Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [308664]: Amino acid là những hợp chất hữu cơ chứa các nhóm chức
A, Carboxyl và hydroxyl.
B, Hydroxyl và amino.
C, Carboxyl và amino.
D, Carbonyl và amino.
Đúng như tên gọi ,amino acid là một hợp chất hữu cơ tạp chức chứa cả nhóm amino (NH2) và nhóm carboxylic acid (COOH). Đáp án: C
Câu 2 [308665]: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino acid?
A, CH3COOC2H5.
B, H2NCH2COOH.
C, HCOONH4.
D, C2H5NH2.
H2NCH2COOH là amino acid vì trong phân tử vừa có nhóm -NH2, vừa có nhóm -COOH Đáp án: B
Câu 3 [308666]: Chất nào sau đây không phải là amino acid?
A, Alanine.
B, Glycine.
C, Valine.
D, Glycerol.
Glycerol là một rượu đa chức, không phải amino acid. Đáp án: D
Câu 4 [308667]: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức?
A, CH3CH(NH2)COOH.
B, HOCH2CH2OH.
C, HCOOCH3.
D, (CHO)2.
- Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ có nhiều hơn 1 loại nhóm chức. Điều này có nghĩa là trong cấu trúc của hợp chất này, có ít nhất 2 nhóm chức khác nhau.
- CH3CH(NH2)COOH là loại hữu cơ tạp chức vì có đến 2 nhóm chức là amine (NH2) và carboxylic acid (COOH).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
- CH3CH(NH2)COOH là loại hữu cơ tạp chức vì có đến 2 nhóm chức là amine (NH2) và carboxylic acid (COOH).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 5 [308668]: Nhóm chức -NH2 có tên gọi là
A, Amino.
B, Nitro.
C, Amine.
D, Nitrile.
Nhóm chức -NH2 có tên gọi là amine.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 6 [308669]: α-amino acid là amino acid có nhóm amino gắn với carbon ở vị trí số
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
α-Amino acid là amino acid trong đó nhóm amino (-NH2) gắn với carbon α, tức là carbon thứ 2 (C2) của mạch chính.
Công thức tổng quát của α-amino acid:
R-CH(NH2)-COOH
Carbon của nhóm -COOH (carboxylic acid) luôn ở vị trí số 1.
Nhóm -NH2 gắn vào carbon liền kề (carbon số 2 hay còn gọi là carbon α).
Ví dụ: Glycine (H2N-CH2-COOH), Alanine (CH3-CH(NH2)-COOH).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Công thức tổng quát của α-amino acid:
R-CH(NH2)-COOH
Carbon của nhóm -COOH (carboxylic acid) luôn ở vị trí số 1.
Nhóm -NH2 gắn vào carbon liền kề (carbon số 2 hay còn gọi là carbon α).
Ví dụ: Glycine (H2N-CH2-COOH), Alanine (CH3-CH(NH2)-COOH).
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 7 [308670]: Công thức cấu tạo nào sau đây tương ứng với α-amino acid?
A, CH3CH(NH2)COONa.
B, H2NCH2CH2COOH.
C, CH3CH(NH2)COOH.
D, H2NCH2CH(CH3)COOH.
Carbon của nhóm carboxylic acid (COOH) luôn được ưu tiên trong việc đánh số thứ tự carbon nên carbon này sẽ là carbon số 1.
⇒ α-amino acid có nhóm NH2 đính vào Carbon ở vị trí số 2
⇒ α-amino acid: CH3CH(NH2)COOH. Đáp án: C
⇒ α-amino acid có nhóm NH2 đính vào Carbon ở vị trí số 2
⇒ α-amino acid: CH3CH(NH2)COOH. Đáp án: C
Câu 8 [308671]: Chất nào dưới đây có tên gọi ethyl α-aminopropionate?
A, CH3CH(NH2)COONa.
B, NH2[CH2]4COOH.
C, CH3CH(NH2)COOC2H5.
D, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH.
CH3CH(NH2)COOC2H5 là ester của amino acid nên có thể gọi tên theo cách gọi tên ester RCOOR':
-C2H5: ethyl
CH3CH(NH2)COO-: α-aminopropionate
⇒ CH3CH(NH2)COOC2H5: ethyl α-aminopropionate
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
-C2H5: ethyl
CH3CH(NH2)COO-: α-aminopropionate
⇒ CH3CH(NH2)COOC2H5: ethyl α-aminopropionate
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 9 [308676]: Hợp chất có tên gọi β-aminopropionic acid phù hợp với chất nào sau đây?
A, CH3CH(NH2)COOH.
B, CH3CH(NH2)CH(CH3)COOH.
C, H2NCH2CH2COOH.
D, H2NCH2CH2CH2COOH.
Tên bán hệ thống, trong đó các vị trí 2, 3, 4, … của nhóm amino được thay bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng α, β, γ,… và sử dụng tên hệ thông thường của carboxylic acid.
Tên bán hệ thống của amino acid:
“vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) nhóm amino + amino + tên thông thường của carboxylic acid tương ứng + acid”
⟶ NH2CH2CH2COOH: β-aminopropionic acid
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Tên bán hệ thống của amino acid:
“vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) nhóm amino + amino + tên thông thường của carboxylic acid tương ứng + acid”
⟶ NH2CH2CH2COOH: β-aminopropionic acid
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 10 [308677]: ω- aminoenantoic acid có
A, 5 nguyên tử carbon.
B, 6 nguyên tử carbon.
C, 7 nguyên tử carbon.
D, 8 nguyên tử carbon.
ω- aminoenantoic aicd: H2N - [CH2]6 - COOH Đáp án: C
Câu 11 [308678]: Valine có công thức cấu tạo như bên.

Tên gọi của valine theo danh pháp thay thế là

Tên gọi của valine theo danh pháp thay thế là
A, 3-methyl -2- aminobutiric acid.
B, 2-amino-3-methylbutanoic acid.
C, 2-amin-3-methylbutanoic acid.
D, 3-methyl-2-aminbutanoic acid.
Valine có nhóm NH2 được đính vào carbon số 2, nhóm CH3 được đính vào carbon số 3 nên CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH có danh pháp thay thế là 2-amino-3-methylbutanoic acid. Đáp án: B
Câu 12 [308679]: Hợp chất NH2[CH2]5COOH có tên gọi là
A, α-aminopropionic acid.
B, ω-aminoenantoic acid.
C, ε-aminocaproic acid.
D, α-aminoglutaric acid.
Tên bán hệ thống, trong đó các vị trí 2, 3, 4, … của nhóm amino được thay bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng α, β, γ,… và sử dụng tên hệ thông thường của carboxylic acid.
Tên bán hệ thống của amino acid:
“vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) nhóm amino + amino + tên thông thường của carboxylic acid tương ứng + acid”
⇒ NH2[CH2]5COOH: ε-aminocaproic acid
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Tên bán hệ thống của amino acid:
“vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) nhóm amino + amino + tên thông thường của carboxylic acid tương ứng + acid”
⇒ NH2[CH2]5COOH: ε-aminocaproic acid
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 13 [308680]: Công thức của glycine là
A, CH3NH2.
B, H2NCH(CH3)COOH.
C, H2NCH2COOH.
D, C2H5NH2.
Glycine là amino acid đơn giản nhất, thuộc nhóm amino acid không phân cực, có một nhóm amine (−NH2) gắn vào nguyên tử carbon số 2 và một nhóm carboxyl (−COOH).
Công thức của glycine là H2NCH2COOH.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Công thức của glycine là H2NCH2COOH.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 14 [308681]: Alanine là tên gọi của α-amino acid có phân tử khối bằng
A, 103.
B, 117.
C, 75.
D, 89.
CTCT của Alanine: CH3-CH(NH2)COOH → Phân tử khối bằng 89 g/mol.
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 15 [308682]: Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanine là
A, 11.
B, 13.
C, 12.
D, 10.
CTCT của Alanine: CH3-CH(NH2)COOH → 1 phân tử alanine có tổng 13 nguyên tử Đáp án: B
Câu 16 [308683]: Công thức của alanine là
A, C6H5NH2.
B, H2NCH2COOH.
C, CH3CH(NH2)COOH.
D, C2H5NH2.
Công thức phân tử của alanine là C3H7NO2.
Công thức cấu tạo thu gọn: NH2-CH(CH3)-COOH.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Công thức cấu tạo thu gọn: NH2-CH(CH3)-COOH.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 17 [308684]: Số nhóm amino và carboxyl có trong một phân tử glutamic acid tương ứng là
A, 2 và l.
B, 2 và 2.
C, 1 và 1.
D, l và 2.
CTCT của Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → một phân tử có 1 nhóm amino và 2 nhóm carboxylic. Đáp án: D
Câu 18 [308685]: Glutamic acid có số nguyên tử carbon trong phân tử là
A, 4.
B, 3.
C, 6.
D, 5.
CTCT của Glutamic acid là: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, có 5 nguyên tử carbon trong phân tử Đáp án: D
Câu 19 [308686]: Lysine có phân tử khối là
A, 89.
B, 137.
C, 146.
D, 147.
Lysine có CTCT là H2N[CH2]4CH(NH2)COOH → Phân tử khối của Lysine là 146 g/mol Đáp án: C
Câu 20 [308687]: Amino acid nào sau đây có hai nhóm amino?
A, Valine.
B, Glutamic acid.
C, Lysine.
D, Alanine.
CTCT của các amino acid như sau:
+) Valine: (CH3)2CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino
+) Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino
+) Lysine: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH → 2 nhóm amino
+) Alanine: CH3CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino Đáp án: C
+) Valine: (CH3)2CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino
+) Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino
+) Lysine: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH → 2 nhóm amino
+) Alanine: CH3CH(NH2)COOH → 1 nhóm amino Đáp án: C
Câu 21 [308688]: Trong phân tử amino acid nào dưới đây có số nhóm NH2 ít hơn số nhóm COOH?
A, Lysine.
B, Glycine.
C, Glutamic acid.
D, Alanine.
CTCT của các amino acid như sau:
+) Lysine: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH → 2 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
+) Glycine: H2NCH2COOH → 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
+) Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → 1 nhóm NH2, 2 nhóm COOH
+) Alanine: CH3CH(NH2)COOH → 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
⟹ Chọn đáp án C Đáp án: C
+) Lysine: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH → 2 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
+) Glycine: H2NCH2COOH → 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
+) Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → 1 nhóm NH2, 2 nhóm COOH
+) Alanine: CH3CH(NH2)COOH → 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH
⟹ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 22 [308689]: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitrogen?
A, Glutamic acid.
B, Amylopectin.
C, Aniline.
D, Glycine.
Các amino acid Glycine, Aliline, Glutamic aicd trong phân tử có chứa nhóm NH2
Amylopectin là một polysaccharide và là một polymer đa nhánh của glucose, có CTPT (C6H11O5)n
→ Trong phân tử Amylopectin không chứa nguyên tố nitrogen. Đáp án: B
Amylopectin là một polysaccharide và là một polymer đa nhánh của glucose, có CTPT (C6H11O5)n
→ Trong phân tử Amylopectin không chứa nguyên tố nitrogen. Đáp án: B
Câu 23 [308690]: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino acid là đồng phân cấu tạo của nhau?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.

Đáp án: C
Câu 24 [308691]: Glutamic acid đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các cơ quan não bộ, gan, cơ. Số nhóm amino và số nhóm carboxyl trong một phân tử glutamic acid lần lượt là
A, 1 và 1.
B, 2 và 1.
C, 2 và 2.
D, 1 và 2.
CTCT của Glutamic acid: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → một phân tử có 1 nhóm amino và 2 nhóm carboxylic.
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 25 [308692]: Liên kết hoá học chủ yếu giữa các phân tử glycine trong tinh thể là liên kết
A, Cộng hoá trị có cực.
B, Cộng hoá trị không cực.
C, Ion.
D, Hydrogen.
Do amino acid tồn tại ở dạng lưỡng cực, chúng thuộc loại hợp chất ion nên liên kết chủ yếu giữa các phân tử glycine trong tinh thể là liên kết ion. Đáp án: C
Câu 26 [308693]: Ở điều kiện thường, chất hữu cơ nào sau đây là chất rắn, tan tốt trong nước?
A, Triolein.
B, Aniline.
C, Methylamine.
D, Alanine.
+ Alanine thuộc loại amino acid, ở điều kiện thường nó là chất rắn, tan cực tốt trong nước.
+ Methylamine tan tốt trong nước nhưng ở điều kiện thường methylamine là chất khí.
+ Triolein là chất béo, không tan trong nước.
+ Aniline là amine thơm, ít tan trong nước.
⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D
+ Methylamine tan tốt trong nước nhưng ở điều kiện thường methylamine là chất khí.
+ Triolein là chất béo, không tan trong nước.
+ Aniline là amine thơm, ít tan trong nước.
⟹ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 27 [308694]: Chất nào dưới đây không tan trong nước?
A, Glycine.
B, Saccharose.
C, Ethylamine.
D, Tristearin.
Tristearin là chất béo rắn, không tan trong nước. Đáp án: D
Câu 28 [308695]: Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau?
A, CH2(NH2)COOH.
B, CH3COOCH3.
C, CH3CH2NH2.
D, CH3CH2OH.
CH2(NH2)COOH là amino acid, là chất rắn ở điều kiện thường nên sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn của chất khí như amine CH3CH2NH2 và chất lỏng như ester CH3COOCH3, alcohol CH3CH2COOH. Đáp án: A
Câu 29 [308696]: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A, C6H5NH2.
B, H2NCH2COOH.
C, CH3NH2.
D, C2H5OH.
A. C6H5NH2 là chất lỏng ở điều kiện thường, ít tan trong nước.
B. H2NCH2COOH là chât rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường.
C. CH3NH2 là chất khí
D. C2H5OH là chất lỏng
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
B. H2NCH2COOH là chât rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường.
C. CH3NH2 là chất khí
D. C2H5OH là chất lỏng
⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 30 [308697]: Amino acid kết tinh có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao, thường trên 200°C, đây là đặc điểm tương đối đặc biệt của amino acid. Amino acid hòa tan trong nước nhiều hơn trong dung môi không phân cực.

b. Amino acid có tổng điện tích luôn bằng 0 trong mọi môi trường acid, base, trung tính.
c. Amino acid tan nhiều trong các dung môi như benzene, hexane.
d. Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao hơn carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon.

Hình III.8. Tinh thể alanine được tạo ra thông qua quá trình kết tinh.
a. Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên làm nhiệt độ nóng chảy tăng cao. b. Amino acid có tổng điện tích luôn bằng 0 trong mọi môi trường acid, base, trung tính.
c. Amino acid tan nhiều trong các dung môi như benzene, hexane.
d. Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao hơn carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon.
Phân tích các phát biểu:
✔ a. Đúng. Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên chúng thuộc loại hợp chất ion, điều này giúp cho amino acid có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
✘ b. Sai. Không phải tất cả các amino acid đều có tổng điện tích bằng 0 trong mọi điều kiện pH. Các amino acid có các nhóm chức thêm vào hoặc khác biệt về cấu trúc có thể có sự thay đổi trong trạng thái ion hóa của chúng và tổng điện tích. Vì thế, tổng điện tích của một amino acid phụ thuộc vào pH của môi trường và cấu trúc hóa học cụ thể của nó.
✘ c. Sai. Amino acid không tan trong dung môi không phân cực như benzene, hexane.
✔ d. Đúng. Khi có cùng số C hoặc nguyên tử khối sấp xỉ, nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất hữu cơ có xu hướng biến đổi nhau sau:
amino acid > carboxylic acid > alcohol > amine > ester > andehyde > ketone > HCHC khác
⇒ Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao hơn carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon.
✔ a. Đúng. Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên chúng thuộc loại hợp chất ion, điều này giúp cho amino acid có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
✘ b. Sai. Không phải tất cả các amino acid đều có tổng điện tích bằng 0 trong mọi điều kiện pH. Các amino acid có các nhóm chức thêm vào hoặc khác biệt về cấu trúc có thể có sự thay đổi trong trạng thái ion hóa của chúng và tổng điện tích. Vì thế, tổng điện tích của một amino acid phụ thuộc vào pH của môi trường và cấu trúc hóa học cụ thể của nó.
✘ c. Sai. Amino acid không tan trong dung môi không phân cực như benzene, hexane.
✔ d. Đúng. Khi có cùng số C hoặc nguyên tử khối sấp xỉ, nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất hữu cơ có xu hướng biến đổi nhau sau:
amino acid > carboxylic acid > alcohol > amine > ester > andehyde > ketone > HCHC khác
⇒ Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao hơn carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon.
Câu 31 [308698]: Tyrosine (kí hiệu là Tyr hoặc Y) là một trong 20 amino acid tiêu chuẩn được sử dụng bởi các tế bào để tổng hợp protein. Từ "tyrosine" xuất phát từ tyros trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là phô mát, vì nó lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1846 bởi nhà hóa học người Đức Justus von Liebig trong protein casein từ phô mát. Tyrosine có công thức cấu tạo như sau:
a. Tyrosine có 1 nhóm amino.
b. Tyrosine thuộc loại β-amino acid.
c. Tyrosine tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
d. Tyrosine có phân tử khối là 181.

b. Tyrosine thuộc loại β-amino acid.
c. Tyrosine tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
d. Tyrosine có phân tử khối là 181.
Phân tích các phát biểu:
✔ a. Đúng. Quan sát công thức cấu tạo của Tyrosine, thấy có 1 nhóm amoni đính ở carbon số 2 trong phân tử.
✘ b. Sai. Tyrosine thuộc loại α-amino acid vì nhóm amino đính và carbon số 2.
✔ c. Đúng. Tương tự như các amino acid khác, tyrosine tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
✔ d. Đúng. Tyrosine có CTPT là C9H11NO3 → phân tử khối bằng 181.
✔ a. Đúng. Quan sát công thức cấu tạo của Tyrosine, thấy có 1 nhóm amoni đính ở carbon số 2 trong phân tử.
✘ b. Sai. Tyrosine thuộc loại α-amino acid vì nhóm amino đính và carbon số 2.
✔ c. Đúng. Tương tự như các amino acid khác, tyrosine tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
✔ d. Đúng. Tyrosine có CTPT là C9H11NO3 → phân tử khối bằng 181.
Câu 32 [308699]: Methionine là một acid amin thiết yếu được tìm thấy trong thành phần của chế độ ăn và công thức của các chế phẩm đa acid để nuôi dưỡng. Ngoài ra, methionine còn được dùng theo đường uống để làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu, điều trị các rối loạn chức năng gan (hay có thể nói Methionin là thuốc bổ gan). Methionine có công thức cấu tạo như sau:

a. Methionine có công thức phân tử C5H11NO2S.
b. Methionine có nhiệt độ nóng chảy cao.
c. Methionine thuộc loại amino acid.
d. Methionine có nhóm amino ở vị trí carbon số 2.

a. Methionine có công thức phân tử C5H11NO2S.
b. Methionine có nhiệt độ nóng chảy cao.
c. Methionine thuộc loại amino acid.
d. Methionine có nhóm amino ở vị trí carbon số 2.
Phân tích các phát biểu:
✔ a. Đúng. Dựa vào CTCT, suy ra được CTPT của Methionine là C5H11NO2S.
✔ b. Methionine có nhiệt độ nóng chảy cao do (1) chứa liên kết H linh động (-COOH); (2) phân tử có cấu trúc lớn.
✔ c. Đúng. Trong phân tử của Methionine vừa có nhóm amino, vừa có nhóm carboxyl nên Methionine thuộc loại amino acid.
✔ d. Đúng. Methionine có nhóm amino đính ở vị trí carbon số 2.
✔ a. Đúng. Dựa vào CTCT, suy ra được CTPT của Methionine là C5H11NO2S.
✔ b. Methionine có nhiệt độ nóng chảy cao do (1) chứa liên kết H linh động (-COOH); (2) phân tử có cấu trúc lớn.
✔ c. Đúng. Trong phân tử của Methionine vừa có nhóm amino, vừa có nhóm carboxyl nên Methionine thuộc loại amino acid.
✔ d. Đúng. Methionine có nhóm amino đính ở vị trí carbon số 2.
Câu 33 [308700]: Phenylalanine có vai trò quan trọng đối với cơ thể như sau: Cơ thể cần phenylalanine và các amino acid nhằm sản sinh ra protein. Protein có vai trò quan trọng đối với não, máu, cơ bắp và các cơ quan nội tạng,... Phenylalanine được dùng để điều trị một số tình trạng y tế như: Rối loạn da, trầm cảm và giảm đau. Phenylalanine (kí hiệu là Phe) có công thức cấu tạo như sau:

a. Phenylalanine tan nhiều trong nước.
b. Phenylalanine là chất rắn kết tinh màu trắng ở điều kiện thường.
c. Phenylalanine thuộc loại α-amino acid.
d. Phenylalanine có nhóm amino ở vị trí carbon số 1.

a. Phenylalanine tan nhiều trong nước.
b. Phenylalanine là chất rắn kết tinh màu trắng ở điều kiện thường.
c. Phenylalanine thuộc loại α-amino acid.
d. Phenylalanine có nhóm amino ở vị trí carbon số 1.
Phân tích các phát biểu:
✔ a. Đúng. Trong phân tử Phenylalanine vừa có nhóm amino, vừa có nhóm carboxyl nên Phenylalanine thuộc loại amino acid, tan cực tốt trong nước.
✘ b. Sai. Ở điều kiện thường, các amino acid tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh không màu.
✔ c. Đúng. Phenylalanine thuộc loại α-amino acid vì có nhóm NH2 đính vào carbon số 2.
✘ d. Sai. Phenylalanine có nhóm NH2 đính vào carbon số 2.
✔ a. Đúng. Trong phân tử Phenylalanine vừa có nhóm amino, vừa có nhóm carboxyl nên Phenylalanine thuộc loại amino acid, tan cực tốt trong nước.
✘ b. Sai. Ở điều kiện thường, các amino acid tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh không màu.
✔ c. Đúng. Phenylalanine thuộc loại α-amino acid vì có nhóm NH2 đính vào carbon số 2.
✘ d. Sai. Phenylalanine có nhóm NH2 đính vào carbon số 2.
Câu 34 [308701]: Glutamic acid là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh nên được xếp vào loại amino acid kích thích cùng với aspartic acid. Glutamic acid hoạt hóa ion calcium, gián tiếp làm tăng tiết Adrenalin (một hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú).
a. Glutamic acid phân tử chứa một nhóm amino và hai nhóm carboxyl.
b. Glutamic acid tan nhiều trong nước.
c. Glutamic acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
d. Glutamic acid là thuốc hỗ trợ thần kinh.
a. Glutamic acid phân tử chứa một nhóm amino và hai nhóm carboxyl.
b. Glutamic acid tan nhiều trong nước.
c. Glutamic acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
d. Glutamic acid là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Phân tích các phát biểu:
✔ a. Đúng. Glutamic acid có CTCT: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → Phân tử Glutamic acid chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm carboxyl.
✔ b. Đúng. Glutamic acid thuộc loại amino acid nên tan rất tốt trong nước.
✔ c. Đúng. Glutamic acid cũng như các amino acid khác đều tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
✔ d. Đúng. Glutamic acid là một loại thuốc hỗ trợ thần kinh với tác dụng kích thích và bảo vệ tế bào gan, có thể giúp phòng ngừa và điều trị triệu chứng suy nhược thần kinh một cách hiệu quả.
✔ a. Đúng. Glutamic acid có CTCT: HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH → Phân tử Glutamic acid chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm carboxyl.
✔ b. Đúng. Glutamic acid thuộc loại amino acid nên tan rất tốt trong nước.
✔ c. Đúng. Glutamic acid cũng như các amino acid khác đều tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
✔ d. Đúng. Glutamic acid là một loại thuốc hỗ trợ thần kinh với tác dụng kích thích và bảo vệ tế bào gan, có thể giúp phòng ngừa và điều trị triệu chứng suy nhược thần kinh một cách hiệu quả.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 35 [308702]: Cho các nhận định sau:
(1) tan nhiều trong nước.
(2) có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
(3) là chất rắn kết tinh màu trắng ở điều kiện thường.
(4) thuộc loại α-amino acid.
(5) có nhóm amino trên carbon số 2.
Số nhận định đúng với alanine là
Điền đáp án: [..........]
(1) tan nhiều trong nước.
(2) có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
(3) là chất rắn kết tinh màu trắng ở điều kiện thường.
(4) thuộc loại α-amino acid.
(5) có nhóm amino trên carbon số 2.
Số nhận định đúng với alanine là
Điền đáp án: [..........]
Alanine có CTCT là CH3CH(NH2)COOH:
+ Thuộc loại amino acid nên tan nhiều trong nước và có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
+ Ở điều kiện thường Alanine là một amino acid dạng rắn, thường xuất hiện dưới dạng bột trắng.
+ Trong phân tử Alanine, nhóm amino được gắn vào carbon số 2 nên thuộc loại α-amino acid.
→ Cả 5 nhận định đều đúng với Alanine
⇒ Chọn đáp án: 5
+ Thuộc loại amino acid nên tan nhiều trong nước và có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao.
+ Ở điều kiện thường Alanine là một amino acid dạng rắn, thường xuất hiện dưới dạng bột trắng.
+ Trong phân tử Alanine, nhóm amino được gắn vào carbon số 2 nên thuộc loại α-amino acid.
→ Cả 5 nhận định đều đúng với Alanine
⇒ Chọn đáp án: 5
Câu 36 [308703]: Amino acid X có công thức đơn giản nhất là C3H7NO. Khối lượng phân tử của amino acid X là
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
Gọi công thức của X là (C3H7NO)n, trong X chứa nhóm NH2 và COOH (ĐK: n chẵn)
Độ bất bão hòa của X = (2.3n + 2 + n - 7n) ÷ 2 = 1
→ X có 1 nhóm COOH
→ X có 2 nguyên tử O
→ n = 2
→ CTCT của X là (C3H7NO)2 ⇔ C6H14N2O2 → Khối lượng phân tử M = 146
⇒ Điền đáp án: 146
Độ bất bão hòa của X = (2.3n + 2 + n - 7n) ÷ 2 = 1
→ X có 1 nhóm COOH
→ X có 2 nguyên tử O
→ n = 2
→ CTCT của X là (C3H7NO)2 ⇔ C6H14N2O2 → Khối lượng phân tử M = 146
⇒ Điền đáp án: 146
Câu 37 [308704]: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino acid là đồng phân cấu tạo của nhau?
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
Các đồng phân cấu tạo của aminoacid C4H9NO2:

⇒ C4H9NO2 có 5 đồng phân cấu tạo.
⇒ Điền đáp án: 5
Câu 38 [308705]: Phân tử amino acid Y (no, mạch hở, có khối lượng 117 đvC) chứa một nhóm thế amino và một nhóm chức carboxyl. Số đồng phân cấu tạo của Y thuộc loại α-amino acid là
Điền đáp án: [..........]
Điền đáp án: [..........]
Amino acid Y no, mạch hở chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH có dạng CnH2n + 1NO2
MY = 117u ⇒ n = 5 → Y có dạng C4H8(NH2)COOH có 3 đồng phân α–amino acid như sau:
⇒ Điền đáp án: 3
MY = 117u ⇒ n = 5 → Y có dạng C4H8(NH2)COOH có 3 đồng phân α–amino acid như sau:

Câu 39 [308706]: Amino acid cysteine đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc ba chiều của protein bằng cách hình thành “cầu nối disulfide”. Thành phần phần trăm nguyên tố của cystein là 29,74% C, 5,82% H, 26,41% O, 11,56% N và 26,47% S. Phổ MS của cysteine xuất hiện peak của ion phân tử [M] có giá trị m/z = 121. Số nguyên tử carbon trong cysteine là
A, C3H7NO2S.
B, C3H9N2OS.
C, C4H11NOS.
D, C4H9N2O2S.
+) Tỉ lệ về số nguyên tử carbon : hydrogen : oxygen : nitrogen : sulfur có trong phân tử cysteine là:
nC : nH : nO : nN : nS =
= 2,5 : 5,82 : 1,65 : 0,83 : 0,83 = 3 : 7 : 2 : 1 : 1
⇒ Công thức thực nghiệm của cysteine là C3H7NO2S.
+) Mà phổ MS cho thấy ion phân tử của cysteine [M] có giá trị m/z = 121 hay phân tử khối của cysteine là 121 hay (C3H7NO2S)n = 121 ⇒ n = 1.
⇒ Cysteine có công thức phân tử là C3H7NO2S.
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
nC : nH : nO : nN : nS =

⇒ Công thức thực nghiệm của cysteine là C3H7NO2S.
+) Mà phổ MS cho thấy ion phân tử của cysteine [M] có giá trị m/z = 121 hay phân tử khối của cysteine là 121 hay (C3H7NO2S)n = 121 ⇒ n = 1.
⇒ Cysteine có công thức phân tử là C3H7NO2S.
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
BỆNH THIẾU MÁU HỒNG CẦU HÌNH LIỀM
Máu của chúng ta chứa protein hemoglobin phức tạp, mang oxygen từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong bệnh di truyền thiếu máu hồng cầu hình liềm, các phân tử hemoglobin trở nên bất thường và có khả năng hòa tan trong nước thấp hơn, đặc biệt là ở dạng không hấp phụ oxygen. Kết quả là có tới 85% hemoglobin trong hồng cầu kết tinh ra khỏi dung dịch. Nguyên nhân gây ra sự không hòa tan là do sự thay đổi cấu trúc của một phần amino acid trong cấu trúc của hemoglobin. Các phân tử hemoglobin bình thường chứa một amino acid có nhóm CH2CH2COOH:

Hình III.9. a. Bình thường.
Tính phân cực của nhóm –COOH góp phần làm tăng khả năng hòa tan của phân tử hemoglobin trong nước. Trong các phân tử hemoglobin của bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm, chuỗi CH2CH2COOH không có và thay vào đó là nhóm –CH(CH3)2 không phân cực (kỵ nước): 
Hình III.9. b. không bình thường.
Sự thay đổi này dẫn đến sự kết tinh của dạng hemoglobin khiếm khuyết thành các hạt quá lớn. Nó cũng làm cho các tế bào biến dạng thành hình liềm như trong Hình 13.28. Các tế bào hình liềm có xu hướng làm tắc nghẽn các mao mạch, gây đau dữ dội, suy nhược và suy thoái dần dần các cơ quan quan trọng. Bệnh này có tính chất di truyền và nếu cả cha lẫn mẹ đều mang gen khiếm khuyết thì con cái họ có khả năng chỉ sở hữu hồng cầu bất thường. Bạn có thể thắc mắc tại sao một căn bệnh đe dọa tính mạng như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm lại tồn tại ở con người qua thời gian tiến hóa. Câu trả lời một phần là những người có gen này ít mắc bệnh sốt rét hơn nhiều. Vì vậy, ở những vùng khí hậu nhiệt đới đầy rẫy bệnh sốt rét, những người có gen hồng cầu hình liềm có tỷ lệ mắc căn bệnh sốt rét thấp hơn.

Hình III.10. Ảnh hiển vi điện tử của các tế bào hồng cầu bình thường (tròn) và hemoglobin hình liềm (hình lưỡi liềm). Tế bào hồng cầu bình thường có đường kính khoảng 6×10–3 mm.
Câu 40 [308707]: Nhóm CH2CH2COOH trong amino acid của hemoglobin làm tăng khả năng
A, Hoà tan trong nước.
B, Kết tinh.
C, Tính kỵ nước.
D, Tan trong dung môi không phân cực.
Nhóm CH2CH2COOH trong amino acid của hemoglobin làm tăng khả năng hòa tan trong nước do nhóm amino acid tan cực tốt trong nước. Đáp án: A
Câu 41 [308708]: Theo bài đọc, các tế bào hồng cầu hình liềm không gây tác hại nào?
A, Tắc nghẽn các mao mạch.
B, Gây đau dữ dội.
C, Gây suy nhược.
D, Gây tụt chỉ số đường huyết.
Các tế bào hồng cầu hình liềm có xu hướng làm tắc nghẽn các mao mạch, gây đau dữ dôi, suy nhược và suy thoái dần các cơ quan chứ không gây tụt chỉ số đường huyết. Đáp án: D
Câu 42 [308709]: Hemoglobin (C2952H4664N812O832S8Fe4) là chất vận chuyển oxygen trong máu. Một người trưởng thành trung bình có khoảng 5,0 L máu. Mỗi một mL máu có khoảng 5×109 tế bào hồng cầu và mỗi tế bào hồng cầu có khoảng 2,8×108 phân tử hemoglobin. Tính khối lượng trung bình hemoglobin bằng gam ở một người trưởng thành.
A, 760 g.
B, 800 g.
C, 910 g.
D, 540 g.
Hướng dẫn giải:
+) Một người trưởng thành trung bình có khoảng 5,0L máu, tương đương 5000mL máu.
+) 1mL máu có khoảng 5x109 tế bào hồng cầu → 5000mL máu có: 5000x5x109 = 2,5x1013 tế bào hồng cầu.
+) Mỗi tế bào hồng cầu có khoảng 2,8x108 phân tử hemoglobin → 2,5x1013 tế bào hồng cầu có: 2,5x1013 . 2,8x108 = 7x1021 phân tử hemoglobin.
+) Số mol 7x1021 phân tử hemoglobin là: n =
≈ 0,0116 (mol)
+) Phân tử khối của hemoglobin là: M = 12.2952 + 1.4664 + 14.812 + 16.832 + 32.8 + 56.4 = 65248 (g/mol)
⇒ Khối lượng trung bình hemoglobin ở một người trưởng thành là: 0,0116.65248 = 756,877 (gam) ≈ 760 (gam) Đáp án: A
+) Một người trưởng thành trung bình có khoảng 5,0L máu, tương đương 5000mL máu.
+) 1mL máu có khoảng 5x109 tế bào hồng cầu → 5000mL máu có: 5000x5x109 = 2,5x1013 tế bào hồng cầu.
+) Mỗi tế bào hồng cầu có khoảng 2,8x108 phân tử hemoglobin → 2,5x1013 tế bào hồng cầu có: 2,5x1013 . 2,8x108 = 7x1021 phân tử hemoglobin.
+) Số mol 7x1021 phân tử hemoglobin là: n =

+) Phân tử khối của hemoglobin là: M = 12.2952 + 1.4664 + 14.812 + 16.832 + 32.8 + 56.4 = 65248 (g/mol)
⇒ Khối lượng trung bình hemoglobin ở một người trưởng thành là: 0,0116.65248 = 756,877 (gam) ≈ 760 (gam) Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 43 đến 45
PHENYLALANINE
Phenylalanine là một trong hai amino acid tạo nên chất làm ngọt aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo được bán dưới tên thương mại “Equal®” và “Nutrasweet®”. 
Hình III.11. Chất tạo ngọt Equal® và Nutrasweet®

Hình III.12. Công thức cấu tạo của Phenylalanine
Câu 43 [308710]: Phenylalanine có phân tử khối là
A, 195,0 g/mol.
B, 142,0 g/mol.
C, 180,0 g/mol.
D, 165,0 g/mol.
Phenylalanine có CTPT là C9H11NO2 ⇒ Có phân tử khối bằng 165 g/mol. Đáp án: D
Câu 44 [308711]: Phenylalanine thuộc loại amino acid nào?
A, α-amino acid.
B, β-amino acid.
C, γ-amino acid.
D, δ-amino acid.
Nhóm amino được gắn vào carbon số 2 nên thuộc loại α-amino acid. Đáp án: A
Câu 45 [308712]: Khi enzyme chuyển đổi phenylalanine thành một amino acid tyrosine (C9H11NO3). Cấu trúc mạch carbon được giữ nguyên, xuất hiện thêm một nhóm OH. Bằng một vài phương pháp phổ hiện đại xác định được trong vòng benzene của tyrosine xuất hiện 2 nhóm nguyên tử hydrogen khác nhau, mỗi nhóm chứa 2 nguyên tử hydrogen. Công thức cấu tạo của tyrosine là
A,
B,
C,
D,
- Cấu trúc mạch carbon được giữ nguyên, xuất hiện thêm một nhóm OH, bằng một vài phương pháp phổ hiện đại xác định được trong vòng benzene của tyrosine xuất hiện 2 nhóm nguyên tử hydrogen khác nhau → có nhóm OH trên vòng benzene.
- Bằng một vài phương pháp phổ hiện đại xác định được trong vòng benzene của tyrosine xuất hiện 2 nhóm nguyên tử hydrogen khác nhau, mỗi nhóm chứa 2 nguyên tử hydrogen.
→ Các nguyên tử hydrogen phân bố đều trên vòng (4C chưa liên kết với nhóm thế còn lại là còn 4H, chia đều 2 đầu 2H)
→ Công thức cấu tạo phù hợp là
⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
- Bằng một vài phương pháp phổ hiện đại xác định được trong vòng benzene của tyrosine xuất hiện 2 nhóm nguyên tử hydrogen khác nhau, mỗi nhóm chứa 2 nguyên tử hydrogen.
→ Các nguyên tử hydrogen phân bố đều trên vòng (4C chưa liên kết với nhóm thế còn lại là còn 4H, chia đều 2 đầu 2H)
→ Công thức cấu tạo phù hợp là

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D