Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [308343]: Loại đường nào có nhiều trong mía và củ cải đường?
A, Saccharose.
B, Cellulose.
C, Fructose.
D, Glucose.
HD: Thông tin quen thuộc:
✔️ A. Saccharose có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,...
B. Cellulose: bông, đay,...
C. Fructose: nhiều trong mật ong, tạo vị ngọt sắc.
D. Glucose: có nhiều trong quả nho chín (đường nho).

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 2 [308344]: Saccharose là một loại carbohydrate có trong đường mía. Saccharose thuộc loại
A, monosaccharide.
B, polysaccharide.
C, disaccharide.
D, lipid.
HD: Xem lại bài học về phân loại hợp chất carbohydrate trong chương trình:
307754-DE.png
⇒ Saccharose thuộc loại disaccharide. Đáp án: C
Câu 3 [308345]: Chất nào sau đây trong không tan trong nước?
A, Saccharose (C12H22O11).
B, Glucose (C6H12O6).
C, Benzyl acetate (CH3COOCH2C6H5).
D, Copper(II) sulfate (CuSO4).
HD: Phân tích: nước H–OH là dung môi phân cực.
✔️ A. Saccharose (C12H22O11) và ❌ B. Glucose (C6H12O6) là các đường cấu tạo có nhiều nhóm OH phân cực nên tan.
✔️ D. Copper(II) sulfate (CuSO4) là muối tan tốt trong nước.
C. Benzyl acetate (CH3COOCH2C6H5) là ester, không tan trong nước đã được học ở chương ESTER - LIPID (do cấu tạo ester này kém phân cực). Đáp án: C
Câu 4 [308346]: Dung dịch nào sau đây không có khả năng dẫn điện?
12025526-1.png
A, Potassium permanganate (KMnO4).
B, Sodium chloride (NaCl).
C, Saccharose (C12H22O11).
D, Sulfuric acid (H2SO4).
HD: Chương sự điện li hóa học lớp 11 ta đã biết các alcohol hay các đường như glucose, saccharose có thể tan tốt trong nước nhưng không phân li ra ion nên không dẫn điện. Còn lại:
✔️ A. Potassium permanganate (KMnO4): muối tan phân li K+ + MnO4 ⇒ dẫn điện tốt.
✔️ B. Sodium chloride (NaCl): muối tan phân li Na+ + Cl ⇒ dẫn điện tốt.
✔️ D. Sulfuric acid (H2SO4) là một acid mạnh, tan tốt phân li thành H+ + SO42– ⇒ dẫn điện tốt. Đáp án: C
Câu 5 [308347]: Mỗi dung dịch sau đây đều có nồng độ chất tan là 10%: glucose (C6H12O6), sucrose (C12H22O11), sodium nitrate (NaNO3). Sắp xếp các dung dịch nước sau theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là
A, C6H12O6 < C12H22O11 < NaNO3.
B, NaNO3 < C6H12O6 < C12H22O11.
C, C6H12O6 < NaNO3 < C12H22O11.
D, C12H22O11 < C6H12O6 < NaNO3.
HD: Tham khảo thêm câu hỏi có ID = [308281] - Dạng thi đánh giá năng lực:

Nhắc lại: "Sự thay đổi nhiệt độ sôi của dung dịch phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các hạt chất tan có mặt chứ không phụ thuộc vào bản chất của các loại hạt. Khi chúng ta xác định số lượng hạt trong dung dịch, điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các dung dịch có cùng nồng độ mol hay cùng nồng độ phần trăm là đều chứa cùng nồng độ các hạt chất tan."

Xét 100 gam dung dịch 10% nồng độ các chất tan ⇒ mchất tan = 10 gam.

• glucose (C6H12O6) có M = 180 ⇒ nglucose = 10/180 mol ⇒ có ≈ 0,056 × NA hạt glucose trong dung dịch.

• sucrose (C12H22O11) có M = 342 ⇒ nsucrose = 10/342 mol ⇒ có ≈ 0,029 × NA hạt sucrose trong dung dịch.

• sodium nitrate (NaNO3) có M = 85 ⇒ nNaNO3 = 10/85 mol. Trong nước NaNO3 → Na+ + NO3 nên 10/85 mol NaNO3 phân li thu được 10/85 mol Na+ + 10/85 mol NO3 ⇒ dung dịch chứa 2 × 10 ÷ 85 × NA ≈ 0,235 × NA hạt.

⇒ sắp xếp thứ tự số lượng hạt tăng dần trong các dung dịch là sucrose < glucose < sodium nitrate.

Nồng độ hạt trong dung dịch càng lớn thì nhiệt độ sôi của dung dịch càng lớn ⇒ thứ tự trên cũng chính là thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 6 [308348]: Tính chất vật lý của saccharose là
A, Chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.
B, Chất rắn không màu, vị ngọt, không tan trong nước.
C, Chất rắn kết tinh không màu, không vị, không tan trong nước.
D, Chất lỏng, không màu, không vị, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.
HD: Tính chất vật lí saccharose có điểm giống như fructose, glucose đã học hay đồng phân của nó là maltose: chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Nước nóng làm tăng độ tan của sacchrose, đồ thị trong câu hỏi có ID = [308365] bạn đọc có thể tham khảo.
B. sai vì nói saccharose không tan trong nước.
C. sai vì nói saccharose không vị, không tan trong nước.
D. sai vì nói saccharose là chất lỏng, không vị. Đáp án: A
Câu 7 [308349]: Trong phân tử saccharose, gốc glucose liên kết với gốc fructose qua nguyên tử đóng vai trò cầu nối là
A, carbon.
B, hydrogen.
C, oxygen.
D, nitrogen.
HD: Quan sát cấu tạo của saccharose:

⇒ Trả lời: gốc glucose liên kết với gốc fructose qua nguyên tử đóng vai trò cầu nối là oxygen (O)

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 8 [308350]: Phân tử saccharose được tạo bởi
A, α-glucose và α-fructose.
B, α-glucose và β-fructose.
C, β-glucose và β-fructose.
D, α-glucose và β-glucose.
HD: Quan sát cấu tạo của saccharose:

⇒ Trả lời: Phân tử saccharose được tạo bởi hai gốc α-glucose và β-fructose ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 9 [308351]: Saccharose là một disaccharide bao gồm hai mắt xích glucose và fructose được hiển thị ở đây:

Liên kết nào được hình thành giữa hai mắt xích?
A, Liên kết α-1,1-glycosidic.
B, Liên kết β-1,1-glycosidic.
C, Liên kết α-1,2-glycosidic.
D, Liên kết β-1,2-glycosidic.
HD: Quan sát và phân tích cấu tạo của saccharose:

⇒ Trả lời: Liên kết nào được hình thành giữa hai mắt xích là liên kết α-1,2-glycosidic ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 10 [308352]: Quan sát cấu trúc của maltose được vẽ như hình dưới đây và cho biết maltose gồm
A, hai mắt xích α-glucose.
B, hai mắt xích β-fructose.
C, một mắt xích β-glucose và một mắt xích β-fructose.
D, một mắt xích α-glucose và một mắt xích β-glucose.
HD: Biểu diễn lại cấu tạo hình vẽ, hãy thật chú ý vào nhóm OH ở carbon số 1 vòng bên phải nằm cùng phía với nhóm CH2OH ⇒ dạng β-glucose:

⇒ trả lời: Cấu trúc của maltose được vẽ gồm một mắt xích α-glucose và một mắt xích β-glucose ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 11 [308353]: Liên kết nào được hình thành giữa hai mắt xích ở hình dưới đây?
A, Liên kết α-1,4-glycosidic.
B, Liên kết β-1,4-glycosidic.
C, Liên kết α-1,2-glycosidic.
D, Liên kết β-1,2-glycosidic.
HD: Quan sát và phân tích cấu tạo của maltose:
b-maltose.png
⇒ Liên kết nào được hình thành giữa hai mắt xích trong hình là liên kết α-1,4-glycosidic ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 12 [308354]: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là
A, C6H12O6.
B, C12H22O11.
C, (C6H10O5)n.
D, C2H4O2.
HD: ► Bộ ba công thức phân tử của nhóm chất carbohydrate cần nhớ trong chương trình THPT:
307754-DE.png
• Fructose và glucose: C6H12O6 (M = 180).
• maltose và saccharose: C12H22O11 (M = 342).
• tinh bột và celllulose: (C6H10O5)n (M = 162n).
⇒ trả lời: Công thức phân tử của saccharose là C12H22O11

⇝ Chọn đáp án B
Đáp án: B
Câu 13 [308356]: Số nguyên tử carbon trong phân tử saccharose là
A, 5.
B, 12.
C, 11.
D, 22.
HD: Công thức phân tử của saccharose là C12H22O11 (M = 342)
⇒ yêu cầu Số nguyên tử carbon trong phân tử saccharose là 12 ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 14 [308357]: Số nhóm hydroxy trong phân tử saccharose là
A, 5.
B, 8.
C, 7.
D, 9.
HD: Quan sát và đếm số nhóm hydroxyl (OH) trong cấu tạo của saccharose:
12025539-1.png
Trên mỗi mắt xích glucose và fructose đều chứa đúng 4 nhóm OH ⇒ tổng có 8 nhóm

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 15 [308358]: Đặc điểm sau đây không đúng với phân tử saccharose?
A, Có nhiều nhóm OH.
B, Có chứa hai gốc glucose.
C, Có liên kết glycosidic.
D, Có công thức phân tử là C12(H2O)11.
HD: Quan sát lại cấu tạo saccharose và phân tích các phát biểu:
saccharose.png
✔️ A. đúng. Chính xác có 8 nhóm OH trong cấu tạo của saccharose.
B. sai. cấu tạo của saccharose gồm 1 gốc glucose + 1 gốc fructose.
✔️ C. đúng. Nối hai gốc glucose và fructose là liên kết glycosidic.
✔️ D. đúng. Viết gọn công thức phân tử C12H22O11 = C12(H2O)11. Đáp án: B
Câu 16 [308359]: Công thức chiếu Haworth nào sau đây là của saccharose?
A,
B,
C,
D,
 ► Đi từ cấu tạo chuẩn của saccharose mà ta cần nhớ và phân tích rất nhiều trước đó:
saccharose.png
⇒ cấu tạo ở đáp án D trùng hợp ⇝ Chọn đáp án D.
► Cách 2: phân tích loại trừ nhanh đáp án:
saccharose cấu tạo từ glucose (vòng 6 cạnh) và fructose (vòng 5 cạnh) ⇒ loại nhanh đáp án A và C.
Ở đáp án B. thừa 1 nhóm OH, hoặc đếm số O thì cấu tạo này có 12O trong khi saccharose chỉ có 11O ⇝ loại.
Theo đó, chỉ có đáp án D thỏa mãn thôi.! Đáp án: D
Câu 17 [308360]: Khi đun nóng dung dịch đường saccharose có xúc tác acid vô cơ ta được dung dịch chứa
A, glucose và maltose.
B, glucose và glycogen.
C, fructose và maltose.
D, glucose và fructose.
Saccharose cấu tạo từ glucose và fructose nên thủy phân ta thu được tương ứng sản phẩm là glucose và fructose.

⟹Chọn đáp án D. 
Đáp án: D
Câu 18 [308361]: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A, glucose, saccharose.
B, chất béo, acetic acid.
C, saccharose, ethanol.
D, saccharose, chất béo.
Phân tích các đáp án:
❌ A. glucose là monosaccharide nên không tham gia thủy phân.
❌ B. Acetic acid: CH3COOH không bị thủy phân.
❌ C. Ethanol: C2H5OH cũng không bị thủy phân.
⇒ chỉ có đáp án D. saccharose, chất béo gồm 2 chất đều có khả năng thủy phân:
• saccharose + H2O ––H+→ glucose + fructose.
• chất béo + H2O ––H+→ acid béo + glycerol.
 
Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 19 [308362]: Dung dịch saccharose phản ứng chất X tạo ra dung dịch màu xanh lam đặc trưng. Chất X là
A, H2/Ni, tº.
B, AgNO3/NH3.
C, H2O/H+, to.
D, Cu(OH)2/OH.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. saccharose + H2/Ni, to: không xảy ra phản ứng, không có hiện tượng gì.
❌ B. saccharose + AgNO3/NH3: saccharose không tráng bạc, nên cũng không có hiện tượng.
❌ C. saccharose + H2O/H+, to: xảy ra phản ứng thủy phân thu được glucose + fructose cùng trạng thái và màu sắc nên cũng không có hiện tượng quan sát được.
✔️ D. saccharose + Cu(OH)2/OH: xảy ra phản ứng do tính chất của polyalcohol có OH liền kề của saccharose tương tự như glucose và fructose:
2C12H22O11 (saccharose) + Cu(OH)2 → Cu(C12H21O11)2 (phức chất màu xanh lam) + 2H2O.
⇒ Hiện tượng quan sát được đúng theo yêu cầu ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 20 [308363]: Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
 4 chất trong dãy: glucose, fructose, saccharose và maltose thì saccharose không có khả năng mở vòng; còn lại 3 chất thỏa mãn. Điều này thể hiện ở việc saccharose không có tính khử

⟹ Chọn đáp án C.  Đáp án: C
Câu 21 [308364]: Cho biến thiên enthalpy của các chất như sau: ΔcHo (glucose) = –2803 kJ.mol–1; ΔcHo (saccharose) = –5640 kJ.mol–1. Xác định glucose (C6H12O6) hay saccharose (C12H22O11) cung cấp năng lượng nhiều hơn trên 1 gam mỗi chất.
A, Glucose cung cấp nhiều năng lượng hơn saccharose là 2837 kJ.
B, Glucose cung cấp nhiều năng lượng hơn saccharose là 919 J.
C, Saccharose cung cấp nhiều năng lượng hơn glucose là 2837 kJ.
D, Saccharose cung cấp nhiều năng lượng hơn glucose là 919 J.
HD: Phân tích:
• biến thiên enthalpy của glucose: ΔcHo (glucose) = –2803 kJ.mol–1
Nghĩa là 1 mol ⇄ 180 gam glucose cung cấp 2803 kJ năng lượng.
⇒ Theo tỉ lệ 1 gam glucose sẽ cung cấp tương ứng năng lượng là 2803 ÷ 180 ≈ 15,572 kJ.
• Tương tự biến thiên enthalpy của saccharose: ΔcHo (saccharose) = –5640 kJ.mol–1
Nghĩa là 1 mol ⇄ 342 gam saccharose cung cấp 5640 kJ năng lượng.
⇒ Theo tỉ lệ 1 gam saccharose sẽ cung cấp tương ứng năng lượng là 5640 ÷ 342 ≈ 16,491 kJ.
⇒ 1 gam saccharose cung cấp nhiều hơn 1 gam glucose 16,491 – 15,572 = 0,919 kJ ⇄ 919 J năng lượng

Chọn đáp án D Đáp án: D
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 22 [308365]: Đồ thị độ tan của các chất trong 100 gam dung môi nước được cho dưới đây:
a. Tại 25 oC, độ tan của NaBr cao hơn sucrose.
b. Từ 0 oC – 60 oC, độ tan của sucrose tăng dần.
c. Từ 0 oC – 60 oC, độ tan của sucrose cao hơn tất cả các chất.
d. Độ tan của sucrose lớn vì sucrose có khả năng phân li thành ion.
HD: Quan sát đồ thị và phân tích các phát biểu:
a. sai vì trong khoảng 0 oC – 60 oC, độ tan của sucrose cao hơn tất cả các chất.
✔️ b. đúng, theo chiều tăng nhiệt độ từ 0 oC → 60 oC thì độ tan saccharose tăng dần.
✔️ c. đúng theo các phân tích trên.
d. sai độ tan và phân li không liên quan ở đây. Saccharose thực tế là chất không điện li; tan tốt là do nhiều nhóm OH phân cực.
Câu 23 [308366]: Dung dịch saccharose siêu bão hòa (C12H22O11) được tạo ra bằng cách hòa tan saccharose trong nước nóng và để nguội từ từ dung dịch đến nhiệt độ phòng. Sau một thời gian dài, lượng saccharose dư sẽ kết tinh ra khỏi dung dịch.
a. Sau khi lượng sucrose dư kết tinh hết, dung dịch còn lại đã bão hòa.
b. Sau khi lượng saccharose dư kết tinh, hệ lúc này không ổn định và không ở trạng thái cân bằng.
c. Sau khi lượng saccharose dư kết tinh hết, tốc độ phân tử saccharose rời khỏi bề mặt tinh thể để được hydrate hóa bởi nước bằng tốc độ phân tử saccharose trong nước bám vào bề mặt tinh thể.
d. Khi tăng nhiệt độ, độ tan của saccharose trong nước tăng.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. Bão hòa hiểu nôm na là (chất lỏng) ở trạng thái không thể hoà tan thêm được nữa. Theo dõi đồ thị câu hỏi có ID = [308365] bạn đọc đã thấy tăng nhiệt độ thì độ tan saccharose tăng ⇒ dùng nước nóng sẽ hòa tan được nhiều saccharose; khi để nguội độ tan giảm ⇒ một lượng saccharose mà nước nguội không thể hòa tan thêm được nữa sẽ bị đẩy ra dưới dạng chất rắn kết tinh ⇒ phần còn lại thỏa mãn đó là một dung dịch bão hòa.
b. sai. Sau khi lượng lượng saccharose dư kết tinh hết thì hệ thống sẽ ổn định và ở trạng thái cân bằng: saccharose(aq) ⇄ saccharose(s).
✔️ c. đúng. Như phân tích ở ý b. hệ thống ổn định và cân bằng ⇒ tốc độ phân tử saccharose rời khỏi bề mặt tinh thể để được hydrate hóa bởi nước bằng tốc độ phân tử saccharose trong nước bám vào bề mặt tinh thể.
✔️ d. đúng như phân tích ở ý a.
Câu 24 [308367]: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào một cốc chứa đường sucrose thì xuất hiện chất rắn màu đen. Sau đó cột chất rắn đen dâng lên và có khí thoát ra.
C12H22O11 ––H2SO4 đặc→ 12C + 11H2O.
C + 2H2SO4 → 2SO2↑ + CO2↑ + 2H2O.
Hiện tượng thí nghiệm được cho dưới đây:
a. Chất rắn màu đen xuất hiện là carbon.
b. Khí sinh ra chỉ có CO2.
c. Khí sinh ra đẩy cột chất rắn lên cao.
d. Phản ứng thể hiện tính háo nước và oxi hoá của H2SO4.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. H2SO4 háo nước, cướp mất nước trong đường ⇒ đường chỉ còn carbon; mà ta biết rồi: "đen như than".
b. sai. Ở phương trình C + H2SO4 ta thấy rõ ngoài thu được khí CO2 thì còn khí SO2.
✔️ c. đúng. Các khí CO2; SO2 sinh ra đẩy carbon vô định hình, xốp lên cao như hình vẽ.
✔️ d. đúng. H2SO4 có tính háo nước như ý a. phân tích và có tính oxi hóa mạnh khi phản ứng với chất khử là carbon (C) sinh ra khí như ở ý b. và c.
Câu 25 [308368]: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Biết rằng X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau.
a. X là glucose.
b. T có công thức CH2OH[CHOH]4COONH4.
c. Y có 4 nhóm OH.
d. Z có nhóm chức carboxylic acid.
HD: Phân tích sơ đồ chuyển hóa:
Đầu tiên là phản ứng saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose.
► Chú ý: cả glucose và fructose đều có khả năng + AgNO3/NH3 (tráng bạc); tuy nhiên, fructose không + Br2 + H2O mà chỉ có glucose ⇒ Y là glucose còn X là fructose.
Theo đó, phương trình phản ứng và xác định các chất còn lại như sau:
• C12H22O11 (saccharose) ––H+, to→ C6H12O6 (Y: glucose) + C6H12O6 (X: fructose).
• X + 2AgNO3 + 3NH3 ––to→ CH2OH[CHOH]4COONH4 (T: ammonium gluconate) + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
• Y + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH (Z: gluconic acid) + 2HBr.
► Fructose tráng bạc được là do có sự chuyển hóa trong môi trường base (do NH3): fructose ⇄OH⇄ glucose; cũng vì đó mà sản phẩm T thu được là muối ammonium gluconate như phân tích trên.
HD: Phân tích các phát biểu:
a. sai theo phân tích trên, X là fructose chứ không phải glucose.
✔️ b. đúng theo phân tích trên, T là ammonium gluconate: CH2OH[CHOH]4COONH4.
c. sai vì cấu tạo của Y = glucose có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO ở dạng mạch hở.
✔️ d. đúng theo phân tích trên, Z là gluconic acid: CH2OH[CHOH]4COOH.
Câu 26 [308371]: Maltose có công thức phân tử là C12H22O11. Maltose thuộc loại disaccharide (đường đôi) vì nó được tạo thành từ 2 đơn vị monosaccharide liên kết với nhau.
a. Maltose có phân tử khối là 180.
b. Maltose có nhóm OH hemiacetal trên mắt xích glucose chưa tham gia tạo liên kết.
c. Maltose có khả năng mở vòng một phần.
d. Phân tử saccharose chứa liên kết 1,4-glucosidic.
HD: Phân tích các phát biểu:
a. sai. Vì tử công thức phân tử của maltose được cho ⇒ phân tử khối là 342 chứ không phải 180.
✔️ b. đúng. Cấu tạo hoá học của maltose có thể thấy OH linh động trên carbon số 1 của một đơn vị α-glucose (OH hemiacetal) tạo thành liên kết với OH trên carbon số 4 của đơn vị α-glucose kia ⇒ trên một mắt xích α-glucose vẫn còn nhóm OH hemiacetal nên phân tử maltose có khả năng mở vòng ⇝ Maltose cả cấu tạo ở dạng vòng và dạng mở một phần.

✔️ c. đúng theo phân tích rõ ở ý b.
✔️ d. đúng theo phân tích rõ ở ý b. luông.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 27 [308372]: Trong các nhận định sau đây:
(a) Đường gia dụng phổ biến nhất.
(b) Được hình thành trong quá trình tiêu hóa tinh bột.
(c) Tìm thấy trong hạt đang nảy mầm.
(d) Bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(e) Được tìm thấy với nồng độ cao trong mía.
Số nhận định phù hợp đối với maltose là bao nhiêu?
Điền đáp án: [..........]
HD: Phân tích các phát biểu đưa ra với maltose:
❌ (a) sai. đường gia dụng phổ biến nhất phải là saccharose (đường mía).
✔️ (b) đúng. Trong quá trình tiêu hóa thì tinh bột sẽ bị cắt thành các phần nhỏ hơn; trong đó có đường đôi (2 mắt xích) là maltose.
✔️ (c) đúng. Tên của maltose bắt nguồn từ thực tế là trong quá trình nảy mầm hoặc ủ mạch nha (mạch nha tiếng anh là “malt”).
❌ (d) sai. Các hợp chất carbohydrate như saccharose hay maltose, tinh bột, cellulose đều bị thủy phân trong môi trường acid hoặc enzyme xúc tác đặc trưng chứ không bị thủy phân trong môi trường base.
❌ (e) sai, trong mía là đường saccharose - một đồng phân của maltose ⇒ đường saccharose còn được gọi là đường mía đó.
⇒ có 2/5 nhận định đúng ⇒ điền đáp án: 2.
Câu 28 [308373]: Saccharose (C12H22O11) được thực vật sản xuất như sau:
12CO2(g) + 11H2O(l) → C12H22O11(s) + 12O2(g); ΔrH = +5645 kJ.
Khoảng 4,8 gam saccharose được sản xuất mỗi ngày trên một mét vuông bề mặt trái đất. Năng lượng cho phản ứng thu nhiệt này được cung cấp bởi ánh sáng mặt trời. Khoảng 0,1% ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất được sử dụng để sản xuất saccharose. Tính tổng năng lượng mặt trời cung cấp cho mỗi mét vuông diện tích bề mặt theo đơn vị kJ. (làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: [..........]
HD: Phương trình:

12CO2(g) + 11H2O(l) → C12H22O11(s) + 12O2(g); ΔrH = +5645 kJ.

⇒ Cho biết để sản xuất 1 mol saccharose (M = 342) ⇄ 342 gam saccharose thì cần dùng 5645 kJ năng lượng.

⇒ 4,8 gam saccharose được sản xuất thì cần cung cấp 5645 × 4,8 ÷ 342 kJ năng lượng.

Từng này năng lượng được cung cấp từ mặt trời và chỉ chiếm 0,1% tổng năng lượng mà mặt trời cung cấp cho 1 m2

⇒ Yêu cầu tổng năng lượng mà mặt trời cung cấp cho 1 m2 diện tích bề mặt là:

Q = 5645 × 4,8 ÷ 342 ÷ (0,1%) ≈ 79288,07 kJ ⇒ điền đáp án: 79228,07.
Câu 29 [308374]: Thủy phân 68,4 gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 92% sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucose. Giá trị của m là bao nhiêu? (Làm tròn đến số phần nguyên)
Điền đáp án: [..........]
HD: Phản ứng thủy phân saccharose:
C12H22O11 + H2O ––H+, to→ C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose).
68,4 gam saccharose tương ứng với 68,4 ÷ 342 = 0,2 mol tạo đúng 0,2 mol glucose.
Mà hiệu suất phản ứng là 92% = 0,92 nên thực tế số mol glucose thu được là 0,2 × 0,92 = 0,184 mol.
⇒ Yêu cầu: m = mglucose = 0,184 × 180 = 33 gam.
Điền đáp án: 33.
Câu 30 [308375]: Thuỷ phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thuỷ phân saccharose là bao nhiêu phần trăm?
Điền đáp án: [..........]
HD: Xử lý tinh tế - thông minh một chút như sau:
(100 gam saccharose) + H2O (phản ứng) → 104,5 gam [(glucose + fructose) + saccharose dư].
⇒ Bảo toàn khối lượng có ngay mH2O phản ứng = 104,5 – 100 = 4,5 gam.
⇒ số mol H2O tham gia phản ứng thủy phân là 4,5 ÷ 18 = 0,25 mol.
Tỉ lệ thủy phân: 1.saccharose + 1.H2O → 1.glucose + 1.fructose.
0,25 mol H2O ⇒ nsaccharose phản ứng = 0,25 mol ⇒ msaccharose phản ứng = 0,25 × 342 = 85,5 gam.
⇒ Hiệu suất phản ứng: H = msaccharose phản ứng ÷ msaccharose ban đầu × 100% = 85,5 ÷ 100 × 100% = 85,5%.
⇒ Điền đáp án: 85,5.
Câu 31 [308376]: Saccharose (C12H22O11), thường được gọi là đường ăn, trải qua quá trình thủy phân (phản ứng với nước) để tạo ra fructose (C6H12O6) và glucose (C6H12O6):
Phản ứng này có tầm quan trọng đáng kể trong ngành công nghiệp kẹo. Đầu tiên, fructose ngọt hơn saccharose. Thứ hai, hỗn hợp fructose và glucose, được gọi là đường nghịch chuyển, không kết tinh, vì vậy kẹo chứa đường này sẽ dai hơn là giòn như kẹo chứa tinh thể saccharose.
Phương trình tốc độ trung bình của phản ứng thủy phân saccharose thành fructose và glucose được xác định như sau:
Trong đó: v là tốc độ phản ứng (mol.L–1.s–1).
∆Csaccharose là biến thiên nồng độ saccharose (mol.L–1).
∆t là biến thiên thời gian (s).
Sau 27 phút ở 27 °C, nồng độ saccharose giảm từ 0,0146 M xuống 0,0132 M. Tốc độ trung bình của phản ứng thuỷ phân là a × 10–7 mol.L–1.s–1. Giá trị của a làm tròn đến hai chữ số thập phân là bao nhiêu?
Điền đáp án: [..........]
HD: Bám vào công thức được đề cập và tiến hành các tính toán:
ΔCSaccharose = Ctrước – Csau = 0,0146 – 0,0132 = 0,0014 M.
biến thiên thời gian: Δt = 27 × 60 = 1620 (s).
⇒ v = ΔCsaccharose ÷ Δt = 0,0014 ÷ 1620 = 8,64 × 10–7 (M/s) ⇄ (mol.L–1.s–1) ⇒ a = 8,64.
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
DUNG DỊCH SUCROSE
Sucrose là chất không điện li nhưng có khả năng tan cực kì tốt trong nước. Sucrose tan trong nước tạo thành các dung dịch với nồng độ khác nhau. Cho hai sơ đồ hạt của dung dịch sucrose (C12H22O11) thể hiện hai dung dịch có nồng độ khác nhau.
Câu 32 [308377]: Nhận định nào sau đây đúng?
A, Saccharose tan trong nước phân li hoàn toàn thành các ion.
B, Saccharose tan trong nước phân li một phần thành các ion.
C, Saccharose tan trong nước không phân li thành các ion.
D, Saccharose không tan trong nước.
HD: Dựa vào đoạn thông tin: "Saccharose là chất không điện li nhưng có khả năng tan cực kì tốt trong nước."
⇒ Saccharose tan trong nước không phân li thành các ion ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 33 [308378]: Dung dịch có thể tích 5,00 L chứa 256,5 gam saccharose có nồng độ mol là bao nhiêu?
A, 0,10 M.
B, 0,15 M.
C, 0,20 M.
D, 0,25 M.
HD: Nồng độ mol: CM = n ÷ V (mol/L)
Giả thiết cho V = 5,00 L; nsaccharose = 256,5 ÷ 342 = 0,75 mol.
⇒ Yêu cầu CM = 0,75 ÷ 5 = 0,15 M ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 34 [308379]: Thể tích dung dịch 2 là bao nhiêu nếu chứa cùng một lượng chất tan như 5,00 L dung dịch 1?
A, 15,00 L.
B, 20,00 L.
C, 10,00 L.
D, 25,00 L.
HD: Đếm số hạt thôi:
308379.png
Dung dịch 1 chứa 12 hạt saccharose; dung dịch 2 chứa 3 hạt saccharose ⇒ tỉ lệ nồng độ saccharose dung dịch 1 gấp 4 lần dung dịch 2.
☆ Giả thiết: 5,00 L dung dịch 1 có nồng độ 4a M ⇒ V L dung dịch 2 có tương ứng aM
⇒ lượng chất tan saccharose = 4a × 5 = V × a ⇒ V = 20 L ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 35 đến 37
THUỶ PHÂN SUCROSE
Sucrose phân hủy thành fructose và glucose trong dung dịch acid hoặc có mặt của enzyme. Phản ứng không xảy ra trong môi trường kiềm.
Biểu đồ dưới đây biểu thị nồng độ của sucrose theo thời gian trong 8 giờ:
Câu 35 [308380]: Trong khoảng thời gian 8 giờ, nồng độ fructose và glucose thay đổi như thế nào?
A, Nồng độ fructose và glucose tăng.
B, Nồng độ fructose và glucose giảm.
C, Nồng độ fructose tăng và nồng độ glucose giảm.
D, Nồng độ fructose giảm và nồng độ glucose tăng.
HD: Theo kết quả phản ứng thủy phân saccharose:
12025696.png
⇒ Nồng độ saccharose giảm; còn nồng độ glucose và fructose bằng nhau và cùng tăng ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 36 [308381]: Tốc độ thay đổi nồng độ saccharose trong 2 giờ đầu tiên như thế nào so với tốc độ thay đổi nồng độ là saccharose trong 2 giờ cuối?
A, Lớn hơn.
B, Bé hơn.
C, Bằng nhau.
D, Không xác định.
HD: Quan sát đồ thị, 2 khoảng thời gian biểu diễn:
12025755.png
⇒ Thấy rõ tốc độ thay đổi nồng độ saccharose 2 giờ đầu là lớn hơn so với tốc độ thay đổi nồng độ của saccharose 2 giờ sau.
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 37 [308383]: Tốc độ thay đổi nồng độ saccharose trong 2 giờ đầu tiên là bao nhiêu?
A, 8,75×10–3 mol.L–1.h–1.
B, 5,40×10–3 mol.L–1.h–1.
C, 6,70×10–3 mol.L–1.h–1.
D, 3,75×10–3 mol.L–1.h–1.
HD: Sử dụng đồ thị:
12025755.png
Trong 2 giờ đầu; nồng độ saccharose giảm từ 0,05 M xuống 0,0325 M.
⇒ ΔCsaccharose = 0,05 – 0,0325 = 0,0175 M và Δt = 2 (h)
⇒ Yêu cầu tốc độ v = ΔCsaccharose ÷ Δt = 0,0175 ÷ 2 = 8,75 × 10–3 (mol.L–1.h–1) ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 38 đến 40
DISACCHARIDE
Disaccharide, loại đường thông dụng trong gia đình, cực kỳ phong phú trong thế giới thực vật. Các đường disaccharide chúng ta thường gặp là: maltose, saccharose và lactose. Nó xuất hiện trong nhiều loại trái cây, trong mật hoa, và trong nước ép của nhiều loại cây, đặc biệt là mía và củ cải đường, các nguồn thương mại. (Hình vẽ bên thể hiện chim ruồi hút saccharose và các carbohydrate khác trong mật hoa để lấy năng lượng).
Các aldehyde có nhóm –CHO dễ bị oxy hóa bởi dung dịch Cu2+ trong môi trường kiềm (thuốc thử Benedict). Đường có thể bị oxy hóa bởi các tác nhân oxy hóa yếu được gọi là đường khử.
Ví dụ, glucose có thể tham gia phản ứng với thuốc thử Benedict:
Thuốc thử Benedict có màu xanh đậm. Khi phản ứng xảy ra, Cu2+ bị khử và tạo thành kết tủa dưới dạng Cu2O, một chất rắn màu đỏ cam.
Khi nghiên cứu về tính chất của các hợp chất disaccharide. Từ trái sang phải, bốn ống nghiệm chứa thuốc thử Benedict, dung dịch maltose 2%, dung dịch saccharose 2% và dung dịch lactose 2%.
Sau đó cho dung dịch trong ống nghiệm đầu tiên vào ba ống nghiệm còn lại. Hiện tượng quan sát được như sau:
Câu 38 [382745]: Khi tham gia phản ứng với thuốc thử, phân tử carbohydrate đóng vai trò là
A, chất oxi hóa.
B, chất khử.
C, môi trường.
D, không xác định.
$C{{H}_{2}}OH{{\left( CHOH \right)}_{4}}CHO\text{ }+\text{ }2Cu{{\left( OH \right)}_{2}}~+\text{ }NaOH~\xrightarrow{{{t}^{o}}}~C{{H}_{2}}OH{{\left( CHOH \right)}_{4}}COONa\text{ }+\text{ }C{{u}_{2}}O\text{ }+\text{ }3{{H}_{2}}O$
Từ phản ứng hóa học thấy số oxi hóa của Cu thay đổi từ
$C{{u}^{2+}}+\text{ }1e\text{ }\to \text{ }C{{u}^{+}}$
→ Cu2+ là chất oxi hóa tham gia quá trình khử
→ Carbohydrate đóng vai trò chất khử tham gia quá trình oxi hóa trong phản ứng trên

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 39 [382746]: Hiện tượng quan sát được khi một phân tử carbohydrate có phản ứng với thuốc thử là
A, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
B, có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.
C, xuất hiện chất rắn không tan màu đỏ cam.
D, xuất hiện khí không màu hóa nâu ngoài không khí.
Từ hình ảnh mô tả thí nghiệm ta thấy được hiện tượng của phản ứng hóa học giữa carbohydrate với thuốc thử Benedict là xuất hiện chất rắn không tan màu đỏ cam.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 40 [382747]: Dựa vào thí nghiệm trên, kết luận nào sau đây là đúng?
A, Maltose có tính oxi hóa.
B, Sucrose không có tính khử.
C, Lactose không có tính oxi hóa.
D, Maltose, sucrose và lactose đều có tính khử.
- Từ hình ảnh mô tả thí nghiệm ta thấy được hiện tượng của phản ứng hóa học giữa maltose và lactose với thuốc thử Benedict là xuất hiện chất rắn không tan màu đỏ cam.
- Sucrose không phản ứng với thuốc thử Benedict không thể chứng minh tính chất của sucrose qua thí nghiệm trên
Từ phản ứng hóa học thấy số oxi hóa của Cu thay đổi từ:
Cu2+ +1e ⟶ Cu+
→ Cu2+ là chất oxi hóa tham gia quá trình khử
→ Maltose và lactose đóng vai trò chất khử tham gia quá trình oxi hóa trong phản ứng trên.

⇒ Chọn đáp án B
Đáp án: B