứa nhiều maltose nên tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.
C, Nước ép của quả táo chín có thể tham gia phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng, cho kết tủa đỏ gạch.
D, Nước ép của quả táo chín có thể làm mất màu dung dịch bromine.
HD: Phân tích thí nghiệm:
• Với iodine, quả táo xanh có màu xanh tím ⇝ chứng tỏ trong quả táo xanh có chứa tinh bột.
• Với thuốc thử Tollens (AgNO3/NH3), quả táo chín có phản ứng ⇝ chứng tỏ trong táo chính chứa đường có tính khử như: glucose, fructose hay maltose...
Phân tích tiếp các phát biểu:
✔️ A. đúng, hợp lí theo phân tích.
❌ B. với thí nghiệm thì hợp lí. Nhưng thực tế như ta biết thì maltose có nhiều trong mầm lúa, mạch nha ⇝ nói táo chín chứa nhiều maltose là chưa đúng.
✔️ C. đúng, đường có tính khử nên có phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O (thuốc thử Benedict).
✔️ D. đúng. Cụ thể táo chính chứa glucose ⇒ phản ứng với Br2/H2O ⇒ làm mất màu dung dịch Br2. Đáp án: B
Câu 15 [308422]: Thêm vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch potassiumiodide và hồ tinh bột, lắc đều. Dự đoán hiện tượng xảy ra là gì?
A, Xuất hiện màu xanh tím.
B, Xuất hiện màu nâu đỏ.
C, Xuất hiện kết tủa xanh.
D, Không có hiện tượng.
Khi cho nước bromine (Br2) màu vàng nâu vào dung dịch potassium iodine (KI) không màu có thêm hồ tinh bột thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh tím.

⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 16 [308426]: Công thức hóa học nào sau đây là của nước Schweizer, dùng để hòa tan cellulose trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo?
A, [Cu(NH3)4](OH)2.
B, [Zn(NH3)4](OH)2.
C, [Cu(NH3)4]OH.
D, [Ag(NH3)4]OH.
 Nước Schweizer là dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia có công thức ([Cu(NH3)4](OH)2). Quá trình tạo phức chất được biểu diễn như sau:
• NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH.
• Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2.
• Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.
► Cellulose ❌ không tan trong nước nhưng ✔️ tan trong nước Schweizer.

⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 17 [308465]: Carbohydrate nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ viscose?
A, Saccharose.
B, Tinh bột.
C, Glucose.
D, Cellulose.
Tơ viscose: Thành phần chính là cellulose đã được xử lí hoá chất. Tính chất dai, bền, thấm mồ hôi, thoáng khí. Làm vải may những trang phục thoáng, mát.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 18 [589757]: Cho dãy phản ứng hoá học sau:

Quá trình nào thuộc loại phản ứng thủy phân?
A, (1), (2), (3).
B, (2), (3).
C, (2), (3), (4).
D, (1), (2), (4).


Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 19 [589758]: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccharose, maltose, ethanol và formaldehyde.
A,
B,
C, Dung dịch
D, Dung dịch NaOH.
- Chọn thuốc thử Cu(OH)2/OH-
Dùng Cu(OH)2 nguội nhận ra saccharose và maltose (do tạo phức tan màu xanh lam) (nhóm 1)
Còn ethanol và formaldehyde không phản ứng (nhóm 2).
- Cho mẫu thử ở mỗi nhóm tác dụng với Cu(OH)có đun nóng.
Chất phản ứng, tạo kết tủa đỏ gạch là maltose (đối với nhóm 1) và formaldehyde (đối với nhóm 2).
Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm. Đáp án: A
Câu 20 [589759]: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicosidic, làm mất màu nước bromine. Chất X là
A, cellulose.
B, maltose.
C, glucose.
D, saccharose.
Liên kết glycosidic đề cập đến một loại liên kết hóa học cụ thể kết nối phần không phải đường của phân tử glycoside với nhóm đường, hoặc nhóm đường và nhóm đường.
Maltose = 2 gốc glucose qua nguyên tử O bởi liên kết -1,4-glycoside => có mạch vòng và mạch hở (có nhóm –CHO).
Maltose thể hiện tính chất của alcohol đa chức và của hợp chất carbonyl.

Chọn đáp án B Đáp án: B
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 21 [308320]: Phân tử glucose tồn ở dạng mạch vòng 6 cạnh, glucose có nhiều nhóm OH. Nhưng không phải nhóm OH nào cũng có khả năng phản ứng như nhau. Có một nhóm OH linh động hơn hẳn (dễ dàng tham gia các phản ứng hơn) các nhóm OH trên các nguyên tử carbon khác.
12025362-1.png
a. Glucose có 5 nhóm OH hemiacetal.
b. Nhóm OH trên carbon số 1 linh động hơn các nhóm OH khác.
c. Glucose phản ứng với CH3OH/HCl tạo thành sản phẩm có công thức C7H14O7.
d. Khi glucose phản ứng với CH3OH/HCl, sản phẩm không còn khả năng mở vòng.
HD: Quan sát lại cấu tạo đề cho và phân tích các phát biểu:
12025362-1.png
a. sai. Kiến thức đã học + thông tin cung cấp cho biết glucose chỉ có 1 nhóm OH hemiacetal; cụ thể đó là nhóm OH đính vào carbon đánh số 1 như trên hình.
✔️ b. đúng. Như phân tích ở ý a. nhóm OH đính vào carbon số 1 chính là nhóm OH hemiacetal linh động hơn hẳn các nhóm OH khác.
❌ c. sai. chỉ có 1 nhóm OH hemiacetal trong glucose có khả năng phản ứng với CH3OH/HCl:

12025301-3.png

sản phẩm tạo thành là có công thức phân tử C7H14O6 ≠ C7H14O7.
✔️ d. đúng. Nhóm OH hemiacetal linh động và có khả năng mở vòng chuyển thành dạng mạch hở, sau phản ứng với CH3OH/HCl thì tạo thành nhóm OCH3; không còn khả năng này nữa.
Câu 22 [308367]: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào một cốc chứa đường sucrose thì xuất hiện chất rắn màu đen. Sau đó cột chất rắn đen dâng lên và có khí thoát ra.
C12H22O11 ––H2SO4 đặc→ 12C + 11H2O.
C + 2H2SO4 → 2SO2↑ + CO2↑ + 2H2O.
Hiện tượng thí nghiệm được cho dưới đây:
a. Chất rắn màu đen xuất hiện là carbon.
b. Khí sinh ra chỉ có CO2.
c. Khí sinh ra đẩy cột chất rắn lên cao.
d. Phản ứng thể hiện tính háo nước và oxi hoá của H2SO4.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. H2SO4 háo nước, cướp mất nước trong đường ⇒ đường chỉ còn carbon; mà ta biết rồi: "đen như than".
b. sai. Ở phương trình C + H2SO4 ta thấy rõ ngoài thu được khí CO2 thì còn khí SO2.
✔️ c. đúng. Các khí CO2; SO2 sinh ra đẩy carbon vô định hình, xốp lên cao như hình vẽ.
✔️ d. đúng. H2SO4 có tính háo nước như ý a. phân tích và có tính oxi hóa mạnh khi phản ứng với chất khử là carbon (C) sinh ra khí như ở ý b. và c.
Câu 23 [308368]: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Biết rằng X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau.
a. X là glucose.
b. T có công thức CH2OH[CHOH]4COONH4.
c. Y có 4 nhóm OH.
d. Z có nhóm chức carboxylic acid.
HD: Phân tích sơ đồ chuyển hóa:
Đầu tiên là phản ứng saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose.
► Chú ý: cả glucose và fructose đều có khả năng + AgNO3/NH3 (tráng bạc); tuy nhiên, fructose không + Br2 + H2O mà chỉ có glucose ⇒ Y là glucose còn X là fructose.
Theo đó, phương trình phản ứng và xác định các chất còn lại như sau:
• C12H22O11 (saccharose) ––H+, to→ C6H12O6 (Y: glucose) + C6H12O6 (X: fructose).
• X + 2AgNO3 + 3NH3 ––to→ CH2OH[CHOH]4COONH4 (T: ammonium gluconate) + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
• Y + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH (Z: gluconic acid) + 2HBr.
► Fructose tráng bạc được là do có sự chuyển hóa trong môi trường base (do NH3): fructose ⇄OH⇄ glucose; cũng vì đó mà sản phẩm T thu được là muối ammonium gluconate như phân tích trên.
HD: Phân tích các phát biểu:
a. sai theo phân tích trên, X là fructose chứ không phải glucose.
✔️ b. đúng theo phân tích trên, T là ammonium gluconate: CH2OH[CHOH]4COONH4.
c. sai vì cấu tạo của Y = glucose có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO ở dạng mạch hở.
✔️ d. đúng theo phân tích trên, Z là gluconic acid: CH2OH[CHOH]4COOH.
Câu 24 [308434]: Thủy phân hoàn toàn cellulose trong dung dịch acid vô cơ đặc, thu được chất hữu cơ X. Hydrogen hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y.
Cellulose ––+H2O (xúc tác H+)→ X ––+H2 (xúc tác Ni, to)→ Y.
a. X có phản ứng tráng bạc.
b. X và Y đều có nhiều nhóm OH liền kề.
c. X và Y đều chỉ tồn tại ở dạng mạch hở.
d. Y thuộc loại ancol no, đa chức.
HD: Phân tích quá trình:
• cellulose (C6H10O5)n + nH2O ––H+→ C6H12O6 (glucose).
• Glucose: C6H10O6 + H2 ––Ni, to→ C6H14O6 (sorbitol).
⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. Glucose là đường có tính khử, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ b. đúng. X (glucose) có 5 nhóm OH liền kề; còn Y (sorbitol) có 6 nhóm OH liền kề như cấu tạo biểu diễn thấy rõ trên.
c. sai vì Y mạch hở, còn X là glucose như ta biết tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng, có khả năng mở vòng tạo mạch hở thôi,
✔️ d. đúng. Cấu tạo trên cho thấy 6 nhóm OH đính vào 6 nguyên tử carbon no ⇒ sorbitol là một alcohol no, đa chức.
Câu 25 [308481]: Polysaccharide X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y.
a. X là cellulose và Y là glucose.
b. X được dùng để sản xuất ethanol trong công nghiệp.
c. Y là nguyên liệu trong sản xuất vitamin C.
d. X dùng để chế tạo thuốc súng không khói.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp nên X là tinh bột. Thuỷ phân X thu được monosaccharide Y nên Y là Glucose.
✔️ b. Đúng. Tinh bột được dùng để sản xuất ethanol trong công nghiệp.
✔️ c. Đúng. Glucose được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất vitamin C.
❌ d. Sai. Nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói là Cellulose.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 26 [308325]: Quá trình quang hợp giúp tổng hợp glucose có thể được biểu diễn bằng phương trình sau:
6CO2(g) + 6H2O(l) ⇄ C6H12O6(g) + 6O2(g); ΔHo = 2801 kJ/mol.
Trong các yếu tố sau:
(a) O2 bị loại khỏi hỗn hợp.
(b) C6H12O6 (glucose) bị loại khỏi hỗn hợp.
(c) thêm thêm nước.
(d) thêm chất xúc tác.
(e) giảm nhiệt độ.
Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
Điền đáp án: [..........]
HD: The nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
6CO2(g) + 6H2O(l) ⇄ C6H12O6(g) + 6O2(g); ΔHo = 2810 kJ/mol.
Phân tích các yếu tố:
✔️ (a) loại O2 khỏi hỗn hợp ⇝ cần bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng O2 chính là chiều thuận.
✔️ (b) loại C6H12O6 cũng giống như ý a, glucose là sản phẩm ⇝ cần bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng sản phẩm chính là chiều thuận.
✔️ (c) thêm nước H2O là chất tham gia ⇝ cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm H2O chính là chiều thuận.
❌ (d) thêm chất xúc tác: chất xúc tác chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nên cân bằng không chuyển dịch.
❌ (e) ΔH > 0: mẹo nhỏ "âm tỏa - dương thu" ⇝ phản ứng thu nhiệt ⇒ phản ứng là thu nhiệt: cấp nhiệt thì chuyển dịch theo chiều thuận và giảm nhiệt thì chuyển dịch theo chiều nghịch.
⇒ có 3/5 yếu tố thỏa mãn ⇒ điền đáp án: 3.
Câu 27 [308328]: Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển đổi glucose thành ethanol và carbon dioxide:
C6H12O6 ––enzyme→ 2C2H5OH + 2CO2
Nếu 5,97 gam glucose phản ứng và thu được 1,44 L khí CO2 ở 293 K và 0,984 atm thì hiệu suất phản ứng là a%. Giá trị của a làm tròn đến hai chữ số thập phân là bao nhiêu?

Điền đáp án: [..........]
HD: Phương trình trạng thái: pV = nRT với hằng số R = 0,082
Thay số có nCO2 = 0,984 × 1,44 ÷ 293 ÷ 0,082 = Ans (mol).
Theo lý thuyết từ tỉ lệ phản ứng 1 mol glucose tạo 2 mol CO2
⇒ Để có Ans mol CO2 ⇒ cần dùng Ans ÷ 2 mol glucose
⇒ mglucose lý thuyết = Ans ÷ 2 × 180 = 90Ans (gam).
⇒ Hiệu suất phản ứng H = mglucose lí thuyết ÷ mglucose thực tế dùng × 100% = 90Ans ÷ 5,97 × 100% ≈ 88,91%.
Điền đáp án: 88,91.
Câu 28 [308330]: Cho 7,2 gam hỗn hợp gồm glucose và fructose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị m là (Làm tròn đến hai chữ số thập phân).
Điền đáp án: [..........]
HD: Chú ý Fructose và glucose có 2 điểm chung:
• một là chung công thức phân tử C6H12O6 có M = 180.
• hai là cùng tráng bạc theo tỉ lệ: 1glucose → 2Ag || 1fructose → 2Ag.
⇒ nglucose + fructose = 7,2 ÷ 180 = 0,04 mol.
Theo tỉ lệ: nAg thu được = 2nglucose + fructose = 0,08 mol.
⇒ yêu cầu mAg thu được = 0,08 × 108 = 8,64 gam.
Điền đáp án: 8,64.
Câu 29 [308374]: Thủy phân 68,4 gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 92% sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucose. Giá trị của m là bao nhiêu? (Làm tròn đến số phần nguyên)
Điền đáp án: [..........]
HD: Phản ứng thủy phân saccharose:
C12H22O11 + H2O ––H+, to→ C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose).
68,4 gam saccharose tương ứng với 68,4 ÷ 342 = 0,2 mol tạo đúng 0,2 mol glucose.
Mà hiệu suất phản ứng là 92% = 0,92 nên thực tế số mol glucose thu được là 0,2 × 0,92 = 0,184 mol.
⇒ Yêu cầu: m = mglucose = 0,184 × 180 = 33 gam.
Điền đáp án: 33.
Câu 30 [308446]: Tại một hộ gia đình, m kg một loại bột gạo nếp (chứa 80% tinh bột) được sử dụng để lên men rượu. Sau quá trình lên men, thu được 18,4 lít ethyl alcohol 40º. Biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/mL. Giá trị của m là 
Điền đáp án: [..........]
HD: Chuỗi tỉ lệ: C6H10O6 → C6H12O6 → 2C2H5OH.
18,4 lít ethyl alcohol 40 ° tương ứng 18,4 × 0,4 = 7,36 lít ⇄ 7360 mL rượu ethyl alcohol nguyên chất.
mà Dalcohol = 0,8 g/mL ⇒ malcohol = 0,8 × 7360 = 5888 gam.
⇒ nalcohol = 5888 ÷ 46 = 128 mol ⇒ nC6H10O5 = 128 ÷ 2 = 64 mol.
Thật chú ý hiệu suất cả quá trình là 72% nên thực tế cần dùng nhiều hơn lượng 64 mol này.
⇒ nC6H10O5 = 64 ÷ 0,72 mol.
⇒ mtinh bột cần = 64 ÷ 0,72 × 162 = 14400 gam ⇄ 14,4 kg.
⇒ lượng bột nếp chứa 80% tinh bột cần là m = 14,4 ÷ 0,8 = 18 kg.