Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [309441]: Cây bông là cây trồng lấy sợi quan trọng ở các nước nhiệt đới. Từ xa xưa, dân gian ta có câu: "Trên trời mây trắng như bông - Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây". Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt với các đặc tính tự nhiên như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí. Thành phần chủ yếu của sợi bông là

A, Protein.
B, Cellulose.
C, Polyisoprene.
D, Polyacrylonitrile.
Trong thành phần bông nõn chiếm tới 98% cellulose. Đáp án: B
Câu 2 [309445]: Chất nào sau đây không phải là polymer?
A, Chất béo.
B, Cellulose.
C, Poly(vinyl chloride).
D, Polybuta-1,3-diene.
Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên ⇒ Chất béo không phải polymer. Đáp án: A
Câu 3 [309446]: Polymer là các phân tử rất lớn hình thành do sự trùng hợp các monomer. Nếu propene CH2=CHCH3 là monomer thì công thức của polymer tương ứng được biễu diễn là
A,

B,

C,

D,

Polymer là các phân tử rất lớn hình thành do sự trùng hợp các monomer. Nếu propene CH2=CHCH3 là monomer thì công thức của polymer tương ứng được biễu diễn là ―(CH(CH3) ― CH2)n

⇒ Chọn đáp án: C Đáp án: C
Câu 4 [309447]: Tên gọi của polymer có công thức:
A, Poly(methyl metacrylate).
B, Poly(vinyl chloride).
C, Polyethylene.
D, Polystyrene.
Polymer được tạo bởi các đơn phân (monomer) liên kết với nhau thông qua các liên kết hóa học để tạo thành chuỗi dài.
là một polymer được tạo thành từ monomer CH2=CH2 (ethylene) qua phản ứng trùng hợp.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 5 [309448]: Polymer X có công thức

Tên của X là
A, Polyisoprene.
B, Polyethylene.
C, Poly(vinyl chloride).
D, Polychloroethane.
Polymer X được tạo bởi monomer Vinyl chloride (CH2=CHCl) nên Polymer X −(CH2−CHCl)n− ​ có tên gọi là poly(vinyl chloride) hay còn gọi là nhựa PVC.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 6 [309449]: Polymer nào sau đây thuộc loại polyamide?
A, Polybutadiene.
B, Polyethylene.
C, Nylon-6,6.
D, Poly(vinyl chloride).
Vì trong công thức cấu tạo của nylon–6,6 có chứa liên kết –CO–NH– nên nylon–6,6 thuộc loại polyamide
Câu 7 [309450]: Polymer nào sau đây là polymer thiên nhiên?
A, Polyethylene.
B, Cao su isoprene.
C, Tơ tằm.
D, Nylon-6,6.
Đáp án: C
Câu 8 [309451]: Polymer nào sau đây là polymer thiên nhiên?
A, Amylose.
B, Nylon-6,6.
C, Nylon-7.
D, PVC.
- PVC, Nylon-7, Nylon-6,6 là polymer tổng hơp
- Amilose có trong tinh bột là một polymer thiên nhiên. Đáp án: A
Câu 9 [309453]: X là polymer thiên nhiên, có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Khi chế hóa X tạo được tơ viscose, tơ acetate,... Polymer X là
A, Cellulose.
B, Glucose.
C, Tinh bột.
D, Saccharose.
X là polymer thiên nhiên, có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Khi chế hóa X tạo được tơ viscose, tơ acetate nên X là cellulose. Đáp án: A
Câu 10 [309455]: Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polymer tổng hợp ?
A, Poly(methyl methacrylate) và amylose.
B, Tơ viscose và tơ olon.
C, Tơ cellulose acetate và tơ lapsan.
D, Poly(vinyl chloride) và tơ nylon-6,6.
-Amylose là polymer tự nhiên.
- Tơ visco và tơ acetate là tơ nhân tạo (bán tổng hợp)
⟹ Poly(vinyl chloride) và tơ nylon-6,6 là polymer tổng hợp. Đáp án: D
Câu 11 [309458]: Dãy nào sau đây gồm các polymer thiên nhiên có nguồn gốc thực vật?
A, Cellulose, sợi bông, cao su thiên nhiên.
B, Polyethylene, poly(vinyl acetate), polyacrylonitrile.
C, Polybutadiene, polystirene, poly(methyl methacrylate).
D, Tơ tằm, len, poly(phenol formaldehyde).
Đáp án: A
Câu 12 [309462]: Cho các polymer: polyethylene, cellulose, protein, tinh bột, nylon-6, nylon-6,6, polybutadiene. Dãy các polymer tổng hợp là
A, Polyethylene, polybutadiene, nylon-6, nylon-6,6.
B, Polyethylene, cellulose, nylon-6, nylon-6,6.
C, Polyethylene, tinh bột, nylon-6, nylon-6,6.
D, Polyethylene, nylon-6, nylon-6,6, cellulose.
Dãy các polymer tổng hợp là polyethylene, nylon-6, nylon-6,6, polybutadiene. Đáp án: A
Câu 13 [309469]: Polyacrylonitrile có thành phân hóa học gồm các nguyên tố là
A, C, H.
B, C, H, Cl.
C, C, H. N.
D, C, H, N, O.
Polyacrylonitrile có công thức [-CH2CH(CN)-]n.
⇒ Thành phần hóa học gồm các nguyên tố: C, H, N.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 14 [309471]: Loại tơ nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A, Tơ olon.
B, Tơ lapsan.
C, Tơ nylon-6,6.
D, Tơ tằm.
A. Tơ olon có công thức cấu tạo là [-CH2-CH(CN)-]n ⇒ đốt cháy thu được N2, CO2 và H2O.
B. Tơ lapsan là [-OC2H4OOCC6H4COO-]n ⇒ đốt cháy thu được CO2 và H2O.
C. Tơ nylon-6,6 là [-HN(CH2)6NHOC(CH2)4CO-]n ⇒ đốt cháy thu được N2, CO2 và H2O.
D. Tơ tằm có bản chất là protein ⇒ đốt cháy thu được N2, CO2 và H2O.

 Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 15 [309477]: Polymer nào sau đây có chứa nguyên tố halogen?
A, PE.
B, PVC.
C, Cao su buna.
D, Tơ olon.
Công thức cấu tạo của các polymer là:
PE: (-CH2=CH2-)n
PVC: -(CH2-CHCl-)n
Cao su buna: (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Tơ olon: (-CH2-CHCN-)n Đáp án: B
Câu 16 [309478]: Polymer nào sau đây có thành phần hóa học gồm các nguyên tố C, H và O?
A, Poly(vinyl chloride).
B, Polyacrylonitrile.
C, Poly(methyl methacrylate).
D, Polyethylene.
A. Poli(vinyl clorua): (-CH2-CHCl-)n ⟹ Chứa C, H, Cl.
B. Poliacrilonitrin: (-CH2-CHCN-)n ⟹ Chứa C, H, N.
C. Poli(metyl metacrylat): (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n ⟹ Chứa C, H, O.
D. Polietilen: (-CH2-CH2-)n ⟹ Chứa C, H.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 17 [309480]: Trong thành phần hóa học của polymer nào sau đây không có nguyên tố oxygen?
A, Tơ nylon-7.
B, Tơ nylon-6.
C, Tơ olon.
D, Tơ nylon-6,6.
Các tơ nylon đều là polyamide ⇒ chứa liên kết CO-NH ⇒ chứa O
⇒ Tơ olon không chứa nguyên tố oxygen.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 18 [309483]: Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A, Poly(vinyl acetate).
B, Polyethylene.
C, Polyacrylonitrile.
D, Poly(vinyl chloride).
Công thức cấu tạp của các polymer như sau:
A. Poly(vinyl acetate): [-CH2-CH(OOCCH3)-]n: chứa các nguyên tố C, H và O.
B. Polyethylene: (-CH2-CH2-)n: chỉ chứa hai nguyên tố C và H.
C. Polyacrylonitrile: [-CH2-CH(CN)-]n: chứa các nguyên tố C, H và N.
D. Poly(vinyl chloride): [-CH2-CH(Cl)-]n: chứa các nguyên tố C, H và Cl.

⇒ Chọn đáp án B
Đáp án: B
Câu 19 [309485]: Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử?
A, Polyethylene.
B, Poly(vinyl acetate).
C, Poly(urea-formaldehyde).
D, Polyacrylonitrile.
Polyethylene: (CH2-CH2)n chứa C, H trong phân tử
Poly(vinyl acetate): [CH2-CH(OOCH3)]n chứa C, H ,O trong phân tử
Poly(urea-formaldehyde).(NH-CO-NH-CH2)n chứa C, H ,O, N trong phân tử
Polyacrylonitrile: (CH2-CH(CN)]n chứa C, H , N trong phân tử.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 20 [309487]: Polymer nào sau đây chứa nguyên tố nitrogen?
A, Sợi bông.
B, Poly(vinyl chloride).
C, Polyethylene.
D, Tơ nylon-6.
Công thức cấu tạo của các polymer:
- Sợi bông: thành phần cellulose nên chứa các nguyên tố C, H, O.
- Poly(vinyl chloride) là chuối mắt xích CH2–CHCl nên chứa các nguyên tố C, H, Cl.
- C. Polyethylene là chuỗi các mắt xích CH2–CH2 nên chứa các nguyên tố C và H.
- D. Tơ nylon-6 là chuỗi các mắt xích HN[CH2]5CO nên chứa các nguyên tố C, H, O, N. Đáp án: D
Câu 21 [309488]: Polymer nào sau đây không chứa nitrogen trong phân tử?
A, Poly(vinyl chloride).
B, Polyacrylonitrile.
C, Nylon-6,6.
D, Nylon-6.
Phân tích các mắt xích của các polymer xem thành phần nguyên tố:
- Poly(vinyl chloride): –CH2–CHCl–: chứa C, H, Cl.
- Polyacrylonitrile: –CH2–CH(CN)–: chứa C, H, N.
- Nylon-6,6: –HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–: chứa C, H, O, N.
- Nylon-6: –HN–[CH2]5CO–: chứa C, H, N, O.
⟹ Poly(vinyl chloride) là polymer không chứa nitrogen trong phân tử.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 22 [309490]: Polymer bị thủy phân cho α-amino acid là
A, Polystyrene.
B, Polysaccharide.
C, Nylon-6,6.
D, Polypeptide.
Khi thuỷ phân polypeptide thu được α-amino acid. Đáp án: D
Câu 23 [309492]: Cho dãy gồm các polymer như sau: (1) polystyrene, (2) poly(phenol-formaldehyde), (3) poly(methyl methacrylate), (4) polyethylene. Số polymer có chứa vòng benzene là
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
Cấu tạo của các polymer trong dãy là:
(1) Polystyrene: 
(2) Poly(phenol-formaldehyde) 
(3) Poly(methyl methacrylate) 
(4) Polyethylene 
⇒ Có 2 polymer chứa vòng benzene.

Đáp án: A
Câu 24 [309495]: Cho dãy các polymer: (1) polybutadiene, (2) polyisoprene, (3) poly(methyl methacrylate), (4) poly(vinyl chloride), (5) polyacrylonitrile. Số polymer có chứa nối đôi C=C trong phân tử là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.

Cấu tạo của các polymer:
(1) Polybutadiene: 
(2) Polyisoprene: 
(3) Poly(methyl methacrylate): 
(4) Poly(vinyl chloride): 
(5) Polyacrylonitrile: 
⇒ Số polymer có chứa nối đôi C=C trong phân tử là 2.

⟹ Chọn đáp án B

Đáp án: B
Câu 25 [309498]: 6-aminohexanoic acid là nguyên liệu dùng để sản xuất tơ nylon-6. Số nguyên tử hydrogen trong phân tử 6-aminohexanoic acid là
A, 11.
B, 13.
C, 15.
D, 17.
Công thức cấu tạo của 6-aminohexanoic acid là:

⇒ Trong phân tử 6-aminohexanoic acid có 13 nguyên tử hydrogen.

Đáp án: B
Câu 26 [309499]: Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer) được gọi là phản ứng
A, Thủy phân.
B, Trùng hợp.
C, Trùng ngưng.
D, Xà phòng hóa.
Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer). Đáp án: B
Câu 27 [309500]: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A, Isopropane.
B, Isoprene.
C, Isopropyl alcohol.
D, Toluene.
Vì Isoprene trong CTCT chứa nối đôi C=C.
⇒ Isoprene có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp Đáp án: B
Câu 28 [309501]: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là
A, CH3CH2Cl.
B, CH2=CHCH3.
C, CH3CH2CH3.
D, CH3CH3.
Điều kiện chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là chứa liên kết bội hoặc vòng kém bền ⇒ CH2=CHCH3 do chứa nối đôi C=C. Đáp án: B
Câu 29 [309503]: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A, Isoprene.
B, Divinyl.
C, Ethylene.
D, Ethanol.
- Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Isoprene, divinyl và Ethylene có liên kết bội nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
- Ethanol không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Đáp án: D
Câu 30 [309504]: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A, Toluene.
B, Styrene.
C, Caprolactam.
D, Acrylonitrile.
- Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Styrene, caprolactam và acrylonitrile có liên kết bội nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
- Toluene không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Đáp án: A
Câu 31 [309505]: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là H2O) được gọi là phản ứng
A, Trùng hợp.
B, Thế.
C, Tách.
D, Trùng ngưng.
Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phần tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (ví dụ H2O) được gọi là phản ứng trùng ngưng.
Phân tích các đáp án : 
❌A. Sai. Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều monomer để tạo polymer mà không giải phóng phân tử nhỏ.
❌B. Sai. Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
❌C. Sai. Phản ứng tách là quá trình loại bỏ một phân tử nhỏ ra khỏi hợp chất lớn mà không hình thành polymer.
✔️D. Đúng. Phản ứng trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều monomer thành polymer đồng thời giải phóng một phân tử nhỏ.

⟹ Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 32 [309506]: Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A, Phenol và formaldehyde.
B, Buta-1,3-diene và styrene.
C, Adipic acid và hexamethylenediamine.
D, Terephthalic acid và ethylene glycol.
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H O, ...)
- Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng: Các monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết với nhau.
→ Buta-1,3-diene và styrene không thể tham gia phản ứng trùng ngưng..

⟹ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 33 [309509]: Dung dịch chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A, Isoprene.
B, Buta-1,3-diene.
C, Methyl methacrylate.
D, Aminoacetic acid.
Dung dịch chất tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết đôi C=C hoặc vòng không bền.
- Isoprene là CH2=C(CH3)-CH=CH2 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
- Buta-1,3-diene là CH2=CH-CH=CH2 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
- Methyl methacrylate là CH2=C(CH3)COOCH3 ⇒ có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
- Aminoacetic acid là H2NCH2COOH ⇒ không thể tham gia phản ứng trùng hợp. Đáp án: D
Câu 34 [309511]: Trùng hợp propylene thu được polymer có tên gọi là
A, Polyethylene.
B, Polystyrene.
C, Polypropylene.
D, Poly(vinyl chloride).
Phản ứng trùng hợp propylene:

⇒ Trùng hợp propylene thu được polymer có tên gọi là polypropylene.

⇒ Chọn đáp án C

Đáp án: C
Câu 35 [309512]: Trùng hợp acrylonitrile (CH2=CH–CN) thu được polymer được sử dụng để làm
A, Tơ capron.
B, Tơ lapsan.
C, Tơ viscose.
D, Tơ nitron.
Trùng hợp acrylonitrinile (CH =CH-CN) thu được polyacrylonitrile được sử dụng để làm tơ nitron - sợi "len" tổng hợp. polyacrylonitrile còn được gọi là poly(vinyl cyanua); tơ nitron hay tơ olon. Đáp án: D
Câu 36 [309513]: Chất nào sau đây trùng hợp tạo poly(methyl metacrylic)?
A, CH2=C(CH3)COOCH3.
B, CH2=CHCOOCH3.
C, CH3COOCH=CH2.
D, CH2=C(CH3)COOC2H5.
Trùng hợp CH2=C(CH3)COOCH3 tạo thành poli(metyl metacrylat). Đáp án: A
Câu 37 [309515]: Monomer được dùng để điều chế polystirene (PS) là
A, C6H5CH=CH2.
B, CH2=CHCH=CH2.
C, CH2=CH2.
D, CH2=CHCH3.
Polystirene được điều chế bằng cách trùng hợp stirene:
nC6H5CH=CH2 [-CH2-CH(C6H5)-]n

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 38 [309516]: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính, kính chống đạn,… Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây?
A, CH2=CHCOOCH3.
B, CH2=C(CH3)COOCH3.
C, CH3COOCH=CH2.
D, CH2=CHCN.
Thủy tinh hữu cơ là loại thủy tinh được cấu tạo từ CH2=C(CH3)COOCH3, tên gọi khác là Poly (methyl methacrylate)
Phân tích các đáp án khác:
❌A. Methyl acrylate : là monomer của poly(methyl acrylate), không phải PMMA.
❌C. Vinyl acetate (Axit etanoic vinyl ester) : là monomer dùng để tổng hợp polyvinyl acetate (PVA), một loại polymer ứng dụng trong keo dán và sơn.
❌D. Acrylonitrile (vinyl cyanide) : được dùng để tổng hợp polyacrylonitrile (PAN), một loại polymer dùng trong sản xuất sợi tổng hợp (Orlon, Acrilan).

⟹ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 39 [309519]: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer là
A, Vinyl acetate.
B, Vinyl chloride.
C, Acrylonitrile.
D, Propylene.
PVC hay Poly(vinyl cloride) là [-CH2-CH(Cl)-]n được điều chế từ monomer là vinyl chloride CH2=CH-Cl Đáp án: B
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 40 [309522]: PMMA hay poly(methyl methacrylate) là một polymer được điều chế từ methyl methacrylate. PMMA được sử dụng để sản xuất nhiều loại nhựa dẻo, trong đó có tấm nhựa Mica. Tấm nhựa Mica có thể trong suốt hoặc có nhiều màu sắc, mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau trong nghành dịch vụ. Tấm Mica trong suốt thường được so sánh với kính hay thủy tinh. Nó có tỷ trọng chỉ bằng 1 nửa so với thủy tinh, ánh sáng có thể đi xuyên qua 98%, cực kì bền, khó rạn nứt.

Cho các phát biểu sau:
(a) PMMA có thành phần nguyên tố hóa học giống thủy tinh vô cơ.
(b) Các phân tử methyl methacrylate kết hợp với nhau và đồng thời tách các phân tử nước để hình thành PMMA.
(c) PMMA thuộc loại polyester.
(d) Trong một mắt xích PMMA, phần trăm khối lượng carbon là 69,78%.
Phân tích các phát biểu:
❌ (a) Sai. PMMA còn được gọi là thủy tinh hữu cơ nên thành phần nguyên tố hoá học không giống với thuỷ tinh vô cơ.
❌ (b) Sai. Các phân tử methyl methacrylate kết hợp với nhau để hình thành PMMA nhưng không tách các phân tử nước .
✔️ (c) Đúng. PMMA thuộc loại polyester.
❌ (d) Sai. Trong một mắt xích PMMA (C5H8O2), phần trăm khối lượng carbon là:
Câu 41 [309523]: Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên.

Cho các phát biểu sau :
a. PET thuộc loại polyester.
b. Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.
c. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%.
d. Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. PET thuộc loại polyester.
✔️ b. Đúng. Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.
✔️ c. Đúng. Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%.
❌ d. Sai. Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
Câu 42 [309524]: Cao su buna-S là một polymer được điều chế từ buta-1,3-diene và styrene có xúc tác Na. Giống như nhiều vật liệu polymer, cao su buna-S được hình thành trong thế chiến để giải quyết tình trạng thiếu hụt cao su tự nhiên. Nó có khả năng chống mài mòn tuyệt vời, độ bền cao, khả năng chịu nén và chống nước tốt. Cao su buna-S được ứng dụng để làm lốp ô tô, đế và gót giày, khớp nối truyền động, phụ tùng ô tô. Giả sử trong phần mạch carbon của polymer, các phân tử buta-1,3-diene và styrene được sắp xếp luân phiên và xen kẽ nhau.

Cho các phát biểu sau:
(a) Cao su buna-S có thành phần nguyên tố hóa học giống với cao su buna.
(b) Chữ “S” trong tên cao su buna-S có ý nghĩa là đại diện cho nguyên tố sulfur (lưu huỳnh).
(c) Cao su buna-S được tổng hợp khi đồng trùng hợp buta-1,3-diene và styrene.
(d) Cao su buna-S thuộc loại polymer tổng hợp.
(e) Trong mỗi mắt xích cao su buna-S, phần trăm khối lượng carbon đều là 69,78%.
Trong số các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A, (a), (b) và (c).
B, (b), (c) và (d).
C, (a), (c) và (d).
D, (a), (c) và (e).
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Cao su buna-S có thành phần nguyên tố hóa học giống với cao su buna (đều có C, H).
❌ b. Sai. Chữ “S” trong tên cao su buna-S có ý nghĩa là đại diện cho styrene.
✔️ c. Đúng. Cao su buna-S được tổng hợp khi đồng trùng hợp buta-1,3-diene và styrene.
✔️ d. Đúng. Cao su buna-S thuộc loại polymer tổng hợp.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 43 [309525]: Teflon hay poly(tetrafluoroethylene) (viết tắt là PTFE) là polymer được điều chế từ tetrafluoroethylene. PTFE là một loại polymer nhiệt dẻo, có tính bền cao với dung môi và hóa chất. Độ bền nhiệt cao (tới 400oC mới bắt đầu thăng hoa), không nóng chảy, phân hủy chậm và đặc biệt nhất có thể kể đến là PTFE có hệ số ma sát rất nhỏ (0,05 - 0,10). Hệ số ma sát của PTFE thấp thứ ba trong số các vật liệu rắn được biết đến. Khả năng chống bám dính của nó còn được coi như là bề mặt duy nhất được biết đến mà tắc kè không thể bám vào.

Cho các phát biểu sau:
a. Phản ứng tổng hợp PTFE từ tetrafluoroethylene là phản ứng trùng hợp.
b. Trong polymer PTFE có chứa 4 nguyên tử fluorine.
c. PTFE là polymer bán tổng hợp.
d. Trong một mắt xích PTFE, phần trăm khối lượng carbon là 69,78%.

Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Phản ứng tổng hợp PTFE từ tetrafluoroethylene là phản ứng trùng hợp.
❌ b. Sai. Mỗi mắt xích của PTFE có công thức là (C2F4) nên trong polymer PTFE có chứa nhiều hơn 4 nguyên tử fluorine.
❌ c. Sai. PTFE là một polymer tổng hợp, được sản xuất hoàn toàn từ tetrafluoroethylene.
❌ d. Sai. Trong một mắt xích PTFE, phần trăm khối lượng carbon là: .
Câu 44 [309526]: Poly(vinyl chloride) (viết tắt là PVC) là một polymer được điều từ vinyl chloride. PVC có khả năng cách điện tốt nên được sử dụng để làm vỏ dây cáp điện. Khi cháy, dây bọc PVC có thể tạo thành khói hydrogen chloride (HCl); chlorine có tác dụng loại bỏ các gốc tự do và là nguồn cung cấp khả năng chống cháy cho vật liệu. Mặc dù khói HCl cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó hòa tan trong hơi ẩm và phân hủy trên các bề mặt, đặc biệt là ở những khu vực có không gian thoáng mát.

a. Mỗi mắt xích PVC có chứa số nguyên tử C bằng số nguyên tử H.
b. Trong mỗi mắt xích PVC có chứa 1 nguyên tử Cl.
c. Phản ứng tổng hợp PVC từ vinyl chloride là phản ứng trùng hợp.
d. PVC thuộc loại polymer tổng hợp.

Công thức phân tử của Poly(vinyl chloride) là:

Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Mỗi mắt xích PVC có chứa 2 nguyên tử C và 3 nguyên tử H.
✔️ b. Đúng. Trong mỗi mắt xích PVC có chứa 1 nguyên tử Cl.
✔️ c. Đúng. Phản ứng tổng hợp PVC từ vinyl chloride là phản ứng trùng hợp.
✔️ d. Đúng. PVC thuộc loại polymer tổng hợp.

Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 45 [309527]: Kevlar là một polyamide có độ bền kéo rất cao. Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội. Kevlar được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hai chất sau:

Trong một mắt xích của Kevlar có chứa bao nhiêu nguyên tử oxygen?
Điền đáp án: [..........]

Công thức cấu tạo của Kevlar là:

→ Trong một mắt xích của Kevlar có chứa 2 nguyên tử oxygen.

⇒ Điền đáp án: 2

Câu 46 [309528]: Cho dãy các polymer: (1) cellulose triacetate, (2) poly(hexamethylene adipamide), (3) polyacrylonitrile, (4) poly(ethylene terephthalate). Polymer thuộc loại polyamide là
Điên đáp án: [..........]
- Cellulose triacetate là một este, không phải polyamide.
- Polyacrylonitrile là một polymer nitrile, không phải polyamide.
- Poly(ethylene terephthalate) là một polyester, không phải polyamide.
⇒ Poly(hexamethylene adipamide) được tổng hợp từ adipic acid (dicarboxylic acid) và hexamethylenediamine (amine), chứa liên kết amide (-CONH-), nên nó là một polyamide.
⇒ Điền đáp án: 1
Câu 47 [309529]: Cho các polymer: (1) polyacrylonitrile, (2) poly(vinyl acetate), (3) poly(methyl methacrylate), (4) poly(ethylene terephthalate). Số polymer thuộc loại polyester là
Điền đáp án: [..........]
Trong công thức cấu tạo của các polymer, có poly(vinyl acetate), poly(ethylene terephthalate) và poly(methyl methacrylate) chứa nhóm -COO- nên thuộc loại polyester.
⇒ Điền đáp án: 3
Câu 48 [309530]: Cho các polymer: PE, PVC, tơ nylon-6, cellulose, tơ olon, cao su buna, tơ tằm, nylon-6,6. Số polymer có nguồn gốc tự nhiên là
Điền đáp án: [..........]
Đáp án 2.
Cellulose, tơ tằm
Câu 49 [309536]: Cho các polymer: cao su isoprene, cellulose, polycaproamide, polystyrene, cellulose triacetate, nylon-7, tơ viscose. Số polymer nhân tạo là
Điền đáp án: [..........]
Chỉ có cellulose triacetate và tơ visco là tơ nhân tạo.
⇒ Điền đáp án: 2
Câu 50 [309540]: Trong số các loại polymer sau: nylon-6; tơ acetate; tơ tằm; tơ viscose; nylon-6,6; tơ nitron; cao su buna; poly(methyl methacrylate); cao su thiên nhiên; PVC. Số polymer tổng hợp là
Điền đáp án: [..........]
Các polymer tổng hợp là: nylon-6; nylon-6,6; tơ nitron; cao su buna; poly (methyl methacrylate); PVC.
⇒ Điền đáp án: 6
Câu 51 [309542]: Cho dãy các polymer sau: (1) poly(vinyl chloride), (2) polyacrylonitrile, (3) polyethylene, (4) poly(vinyl acetate). Số polymer trong thành phần chỉ chứa nguyên tố carbon và hydrogen là
Điền đáp án: [..........]
Polymer trong thành phần chỉ chứa nguyên tố carbon và hydrogen là (3) polyethylene: -(CH2-CH2)n-
- Trong thành phần của (1) poly(vinyl chloride) có chứa thêm nguyên tố chlorine: (C2H3Cl)n.
- Trong thành phần của (2) polyacrylonitrile có chứa thêm nguyên tố nitrogen: (C3H3N)n.
- Trong thành phần của (4) poly(vinyl acetate) có chứa thêm nguyên tố oxygen: (C4H6O2)n.
⇒ Điền đáp án: 1
Câu 52 [309543]: Cho các polymer sau: poly(methyl methacrylate), polystyrene, nylon-7, polyethylene, nylon-6,6, polyacrylonitrile. Số polymer được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là
Điền đáp án:
[..........]
Đáp án 4
poly(methyl methacrylate), polystyrene, polyethylene, polyacrylonitrile.
Câu 53 [309544]: Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, vỏ đĩa CD, DVD,... Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:

Từ 100 kg benzene và 32 m3 ethylene (ở 25 °C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%. Khối lượng polymer A thu được là bao nhiêu kg?
(làm tròn đến một chữ số thập phân)
Điền đáp án: [..........]


Ta có: nbenzene < nethylene. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì ethylene dư, số mol sản phẩm theo lí thuyết tính theo benzene.
Hiệu suất chung cả quá trình là: H% = 60% . 55% . 60% = 19,8%
nA = 1282.19,8% = 253,84 (mol)
mA = 253,84 . 104 = 26399 (g) ≈ 26,4 (kg).
⇒ Điền đáp án: 26,4
Câu 54 [309553]: Trong công nghiệp, PVC dùng làm chất dẻo được sản xuất từ ethylene với hiệu suất giả định cho từng bước theo sơ đồ sau:

Cần bao nhiêu tấn ethylene để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ và hiệu suất trên?
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: [..........]
Đổi: 1 tấn = 1000 kg
Xét 1 mắt xích PVC, ta có sơ đồ sau:

Theo tỉ lệ ta có: n ethylene theo lý thuyết = x =
→ Hiệu suất toàn bộ quá trình là:
→ Khối lượng ethylene thực tế cần dùng là: (tấn)

⇒Điền đáp án: 0,98
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
POLYCAPROAMIDE
Polycaproamide (viết tắt là PCA còn có tên gọi khác là nylon 6) là một polymer được điều chế từ ε-aminocaproic acid, có màu trắng, không mùi.

Hình IV.1. Công thức cấu tạo của ε-aminocaproic acid
PCA là một trong các polymer tốt nhất được biết đến, nó được đặc trưng bởi khả năng chống mài mòn và va đập cơ học. PCA vô hại về mặt sinh lý học và đang được nghiên cứu trên cơ thể con người. Ngoài ra, PCA còn được dùng để sản xuất thảm, dây lốp, quần áo, hàng dệt kim, vải bọc, dù, dây thừng, dây an toàn.
Hình IV.2. PCA sản xuất hàng dệt kim, vải bọc.
Câu 55 [309545]: Tơ được chế tạo từ PCA thuộc loại
A, Thiên nhiên.
B, Nhân tạo.
C, Bán tổng hợp.
D, Tổng hợp.
Đáp án: D
Câu 56 [309546]: Phản ứng tổng hợp PCA từ ε-aminocaproic acid là phản ứng
A, Trùng hợp.
B, Trùng ngưng.
C, Acid base.
D, Oxi hoá khử.
Đáp án: B
Câu 57 [309547]: Trong một mắt xích PCA, phần trăm khối lượng carbon là
A, 78,25%.
B, 54,20%.
C, 80,66%.
D, 63,72%.
PCA (Nylon–6) có công thức: [NH–(CH2)5–CO]n

Xét trên 1 mắt xích:

Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 58 đến 60
NYLON 6,6
Nylon 6,6 là một polymer ngưng tụ tổng hợp được hình thành từ hexamethylenediamine, một phân tử có hai nhóm amino và adipic acid, một phân tử có hai nhóm carboxyl. Nước là phân tử nhỏ bị loại bỏ trong phản ứng ngưng tụ này.

Cả hexamethylenediamine và adipic acid đều chứa sáu nguyên tử carbon, đó là lý do tại sao polymer thu được được gọi là nylon 6,6. Giống như protein, nylon 6,6 chứa các liên kết amide giữa các monomer, vì vậy nylon 6,6 cũng là một polyamide.
Nylon 66 có độ bền và khả năng chống ăn mòn rất tốt, giúp nó trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều loại sản phẩm. Ngành dệt may: Nylon 66 được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may để tạo ra các loại vải quần áo, đồ thể thao và áo khoác. Độ bền kéo cao và khả năng chống ăn mòn tốt khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm như ba lô, hành lý và quần áo bảo hộ lao động hạng nặng. Công nghiệp ô tô: Nylon 66 được sử dụng rộng rãi cho các thành phần khác nhau trong ngành ô tô. Nó thường được tìm thấy trong các bộ phận động cơ, hệ thống nhiên liệu, đầu nối điện và các bộ phận bên dưới mui xe do khả năng chống nóng, hóa chất và ứng suất cơ học tuyệt vời.
Câu 58 [309548]: Nylon-6,6 có cấu trúc mạch carbon
A, Không phân nhánh.
B, Phân nhánh.
C, Không gian.
D, Không xác định.
Đáp án: A
Câu 59 [309549]: Giữa các monomer trong nylon-6,6 được liên kết với nhau bằng liên kết
A, Ester.
B, Amide.
C, Peptide.
D, Glycosidic.
Đáp án: B
Câu 60 [309551]: Tên gọi nylon-6,6 bắt nguồn từ việc
A, Hexamethylenediamine có chứa chứa 6 carbon.
B, Adipic acid có chứa chứa 6 carbon.
C, Polymer thuộc loại polymer tổng hợp.
D, Hai monomer cấu tạo thành đều chứa 6 carbon.
Đáp án: D