Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [591529]: Cho các dung dịch sau: saccharose, glucose, acetic aldehyde, glycerol, methanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A, 4.
B, 5.
C, 2.
D, 3.
Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh có các nhóm -OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau (tối thiểu 2 nhóm -OH).
Các chất hòa tan được Cu(OH)2 pử điều kiện thường trong bài là saccharose, glucose và glycerol.

=> Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 2 [591530]: Cho các dung dịch sau: Formic acid, methyl formate, saccharose, glucose, acetic aldehyde, glycerol, ethanol, acetylene, fructose. Số dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Các chất tham gia phản ứng tráng gương là có nhóm -CHO, lưu ý fructose có nhóm ketone nhưng trong môi trường NH3 fructose bị chuyển thành glucose nên fructose cũng tham gia phản ứng tráng gương.

→ Các chất tham gia phản ứng tráng gương: glucose, aldehyde acetic, fructose, formic acid, methyl formate..

Lưu ý: acetylene tham gia phản ứng với AgNO3 nhưng không phải phản ứng tráng gương.

 Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 3 [591531]: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A, Glucose bị khử bởi AgNO3 trong NH3.
B, Cellulose có cấu trúc mạch phân nhánh.
C, Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D, Saccharose làm mất màu nước bromine.
Phân tích các đáp án:
A.Sai. Glucose bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3. - Tính chất của aldehyde: glucose tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens tạo kết tủa bạc kim loại (phản ứng tráng gương).
B.Sai. Cellulose = nhiều gốc -glucose không phân nhánh, xoắn chỉ có liên kết -1,4-glycoside.
C. Đúng. Amylopectin phân nhánh, xoắn có liên kết -1,4-glycoside và -1,6-glycoside (tạo nhánh).
D. Sai. Saccharose không có nhóm chức aldehyde và không có liên kết đôi C=C nên chỉ có những tính chất của một alcohol đa chức. Ngoài ra, saccharose thuộc loại disaccharide nên có thể tham gia phản ứng thủy phân tạo các momosaccharide.

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 4 [591532]: Thuốc thử phân biệt glucose với fructose là
A, AgNO3/ NH3.
B, Cu(OH)2.
C, dung dịch Br2.
D, H2.
- Tính chất của aldehyde: glucose tác dụng với nước bromine làm nước bromine bị mất màu.

- Fructose không làm mất màu nước bromine.

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 5 [591533]: Saccharose và glucose đều có
A, phản ứng với dd NaCl.
B, phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid.
C, phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D, phản ứng với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.
- Glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.

- Saccharose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.
\[2{{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}+\text{ }Cu{{\left( OH \right)}_{2}}\to \text{ }{{\left( {{C}_{12}}{{H}_{21}}{{O}_{11}} \right)}_{2}}Cu\text{ }+\text{ }2{{H}_{2}}O\]

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 6 [591534]: Phát biểu không đúng là
A, Dung dịch fructose hoà tan được Cu(OH)2.
B, Thủy phân (xúc tác H+, to) saccharose cũng như tinh bột đều cho cùng một monosaccharide.
C, Sản phẩm thủy phân cellulose (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D, Dung dịch fructose tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
- Saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose. Phản ứng xảy ra khi có xúc tác acid hoặc có mặt của enzyme.
C12H22O11 + H2O ⟶ C6H12O6 (G)+ C6H12O6(F)
A và D. Đúng. - Frutose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.

C. Đúng. - Phản ứng thủy phân cellulose xảy ra khi có đun nóng với xúc tác acid vô cơ (hoặc enzyme cellulase). Sản phẩm cuối cùng là glucose.
Tính chất của aldehyde: glucose tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens tạo kết tủa bạc kim loại (phản ứng tráng gương).


Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 7 [591535]: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột→ X→ Y→ acetic acid. X và Y lần lượt là:
A, ethanol, acetic aldehyde.
B, saccharose, glucose.
C, glucose, ethyl acetate.
D, glucose, ethanol.
Tinh bột → glucose → ethanol → acetic acid




Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [591536]: Các chất: glucose (C6H12O6), formaldehyde (HCH=O), acetaldehyde (CH3CHO),
methyl formate (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người
ta chỉ dùng:
A, CH3CHO
B, HCOOCH3
C, C6H12O6
D, HCHO
Để tráng gương hoặc tráng ruột phích người ta dùng glucose vì tính phổ biến và giá thành rẻ.

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 9 [591537]: Để chứng minh glucose có nhóm chức aldehyde, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức aldehyde của glucose?
A, Oxi hoá glucose bằng AgNO3/NH3.
B, Oxi hoá glucose bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C, Lên men glucose bằng xúc tác enzim.
D, Khử glucose bằng H2/Ni, to.
Khử glucose bằng H2/Ni,to ta thu được sobitol.
C6H12O6 + H2 ⟶ C6H14O6

Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 10 [591538]: Glucose và fructose
A, đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B, đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C, là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
Frutose và glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.

- Glucose, fructose đều có CTPT: C6H12O6 (M=180) là đồng phân cấu tạo của nhau.
- Dạng mạch hở (ít)
+ Glucose: CH2OH-[CHOH]4-CHO có 5 nhóm hydroxy (OH) + 1 nhóm aldehyde (CHO).
+ Fructose:CH2OH[CHOH]3COCH2OH có 5 nhóm hydroxy (OH) + 1 nhóm ketone(-CO-).
- Dạng mạch vòng chủ yếu và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 11 [591539]: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucose là hợp chất tạp chức.
A, Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
B, Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men.
C, Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men.
D, Phản ứng lên men và phản ứng thủy phân.
Câu 12 [591540]: Glucose tác dụng được với:
A, H2 (Ni, to); Cu(OH)2 ; AgNO3 /NH3; H2O (H+, to).
B, AgNO3 /NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni, to); CH3COOH (H2SO4 đặc, to).
C, H2 (Ni, to); AgNO3 /NH3; NaOH; Cu(OH)2.
D, H2 (Ni, to); AgNO3 /NH3; Na2CO3; Cu(OH)2.
- Tính chất của aldehyde: glucose tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens tạo kết tủa bạc kim loại (phản ứng tráng gương).

- Glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.

- Khử glucose bằng H2/Ni,to ta thu được sobitol.

- Glucose phản ứng ester hóa với CH3COOH (H2SO4 đặc, tº).


Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 13 [591541]: Nhận định sai
A, Phân biệt glucose và saccharose bằng phản ứng tráng gương.
B, Phân biệt tinh bột và cellulose bằng I2.
C, Phân biệt saccharose và glycerol bằng Cu(OH)2.
D, Phân biệt glucose và saccharose bằng phản ứng tráng gương.
Câu 14 [591542]: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucose, hồ tinh bột, glycerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử:
A, Dung dịch iodine.
B, Dung dịch acid.
C, Dung dịch iodine và phản ứng tráng bạc.
D, Phản ứng với Na.
- Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất màu xanh tím. Phản ứng được sử dụng nhận biết tinh bột hoặc iodine.
- Tính chất của aldehyde: glucose tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens tạo kết tủa bạc kim loại (phản ứng tráng gương).

Còn lại là glycerol.

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 15 [591543]: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y→ Sobitol. X , Y lần lượt là
A, cellulose, glucose.
B, tinh bột, ethanol.
C, maltose, ethanol.
D, saccharose, ethanol.
Thuốc súng không khói ← cellulose → glucose → sobitol




Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 16 [591544]: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với nitric acid đặc (xt sulfuric acid đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch acid đun nóng (6). Các tính chất của cellulose là
A, (3), (4), (5) và (6).
B, (1), (3), (4) và (6).
C, (1), (2), (3) và (4).
D, (2), (3), (4) và (5).
Câu 17 [591545]: Cho các phát biểu:
- Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng tráng gương.
- Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh.
- Dung dịch saccharose có tính khử và bị thủy phân thành glucose.
- Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng với dung dịch bromine.
- Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là:
A, 1
B, 4
C, 2
D, 3
Câu 18 [591546]: Cho các chuyển hoá sau:
X + H2O → Y;
Y + H2 → sorbitol
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3.
Y → E + Z;
Z + H2O → X + G.
X, Y và Z lần lượt là
A, cellulose, fructose và carbon dioxide.
B, tinh bột, glucose và ethanol.
C, cellulose, glucose và carbon dioxide.
D, tinh bột, glucose và carbon dioxide.
Câu 19 [591547]: Hai ống nghiệm không nhãn, chứa riêng hai dung dịch: saccharose và glycerol. Để phân biệt 2 dung dịch, người ta phải thực hiện các bước sau:
A, Thủy phân trong dung dịch acid vô cơ loãng.
B, Cho tác dụng với Cu(OH)2 hoặc thực hiện phản ứng tráng gương.
C, Đun với dd acid vô cơ loãng, trung hòa bằng dung dịch kiềm, thực hiện phản ứng tráng gương.
D, Cho tác dụng với H2O rồi đem tráng gương.
Câu 20 [591548]: Cho các phát biểu sau về carbohydrate:
(a) Tất cả các carbohydrate đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucose.
(c) Glucose, fructose và maltose đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucose làm mất màu nước bromine.
Số phát biểu đúng là:
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 21 [591549]: Tinh bột là phân tử gồm nhiều mắt xích glucose liên kết với nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích glucose liên kết với nhau tạo thành hai dạng amylose và amylopectin như hình dưới đây:

a. Tinh bột được tạo nên từ các mắt xích β-glucose.
b. Amylopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh.
c. Phân tử amylose gồm nhiều gốc glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,6 - glycosidic.
d. Tinh bột thuộc polysaccharide.
Câu 22 [591550]: Thí nghiệm của thuốc thử Tollens về sự hiện diện của đường có tính khử (chẳng hạn như đường có trong mẫu nước tiểu) liên quan đến việc xử lý mẫu bằng ion bạc trong dung dịch ammonia. Kết quả là sự hình thành kim loại bạc trong bình phản ứng nếu như đường có tính khử. Dùng glucose C6H12O6 để minh họa trong thử nghiệm này, phản ứng oxi hóa khử xảy ra như sau:
CH2OH[CHOH]4CHO + [Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

a. Trong phản ứng với thuốc thử Tollens, glucose đóng vai trò là chất khử.
b. Trong phản ứng với thuốc thử Tollens, Ag+ đóng vai trò là chất oxi hoá.
c. Phản ứng thể hiện tính chất của nhóm aldehyde.
d. Fructose không có tính khử, không phản ứng với thuốc thử Tollens.
Câu 23 [591551]: Cho công thức chiếu Haworth như hình:

a. Nhóm OH trên C1 cùng phía với nhóm OH trên C2.
b. Nhóm OH trên C4 ở phía trên mặt phẳng.
c. Vòng 6 cạnh chứa 6 nguyên tử carbon.
d. Có 3 nhóm OH cùng quay về 1 phía của mặt phẳng.
Câu 24 [591552]: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iodine theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng sẵn 1-2 mL dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
a. Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iodine với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím.
b. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện.
c. Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: xanh tím → không màu → xanh tím.
d. Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iodine cho màu xanh tím.
Câu 25 [591553]: Thủy phân hoàn toàn cellulose trong dung dịch acid vô cơ đặc, thu được chất hữu cơ X. Hydrogen hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y.

a. X có phản ứng tráng bạc.
b. X và Y đều có nhiều nhóm OH liền kề.
c. X và Y đều chỉ tồn tại ở dạng mạch hở.
d. Y thuộc loại alcohol no, đa chức.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 26 [591554]: Phân tử khối trung bình của cellulose là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n
Câu 27 [591555]: Cellulose trinitrate là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg cellulose trinitrate từ cellulose và nitric acid hiệu suất 90 % thì thể tích HNO3 96 % (D = 1,52 g/ml ) cần dùng là bao nhiêu L?
Câu 28 [591556]: Đun nóng dd chứa 36 g glucose với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu đươc biết hiệu suất pứ đạt 75 % là bao nhiêu g?
Câu 29 [591557]: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ethanol với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Khối lượng alcohol thu được là bao nhiêu kg?
Câu 30 [591558]: Từ m kg glucose có thể điều chế 4 lít ethanol 46° với hiệu suất 80%, khối lượng riêng alcohol nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Giá trị m là