Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [309399]: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là
A, Carboxylic acid.
B, α-amino acid.
C, Ester.
D, β-amino acid.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là α-amino acid. Đáp án: B
Câu 2 [309400]: Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì có trong thành phần chính của nhân tế bào và nguyên sinh chất. Protein cũng là hợp phần chủ yếu trong thức ăn con người. Trong phân tử protein, các gốc α-amino acid được gắn với nhau bằng liên kết
A, Glycosidic.
B, Peptide.
C, Amide.
D, Hydrogen.
Trong phân tử protein, các gốc α – amino acid được gắn với nhau bằng liên kết peptide.
- Amide là liên kết CO–NH giữa các phân tử amino acid
- Liên kết peptide là trường hợp riêng của loại α–amino acid. Đáp án: B
Câu 3 [309401]: Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh. Khối lượng phân tử gần đúng của X là
A, 100.000 g/mol.
B, 10.000 g/mol.
C, 20.000 g/mol.
D, 2.000 g/mol.
Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cử 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh.
Khối lượng phân tử của protein X là:

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 4 [309405]: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A, Anbumin.
B, Aniline.
C, Methylamine.
D, Glycine.
❌ A. Albumin: Là một loại protein có trong lòng trắng trứng, thường tồn tại ở dạng keo trong dung dịch nước, không phải chất rắn kết tinh.
❌ B. Aniline (C6H5NH2): Là một amine thơm, có liên kết hydrogen nhưng khối lượng phân tử không quá lớn. Ở điều kiện thường, aniline là chất lỏng.
❌ C.  Methylamine (CH3NH2): Là amine bậc 1 có khối lượng phân tử nhỏ. Ở điều kiện thường, methylamine là khí.
✅ D. Glycine (NH2CH2COOH): Là một amino acid, có liên kết ion và liên kết hydrogen mạnh. Các amino acid thường tồn tại ở trạng thái rắn kết tinh không màu.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 5 [309406]: Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước tạo thành dung dịch keo?
A, Keratin.
B, Cellulose.
C, Ethyl acetate.
D, Albumin.
Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo là albumin Đáp án: D
Câu 6 [309407]: Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng sẽ xảy ra
A, Sự phân hủy.
B, Sự thủy phân.
C, Sự cháy.
D, Sự đông tụ.
Đáp án: D
Câu 7 [309408]: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A, Phản ứng thủy phân của protein.
B, Phản ứng màu của protein.
C, Sự đông tụ của lipid.
D, Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
Protein sẽ bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng. Sự đông tụ này xảy ra do cấu tạo ban đầu của protein bị biến đổi.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [309409]: Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:
+ Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”.
+ Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.
+ Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.
Bản chất hoá học của việc tạo thành “óc đậu” từ “nước đậu” là
A, Quá trình lên men.
B, Quá trình đông tụ.
C, Quá trình thuỷ phân.
D, Quá trình polymer hoá.
Bản chất quá trình là sự đông tụ vì trong nước đậu cũng có protein cũng bị đông tụ bởi acid (H+) Đáp án: B
Câu 9 [309410]: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng thủy phân?
A, Amino acid.
B, Chất béo.
C, Protein.
D, Peptide.
- Amino acid là thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên các peptide, amide ⇒ KHÔNG có phản ứng thủy phân.
- Chất béo bị thuỷ phân cả trong môi trường acid và base.
- Protein (đơn giản) thuỷ phân hoàn toàn thu được các α-amino acid.
- Peptide tương tự protein đơn giản, thuỷ phân hoàn toàn thu được α-amino acid. Đáp án: A
Câu 10 [309411]: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng?
A, Tristearin.
B, Cellulose.
C, Methyl acetate.
D, Albumin.
Đáp án: B
Câu 11 [309412]: Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành (1)..., cuối cùng thành (2)...
A, (1) Phân tử protein nhỏ hơn; (2) amino acid.
B, (1) chuỗi polypeptide ; (2) hỗn hợp các α-amino acid.
C, (1) chuỗi polypeptide; (2) amino acid.
D, (1) amino acid; (2) chuỗi polypeptide.
Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành chuỗi polypeptide, cuối cùng thành hỗn hợp các α-amino acid. Đáp án: B
Câu 12 [309413]: Cho vào ống nghiệm sạch khoảng 5mL chất hữu cơ X, 1mL dung dịch NaOH 30% và 5ml dung dịch CuSO4 2%, sau đó lắc nhẹ, thấy ống nghiệm xuất hiện màu tím đặc trưng. Chất X là
A, glucose.
B, triolein.
C, lòng trắng trứng.
D, glycine.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Protein chứa chuỗi polypeptide nên cũng có phản ứng màu biuret, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng.

Trong lòng trắng trứng có thành phần là protein nên có phản ứng màu biuret.
Lòng trắng trứng (hay protein) + Cu(OH)2/OH- → phức chất màu tím.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 13 [309414]: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ thì thu được
A, Kết tủa màu vàng.
B, Dung dịch không màu.
C, Hợp chất màu tím.
D, Dung dịch màu xanh lam.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (↓ xanh lam) + Na2SO4
Lòng trắng trứng + Cu(OH)2 + NaOH → tạo phức màu tím Đáp án: C
Câu 14 [309416]: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?
A, Fructose.
B, Propyl alcohol.
C, Albumin.
D, Propan-1,3-diol.
Ở nhiệt độ thường, dung dịch fructose phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh. Đáp án: A
Câu 15 [309417]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A, Ethylamine, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, aniline.
B, Aniline, ethylamine, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
C, Ethylamine, hồ tinh bột, aniline, lòng trắng trứng.
D, Ethylamine, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, aniline.
HD:
X làm quỳ tím chuyển màu xanh → Loại B do aniline không làm chuyển màu quỳ tím.
Y có phản ứng với thuốc thử I2 cho ra dung dịch màu xanh tím → Loại D.
Z có phản ứng với thuốc thử Cu(OH)2 cho ra dung dịch màu tím → Loại C
⇒ A thoả mãn Đáp án: A
Câu 16 [309418]: Khi nhỏ acid HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1).... Nếu cho đồng(II) hydroxide vào dung dịch lòng trắng trứng thấy phức chất màu..(2)...xuất hiện
A, (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh.
B, (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng.
C, (1) kết tủa màu trắng, (2) tím.
D, (1) kết tủa màu vàng, (2) tím.
Khi nhỏ acid HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện: kết tủa màu vàng. Nếu cho đồng(II) hydroxide vào dung dịch lòng trắng trứng thấy phức chất màu tím xuất hiện. Đáp án: D
Câu 17 [309419]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.
B, Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh lam.
C, Trong một phân tử tetrapeptide mạch hở có 4 liên kết peptide.
D, Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Vì protein được tạo thành từ các phân tử α–amino acid
⇒ Khi thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid Đáp án: A
Câu 18 [309420]: Thợ lặn thường uống nước mắm cốt trước khi lặn để cung cấp thêm năng lượng là vì trong nước mắm cốt có
A, Chứa nhiều đường như glucose, fructose, saccharose.
B, Chứa nhiều chất đạm dưới dạng amino acid, polypeptide.
C, Chứa nhiều muối NaCl.
D, Chứa nhiều chất béo.
Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm, dưới dạng các amino acid và polypeptide. Vì vậy trước khi lặn, thợ lặn thường uống nước mắm cốt để cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể. Đáp án: B
Câu 19 [309421]: Ứng dụng nào sau đây không phải là của protein?
A, Là thành phần tạo nên chất dẻo.
B, Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
C, Là cơ sở tạo nên sự sống.
D, Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật.
Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả cơ thể sinh vật, nó là cơ sở của sự sống. Không những thế, protein còn là một loại thức ăn chính của con người và nhiều động vật dưới dạng thịt, cá, trứng.
⇒ Protein không dùng để tạo nên chất dẻo. Đáp án: A
Câu 20 [309423]: Các loài thủy hải sản như lươn, cá … thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là mucin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây?
A, Rửa bằng nước lạnh.
B, Dùng nước vôi.
C, Dùng giấm ăn.
D, Dùng tro thực vật.
Protein dễ bị thủy phân khi đun nóng có xúc tác acid/base. Sản phẩm thu được gồm các α-amino acid.
⇒ Nếu dùng nước vôi, giấm ăn, tro thực vật (tro thực vật có môi trường kiềm vì thành phần chủ yếu là K2CO3) thì sẽ rửa sạch nhớt. Đáp án: A
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 21 [309424]: Protein hay chất đạm là những đại phân tử chứa các amino acid, liên kết với nhau bởi các liên kết peptide. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong tế bào, bao gồm các phản ứng xúc tác enzyme, sao chép DNA cấu tạo nên gen di truyền và vận chuyển phân tử từ vị trí này đến vị trí khác.
a. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.
b. Protein được tạo nên từ các chuỗi peptide kết hợp lại với nhau.
c. Protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác base.
d. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino acid.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Protein là polypeptide (có trên 2 liên kết peptide) nên tham gia phản ứng biuret với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu
tím đặc trưng.
✔️ b. Đúng. Protein được tạo nên từ các chuỗi peptide kết hợp lại với nhau.
❌ c. Sai. Liên kết peptide trong phân tử protein bị thủy phân trong môi trường acid, base hoặc nhờ xúc tác enzyme.
✔️ d. Đúng. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino acid.
Câu 22 [309425]: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm: 1 ml dung dịch lòng trắng trứng và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2 – 3 phút.
a. Sau bước 1, hỗn hợp thu được có màu hồng.
b. Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện chất màu tím.
c. Thí nghiệm trên chứng minh albumin có phản ứng màu biuret.
d. Thí nghiệm trên chứng minh albumin có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
Thí nghiệm được tiến hành là thí nghiệm về phản ứng màu biure của protein.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Sau bước 1, hỗn hợp thu được không màu.
✔️ b. Đúng. Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện chất màu tím.
✔️ c. Đúng. Thí nghiệm trên chứng minh albumin có phản ứng màu biuret.
❌ d. Sai. Thí nghiệm trên chứng minh albumin có phản ứng màu biuret.
Câu 23 [309427]: Phần lớn enzyme được cấu tạo từ protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học và sinh hoá. Xúc tác enzyme thường có tính chọn lọc cao.
a. Enzyme giúp các phản ứng xảy ra nhanh hơn nhiều lần.
b. Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hay một số phản ứng sinh hoá nhất định.
c. Enzyme giúp lên men glucose tạo ethanol.
d. Enzyme có khả năng xúc tác cho quá trình hoá học.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Enzyme giúp các phản ứng xảy ra nhanh hơn nhiều lần.
✔️ b. Đúng. Enzyme có tính chọn lọc cao nên mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một số loại phản ứng sinh hoá nhất định.
✔️ c. Đúng. Glucose được chuyển hoá thành ethanol và CO2 bởi enzyme zymase trong men.
✔️ d. Đúng. Enzyme có khả năng xúc tác cho quá trình hoá học.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 24 [309429]: Cho các dung dịch: glycerol, albumin, saccharose, glucose. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là
Điền đáp án: [………]
Các dung dịch tác dụng được Cu(OH)2 là:
+) Dung dịch glycerol ⟹ Dung dịch màu xanh lam
+) Dung dịch saccharose, glucose ⟹ Dung dịch màu xanh lam
+) Albumin ⟹ Phức màu tím.
⟹ Cả 4 dung dịch đều phản ứng được Cu(OH)2.
⟹ Điền đáp án: 4
Câu 25 [309431]: Giả thiết trong mỗi phân tử của protein chỉ chứa một nguyên tử sắt. Khối lượng phân tử của một protein là a.10(g/mol). Biết sắt chiếm 0,4% theo khối lượng. Giá trị của a bằng bao nhiêu? 
Điền đáp án: [………]
Khối lượng phân tử của một protein là:

→ a = 14
⇒ Điền đáp án: 14
Câu 26 [309432]: Hồng cầu là một loại protein trong máu, có chức năng vận chuyển oxygen từ phổi đến các mô trong cơ thể. Biết hồng cầu chứa 0,33% sắt theo khối lượng, phân tử khối của hồng cầu là 67878 g/mol. Số nguyên tử sắt có trong phân tử hồng cầu là?
(làm tròn đến chữ số nguyên)
Điền đáp án: [………]
Số nguyên tử sắt có trong một phân tử hồng cầu là: (0,33% . 67878) / 56 = 3,99 ≈ 4 (nguyên tử)
⇒ Điền đáp án: 4
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
THAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA PROTEIN
Từ xa xưa con người đã thử nghiệm nhiều cách để thay đổi mái tóc của mình. Ngày nay, việc uốn tóc là trở lên rất phổ biến và có thể được thực hiện ở tiệm làm tóc hoặc tại nhà. Thay đổi tóc thẳng thành tóc xoăn là một ứng dụng thực tế của quá trình biến tính và tái tạo protein.
Tóc chứa một loại protein đặc biệt gọi là keratin, loại protein này cũng có trong len, móng tay, móng và sừng. Các nghiên cứu về tia X (X-ray) cho thấy keratin được tạo thành từ các chuỗi xoắn ốc α cuộn lại để tạo thành một chuỗi siêu xoắn. Các liên kết disulfide (–S–S–) liên kết các chuỗi xoắn α với nhau và tạo lên hình dạng của tóc. Hình vẽ thể hiện các bước cơ bản liên quan đến quá trình uốn tóc.

Bắt đầu với tóc thẳng, đầu tiên, liên kết disulfide (–S–S–) bị khử thành nhóm sulfhydryl (–SH)

Trong đó các quả cầu màu đen đại diện cho các phân tử protein khác nhau được nối với nhau bằng liên kết disulfide và thioglycolate (HS–CH2COO−) là chất khử phổ biến. Sau đó, phần tóc được cắt gọn sẽ được quấn quanh dụng cụ uốn và tạo kiểu như mong muốn. Tiếp theo, tóc được xử lý bằng chất oxy hóa để cải tạo các liên kết disulfide. Bây giờ, các liên kết S–S đã hình thành ở những vị trí mới trên chuỗi polypeptide, kết quả là tạo ra một kiểu tóc gợn sóng như chúng ta mong muốn.
Quá trình này liên quan đến sự biến tính và tái tạo của keratin. Mặc dù liên kết disulfide được hình thành ở các vị trí khác nhau trong protein được tái tạo nhưng không gây ra hậu quả sinh học nào vì keratin trong tóc không có bất kỳ chức năng cụ thể nào.

Câu 27 [382733]: Trong quá trình uốn tóc, đầu tiên liên kết disulfide (–S–S–) bị khử thành
A, nhóm sulfoxide (–S=O–).
B, đơn chất sulfur (S).
C, nhóm sulfhydryl (–SH).
D, nhóm sulfite (–O–S=O–O–).
Bắt đầu với tóc thẳng, đầu tiên, liên kết disulfide (-S-S-) bị khử thành nhóm sulfhydryl (-SH)


⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 28 [382734]: Số oxi hóa của S sẽ thay đổi như thế nào khi S trong liên kết disulphide chuyển thành S trong nhóm sulfhydryl?
A, Từ –1 xuống –2.
B, Từ –0 xuống –2.
C, Từ –1 lên 0.
D, Từ –2 lên –1.
Trong liên kết disulfide (–S–S–) số oxi hóa của S là –1.
Trong nhóm sulfhydryl (–SH) số oxi hóa của S là –2.
Trong liên kết disulphide chuyển thành S trong nhóm sulfhydryl, số oxi hóa của S giảm từ –1 xuống –2.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 29 [382735]: Tóc mọc với tốc độ xấp xỉ 15,24 cm mỗi năm. Cho rằng khoảng cách theo chiều dọc để một vòng xoắn ốc hoàn chỉnh là 5,4 Å (1 Å = 10−8 cm), có bao nhiêu vòng xoắn ốc được tạo thành mỗi giây?
A, 5 vòng.
B, 9 vòng.
C, 13 vòng.
D, 18 vòng.
Đổi 5,4 Å = 5,4.10-8 cm
Số vòng xoắn ốc được tạo thành mỗi giây là vòng.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 29 đến 32
SỰ LIÊN KẾT CỦA HEMOGLOBIN VỚI OXYGEN
Bất chấp tất cả các yếu tố làm cho protein sự ổn định, một bộ khung cứng nhắc về cấu trúc, hầu hết các protein đều có một mức độ linh hoạt nhất định. Ví dụ, enzyme đủ linh hoạt để thay đổi hình dạng của chúng sao cho phù hợp với các chất nền có kích thước và hình dạng khác nhau.
Một ví dụ thú vị khác về tính linh hoạt của protein được tìm thấy trong sự liên kết của hemoglobin với oxygen. Mỗi một chuỗi trong số bốn chuỗi polypeptide thuộc hemoglobin chứa một nhóm heme có thể liên kết với một phân tử oxygen. Trong phân tử deoxyhemoglobin, khả năng lấy của từng nhóm heme đối với oxygen là như nhau. Tuy nhiên, ngay khi một trong các nhóm heme được nhận được oxygen, khả năng lấy của ba nhóm heme còn lại với oxygen sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện tượng này được gọi là sự hợp tác, làm cho hemoglobin trở thành một chất đặc biệt thích hợp cho việc hấp thụ oxygen vào phổi.

Tương tự như vậy, một khi phân tử hemoglobin được oxy hóa hoàn toàn sẽ giải phóng một phân tử oxygen vào trong các mô, ba phân tử oxygen còn lại sẽ rời đi ngày càng dễ dàng. Bản chất hợp tác của liên kết là thông tin về sự hiện diện (hoặc vắng mặt) của các phân tử oxygen được truyền từ tiểu đơn vị này sang tiểu đơn vị khác dọc theo chuỗi polypeptide, một quá trình có thể thực hiện được nhờ tính linh hoạt của cấu trúc ba chiều.
Trong phân tử hemoglobin chứa ion Fe2+. Người ta tin rằng ion Fe2+ có bán kính quá lớn để có thể lọt vào vòng porphyrin của phân tử deoxyhemoglobin. Tuy nhiên, khi O2 liên kết với Fe2+, ion sẽ co lại một chút để có thể vừa với mặt phẳng của vòng (Hình 25.15). Khi ion trượt vào vòng, nó kéo dư lượng histidine về phía vòng và do đó tạo ra một chuỗi thay đổi cấu trúc từ tiểu đơn vị này sang tiểu đơn vị khác.


Câu 30 [382739]: Cấu tạo của nhóm heme được cho dưới đây:

Có bao nhiêu liên kết π trong nhóm heme?
A, 13.
B, 14.
C, 15.
D, 16.
Đáp án: C
Câu 31 [382740]: Trong các phát biểu sau:
(i) Bốn chuỗi polypeptide thuộc hemoglobin có chứa tổng 4 nhóm heme nên hấp thụ được 4 phân tử oxygen.
(ii) Trong phân tử deoxyhemoglobin, khả năng lấy của từng nhóm heme đối với oxygen là như nhau.
(iii) Khi một nhóm heme nhận oxygen, khả năng lấy của các nhóm heme còn lại sẽ tăng lên rất nhiều.
(iv) Việc liên kết với phân tử O2 làm cho bán kính của ion Fe2+ co lại. Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: D
Câu 32 [382741]: Một trong các yếu tố tạo ra sự ổn định của protein là protein chứa rất nhiều loại liên kết:

Liên kết nào trong số các liên kết bên trên thuộc loại liên kết hydrogen?
A, Liên kết loại (a).
B, Liên kết loại (b).
C, Liên kết loại (c).
D, Liên kết loại (d).
Các liên kết trong protein được biểu diễn như sau:


⟶ Liên kết hydrogen trong cấu tạo protein là loại liên kết (b)

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B