TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [308763]: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A, Cellulose.
B, Tinh bột.
C, Protein.
D, Chất béo.
- Cellulose và tinh bột (C6H10O5)n và chất béo (RCOO)3C3H5 với R là các acid béo đều chỉ được tạo thành từ C, H và O nên khi đốt cháy sản phẩm sẽ không chứa N2.
- Protein là đại phân tử polypeptide nên có liên kết CO-NH => Đốt cháy tạo N2. Đáp án: C
Câu 2 [308764]: Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptide trong phân tử?
A, Tơ tằm.
B, Lipit.
C, Mạng nhện.
D, Tóc.
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid,... hầu hết chúng đều là các ester phức tạp → Lipid không chứa liên kết peptide trong phân tử. Đáp án: B
Câu 3 [308765]: Số liên kết peptide có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
A, 2.
B, 4.
C, 5.
D, 3
Số liên kêt peptide trong phân tử = số α-amino acid – 1
Vậy số liên kết peptide có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là: 5 – 1 = 4.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 4 [308766]: Trong các chất dưới đây, chất nào là dipeptide?
A, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
B, H2NCH2CONHCH2CH2COOH.
C, H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH.
D, H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH.
A. H2NCH2CO  NHCH(CH3)COOH.
→ Dipeptide: Gly-Ala
B. H2NCH2CO NHCH2CH2COOH.
→ Gốc β-amino acid
C. H2NCH(CH3)CO NHCH2CO NHCH(CH3)COOH.
→ Tripeptide Ala-Gly-Ala
D. H2NCH2CO ⋮ NHCH(CH3)CO ⋮ NHCH2COOH.
→ Tripeptide Gly-Ala-Aly
⇒ A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH thỏa mãn là dipeptide. Đáp án: A
Câu 5 [308767]: Hợp chất nào sau đây không thuộc loại dipeptide?
A, H2NCH(CH3)CONHCH2COOH.
B, H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
C, H2NCH2CONHCH2COOH.
D, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Hợp chất H2N–CH2–CH2–CONH–CH2–CH2–COOH không thuộc loại dipeptide vì mắt xích H2N–CH2–CH2–CO– không tạo bởi α-amino acid. Đáp án: B
Câu 6 [308768]: Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptide?
A, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
B, H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.
C, H2NCH2CH2CONHCH2COOH.
D, H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
Tripeptide là peptide được tạo bởi 3 mắt xích α-amino acid.
A. Không phải là tripeptide vì chỉ được tạo bởi từ 2 mắt xích α-amino acid.
B. Là tripeptide vì được tạo bởi 3 mắt xích Glycine (H2N-CH2-COOH)
C. Không phải là peptide vì mắt xích đầu N không phải là α-amino acid
D. Không phải là peptide vì không được tạo từ α-amino acid. Đáp án: B
Câu 7 [308769]: Trong phân tử tetrapeptide Gly-Glu-Ala-Val, amino acid đầu N là
A, Valine.
B, Alanine.
C, Glutamic acid.
D, Glycine.
Trong phân tử peptide, ta quy ước amino acid đầu N (nằm bên trái, chứa nhóm -NH2) và amino acid đầu C (nằm bên phải, chứa nhóm -COOH).Vậy trong peptide Gly-Glu-Ala-Val, amino acid đầu N là Glycine.

⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [308770]: Trong phân tử tetrapeptide Gly-Val-Glu-Ala, amino acid đầu C là
A, Gly.
B, Val.
C, Glu.
D, Ala.
Trong phân tử peptide, ta quy ước amino acid đầu N (nằm bên trái, chứa nhóm -NH2) và amino acid đầu C (nằm bên phải, chứa nhóm -COOH).Vậy trong peptide Gly-Val-Glu-Ala, amino acid đầu C là Ala. Đáp án: D
Câu 9 [308771]: Phân tử khối của tetrapeptide mạch hở Gly-Ala-Val-Glu là
A, 428.
B, 374.
C, 410.
D, 392.
Phân tử khối của tetrapeptide mạch hở Gly-Ala-Val-Glu là: (75 + 89 + 117 + 147) - 18 x 3 = 374 Đáp án: B
Câu 10 [308773]: Phân tử khối của pentapeptide mạch hở Ala-Ala-Val-Val-Gly là
A, 451.
B, 487.
C, 415.
D, 397.
Phân tử khối của pentapeptide mạch hở Ala-Ala-Val-Val-Gly là: 89 × 2 + 117 × 2 + 75 – 4 × 18 = 415 Đáp án: C
Câu 11 [308774]: Peptide X chỉ do các gốc alanyl tạo nên có khối lượng phân tử là 231. X là
A, Dipeptide.
B, Tripeptide.
C, Tetrapeptide.
D, Pentapeptide.
Peptide X do n gốc alanyl tạo thành
MX = n x 89 - (n - 1) x 18 = 231 → n = 3
Vậy X là tripeptide.
Câu 12 [308775]: Cho một peptide X được tạo nên bởi n gốc alanine có khối lượng phân tử là 302 g/mol. Giá trị của n là bao nhiêu?
Peptide X được tạo nên bởi n gốc Ala có dạng (Ala)n với n – 1 liên kết peptide
Phân tử khối của peptide X là:
 MX = 89n – 18(n – 1) = 302 → n = 4.

⇒ Điền đáp án: 4
Câu 13 [308776]: Peptide X được tạo từ các gốc glycyl và alanyl có khối lượng phân tử 345. X là
A, Tripeptide.
B, Tetrapeptide.
C, Pentapeptide.
D, Hexapeptide.
Peptide X + (n + m - 1) H2O → nGly + mAla
M(peptit) = M(Gly) + M(Ala) - M(H2O) = 75n + 89m - 18 (n + m -1)
⇒ 57n + 71m = 327.
Kẻ bảng với các cặp m, n. (trong đó m < 5)
Với m = 4 → n= ( loại)
Với m = 3 → n = 2.
Với m = 2 → n =
Với m = 1 → n =
Nên X là pentapeptide. Đáp án: C
Câu 14 [308777]: Peptide X có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của peptide X là

A, Ala–Gly–Ser.
B, Ala–Gly–Ala.
C, Ser–Gly–Gly.
D, Ala–Glu–Ser.
Peptide X được tạo bởi 2 liên kết peptide và 3 amino acid:

Từ phân cắt thấy 3 amino acid tạo thành peptide là Ala (CH3CH(NH2)COOH) - Gly (H2NCH2COOH) - Ala (CH3CH(NH2)COOH).

⇒ Tên gọi của pepetide X là Ala–Gly–Ala.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 15 [308779]: Peptide nào sau đây không có phản ứng màu biuret?
A, Gly-Ala.
B, Ala-Ala-Ala.
C, Gly-Gly-Gly.
D, Gly-Ala-Gly.
Phản ứng màu biure chỉ xuất hiện ở các peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên => có từ 3 amino acid trở lên. Đáp án: A
Câu 16 [308780]: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A, Gly-Val.
B, Glucose.
C, Ala-Gly-Val.
D, Methylamine.
Dipeptide không có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
Từ tripeptide trở lên đều tạo phức màu tím với Cu(OH)2
⇒ chất thỏa mãn yêu cầu là tripeptide Ala-Gly-Val → chọn đáp án C.
(methylamine không phản ứng với Cu(OH)2 còn glucose tạo phức màu xanh đặc trưng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường) Đáp án: C
Câu 17 [308781]: Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2
A, Acetic acid.
B, Ala-Ala-Gly.
C, Glucose.
D, Phenol.
Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là Phenol (phenol có tính acid nhưng chưa đủ mạnh để hòa tan được Cu(OH)2). Đáp án: D
Câu 18 [308782]: Hợp chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam?
A, Chất béo.
B, Lòng trắng trứng.
C, Glucose.
D, Ethyl acetate.
- Glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.


Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 19 [308783]: Phân biệt được hai dung dịch chứa riêng biệt các dipeptide mạch hở là Ala–Val và Val–Lys bằng thuốc thử là
A, Phenolphthalein.
B, Hydrochloric acid.
C, Sodium hydroxide.
D, Đồng(II) hydroxide.
Nhận xét:
+) Ala–Val có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH.
⇒ Dung dịch có môi trường trung tính → không làm phenolphthalein đổi màu.
+) Val–Lys có số nhóm NH2 hơn số nhóm COOH
⇒ Dung dịch Val–Lys có môi trường base, làm phenolphthalein đổi màu hồng.
⇒ Phenolphtalein giúp ta phân biệt được 2 dung dịch trên.

⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 20 [308784]: Phân biệt được ba dung dịch chứa riêng biệt các dipeptide mạch hở: Gly–Ala, Ala–Glu và Val-Lys bằng thuốc thử là
A, Sodium hydroxide.
B, Đồng(II) hydroxide.
C, Phenolphthalein.
D, Quỳ tím.
Nhận xét:
+) Gly–Ala có cùng số nhóm COOH và NH2.
+) Ala–Glu có số nhóm COOH hơn NH2
+) Val–Lys có số nhóm NH2 lớn hơn COOH.
⇒ Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím để phân biệt 3 dipeptide trên:
+) Gly–Ala không làm quỳ tím đổi màu (trung tính)
+) Ala–Glu làm quỳ tím đổi màu đỏ (acid)
+) Val–Lys làm quỳ tím đổi màu xanh (base). Đáp án: D
Câu 21 [308785]: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly–Ala–Gly với Gly–Ala là
A, Dung dịch NaOH.
B, Dung dịch NaCl.
C, Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
D, Dung dịch HCl.
Gly–Ala–Gly là tripeptide có khả năng tham gia phản ứng màu biure Cu(OH)2/NaOH
⇒ Tạo phức màu xanh tím
Còn Gly–Ala là dipeptide không có khả năng phản ứng với màu biure Cu(OH)2/NaOH
⇒ không hiện tượng. Đáp án: C
Câu 22 [308786]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A, Gly-Ala-Gly, ethyl formate, aniline.
B, Gly-Ala-Gly, aniline, ethyl formate.
C, Ethyl formate, Gly-Ala-Gly, aniline.
D, Aniline, ethyl formate, Gly-Ala-Gly.
Đáp án: A
Câu 23 [308787]: Chất có phản ứng thủy phân là
A, Glucose.
B, Ethanol.
C, Gly-Ala.
D, Methylamine.
Dipeptide Gly-Ala có phản ứng thủy phân.
Glucose: monosaccharide; ethanol: alcohol; methylamine: amine là những hợp chất hữu cơ không có phản ứng thủy phân. Đáp án: C
Câu 24 [308788]: Dung dịch Gly-Ala phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A, NaCl.
B, NaNO3.
C, Na2SO4.
D, NaOH.
Peptide có khả năng phản ứng với NaOH:

Đáp án: D
Câu 25 [308789]: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?
A, Methylamine.
B, Alanine.
C, Ala-Val.
D, Methyl acetate.
Methylamine là amine no có tính base nên không phản ứng được với NaOH có tính amine.
=> Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 26 [308790]: Chất không phản ứng với dung dịch HCl là
A, Chlorobenzene.
B, Aniline.
C, Glycine.
D, Ala-Gly.
Các hợp chất aniline, glycine, Ala-Gly chứa nhóm chức amino nên có thể phản ứng với HCl
Chlorobenzene đã có nhóm -Cl trong phân tử nên không thể phản ứng với HCl.
=> Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 27 [308791]: Thủy phân hoàn toàn a mol Gly-Ala-Val-Glu trong dung dịch NaOH dư, có b mol NaOH phản ứng. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A, 1 : 3.
B, 1 : 5.
C, 1 : 4.
D, 1 : 2.
Gly−Ala−Val−Glu + 5 NaOH → Gly−Na+Ala−Na+Val−Na+Glu−(Na)2 + 2 H2O

⇒ tỉ lệ a : b = 1 : 5

(Gốc glutamic acid còn chứa thêm một nhóm carboxyl tự do nên tỉ lệ mol khi tác dụng với NaOH tăng 1 đơn vị)

⟹ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 28 [308792]: Thủy phân hoàn toàn a mol Ala-Val-Glu-Lys trong dung dịch HCl dư, có b mol HCl phản ứng. Giá trị của b : a là
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Gốc Lysine còn chứa thêm một nhóm amonia tự do nên tỉ lệ mol khi tác dụng với HCl tăng 1 đơn vị:
Ala-Val-Glu-Lys + 3 H2O + 5 HCl → Muối
⇒ Giá trị b : a = 5 Đáp án: C
Câu 29 [308793]: Thủy phân peptide:

Chất nào dưới đây là có thể tạo thành trong hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng?

A, Ala-Glu.
B, Glu-Ala.
C, Ala-Gly.
D, Glu-Gly.
Peptide có tên: Gly-Ala-Glu khi thủy phân có thể thu được Gly, Ala, Glu, Gly-Ala, Ala-Glu.

⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 30 [308794]: Thủy phân peptide:

Sản phẩm nào dưới đây là không thể có?

A, Glu-Gly.
B, Ala-Glu.
C, Glu.
D, Gly-Ala.
Peptide trên là: Gly-Ala-Glu
Khi thủy phân không toàn có thể thu được sản phẩm: Gly, Ala, Glu, Gly-Ala, Ala-Glu, Gly-Ala-Glu, không thể có Glu-Gly Đáp án: A
Câu 31 [308795]: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide G mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của G là
A, Gly-Ala-Val-Phe.
B, Ala-Val-Phe-Gly.
C, Val-Phe-Gly-Ala.
D, Gly-Ala-Phe-Val.
Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide G mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala, Phe-Val và Ala-Phe
→ G là: Gly – Ala – Phe – Val.
Câu 32 [308796]: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptide X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Ala-Ala và Gly-Gly-Ala. Pentapeptide X là
A, Ala-Ala-Ala-Gly-Gly.
B, Gly-Gly-Ala-Gly-Ala.
C, Ala-Gly-Gly-Ala-Ala-Ala.
D, Ala-Gly-Gly-Ala-Ala.
Dựa vào các sản phẩm khi thủy phân không hoàn toàn X
→ có 3 cấu tạo thỏa mãn là: Ala-Gly-Gly-Ala-Ala; Gly-Gly-Ala-Ala-Gly; Ala-Ala-Gly-Gly-Ala
→ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 33 [308797]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptide X, thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol valine (Val) và 1 mol phenylalanine (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được dipeptide Val- Phe và tripeptide Gly-Ala-Val nhưng không thu được dipeptide Gly-Gly. Chất X có công thức là
A, Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
B, Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C, Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
D, Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Vì X chỉ chứa 1 Val nên Val trong các peptide tạo thành phải trùng nhau ⟹ X chứa Gly-Ala-Val-Phe.
X không chứa Gly-Gly nên X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly. Đáp án: C
Câu 34 [308798]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Tripeptide Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.
B, Trong phân tử dipeptide mạch hở có hai liên kết peptide.
C, Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino acid.
D, Tất cả các peptide đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Trong phân tử dipeptide mạch hở có 1 liên kết peptide. Đáp án: B
Câu 35 [308799]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Lòng trắng trứng có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.
B, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino acid được gọi là liên kết peptide.
C, Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.
D, Pentapeptide: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptide.
Pentapeptide: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 4 liên kết peptide. Đáp án: D
Câu 36 [308800]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.
B, Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng.
C, Các peptide đều có phản ứng màu biuret trong môi trường kiềm.
D, Các peptide không bền trong môi trường acid hoặc base.
Phân tích các phát biểu:
✔️ A. Đúng.Các protein đơn giản được tạo thành từ các α-amino axit.
✔️ B. Đúng. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng như gạch cua, lòng trắng trứng.
❌ C. Sai. Dipeptide không có phản ứng màu biure.
✔️ D. Đúng. Liên kết peptide CO–NH kém bền trong cả môi trường acid, base. Đáp án: C
Câu 37 [308801]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
B, Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptide.
C, Protein bị thủy phân nhờ xúc tác acid, base hoặc enzyme.
D, Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.
Protein được tạo thành từ nhiều gốc α-amino axit (số gốc α-amino axit > 50)
=> Số liên kết peptide > 49 Đáp án: B
Câu 38 [308802]: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Peptide mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptide CO–NH được gọi là dipeptide.
B, Các peptide thường là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C, Peptide mạch hở phân tử chứa hai gốc α-amino acid được gọi là dipeptide.
D, Các peptide mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino acid được gọi là polypeptide.
Peptide có hai liên kết peptide – CO– NH– có 3 mắt xích → Gọi là tripeptide Đáp án: A
Câu 39 [308803]: Chọn phát biểu đúng.
A, Dipeptide mạch hở là peptide chứa hai liên kết peptide.
B, Tất cả các peptide đều có phản ứng màu biuret.
C, Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide thu được α-amino acid.
D, Hemoglobin của máu thuộc loại protein dạng sợi.
Phân tích các phát biểu:
❌ A. Sai. Dipeptide mạch hở là peptide chứa 1 liên kết peptide.
❌ B. Sai. Các peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên mới có phản ứng này.
✔️ C. Đúng. Protein được tạo thành từ các phân tử α–amino acid nên khi thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.
❌ D. Sai. Hemoglobin của máu là một protein globular, nó có cấu trúc ba chiều dạng cầu. Đáp án: C
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 40 [308804]: Cho peptide T có công thức cấu tạo như sau:

a. Peptide T có chứa 9 liên kết peptide.
b. Peptide T được tạo thành từ 7 phân tử Leu.
c. Peptide T thuộc loại decapeptide.
d. Peptide T có amino acid đầu C là Gly.

Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Peptide T được tạo thành từ 9 liên kết peptide.
❌ b. Sai. Peptide T được tạo thành từ 3 phân tử Leu.
✔️ c. Đúng. Peptide T thuộc loại decapeptide.
❌ d. Sai. Peptide T có amino acid đầu C là Tyr (Tyrosine).
Câu 41 [308805]: Cho peptide T có công thức cấu tạo như sau:

a. Peptide T có chứa ba liên kết peptide.
b. Peptide T có công thức phân tử là C10H19O4N3.
c. Peptide T có phân tử khối là 263.
d. Peptide T có amino acid đầu N là valine.

Peptide T có CTCT: Ala-Gly-Val.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Peptide T có chứa hai liên kết peptide.
❌ b. Sai. Peptide T có công thức phân tử là C11H21O4N3.
❌ c. Sai. Peptide T có phân tử khối là 259.
❌ d. Sai. Peptide T có amino acid đầu N là Ala.
Câu 42 [308806]: Cho peptide E có công thức cấu tạo như sau:

a. Peptide E có amino acid đầu C là alanine.
b. Peptide E có công thức cấu tạo là Gly-Ala-Ala.
c. Peptide E có phân tử khối là 217.
d. Peptide E có chứa ba liên kết peptide.

Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Peptide E có amino acid đầu C là alanine.
✔️ b. Đúng. Peptide E có công thức cấu tạo là Gly-Ala-Ala.
✔️ c. Đúng. Peptide E có phân tử khối là 217.
❌ d. Sai. Peptide E có chứa hai liên kết peptide.
Câu 43 [308807]: Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptide T thu được glycine, alanine và lysine theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 2 : 1. Khi thuỷ phân không hoàn toàn T thu được hỗn hợp có chứa Gly-Ala và Ala-Ala-Lys nhưng không có Gly-Gly.
a. Amino acid đầu N của peptide T là Gly.
b. Amino acid đầu C của peptide T là Gly.
c. Peptide T có phân tử khối là 259 g/mol.
d. Peptide T có 5 liên kết peptide.
Pentapeptide T cấu tạo từ 2 gốc Gly + 2 gốc Ala và 1 gốc Lys.
Xuất phát từ Ala–Ala–Lys; 2 mảnh ghép còn lại đều là Gly:
+) Có Gly–Ala nên ghép 1 Gly ngay trước Ala: Gly–Ala–Ala–Lys.
+) Không có Gly–Gly nên ghép mảnh Gly sau Lys: Gly–Ala–Ala–Lys–Gly.
⇒ Pentapeptide T có công thức cấu tạo: Gly–Ala–Ala–Lys–Gly.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Amino acid đầu N của peptide T là Gly.
✔️ b. Đúng. Amino acid đầu C của peptide T là Gly.
❌ c. Sai. Peptide T có phân tử khối là 402 g/mol.
❌ d. Sai. Peptide T có 4 liên kết peptide.
Câu 44 [308809]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptide X mạch hở thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol valine (Val) và 1 mol phenylalanine (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có dipeptide Val-Phe, tripeptide Gly-Ala-Val nhưng không thu được dipeptide Gly-Gly.
a. Amino acid đầu N của peptide X là Gly.
b. Amino acid đầu C của peptide X là Val.
c. Peptide X có số nguyên tử oxygen trong phân tử X là 6.
d. Peptide X tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5.
+) Thủy phân X thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol valine (Val) và 1 mol phenylalanine (Phe) nên suy ra X là pentapeptide được tạo bởi 2 Gly, 1 Ala, 1 Val, 1 Phe.
+) Thủy phân không hoàn toàn X thu được dipeptide Val-Phe và tripeptide Gly-Ala-Val nhưng không thu được dipeptide Gly-Gly → cấu tạo của X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly
+) CTCT: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH(CH2C6H5)-CONH-CH2-COOH
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Amino acid đầu N của peptide X là Gly.
❌ b. Sai. Amino acid đầu C của peptide X là Gly.
✔️ c. Đúng. Peptide X có số nguyên tử oxygen trong phân tử X là 6.
✔️ d. Đúng. Peptide X tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 45 [308810]: Pentapeptide X mạch hở, được tạo nên từ một loại amino acid Y (trong Y chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Biết phân tử khối của X là 513, phân tử khối của Y là
Điền đáp án: [………]
Phương trình tạo thành pentapeptide X từ amino acid Y là:
5Y → X + 4H2O
Đặt npentapeptide X = 1 mol → nH2O = 4 mol; nY = 5 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mY = mX + mH2O
⇒ MY. 5 = 513. 1 + 18.4 → MY = 117
⇒ Điền đáp án: 117
Câu 46 [308811]: Số dipeptide tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanine và valine là
Điền đáp án: [………]
Từ alanine và valine có thể tạo ra các dipeptide là: Ala-Ala, Ala-Val, Val-Ala và Val-Val
⇒ Điền đáp án: 4
Câu 47 [308812]: Từ ba α-amino acid X, Y, Z (phân tử đều chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) có thể tạo bao nhiêu dipeptide cấu tạo bởi hai gốc amino acid khác nhau?
Điền đáp án: [………]
Các dipeptide cấu tạo bởi 2 gốc amino acid khác nhau là: X-Y, Y-X, X-Z, Z-X, Y-Z, Z-Y.

⇒ Điền đáp án: 6
Câu 48 [308813]: Cho dãy các dung dịch: (1) saccharose, (2) nước ép quả nho chín, (3) nước mía, (4) lòng trắng trứng, (5) propan-1,3-diol. Ở điều kiện thường, số dung dịch có khả năng tác dụng với Cu(OH)2
Điền đáp án: [……….]
(1) saccharose, (2) nước ép quả nho chín, (3) nước mía đều chứa nhiều các carbohydate như glucose, fructose, saccharose có các nhóm -OH liền kề phản ứng được với Cu(OH)2.
(4) lòng trắng trứng có thành phần là protein. Protein có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra phức có màu tím đặc trưng.
(5) propan-1,3-diol: HO-CH2-CH2-CH2-OH không có các nhóm -OH liền kề nhau nên không tạo phức với Cu(OH)2
Có 4 dung dịch có khả năng tác dugnj với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
⇒ Điền đáp án: 4
Câu 49 [308814]: Cho dãy các chất: methyl acrylate, tristearin, saccharose, glycylalanine. Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường acid là
Điền đáp án: [………]
Thủy phân các chất khi đun nóng trong môi trường acid:
+) Methyl acrylate → Thủy phân thu được carboxylic acid và alcohol tương ứng.
+) Tristearin → Thủy phân thu được acid béo và glycerol.
+) Saccharose → Thủy phân thu được fructose và glucose.
+) Glycylalanine → Thủy phân thu được glycine và alanine.
⇒ Cả 4 chất đều bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường acid.
⇒ Điền đáp án: 4
Câu 50 [308815]: Pentapeptide Y có công thức Gly-Ala-Gly-Val-Ala. Thủy phân không hoàn toàn Y, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tổng số dipeptide và tripeptide là n. Giá trị lớn nhất của n là
Điền đáp án: [……….]
Thủy phân không hoàn toàn Y, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tổng số dipeptide và tripeptide như sau:
+) Dipeptide: Gly-Ala, Ala-Gly, Gly-Val, Val-Ala.
+) Tripeptide: Gly-Ala-Gly, Ala-Gly-Val, Gly-Val-Ala.
→ Tổng số 7 dipeptide và tripeptide có thể thu được.
⇒ Điền đáp án: 7
Câu 51 [308816]: Tetrapeptide X có công thức Gly-Ala-Gly-Val. Thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa tổng số dipeptide và tripeptide là k. Giá trị lớn nhất của k là
Điền đáp án: [………]
Thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Val, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa tổng số dipeptide và tripeptide như sau:
+) Dipeptide: Gly-Ala, Ala-Gly, Gly-Val.
+) Tripeptide: Gly-Ala-Gly, Ala-Gly-Val.
→ Tổng số 5 dipeptide và tripeptide có thể thu được.
⇒ Điền đáp án: 5
Câu 52 [308817]: Bradykinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptide có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn, số tripeptide khác nhau có chứa phenylamin (Phe) là
Điền đáp án: [………]
Khi thuỷ phân không hoàn toàn Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg, các tripeptide khác nhau có chứa phenylamin (Phe) là:
1. Pro-Gly-Phe
2. Gly-Phe-Ser
3. Phe-Ser-Pro
4. Ser-Pro-Phe
5. Pro-Phe-Arg
⇒ Điền đáp án: 5
Câu 53 [308818]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptide X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 2 mol valine (Val) và 1 mol phenylalanine (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được dipeptide Phe-Val và tripeptide Val-Ala-Gly. Số công thức của X thỏa mãn là
Điền đáp án: [………]

Các công thức của X thỏa mãn là:

Phe-Val-Val-Ala-Gly

Val-Ala-Gly-Phe-Val

⇒ Điền đáp án: 2

Câu 54 [308819]: Thủy phân không hoàn toàn peptide Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các dipeptide Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là
Điền đáp án: [……….]
Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala
⟹ Có 2 CTCT phù hợp với Y là:
1. Gly-Gly-Ala-Ala.
2. Ala-Ala-Gly-Gly.

⇒ Điền đáp án: 2
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
PEPTIDE
Valine (Val), histidine (His), leucine (Leu), threonine (Thr), proline (Pro) và glutamic acid (Glu) là 6 trong số 20 amino acid tạo nên protein của con người.
Peptide hình thành khi các α-amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide, trong đó nhóm carboxyl trên amino acid này kết nối với nhóm amino của amino acid tiếp theo. Một phân tử nước bị loại bỏ khi hình thành một liên kết peptide. Một peptide X được hình thành từ các α-amino acid có công thức cấu tạo như sau:
Câu 55 [308820]: Amino acid đầu C trong phân tử peptide X là
A, Valine.
B, Leucine.
C, Proline.
D, Glutamic acid.
Amino acid đầu C trong phân tử peptide X là Glutamic acid.
Câu 56 [308821]: Peptide X thuộc loại
A, Tripeptide.
B, Tetrapeptide.
C, entapeptide.
D, Hexapeptide.
Peptide X thuộc loại hexapeptide do được tạo bởi 6 đơn vị α-amino acid liên kết với nhau. Đáp án: D
Câu 57 [308822]: Tên gọi của peptide X là
A, Val– Leu–His –Thr–Pro–Glu.
B, Val–His–Leu–Thr–Pro–Glu.
C, Val– Pro–Leu–Thr– His –Glu.
D, Glu–His–Leu–Thr–Pro–Val.
Tên gọi của peptide X là Val–His–Leu–Thr–Pro–Glu. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 58 đến 60
INSULIN
Sanger đã nghiên cứu insulin từ loài bò, loại insulin có 51 amino acid, được phân chia giữa hai chuỗi. Một trong số đó, chuỗi A, có 21 amino acid; chuỗi còn lại, chuỗi B, có 30 amino acid. Chuỗi A và B được nối với nhau bằng liên kết disulfide (–S–S–) giữa các gốc cysteine (Cys-Cys). Hình III.15 cho thấy một số thông tin xác định trình tự amino acid của chuỗi B.

Hình III.15. Sơ đồ cho thấy trình tự amino acid của chuỗi B của insulin bò có thể được xác định bằng cách chồng chéo các đoạn peptide.

∎ Phản ứng của peptide chuỗi B với 1-1-fluoro-2,4-dinitrobenzene cho thấy phenylalanine (Phe) là amino acid đầu N.
∎ Quá trình thủy phân với xúc tác pepsin (một loại xúc tác chọn lọc) thu được 4 peptide màu xanh lam trong Hình III.15. Bốn peptide này chứa 27 trong số 30 amino acid trong chuỗi B, nhưng không có điểm chồng chéo giữa chúng.
∎ Trình tự của 4 tetrapeptide được thể hiện bằng màu đỏ trong Hình III.15. giúp thu hẹp khoảng cách, một phần giúp chúng ta kết nối được 3 trong số 4 đoạn peptide “màu xanh lam” để tạo ra một trình tự không bị gián đoạn từ amino acid số 1 đến amino acid số 24.
∎ Peptide thể hiện bằng màu xanh lá cây được phân lập bằng quá trình thủy phân có xúc tác trypsin (một loại xúc tác chọn lọc) và giúp chúng ta kết nối được chuỗi peptide màu xanh lam còn lại.
Tập hợp các đoạn được sắp xếp theo trình tự tạo thành bản đồ peptide cho insulin.
Hình III.16. Trình tự amino acid trong insulin của loài bò. Chuỗi A được nối với chuỗi B bằng hai đơn vị disulfide (hiển thị bằng màu xanh lá cây). Ngoài ra còn có một liên kết disulfide liên kết amino acid cysteine số 6 với số 11 trong chuỗi A.
Cấu trúc insulin hoàn chỉnh được thể hiện trong Hình III.16. Cấu trúc được hiển thị là cấu trúc của insulin bò. Đối với insulin của loài người, chuỗi A của người và bò chỉ khác nhau ở hai gốc amino acid; chuỗi B thì giống hệt nhau ngoại trừ amino acid ở đầu C.
Câu 58 [308823]: Amino acid đầu C trong phân tử peptide chuỗi A là
A, Val.
B, Gly.
C, Tyr.
D, Asn.
Amino acid đầu C trong phân tử peptide chuỗi A là Asn.
Câu 59 [308824]: Dựa vào thông tin bài đọc, từ hai đoạn peptide màu đỏ:
Đoạn 1: Ser-His-Leu-Val. Đoạn 2: Leu-Val-Glu-Ala.
Có thể kết hợp để tạo ra peptide có cấu tạo là
A, Ser-His-Leu-Val-Glu-Ala.
B, Ser-Val-Leu-Ala-Glu-Ala.
C, Ser-His-Leu-Val-Val-Glu-Ala.
D, Leu-Val-Glu-Ala-Leu-Val.
Đoạn 1: Ser-His-Leu-Val và đoạn 2: Leu-Val-Glu-Ala có thể kết hợp để tạo ra peptide có cấu tạo là: Ser-His-Leu-Val-Glu-Ala. Đáp án: A
Câu 60 [308825]: Dựa vào thông tin bài đọc, từ hai đoạn peptide:
Đoạn xanh: Val-Glu-Ala-Leu. Đoạn đỏ: Ala-Leu-Tyr.
Có thể kết hợp để tạo ra peptide thuộc loại
A, Pentapeptide.
B, Heptapeptide.
C, Hexapeptide.
D, Octapeptide.
Đoạn xanh: Val-Glu-Ala-Leu và đoạn đỏ: Ala-Leu-Tyr có thể kết hợp để tạo ra peptide: Val-Glu-Ala-Leu-Tyr thuộc loại pentapeptide. Đáp án: A