Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [308402]: Tinh bột thuộc loại
A, disaccharide.
B, polysaccharide.
C, lipid.
D, monosacharide.
HD: Ôn lại bài học về phân loại hợp chất carbohydrate cho ta ngay câu trả lời:
⇒ Tinh bột thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B

⇒ Tinh bột thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 2 [308403]: Tinh bột là sản phẩm quang hóa của cây xanh và được dự trữ trong các loại hạt, củ, quả… Trong các loại nông sản: hạt gạo, hạt lúa mạch, củ khoai lang, củ sắn, loại nào có chứa hàm lượng tinh bột cao nhất?
A, Hạt lúa mạch.
B, Hạt gạo.
C, Củ khoai lang.
D, Củ sắn.
HD: Thông tin về hàm lượng tinh bột trong một số loại nông sản:
• Hạt lúa mạch: 100 gam chứa khoảng 56,9 gam tinh bột.
• Hạt gạo: 100 gam chứa khoảng 73 gam tinh bột.
• Củ khoai lang: 100 gam chứa khoảng 10 gam tinh bột.
• Củ sắn: 100 gam chứa khoảng 2 gam tinh bột.
⇒ ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
• Hạt lúa mạch: 100 gam chứa khoảng 56,9 gam tinh bột.
• Hạt gạo: 100 gam chứa khoảng 73 gam tinh bột.
• Củ khoai lang: 100 gam chứa khoảng 10 gam tinh bột.
• Củ sắn: 100 gam chứa khoảng 2 gam tinh bột.
⇒ ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 3 [308404]: Trong tinh bột chứa khoảng 20% phần một chất có khả năng tan trong nước, đó là
A, amylopectin.
B, amylose.
C, glucose.
D, fructose.
HD: Tinh bột gồm 2 thành phần không tách rời là: amylose và amylopectin. Amylose tan trong nước; còn amylopectin không tan, trương lên ⇒ tạo nên độ dẻo. Nghiệm chứng thực tế: gạo tẻ chứa 80% là amylopectin, 20% là amylose nên sẽ có độ dẻo bình thường. Còn đối với gạo nếp, hàm lượng amylopectin trong tinh bột của gạo nếp rất cao, chiếm tới 95-100% ⇒ gạo nếp có độ dẻo lớn hơn so với gạo tẻ.
⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 4 [308405]: Trong các bộ phận (củ, quả, thân,…) của một số loại cây, chứa chủ yếu một loại carbohydrate. Cho bảng sau:
Cách nối tên một bộ phận của cây ở cột trái với một loại carbohydrate ở cột phải không đúng là

A, Cây mía ↔ Saccharose.
B, Cây tre ↔ Cellulose.
C, Quả nho ↔ Glucose.
D, Hạt lúa ↔ Cellulose.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. Cây mía chứa nhiều saccharose - đường mía ⇒ Cây mía ⇄ Saccharose.
✔️ B. Cây tre chỉ có gỗ với xơ ⇒ chứa chủ yếu cellulose ⇒ Cây tre ⇄ cellulose.
✔️ C. Quả nho chín chứa nhiều glucose, đường glucose còn gọi là đường nho ⇒ Quả nho ⇄ glucose.
❌ D. Hạt lúa - gạo chứa nhiều tinh bột ⇒ Hạt lúa ⇄ tinh bột ≠ Cellulose. Đáp án: D
✔️ A. Cây mía chứa nhiều saccharose - đường mía ⇒ Cây mía ⇄ Saccharose.
✔️ B. Cây tre chỉ có gỗ với xơ ⇒ chứa chủ yếu cellulose ⇒ Cây tre ⇄ cellulose.
✔️ C. Quả nho chín chứa nhiều glucose, đường glucose còn gọi là đường nho ⇒ Quả nho ⇄ glucose.
❌ D. Hạt lúa - gạo chứa nhiều tinh bột ⇒ Hạt lúa ⇄ tinh bột ≠ Cellulose. Đáp án: D
Câu 5 [308406]: Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng
A, thủy phân.
B, quang hợp.
C, hóa hợp.
D, phân hủy.
HD: Quá quen thuộc bên sinh học chúng ta cũng đã biết nhờ ánh sáng mặt trời + chất diệp lục ⇒ cây tổng hợp tinh bột từ CO2 và H2O, thải ra khí O2 cho môi trường ⇒ đó là quá trình quang hợp:
6nCO2 + 5nH2O ––ánh sáng, chlorophyll→ (C6H10O5)n (tinh bột) + 6nO2.
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
6nCO2 + 5nH2O ––ánh sáng, chlorophyll→ (C6H10O5)n (tinh bột) + 6nO2.
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 6 [308407]: Bằng phương pháp lên men từ các nông sản chứa nhiều tinh bột (gạo, ngô,…) người ta thu được ethyl alcohol. Để tách ethyl alcohol ra khỏi dung dịch người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A, Chiết.
B, Lọc.
C, Cô cạn.
D, Chưng cất.
HD: ethyl alcohol và nước là hai chất tan vào nhau, có nhiệt độ sôi khác nhau ⇒ sử dụng phương pháp chưng cất - một công việc mà ông bà, bố mẹ chúng ta là những "nhà hóa học" vẫn thực hiện hàng ngày ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 7 [308408]: Cellulose thuộc loại
A, monosacharide.
B, disaccharide.
C, lipid.
D, polysaccharide.
HD: Ôn lại bài học về phân loại hợp chất carbohydrate cho ta ngay câu trả lời:

⇒ Cellulose thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D

⇒ Cellulose thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 8 [308409]: Phân tử tinh bột được cấu tạo từ các gốc
A, β-fructose.
B, α-fructose.
C, β-glucose.
D, α-glucose.
HD: Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin. Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n được tạo bởi các mắt xích α-glucose
⇝ Chọn đáp án D Đáp án: D
⇝ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 9 [308410]: Kiểu liên kết giữa các gốc glucose trong mạch amylose là
A, β-1,6-glycosidic.
B, α-1,6-glycosidic.
C, β-1,4-glycosidic.
D, α-1,4-glycosidic.
HD: Amylose: tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic ⇒ Amylose sẽ có chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.

⟹ Chọn đáp án D. Đáp án: D

⟹ Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 10 [308411]: Cho hình ảnh mô tả cấu tạo của một hợp chất X dưới đây:
Hợp chất X thuộc loại

A, monosaccharide.
B, disaccharide.
C, polysaccharide.
D, ether.
HD: Bài học về phân loại hợp chất carbohydrate:

⇒ Hợp chất X chứa nhiều mắt xích glucose ⇒ thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C

⇒ Hợp chất X chứa nhiều mắt xích glucose ⇒ thuộc loại polysaccharide ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 11 [308412]: Mỗi gốc C6H10O5 của cellulose có số nhóm OH là
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
HD: Quan sát cấu tạo của cellulose:

⇒ Mỗi gốc C6H10O5 của cellulose có số 3 nhóm OH tự do ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B

⇒ Mỗi gốc C6H10O5 của cellulose có số 3 nhóm OH tự do ⇝ Chọn đáp án B. ♦ Đáp án: B
Câu 12 [308413]: Cellulose được cấu tạo bởi các gốc
A, α-glucose.
B, α-fructose.
C, β-glucose.
D, β-fructose.
HD: Cellulose là polysaccharide có công thức phân tử là (C6H10O5)n được tạo bởi các mắt xích β-glucose liên kết với nhau:
⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C

⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 13 [308415]: Sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân tinh bột trong cơ thể người là?
A, Glucose.
B, Saccharose.
C, Glycogen.
D, CO2 và H2O.
HD: Một câu hỏi hay - hay sai và hay nhầm. Chuyển hóa tinh bột cuối cùng thì sẽ đi về CO2 + H2O + giải phóng năng lương cho cơ thể. Tuy nhiên ở đây câu hỏi rất rõ ràng là thủy phân, thủy là nước; phân là phân hủy; nước phân hủy tinh bột thì cuối cùng đi về monosaccharide nhỏ nhất cấu tạo nên tinh bột là glucose thôi.
(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O ––enzyme→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O ––enzyme→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 14 [308416]: Thủy phân hoàn toàn cellulose trong môi trường acid vô cơ thu được
A, glucose.
B, saccharose.
C, maltose.
D, fructose.
Tương tự tinh bột, cellulose cũng được tạo nên từ các mắt xích glucose - monosaccharide ⇒ thủy phân đến cùng (hoàn toàn) thì sẽ thu được tương ứng sản phẩm là glucose thôi:
(C6H10O5)n (cellulose) + nH2O ––H+, to→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A Đáp án: A
(C6H10O5)n (cellulose) + nH2O ––H+, to→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 15 [308417]: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid vô cơ thu được
A, glucose.
B, saccharose.
C, maltose.
D, fructose.
HD: Tương tự cellulose, tinh bột cũng được tạo nên từ các mắt xích glucose - monosaccharide ⇒ thủy phân đến cùng (hoàn toàn) thì sẽ thu được tương ứng sản phẩm là glucose thôi:
(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O ––H+, to→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O ––H+, to→ nC6H12O6 (glucose)
⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 16 [308418]: Tinh bột và saccharose đều có khả năng tham gia phản ứng
A, Hòa tan Cu(OH)2.
B, Trùng ngưng.
C, Tráng gương.
D, Thủy phân.
Tinh bột là polysaccharide ⇒ có khả năng tham gia phản ứng thủy phân (H2O cắt nhỏ thành các phân tử nhỏ hơn). Quá trình thủy phân tinh bột đến hoàn toàn thu được glucose theo phương trình minh họa sau:
(C6H10O5)n + nH2O ––enzyme→ nC6H12O6 (glucose)
Saccharose thuộc loại đisaccarit gồm 1 gốc α – glucose và 1 gốc β – fructose liên kết với nhau bằng liên kết glicoside có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid.
⟹ Chọn đáp án D. Đáp án: D
(C6H10O5)n + nH2O ––enzyme→ nC6H12O6 (glucose)
Saccharose thuộc loại đisaccarit gồm 1 gốc α – glucose và 1 gốc β – fructose liên kết với nhau bằng liên kết glicoside có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid.
⟹ Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 17 [308419]: Ở điều kiện thường, để nhận biết iodine trong dung dịch, người ta nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch iodine thì thấy xuất hiện màu
A, xanh tím.
B, nâu đỏ.
C, vàng.
D, hồng.
HD: Phản ứng màu: Tinh bột có chứa phân tử amylose ở dạng vòng xoắn nên khi tương tác với iodine (I2), vòng này đã bọc (hay hấp phụ) các phân tử I2 tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Quá trình này được dùng để nhận ra hồ tinh bột bằng iodine và ngược lại, nhận ra iodine bằng hồ tinh bột:


⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A


⇝ Chọn đáp án A. ♥ Đáp án: A
Câu 18 [308421]: Trong một thí nghiệm nghiên cứu, một sinh viên phát hiện nước ép của quả táo xanh chuyển sang màu xanh tím khi tiếp xúc với dung dịch iodine, trong khi nước ép của quả táo chín có thể tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A, Nước ép của quả táo xanh có chứa tinh bột nên có phản ứng màu với iodine.
B, Nước ép của quả táo chín có chứa nhiều maltose nên tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.
C, Nước ép của quả táo chín có thể tham gia phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng, cho kết tủa đỏ gạch.
D, Nước ép của quả táo chín có thể làm mất màu dung dịch bromine.
HD: Phân tích thí nghiệm:
• Với iodine, quả táo xanh có màu xanh tím ⇝ chứng tỏ trong quả táo xanh có chứa tinh bột.
• Với thuốc thử Tollens (AgNO3/NH3), quả táo chín có phản ứng ⇝ chứng tỏ trong táo chính chứa đường có tính khử như: glucose, fructose hay maltose...
Phân tích tiếp các phát biểu:
✔️ A. đúng, hợp lí theo phân tích.
❌ B. với thí nghiệm thì hợp lí. Nhưng thực tế như ta biết thì maltose có nhiều trong mầm lúa, mạch nha ⇝ nói táo chín chứa nhiều maltose là chưa đúng.
✔️ C. đúng, đường có tính khử nên có phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O (thuốc thử Benedict).
✔️ D. đúng. Cụ thể táo chính chứa glucose ⇒ phản ứng với Br2/H2O ⇒ làm mất màu dung dịch Br2. Đáp án: B
• Với iodine, quả táo xanh có màu xanh tím ⇝ chứng tỏ trong quả táo xanh có chứa tinh bột.
• Với thuốc thử Tollens (AgNO3/NH3), quả táo chín có phản ứng ⇝ chứng tỏ trong táo chính chứa đường có tính khử như: glucose, fructose hay maltose...
Phân tích tiếp các phát biểu:
✔️ A. đúng, hợp lí theo phân tích.
❌ B. với thí nghiệm thì hợp lí. Nhưng thực tế như ta biết thì maltose có nhiều trong mầm lúa, mạch nha ⇝ nói táo chín chứa nhiều maltose là chưa đúng.
✔️ C. đúng, đường có tính khử nên có phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O (thuốc thử Benedict).
✔️ D. đúng. Cụ thể táo chính chứa glucose ⇒ phản ứng với Br2/H2O ⇒ làm mất màu dung dịch Br2. Đáp án: B
Câu 19 [308422]: Thêm vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch potassiumiodide và hồ tinh bột, lắc đều. Dự đoán hiện tượng xảy ra là gì?
A, Xuất hiện màu xanh tím.
B, Xuất hiện màu nâu đỏ.
C, Xuất hiện kết tủa xanh.
D, Không có hiện tượng.
Khi cho nước bromine (Br2) màu vàng nâu vào dung dịch potassium iodine (KI) không màu có thêm hồ tinh bột thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh tím.
⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 20 [308423]: Để phân biệt tinh bột và cellulose người ta dùng
A, glucose.
B, NaCl.
C, quỳ tím.
D, iodine.
HD: Thuốc thử iodine dùng để nhận biết tinh bột và ngược lại tinh bột dùng để nhận biết iodine bởi tinh bột có chứa phân tử amylose ở dạng vòng xoắn nên khi tương tác với iodine (I2), vòng này đã bọc (hay hấp phụ) các phân tử I2 tạo thành hợp chất có màu xanh tím.

⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D


⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 21 [308424]: Cellulose trinitrate là chất rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Công thức một mắt xích trong phân tử cellulose trinitrate là
A, C6H7O2(OH)3.
B, C6H7O2(OCOCH3)3.
C, C6H7O2(ONO2)3.
D, C6H7O2(OH)(ONO2)2.
HD: Phân tích: trong phân tử cellulose, mỗi mắt xích C6H10O 5 có 3 nhóm hydroxy OH nên có thể viết công thức phân tử của cellulose dưới dạng [C6H7O2(OH)3]n.
Mỗi nhóm OH sẽ phản ứng với HO–NO2 (HNO3) đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid H2SO4 đặc tạo O–NO2 + H2O ⇒ 3 nhóm OH cùng phản ứng hết thì tạo cellulose trinitrate:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 ––H2SO4 đặc→ [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O.
⇒ Yêu cầu Công thức một mắt xích trong phân tử cellulose trinitrate là C6H7O2(ONO2)3 ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Mỗi nhóm OH sẽ phản ứng với HO–NO2 (HNO3) đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid H2SO4 đặc tạo O–NO2 + H2O ⇒ 3 nhóm OH cùng phản ứng hết thì tạo cellulose trinitrate:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 ––H2SO4 đặc→ [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O.
⇒ Yêu cầu Công thức một mắt xích trong phân tử cellulose trinitrate là C6H7O2(ONO2)3 ⇝ Chọn đáp án C. ♣ Đáp án: C
Câu 22 [308425]: Cellulose diacetate (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ acetate. Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là
A, C3H4O2.
B, C10H14O7.
C, C12H14O7.
D, C12H14O5.
Phân tích: trong phân tử cellulose, mỗi mắt xích C6H10O 5 có 3 nhóm hydroxy OH nên có thể viết công thức phân tử của cellulose dưới dạng [C6H7O2(OH)3]n.
Mỗi nhóm OH sẽ phản ứng với acetic anhydride (CH3CO)2O để tạo chức ester CH3COO.
• 2 nhóm OH phản ứng sẽ tạo 2 chức ester ⇝ sp gọi là cellulose diacetate.
• 3 nhóm OH phản ứng sẽ tạo 3 chức ester ⇝ sp gọi là cellulose triacetate.
Cụ thể phản ứng tạo cellulose diacetate:
[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O ––xúc tác, to→ [C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n + 2nCH3COOH.
⇒ sản phẩm cellulose diacetate có công thức thu gọn là (C10H14O7)n ⇒ công thức đơn giản nhất là C10H14O7
⟹Chọn đáp án B. Đáp án: B
Mỗi nhóm OH sẽ phản ứng với acetic anhydride (CH3CO)2O để tạo chức ester CH3COO.
• 2 nhóm OH phản ứng sẽ tạo 2 chức ester ⇝ sp gọi là cellulose diacetate.
• 3 nhóm OH phản ứng sẽ tạo 3 chức ester ⇝ sp gọi là cellulose triacetate.
Cụ thể phản ứng tạo cellulose diacetate:
[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O ––xúc tác, to→ [C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n + 2nCH3COOH.
⇒ sản phẩm cellulose diacetate có công thức thu gọn là (C10H14O7)n ⇒ công thức đơn giản nhất là C10H14O7
⟹Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 23 [308426]: Công thức hóa học nào sau đây là của nước Schweizer, dùng để hòa tan cellulose trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo?
A, [Cu(NH3)4](OH)2.
B, [Zn(NH3)4](OH)2.
C, [Cu(NH3)4]OH.
D, [Ag(NH3)4]OH.
Nước Schweizer là dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia có công thức ([Cu(NH3)4](OH)2). Quá trình tạo phức chất được biểu diễn như sau:
• NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH–.
• Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2.
• Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.
► Cellulose ❌ không tan trong nước nhưng ✔️ tan trong nước Schweizer.
⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
• NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH–.
• Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2.
• Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.
► Cellulose ❌ không tan trong nước nhưng ✔️ tan trong nước Schweizer.
⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 24 [308427]: Chất lỏng nào sau đây hòa tan được cellulose?
A, Benzene.
B, Ether.
C, Ethanol.
D, Nước Schweizer.
HD: Cellulose không tan trong nước và các dung môi thông thường. Như phân tích ở câu hỏi có ID = [308426] thì cellulose tan trong nước Schweizer: [Cu(NH3)4](OH)2 ⇝ Chọn đáp án D. ♠ Đáp án: D
Câu 25 [308428]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Cellulose tan trong nước Schweizer và benzene.
B, Glucose và fructose đều là chất rắn, kết tinh màu xanh.
C, Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch iodine vào quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.
D, Thủy phân saccharose chỉ thu được glucose.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ A. sai vì cellulose tan trong nước Schweizer nhưng không tan trong benzene.
❌ B. sai vì glucose và fructose đều là chất rắn kết tinh dạng tinh thể không màu (trong suốt).
✔️ C. đúng vì quả chuối xanh chứa tinh bột sẽ có phản ứng màu với iodine ⇝ màu xanh tím xuất hiện.
❌ D. sai vì thủy phân saccharose ngoài thu được glucose còn có fructose.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
❌ A. sai vì cellulose tan trong nước Schweizer nhưng không tan trong benzene.
❌ B. sai vì glucose và fructose đều là chất rắn kết tinh dạng tinh thể không màu (trong suốt).
✔️ C. đúng vì quả chuối xanh chứa tinh bột sẽ có phản ứng màu với iodine ⇝ màu xanh tím xuất hiện.
❌ D. sai vì thủy phân saccharose ngoài thu được glucose còn có fructose.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 26 [308429]: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A, Vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh.
B, Khi ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt.
C, Nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh.
D, Cho hồ tinh bột vào muối iodine (muối dùng để chống bệnh bướu cổ) thì xuất hiện màu xanh.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ A. đúng. Bánh mì làm từ bột mì, thành phần chính là tinh bột. Vị ngọt của bánh mì đến từ đường, chứ tinh bột không có ngọt. Cái phần vỏ qua tác động của nhiệt nên tinh bột có biến đổi, còn cái vẫn ruột vẫn nguyên tinh bột nên vị ngọt không thể bằng vỏ được.
✔️ B. đúng. Cơm cũng có thành phần chủ yếu là tinh bột, nước bọt có enzyme amilase thủy phân tinh bột, nên nhai càng kỹ thì thủy phân càng kỹ tinh bột để tạo thành các đường như glucose, maltose có vị ngọt.
✔️ C. đúng vì quả chuối xanh chứa tinh bột (chuối mà chín thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose có vị ngọt đó) nên có phản ứng màu với iodine ⇝ có màu xanh tím xuất hiện. Màu của phản ứng này nó tùy thuộc vào nồng độ các chất các kiểu, nên nó sẽ là khoảng màu, thường là xanh tím, nên nói xanh là không có sai đâu mà nhiều bạn bắt bẻ nhé.!
❌ D. sai vì muối iodine (muối I-ốt) là kiểu NaI ≠ iodine là I2 ⇒ hồ tinh bột phản ứng màu với iodine (I2) chứ không phải I– trong muối đâu nhé.! Đáp án: D
✔️ A. đúng. Bánh mì làm từ bột mì, thành phần chính là tinh bột. Vị ngọt của bánh mì đến từ đường, chứ tinh bột không có ngọt. Cái phần vỏ qua tác động của nhiệt nên tinh bột có biến đổi, còn cái vẫn ruột vẫn nguyên tinh bột nên vị ngọt không thể bằng vỏ được.
✔️ B. đúng. Cơm cũng có thành phần chủ yếu là tinh bột, nước bọt có enzyme amilase thủy phân tinh bột, nên nhai càng kỹ thì thủy phân càng kỹ tinh bột để tạo thành các đường như glucose, maltose có vị ngọt.
✔️ C. đúng vì quả chuối xanh chứa tinh bột (chuối mà chín thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose có vị ngọt đó) nên có phản ứng màu với iodine ⇝ có màu xanh tím xuất hiện. Màu của phản ứng này nó tùy thuộc vào nồng độ các chất các kiểu, nên nó sẽ là khoảng màu, thường là xanh tím, nên nói xanh là không có sai đâu mà nhiều bạn bắt bẻ nhé.!
❌ D. sai vì muối iodine (muối I-ốt) là kiểu NaI ≠ iodine là I2 ⇒ hồ tinh bột phản ứng màu với iodine (I2) chứ không phải I– trong muối đâu nhé.! Đáp án: D
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 27 [308430]: Tinh bột là nguồn carbohydrate dự trữ, có trong hầu hết các thực vật bậc cao. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (lúa, hạt lúa mì, ngô,…), củ (khoai tây, khoai lang,…), quả.
a. Tinh bột là lương thực cơ bản của con người.
b. Tinh bột gồm hai thành phần là amylose và amylopectin.
c. Phân tử tinh bột có chứa các liên kết glycosidic.
d. Tinh bột được cấu tạo bởi các gốc β-glucose.
a. Tinh bột là lương thực cơ bản của con người.
b. Tinh bột gồm hai thành phần là amylose và amylopectin.
c. Phân tử tinh bột có chứa các liên kết glycosidic.
d. Tinh bột được cấu tạo bởi các gốc β-glucose.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ a. đúng. Ta thì ăn lúa gạo, tây thì ăn lúa mì, không thể thiếu lương thực cơ bản này được.
✔️ b. đúng. Amylose và amylopectin là hai thành phần không tách rời của tinh bột.
✔️ c. đúng. Giữa các mắt xích glucose với nhau sẽ liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
❌ d. sai. Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin; chúng đều được tạo bởi các mắt xích α-glucose.
✔️ a. đúng. Ta thì ăn lúa gạo, tây thì ăn lúa mì, không thể thiếu lương thực cơ bản này được.
✔️ b. đúng. Amylose và amylopectin là hai thành phần không tách rời của tinh bột.
✔️ c. đúng. Giữa các mắt xích glucose với nhau sẽ liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
❌ d. sai. Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin; chúng đều được tạo bởi các mắt xích α-glucose.
Câu 28 [308431]: Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật, làm nên bộ khung của cây. Cellulose có nhiều trong bông, đay, tre, nứa, gỗ,...
a. Cellulose là chất rắn dạng sợi, không màu, không có mùi vị.
b. Cellulose tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.
c. Bông nõn chứa hàm lượng cellulose lớn nhất.
d. Cellulose có thể dùng để điều chế ethyl alcohol.
a. Cellulose là chất rắn dạng sợi, không màu, không có mùi vị.
b. Cellulose tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.
c. Bông nõn chứa hàm lượng cellulose lớn nhất.
d. Cellulose có thể dùng để điều chế ethyl alcohol.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ a. sai vì cellulose là chất rắn màu trắng ≠ không màu.
✔️ b. đúng, dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 là nước Schweizer có khả năng hòa tan được cellulose.
✔️ c. đúng. Bông nõn chứa hàm lượng cellulose ≈ 98%.
✔️ d. đúng. Tương tự như tinh bột, cellulose thủy phân thu được glucose sau đó lên men để điều chế được ethyl alcohol:
cellulose ––H+, to→ glucose ––len men→ C2H5OH + CO2↑.
► Tuy nhiên chú ý ethyl alcohol điều chế từ tinh bột thì có thể sử dụng uống, chứ từ cellulose thì chỉ để làm cồn, nước mực sát trùng,... nhé
❌ a. sai vì cellulose là chất rắn màu trắng ≠ không màu.
✔️ b. đúng, dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 là nước Schweizer có khả năng hòa tan được cellulose.
✔️ c. đúng. Bông nõn chứa hàm lượng cellulose ≈ 98%.
✔️ d. đúng. Tương tự như tinh bột, cellulose thủy phân thu được glucose sau đó lên men để điều chế được ethyl alcohol:
cellulose ––H+, to→ glucose ––len men→ C2H5OH + CO2↑.
► Tuy nhiên chú ý ethyl alcohol điều chế từ tinh bột thì có thể sử dụng uống, chứ từ cellulose thì chỉ để làm cồn, nước mực sát trùng,... nhé
Câu 29 [308432]: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iodine theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 mL dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 mL dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
HD: Phân tích thí nghiệm:

• Bước 1: dung dịch I2 là dung dịch có màu vàng nhạt, khi tương tác với hồ tinh bột sẽ tạo thành màu xanh tím đặc trưng. Giải thích: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):

⇝ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.
• Bước 2: khi đun nóng, các phân tử tinh bột sẽ duỗi xoắn, không thể hấp phụ được iot nữa
⇝ màu xanh tím bị mất đi. Chú ý, bước 2 không làm iot bay hơi, thăng hoa hoàn toàn được.
• Sau đó: khi làm nguội, phân tử tinh bột trở lại dạng xoắn, các phân tử iot lại bị hấp phụ, chui vào lỗ rỗng xoắn thu được “hợp chất” màu xanh tím như sau bước 1.
⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Theo hiện tượng phân tích trên.
❌ b. Sai. Chuối chín không có tinh bột nữa (đã chuyển hóa thành các đường như glucose, fructose ⇒ chuối chín có vị ngọt).
✔️ c. Đúng. Theo phân tích trên.
✔️ d. Đúng. Theo phân tích trên.

• Bước 1: dung dịch I2 là dung dịch có màu vàng nhạt, khi tương tác với hồ tinh bột sẽ tạo thành màu xanh tím đặc trưng. Giải thích: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):

⇝ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.
• Bước 2: khi đun nóng, các phân tử tinh bột sẽ duỗi xoắn, không thể hấp phụ được iot nữa
⇝ màu xanh tím bị mất đi. Chú ý, bước 2 không làm iot bay hơi, thăng hoa hoàn toàn được.
• Sau đó: khi làm nguội, phân tử tinh bột trở lại dạng xoắn, các phân tử iot lại bị hấp phụ, chui vào lỗ rỗng xoắn thu được “hợp chất” màu xanh tím như sau bước 1.
⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Theo hiện tượng phân tích trên.
❌ b. Sai. Chuối chín không có tinh bột nữa (đã chuyển hóa thành các đường như glucose, fructose ⇒ chuối chín có vị ngọt).
✔️ c. Đúng. Theo phân tích trên.
✔️ d. Đúng. Theo phân tích trên.
Câu 30 [308434]: Thủy phân hoàn toàn cellulose trong dung dịch acid vô cơ đặc, thu được chất hữu cơ X. Hydrogen hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y.
b. X và Y đều có nhiều nhóm OH liền kề.
c. X và Y đều chỉ tồn tại ở dạng mạch hở.
d. Y thuộc loại ancol no, đa chức.
Cellulose ––+H2O (xúc tác H+)→ X ––+H2 (xúc tác Ni, to)→ Y.
a. X có phản ứng tráng bạc. b. X và Y đều có nhiều nhóm OH liền kề.
c. X và Y đều chỉ tồn tại ở dạng mạch hở.
d. Y thuộc loại ancol no, đa chức.
HD: Phân tích quá trình:
• cellulose (C6H10O5)n + nH2O ––H+→ C6H12O6 (glucose).• Glucose: C6H10O6 + H2 ––Ni, to→ C6H14O6 (sorbitol).

✔️ a. đúng. Glucose là đường có tính khử, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ b. đúng. X (glucose) có 5 nhóm OH liền kề; còn Y (sorbitol) có 6 nhóm OH liền kề như cấu tạo biểu diễn thấy rõ trên.
❌ c. sai vì Y mạch hở, còn X là glucose như ta biết tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng, có khả năng mở vòng tạo mạch hở thôi,
✔️ d. đúng. Cấu tạo trên cho thấy 6 nhóm OH đính vào 6 nguyên tử carbon no ⇒ sorbitol là một alcohol no, đa chức.
Câu 31 [308435]: Tinh bột là phân tử gồm nhiều mắt xích glucose liên kết với nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích glucose liên kết với nhau tạo thành hai dạng amilose và amylopectin như hình dưới đây:

a. Tinh bột được tạo nên từ các mắt xíc β-glucose.
b. Amylopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh.
c. Phân tử amylose gồm nhiều gốc glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,6 - glycosidic.
d. Tinh bột thuộc polysaccharide.

a. Tinh bột được tạo nên từ các mắt xíc β-glucose.
b. Amylopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh.
c. Phân tử amylose gồm nhiều gốc glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,6 - glycosidic.
d. Tinh bột thuộc polysaccharide.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ a. sai vì tinh bột được tạo nên từ các mắt xíc α-glucose.
❌ b. sai, chú ý amylopectin có các gốc α-glucose nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycosidic ⇝ tạo thành mạch dài, thêm vào đó các liên kết α-1,6-glycosidic nối giữa các đoạn mạch ⇒ tạo thành các nhánh.
❌ c. sai. Amylose tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic ⇒ sẽ có chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.
✔️ d. đúng. Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin.
❌ a. sai vì tinh bột được tạo nên từ các mắt xíc α-glucose.
❌ b. sai, chú ý amylopectin có các gốc α-glucose nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycosidic ⇝ tạo thành mạch dài, thêm vào đó các liên kết α-1,6-glycosidic nối giữa các đoạn mạch ⇒ tạo thành các nhánh.
❌ c. sai. Amylose tạo bởi nhiều đơn vị (mắt xích) α-glucose qua liên kết α-1,4-glycosidic ⇒ sẽ có chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.
✔️ d. đúng. Tinh bột là polysaccharide, gồm hai poymer nhỏ hơn là amylose và amylopectin.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 32 [308436]: Cho các đặc điểm sau:
(1) chứa liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic,
(2) có cấu trúc mạch phân nhánh,
(3) chỉ chứa gốc α-glucose,
(4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amylopectin là
Điền đáp án: [..........]
(1) chứa liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic,
(2) có cấu trúc mạch phân nhánh,
(3) chỉ chứa gốc α-glucose,
(4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amylopectin là
Điền đáp án: [..........]
HD: Quan sát lại cấu tạo cùa amylopectin:

⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (1) đúng, liên kết α-1,4-glycosidic tạo các mạch dài và liên kết α-1,6-glycosidic sẽ rẽ nhánh amylopectin.
✔️ (2) đúng vì theo như phân tích ở ý (1) ⇒ amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
✔️ (3) đúng. amylopectin được cấu tạo nên từ các gốc α-glucose thôi.
✔️ (4) đúng. các đoạn dài tạo nên từ liên kết α-1,4-glycosidic có khả năng xoắn như amylose.
⇒ có 4/4 phát biểu đúng với amylopectin ⇒ điền đáp án: 4.

⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (1) đúng, liên kết α-1,4-glycosidic tạo các mạch dài và liên kết α-1,6-glycosidic sẽ rẽ nhánh amylopectin.
✔️ (2) đúng vì theo như phân tích ở ý (1) ⇒ amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
✔️ (3) đúng. amylopectin được cấu tạo nên từ các gốc α-glucose thôi.
✔️ (4) đúng. các đoạn dài tạo nên từ liên kết α-1,4-glycosidic có khả năng xoắn như amylose.
⇒ có 4/4 phát biểu đúng với amylopectin ⇒ điền đáp án: 4.
Câu 33 [308437]: Cho các đặc điểm sau:
(1) chỉ có các liên kết α-1,4-glycosidic,
(2) có cấu trúc mạch không phân nhánh,
(3) chỉ chứa gốc α-glucose,
(4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amylose là
Điền đáp án: [..........]
(1) chỉ có các liên kết α-1,4-glycosidic,
(2) có cấu trúc mạch không phân nhánh,
(3) chỉ chứa gốc α-glucose,
(4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amylose là
Điền đáp án: [..........]
HD: Quan sát lại cấu tạo cùa amylose:

⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (1) đúng, amylose chỉ chứa các liên kết α-1,4-glycosidic mà thôi.
✔️ (2) đúng. như ở ý (1) ⇒ amylose có cấu trúc mạch không phân nhánh.
✔️ (3) đúng. amylose được cấu tạo nên từ các gốc α-glucose thôi.
✔️ (4) đúng. amylose đóng xoắn nên hấp phụ được iodine ⇒ có phản ứng màu:

⇒ có 4/4 phát biểu đúng với amylose ⇒ điền đáp án: 4.

⇒ Phân tích các phát biểu:
✔️ (1) đúng, amylose chỉ chứa các liên kết α-1,4-glycosidic mà thôi.
✔️ (2) đúng. như ở ý (1) ⇒ amylose có cấu trúc mạch không phân nhánh.
✔️ (3) đúng. amylose được cấu tạo nên từ các gốc α-glucose thôi.
✔️ (4) đúng. amylose đóng xoắn nên hấp phụ được iodine ⇒ có phản ứng màu:

⇒ có 4/4 phát biểu đúng với amylose ⇒ điền đáp án: 4.
Câu 34 [308438]: Cho các dung dịch:
(1) mật ong,
(2) nước mía,
(3) nước ép quả nho chín,
(4) nước ép củ cải đường.
Số dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
Điền đáp án: [..........]
(1) mật ong,
(2) nước mía,
(3) nước ép quả nho chín,
(4) nước ép củ cải đường.
Số dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
Điền đáp án: [..........]
HD: Cần chú ý glucose; fructose và saccharose là các đường chứa nhiều nhóm OH, có tính chất của polyalcohol là phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → Cu(C6H11O6)2 + 2H2O.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → Cu(C12H21O11)2 + 2H2O.
Phân tích các dung dịch các chất:
✔️ (1) mật ong: chứa ≈ 40% fructose; ≈ 30% glucose; ≈ 20% saccharose.
✔️ (2) nước mía: chứa nhiều saccharose
✔️ (3) nước ép quả nho chín: chứa nhiều glucose
✔️ (4) nước ép củ cải đường: chứa nhiều saccharose
⇒ cả 4 dung dịch đều chứa chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ⇒ Điền đáp án: 4.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → Cu(C6H11O6)2 + 2H2O.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → Cu(C12H21O11)2 + 2H2O.
Phân tích các dung dịch các chất:
✔️ (1) mật ong: chứa ≈ 40% fructose; ≈ 30% glucose; ≈ 20% saccharose.
✔️ (2) nước mía: chứa nhiều saccharose
✔️ (3) nước ép quả nho chín: chứa nhiều glucose
✔️ (4) nước ép củ cải đường: chứa nhiều saccharose
⇒ cả 4 dung dịch đều chứa chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ⇒ Điền đáp án: 4.
Câu 35 [308439]: Thêm một lượng nhỏ sulfuric acid loãng vào dung dịch tinh bột, tiến hành đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để xác định xem quá trình thủy phân có diễn ra hay không, có thể sử dụng bao nhiêu thuốc thử trong các thuốc thử sau:
① Dung dịch NaOH,
② Thuốc thử Tollens,
③ copper(II) hydroxide,
④ nước bromine,
⑤ dung dịch barium chloride.
Số thuốc thử phù hợp là bao nhiêu?
Điền đáp án: [..........]
① Dung dịch NaOH,
② Thuốc thử Tollens,
③ copper(II) hydroxide,
④ nước bromine,
⑤ dung dịch barium chloride.
Số thuốc thử phù hợp là bao nhiêu?
Điền đáp án: [..........]
HD: Lý thuyết: thủy phân tinh bột thu được glucose.
⇒ Thuốc thử kiểm tra phản ứng thủy phân xảy ra hay không thì đó chính là nhiệm vụ xác nhận sự có mặt của glucose hay không:
❌ ① Dung dịch NaOH: glucose không có phản ứng ⇒ không phù hợp.
✔️ ② Thuốc thử Tollens: glucose có phản ứng tạo Ag↓ màu trắng bạc ⇒ phù hợp.
✔️ ③ copper(II) hydroxide: glucose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh đặc trưng ⇒ phù hợp.
✔️ ④ nước bromine: glucose có phản ứng ⇒ làm mất màu dung dịch Br2 ⇒ phù hợp.
❌ ⑤ dung dịch barium chloride: không có phản ứng ⇒ không phù hợp.
⇒ có 3/5 thuốc thử phù hợp ⇒ điền đáp án: 3.
⇒ Thuốc thử kiểm tra phản ứng thủy phân xảy ra hay không thì đó chính là nhiệm vụ xác nhận sự có mặt của glucose hay không:
❌ ① Dung dịch NaOH: glucose không có phản ứng ⇒ không phù hợp.
✔️ ② Thuốc thử Tollens: glucose có phản ứng tạo Ag↓ màu trắng bạc ⇒ phù hợp.
✔️ ③ copper(II) hydroxide: glucose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh đặc trưng ⇒ phù hợp.
✔️ ④ nước bromine: glucose có phản ứng ⇒ làm mất màu dung dịch Br2 ⇒ phù hợp.
❌ ⑤ dung dịch barium chloride: không có phản ứng ⇒ không phù hợp.
⇒ có 3/5 thuốc thử phù hợp ⇒ điền đáp án: 3.
Câu 36 [308440]: Thủy phân 1 kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường acid. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucose thu được là bao nhiêu gam? (làm tròn đến phần số nguyên)
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: 1 kg = 1000 gam; chứa 20% tinh bột ⇒ mtinh bột = 0,2 × 1000 = 200 gam.
Tỉ lệ: C6H10O5 + H2O ––H+, to→ C6H12O6 (glucose).
⇒ mglucose = 200 ÷ 162 × 180 ≈ 222,22 gam ⇒ Chú ý đây là theo lý thuyết.
Do phản ứng có hiệu suất 75% nên lượng thu được thực tế ít hơn:
⇒ mglucose thu được = 0,75 × 222,22 ≈ 167 gam.
⇒ Điền đáp án: 167
Tỉ lệ: C6H10O5 + H2O ––H+, to→ C6H12O6 (glucose).
⇒ mglucose = 200 ÷ 162 × 180 ≈ 222,22 gam ⇒ Chú ý đây là theo lý thuyết.
Do phản ứng có hiệu suất 75% nên lượng thu được thực tế ít hơn:
⇒ mglucose thu được = 0,75 × 222,22 ≈ 167 gam.
⇒ Điền đáp án: 167
Câu 37 [308441]: Quá trình quang hợp là nguồn tạo ra năng lượng nuôi sống sinh vật trên Trái Đất, cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển. Giả thiết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo được biểu diễn:
Điền đáp án: [..........]
6nCO2 + 5nH2O ––ánh sáng, chlorophyll→ [C6H10O5]n + 6nO2↑.
Trên một sào ruộng (360 m2), trung bình mỗi vụ đã tạo ra 162 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời cũng giải phóng ra V m3 khí O2 (quy về đkc). Giá trị của V là (làm tròn đến hai chữ số thập phân) Điền đáp án: [..........]
HD: 162 kg gạo chứa 80% tinh bột ⇒ mtinh bột = 0,8 × 162 = 129,6 kg = 129600 gam.
Bỏ hết hệ số n đi ở phương trình đã cho:
6CO2 + 5H2O ––ánh sáng, chlorophyll→ C6H10O5 + 6O2.
nC6H10O5 = 129600 ÷ 162 = 800 mol.
⇒ Từ tỉ lệ có nO2 thu được = 6nC6H10O5 = 4800 mol.
⇒ Yêu cầu V = 4800 × 24,79 = 118992 lít ⇄ 118,992 m3 ≈ 118,99 m3.
Bỏ hết hệ số n đi ở phương trình đã cho:
6CO2 + 5H2O ––ánh sáng, chlorophyll→ C6H10O5 + 6O2.
nC6H10O5 = 129600 ÷ 162 = 800 mol.
⇒ Từ tỉ lệ có nO2 thu được = 6nC6H10O5 = 4800 mol.
⇒ Yêu cầu V = 4800 × 24,79 = 118992 lít ⇄ 118,992 m3 ≈ 118,99 m3.
Câu 38 [308442]: Tính khối lượng kg gạo chứa 80% tinh bột cần dùng để điều chế được 10 lít rượu 46o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 (g/mL), biết hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 50%.
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: ► Với bài tập tính toán liên quan đến tinh bột, cellulose bạn đọc cần bỏ hệ số n đi, tính toán với mắt xích thôi:
• Thủy phân tinh bột: C6H10O5 + H2O ––H+, to→ C6H12O6.
• sau đó lên men: C6H12O6 + O2 ––to→ 2C2H5OH + 2CO2↑.
Giả thiết: 10 lít rượu 46 o gồm 4,6 lít rượu và 5,4 lít nước.
Drượu = 0,8 g/mL ⇒ 4,6 lít ⇄ 4600 mL nặng 0,8 × 4600 = 3680 gam.
⇒ nrượu = 3680 ÷ 46 = 80 mol ⇒ nglucose = 80 ÷ 2 = 40 mol theo tỉ lệ.
⇒ nmắt xích tinh bột = 40 mol; mà hiệu suất cả quá trình là 50% ⇒ thực tế cần phải dùng lượng tinh bột nhiều hơn là 40 ÷ 0,5 = 80 mol C6H10O5.
⇒ mtinh bột cần = 80 × 162 = 12960 gam ⇄ 12,96 kg.
► Gạo chứa 80% tinh bột ⇒ lượng gạo cần dùng là 12,96 ÷ 0,8 = 16,2 kg ⇒ điền đáp án: 16,2.
• Thủy phân tinh bột: C6H10O5 + H2O ––H+, to→ C6H12O6.
• sau đó lên men: C6H12O6 + O2 ––to→ 2C2H5OH + 2CO2↑.
Giả thiết: 10 lít rượu 46 o gồm 4,6 lít rượu và 5,4 lít nước.
Drượu = 0,8 g/mL ⇒ 4,6 lít ⇄ 4600 mL nặng 0,8 × 4600 = 3680 gam.
⇒ nrượu = 3680 ÷ 46 = 80 mol ⇒ nglucose = 80 ÷ 2 = 40 mol theo tỉ lệ.
⇒ nmắt xích tinh bột = 40 mol; mà hiệu suất cả quá trình là 50% ⇒ thực tế cần phải dùng lượng tinh bột nhiều hơn là 40 ÷ 0,5 = 80 mol C6H10O5.
⇒ mtinh bột cần = 80 × 162 = 12960 gam ⇄ 12,96 kg.
► Gạo chứa 80% tinh bột ⇒ lượng gạo cần dùng là 12,96 ÷ 0,8 = 16,2 kg ⇒ điền đáp án: 16,2.
Câu 39 [308446]: Tại một hộ gia đình, m kg một loại bột gạo nếp (chứa 80% tinh bột) được sử dụng để lên men rượu. Sau quá trình lên men, thu được 18,4 lít ethyl alcohol 40º. Biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/mL. Giá trị của m là
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: Chuỗi tỉ lệ: C6H10O6 → C6H12O6 → 2C2H5OH.
18,4 lít ethyl alcohol 40 ° tương ứng 18,4 × 0,4 = 7,36 lít ⇄ 7360 mL rượu ethyl alcohol nguyên chất.
mà Dalcohol = 0,8 g/mL ⇒ malcohol = 0,8 × 7360 = 5888 gam.
⇒ nalcohol = 5888 ÷ 46 = 128 mol ⇒ nC6H10O5 = 128 ÷ 2 = 64 mol.
Thật chú ý hiệu suất cả quá trình là 72% nên thực tế cần dùng nhiều hơn lượng 64 mol này.
⇒ nC6H10O5 = 64 ÷ 0,72 mol.
⇒ mtinh bột cần = 64 ÷ 0,72 × 162 = 14400 gam ⇄ 14,4 kg.
⇒ lượng bột nếp chứa 80% tinh bột cần là m = 14,4 ÷ 0,8 = 18 kg.
18,4 lít ethyl alcohol 40 ° tương ứng 18,4 × 0,4 = 7,36 lít ⇄ 7360 mL rượu ethyl alcohol nguyên chất.
mà Dalcohol = 0,8 g/mL ⇒ malcohol = 0,8 × 7360 = 5888 gam.
⇒ nalcohol = 5888 ÷ 46 = 128 mol ⇒ nC6H10O5 = 128 ÷ 2 = 64 mol.
Thật chú ý hiệu suất cả quá trình là 72% nên thực tế cần dùng nhiều hơn lượng 64 mol này.
⇒ nC6H10O5 = 64 ÷ 0,72 mol.
⇒ mtinh bột cần = 64 ÷ 0,72 × 162 = 14400 gam ⇄ 14,4 kg.
⇒ lượng bột nếp chứa 80% tinh bột cần là m = 14,4 ÷ 0,8 = 18 kg.
Câu 40 [308447]: Đem thực hiện phản ứng chuyển hóa cellulose thành cellulose trinitrate bằng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, dư (xúc tác H2SO4 đặc) thì cứ 162 gam cellulose thì thu được 237,6 gam cellulose trinitrate. Vậy hiệu suất phản ứng là
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: Phương trình phản ứng với mỗi mắt xích cellulose
[C6H7O2(OH)3] + 3HNO3 → [C6H7O2(NO3)3] + 3H2O.
Giả thiết có 162 gam cellulose tương ứng 162 ÷ 162 = 1 mol mắt xích
Theo tỉ lệ phản ứng thì thu được tương ứng 1 mol cellulose trinitrate
Tương ứng khối lượng cellulose trinitrate là 297 gam.
Thực tế chỉ thu được 237,6 gam cellulose trinitrate
→ Hiệu suất của phản ứng là:
H% = mthực tế : mlí thuyết × 100% = 237,6 ÷ 297 × 100% = 80% = 0,8.
Điền đáp án: 0,8.
[C6H7O2(OH)3] + 3HNO3 → [C6H7O2(NO3)3] + 3H2O.
Giả thiết có 162 gam cellulose tương ứng 162 ÷ 162 = 1 mol mắt xích
Theo tỉ lệ phản ứng thì thu được tương ứng 1 mol cellulose trinitrate
Tương ứng khối lượng cellulose trinitrate là 297 gam.
Thực tế chỉ thu được 237,6 gam cellulose trinitrate
→ Hiệu suất của phản ứng là:
H% = mthực tế : mlí thuyết × 100% = 237,6 ÷ 297 × 100% = 80% = 0,8.
Điền đáp án: 0,8.
Câu 41 [308448]: Cellulose trinitrate được điều chế từ cellulose và nitric acid đặc có xúc tác sulfuric acid đặc, nóng. Để có 297 kg cellulose trinitrate, cần dùng dung dịch chứa m kg nitric acid (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
HD: Phương trình phản ứng với mỗi mắt xích cellulose
Theo tỉ lệ phản ứng thì tương ứng 3 kmol cellulose
Tương ứng khối lượng cellulose trinitrate là 297 gam.
→ Khối lượng nitric acid cần dùng là:
mHNO3 = (3.63) ÷ 90% = 210(kg)
Điền đáp án: 210
[C6H7O2(OH)3] + 3HNO3 → [C6H7O2(NO3)3] + 3H2O.
Giả thiết 297 kg cellulose trinitrate tương ứng 297.103﹕297 = 1 kmol mắt xíchTheo tỉ lệ phản ứng thì tương ứng 3 kmol cellulose
Tương ứng khối lượng cellulose trinitrate là 297 gam.
→ Khối lượng nitric acid cần dùng là:
mHNO3 = (3.63) ÷ 90% = 210(kg)
Điền đáp án: 210
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
CẤU TẠO CỦA TINH BỘT
Trong tự nhiên, chúng ta tìm thấy nhiều chất có trọng lượng phân tử rất cao, lên tới hàng triệu amu, tạo nên phần lớn cấu trúc của các sinh vật và mô sống. Một số ví dụ là tinh bột và cellulose có nhiều trong thực vật cũng như protein được tìm thấy ở cả thực vật và động vật. Năm 1827, JÖns Jacob Berzelius đặt ra từ polymer (từ tiếng Hy Lạp polys là “nhiều” và meros là “bộ phận”) để biểu thị các chất có trọng lượng phân tử cao được hình thành bởi quá trình trùng hợp (liên kết với nhau) của các monome, các phân tử có trọng lượng phân tử thấp. 
Câu 42 [308449]: Tinh bột được hình thành từ các mắt xích?
A, α-Glucose.
B, α–fructose.
C, β–glucose.
D, β– fructose.
Tinh bột được tạo bởi nhiều gốc α-glucose liên kết tạo 2 dạng mạch:
- Amylose không phân nhánh, xoắn chỉ có liên kết α-1,4-glycoside:
- Amylopectin phân nhánh, xoắn có liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside (tạo nhánh).

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
- Amylose không phân nhánh, xoắn chỉ có liên kết α-1,4-glycoside:

- Amylopectin phân nhánh, xoắn có liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside (tạo nhánh).

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 43 [308450]: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 g/mol. Số mắt xích C6H10O5 trong phân tử tinh bột là
A, 2050
B, 1950
C, 1850
D, 1750
Số mắt xích C6H10O5 trong phân tử tinh bột là: n = 299700 : 162 = 1850 Đáp án: C
Câu 44 [308451]: Tinh bột thuộc loại polymer là vì
A, Được hình thành bởi glucose.
B, Chứa 3 nhóm OH trong một mắt xích.
C, Được hình thành bởi rất nhiều các phân tử nhỏ.
D, Có nhiều trong cấu trúc của thực vật.
Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polymer carbohydrate phức tạp của nhiều phân tử glucose cấu thành (công thức phân tử là C6H12O6).
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 45 đến 47
CẤU TẠO CỦA CELLULOSE
Bạn có thể ăn một kg cellulose và không nhận được bất kỳ giá trị calorie nào từ nó, mặc dù về cơ bản cellulose và tinh bột đều được cấu tạo bởi các đơn vị glucose. Ngược lại, một kg tinh bột sẽ cung cấp cho cơ thể con người một lượng calorie đáng kể. Sự khác biệt là tinh bột bị thủy phân thành glucose, cuối cùng bị oxy hóa và giải phóng năng lượng. Tuy nhiên, cellulose không dễ bị thủy phân bởi các enzyme có trong cơ thể người nên nó đi qua hệ thống tiêu hóa mà không chịu bất kì ảnh hưởng gì. Nhiều vi khuẩn chứa enzyme, gọi là cellulase, có tác dụng thủy phân cellulose. Những vi khuẩn này hiện diện trong hệ thống tiêu hóa của động vật chăn thả, chẳng hạn như gia súc, chúng sử dụng cellulose làm thức ăn. Cellulose tạo nên bộ khung thực vật được phân bố rộng rãi nhất, chiếm gần một nửa vật liệu thành tế bào của gỗ. Bông nõn gần như là cellulose nguyên chất. Cellulose là một
polysaccharide không phân nhánh gồm các đơn vị β-glucose được nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glycosidic (Hình 25.5). Nó có trọng lượng phân tử trung bình 400.000 g/mol, tương ứng với khoảng 2.200 đơn vị glucose trên mỗi phân tử.

Câu 45 [308452]: Phân tử cellulose chứa mắt xích nào sau đây?
A, α-Glucose.
B, α-Fructose.
C, β-Glucose.
D, β-Fructose.
Cellulose được tạo thành từ nhiều gốc β-glucose không phân nhánh, xoắn chỉ có liên kết β-1,4-glycoside.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 46 [308453]: Có bao nhiêu mắt xích trong một phân tử cellulose?
A, 400.000.
B, 2.200.
C, 18.500.
D, 4.200.
Cellulose là một polysaccharide không phân nhánh gồm các đơn vị ẞ-glucose được nối với nhau bằng liên kết ẞ-1,4-glycosidic. Nó có trọng lượng phân tử trung bình 400.000 g/mol, tương ứng với khoảng 2.200 đơn vị glucose trên mỗi phân tử.
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 47 [308454]: Nhận định nào sau đây không đúng?
A, Bông nõn gần như là cellulose nguyên chất.
B, Động vật chăn thả, chẳng hạn như gia súc có thể tiêu hoá được cellulose.
C, Cellulose có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
D, Cellulose gồm các đơn vị β-glucose được nối với nhau.
Động vật nhai lại có thể tiêu hoá cellulose vì chúng có vi khuẩn Ruminococcus trong dạ cỏ tạo ra cellulase là enzyme có thể thuỷ phân cellulose thành glucose. Con người không thể sử dụng cellulose như một loại thực phẩm chính vì không có cellulase xúc tác cho phản ứng thuỷ phân cellulose thành glucose.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 48 đến 50
TINH BỘT VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA IODINE
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện các trường hợp giả mạo sản phẩm liên quan đến việc thêm chất tẩy trắng vào các sản phẩm như súp, sữa bột cho trẻ sơ sinh và nước ngọt. Thuốc tẩy gia dụng là dung dịch loãng sodium hypochlorite (NaClO), một hợp chất có tính oxy hóa và nguy hiểm nếu nuốt phải. Một phương pháp phát hiện chất tẩy là sử dụng giấy tinh bột-iodide. NaClO sẽ oxy hóa ion iodide I– thành iodine I2 trong dung dịch có môi trường acid và có sự hiện diện của I2 được phát hiện bởi màu xanh đậm khi có mặt tinh bột.


Câu 48 [308455]: Để phát hiện iodine hiện diện trong dung dịch có thể dùng
A, Glucose.
B, NaCl.
C, Qùy tím.
D, Hồ tinh bột.
Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất màu xanh tím. Phản ứng được sử dụng nhận biết tinh bột hoặc iodine.
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 49 [308456]: Sự hiện diện của I2 được phát hiện bởi màu xanh đậm khi có mặt tinh bột là vì
A, Tinh bột hấp phụ phân tử I2.
B, Tinh bột oxi hoá phân tử I2.
C, Tinh bột khử phân tử I2.
D, Tinh bột phân huỷ phân tử I2.
Cấu trúc mạch tinh bột xoắn lại tạo các lồ rồng, các lỗ rồng này hấp phụ I2, tạo nên hợp chất màu xanh tím. Khi đun nóng mạch tỉnh bột duỗi ra không còn lỗ rỗng và I2, được giải phóng nên mất màu xanh tím. Khi để nguội lại thì mạch tỉnh bột xoân lại và I2 ngưng tụ được hấp phụ lại vào các lỗ rồng nên xuất hiện màu xanh tím trở lại.
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 50 [308457]: Tạo môi trường bằng acid nào sau đây không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu?
A, HCl/HClO.
B, HCl.
C, HNO3.
D, H2SO4 đặc.
Acid được sử dụng để to môi trường phải có tính chất trơ hoặc ít ảnh hưởng đến phản ứng hóa học hay sinh học trong quá trình nghiên cứu.
❌ A. HCl/HClO: Hệ này có tính oxi hóa mạnh do có khả năng phản ứng với nhiều chất trong nghiên cứu → không phù hợp để tạo môi trường.
✔️ B. HCl là một acid mạnh nhưng không có tính oxi hóa trong điều kiện thông thường (khác với HNO3) → có thể được sử dụng trong nhiều nghiên cứu yêu cầu môi trường acid đơn giản và không tương tác.
❌ C. HNO3 là một acid mạnh có tính oxi hóa rất cao, có thể phá hủy các hợp chất hữu cơ, gây biến đổi hóa học trong nhiều loại mẫu → không phù hợp.
❌ D. H2SO4 đặc là một acid mạnh và có tính chất hút nước mạnh, dễ gây phá hủy cấu trúc của nhiều chất hữu cơ → không phù hợp. Đáp án: B
❌ A. HCl/HClO: Hệ này có tính oxi hóa mạnh do có khả năng phản ứng với nhiều chất trong nghiên cứu → không phù hợp để tạo môi trường.
✔️ B. HCl là một acid mạnh nhưng không có tính oxi hóa trong điều kiện thông thường (khác với HNO3) → có thể được sử dụng trong nhiều nghiên cứu yêu cầu môi trường acid đơn giản và không tương tác.
❌ C. HNO3 là một acid mạnh có tính oxi hóa rất cao, có thể phá hủy các hợp chất hữu cơ, gây biến đổi hóa học trong nhiều loại mẫu → không phù hợp.
❌ D. H2SO4 đặc là một acid mạnh và có tính chất hút nước mạnh, dễ gây phá hủy cấu trúc của nhiều chất hữu cơ → không phù hợp. Đáp án: B