Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [247442]: Chất oxi hoá còn gọi là
A, chất bị khử.
B, chất bị oxi hoá.
C, chất có tính khử.
D, chất đi khử.
Chất oxi hoá còn gọi là chất bị khử. Đáp án: A
Câu 2 [247443]: Chất khử còn gọi là
A, chất bị khử.
B, chất bị oxi hoá.
C, chất có tính khử.
D, chất đi oxi hoá.
Chất khử còn gọi là chất bị oxi hoá. Đáp án: B
Câu 3 [247444]: Quá trình oxi hoá là
A, quá trình nhường electron.
B, quá trình nhận electron.
C, quá trình tăng electron.
D, quá trình giảm số oxi hoá.
Quá trình oxi hoá là quá trình nhường electron. Đáp án: A
Câu 4 [247445]: Chất khử là chất
A, nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B, nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C, nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D, nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Ta có: “Khử tăng o giảm”, khử cho, o nhận: Chất khử là chất nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Đáp án: A
Câu 5 [247447]: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A, Số mol.
B, Số oxi hóa.
C, Số khối.
D, Số proton.
Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố. Đáp án: B
Câu 6 [560408]: Cho quá trình oxi hóa – khử của Mg2+ với Mg như sau:
Mg2+ + 2e ⇌ Mg
Biểu diễn cặp oxi hóa – khử của quá trình trên là
A, Mg2+.
B, Mg.
C, Mg2+/Mg.
D, Mg/Mg2+.
Trong kí hiệu cặp oxi hoá – khử, dạng oxi hoá (dạng có số oxi hoá cao hơn) luôn ở bên trên còn dạng khử (dạng có số oxi hoá thấp hơn) luôn ở bên dưới.
→ Cặp oxi hoá - khử của quá trình là Mg2+/Mg.
Đáp án: C
Câu 7 [560409]: Cho quá trình oxi hóa – khử của Fe2+ với Fe3+ như sau:
Fe3+ + e ⇌ Fe2+
Biểu diễn cặp oxi hóa – khử của quá trình trên là
A, Fe3+/Fe.
B, Fe2+/Fe.
C, Fe2+/Fe3+.
D, Fe3+/Fe2+.
Trong kí hiệu cặp oxi hoá – khử, dạng oxi hoá (dạng có số oxi hoá cao hơn) luôn ở bên trên còn dạng khử (dạng có số oxi hoá thấp hơn) luôn ở bên dưới.
→ Cặp oxi hoá - khử của quá trình là Fe3+/Fe2+.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 8 [560410]: Khi nhúng thanh kim loại Cu vào trong dung dịch muối CuSO4 sẽ tạo thành điện cực của cặp oxi hóa – khử nào sau đây?
A, Cu3+/Cu.
B, Cu2+/Cu.
C, Cu2+/Cu3+.
D, Cu2+/SO42–.
Trong kí hiệu cặp oxi hoá – khử, dạng oxi hoá (dạng có số oxi hoá cao hơn) luôn ở bên trên còn dạng khử (dạng có số oxi hoá thấp hơn) luôn ở bên dưới.
→ Cặp oxi hoá - khử của quá trình là Cu2+/Cu.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 9 [560411]: Khi nhúng thanh kim loại Fe vào trong dung dịch muối Fe2(SO4)3 sẽ tạo thành điện cực của cặp oxi hóa – khử nào sau đây?
A, Fe3+/Fe.
B, Fe2+/Fe.
C, Fe2+/Fe3+.
D, Fe3+/ SO42–.
Trong kí hiệu cặp oxi hoá – khử, dạng oxi hoá (dạng có số oxi hoá cao hơn) luôn ở bên trên còn dạng khử (dạng có số oxi hoá thấp hơn) luôn ở bên dưới.
→ Cặp oxi hoá - khử của quá trình là Fe3+/Fe. Đáp án: A
Câu 10 [560412]: Thế điện cực chuẩn là thế điện cực được đo trong điều kiện nồng độ ion kim loại trong dung dịch là 1 M và nhiệt độ
A, 0oC.
B, 20oC.
C, 25oC.
D, 100oC.
Điều kiện chuẩn là điều kiện trong đó nồng độ của ion kim loại trong dung dịch là 1 M và nhiệt độ là 25 oC (nhiệt độ phòng)
Đáp án: C
Câu 11 [560413]: Hai cặp oxi hóa khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu đều được thiết lập ở điều kiện chuẩn thì nồng độ mol của 2 ion Zn2+ và Cu2+ trong dung dịch của từng điện cực như thế nào so với nhau?
A,
B,
C,
D, Chưa đủ thông tin để xác định.
Ở điều kiện chuẩn, cả hai cặp oxi hóa khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu đều có nồng độ mol chuẩn của ion là 1 M → nồng độ mol của Zn2+ và Cu2+ trong dung dịch của từng điện cực đều bằng 1 M vì điều kiện chuẩn trong điện hóa học được định nghĩa là nồng độ 1 M cho các ion trong dung dịch.
→ Nồng độ mol của Zn2+ và Cu2+ trong dung dịch của từng điện cực là bằng nhau và đều là 1 M trong điều kiện chuẩn.

⟹ Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 12 [560414]: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến thế điện cực của điện cực?
A, Bản chất của điện cực (kim loại).
B, Nhiệt độ.
C, Nồng độ mol của dung dịch.
D, Kích thước của điện cực.
Kích thước của điện cực không ảnh hưởng đến thế điện cực, vì thế điện cực phụ thuộc vào bản chất của điện cực (kim loại) và nồng độ ion, chứ không phải vào kích thước của điện cực đó. Đáp án: D
Câu 13 [560415]: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Trong các kim loại sau đây, kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A, Fe.
B, K.
C, Al.
D, Mg.
Kim loại có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại được liệt kê là Potassium (K), vì nó có thế điện cực chuẩn âm nhất. Đáp án: B
Câu 14 [560416]: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn Fe?
A, Ag.
B, Cu.
C, Pb.
D, Al.
Kim loại có tính khử mạnh hơn Fe là Al vì có thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá khử nhỏ hơn của Fe.
Kim loại có tính khử càng mạnh thì thế điện cực chuẩn càng nhỏ. Đáp án: D
Câu 15 [560417]: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Zn?
A, Ag.
B, Na.
C, Cu.
D, Au.
Kim loại có tính khử mạnh hơn Zn là Na vì có thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá khử nhỏ hơn của Zn.
Kim loại có tính khử càng mạnh thì thế điện cực chuẩn càng nhỏ. Đáp án: B
Câu 16 [560418]: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A, Ag.
B, Na.
C, Al.
D, Fe.
Tính khử của một kim loại được thể hiện qua khả năng nhường electron của nó. Kim loại có thế điện cực chuẩn Eo của cặp oxi hóa-khử Mn+/M càng lớn thì tính khử càng yếu, vì kim loại đó khó bị oxi hóa thành ion Mn+.

Phân tích các giá trị thế điện cực chuẩn:
: Kim loại Na Na có tính khử mạnh nhất.
: Kim loại Al có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn Na.
: Kim loại Fe có tính khử yếu hơn Al.
: Kim loại Cu có tính khử yếu hơn Fe.
: Kim loại Ag có tính khử yếu nhất trong các kim loại này.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 17 [560419]: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A, Cu2+.
B, Mg2+.
C, Pb2+.
D, Ag+.
Tính oxi hóa tăng dần như sau: Mg2+ < Pb2+ < Cu2+ < Ag+.
Vậy ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+. Đáp án: D
Câu 18 [560420]: Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A, Sn2+.
B, Ni2+.
C, Cu2+.
D, Fe2+.
Trong cùng điều kiện, tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy có xu hướng tăng dần như sau: Fe2+ < Ni2+ < Sn2+ < Cu2+
→ Ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là Cu2+
Đáp án: C
Câu 19 [560421]: Kim loại M tan được trong dung dịch HCl 1M ở 25oC tạo muối MCln và H2. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M như thế nào so với 2H+/H2?
A, Lớn hơn.
B, Nhỏ hơn.
C, Bằng nhau.
D, Không xác định.
2M + 2nH+ ⟶ 2Mn+ + nH2
Dựa vào phản ứng ta thấy H+ có tính oxi hóa mạnh hơn Mn+, M có tính khử mạnh hơn H2 ⟹ Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M nhỏ hơn so với 2H+/H2 Đáp án: B
Câu 20 [560422]: Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Zn2+/Zn và Fe2+/Fe. Phương trình hoá học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hoá - khử tương ứng đã cho là
A, Zn2+ + Fe Zn + Fe2+.
B, Zn + Fe2+ Zn2+ + Fe.
C, Fe2+ + Zn2+ Zn + Fe.
D, Zn + Fe Fe2+ + Zn2+.
Phương trình hoá học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hoá - khử tương ứng đã cho là: Zn + Fe2+ Zn2+ + Fe. Đáp án: B
Câu 21 [560423]: Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Ag+/Ag và Au3+/Au. Phương trình hoá học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hoá - khử tương ứng đã cho là
A, Ag+ + Au Ag + Au3+.
B, Ag + Au3+ Ag+ + Au.
C, Au3+ + Ag+ Ag + Au.
D, Ag + Au Au3+ + Ag+.

Phương trình hoá học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hoá - khử tương ứng đã cho là: Ag + Au3+ Ag+ + Au.

Đáp án: B
Câu 22 [560424]: Cho phương trình hóa học phản ứng: Fe + 3Ag+ Fe3+ + 3Ag.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A, Fe3+ là chất khử, Ag+ là chất oxi hóa.
B, Ag+ là chất khử, Fe3+ là chất oxi hóa.
C, Fe là chất khử, Ag+ là chất oxi hóa.
D, Fe là chất oxi hóa, Ag+ là chất khử.
Fe là chất khử vì số oxi hoá tăng (từ 0 lên +3)
Ag+ là chất oxi hoá vì số oxi hoá giảm (từ +1 xuống 0) Đáp án: C
Câu 23 [560425]: Cho phương trình hóa học phản ứng: 2Cr + 3Sn2+ 2Cr3+ + 3Sn.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A, Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
B, Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa.
C, Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
D, Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.
Cr là chất khử vì số oxi hoá tăng (từ 0 lên +3)
Sn2+ là chất oxi hoá vì số oxi hoá giảm (từ +2 xuống 0) Đáp án: C
Câu 24 [560426]: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B, Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C, Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D, Cu khử được Fe3+ thành Fe.
A. Sai. Fe2+ không oxi hóa được Cu thành Cu2+
B. Sai. Cu2+ không oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+ do có tính oxi hóa yếu hơn Fe3+
C. Đúng. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
D. Sai. Cu chỉ khử được Fe3+ xuống Fe2+

Đáp án: C
Câu 25 [560427]: Chromium (Cr) thường được sử dụng để mạ lên kim loại do Cr tạo được lớp phủ sáng bóng. Hãy cho biết thiết bị kim loại được mạ Cr có không bền trong môi trường dung dịch chất nào sau đây? Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp Cr2+/Cr là –0,910 V và các cặp Fe2+/Fe; Mg2+/Mg; Na+/Na; Al3+/Al tương ứng là –0,44 V; –2,37 V; –2,71 V; –1,66 V.
A, Fe(NO3)2.
B, Mg(NO3)2.
C, NaNO3.
D, Al(NO3)2.
Thế điện cực của cặp Fe2+/Fe lớn hơn cặp Cr2+/Cr nên Fe sẽ đứng sau Cr trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

⇒ Có phản ứng Cr + Fe(NO3)2 → Cr(NO3)2 + Fe Đáp án: A
Câu 26 [560428]: Cho bán phản ứng và giá trị thế điện cực chuẩn như sau:
Chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong bảng trên?
A, Co3+.
B, Cr3+.
C, Fe3+.
D, S2O82–.
Chất có tính oxi hoá mạnh nhất trong bảng trên là S2O82– vì nó có thế điện cực chuẩn lớn nhất. Đáp án: D
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 27 [560429]: Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch ZnSO4 để hình thành một điện cực theo sơ đồ dưới đây:
a. Bề mặt thanh kim loại kẽm tích điện âm.
b. Chỉ xảy ra duy nhất quá trình Zn nhường electron tạo thành Zn2+.
c. Lớp dung dịch gần thanh kẽm có số lượng ion Zn2+ lớn hơn.
d. Nếu thay dung dịch ZnSO4 bằng dung dịch Zn(NO3)2 thì bề mặt thanh
kim loại Zn tích điện dương.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Khi nhúng thanh kẽm vào dung dịch ZnSO4, một số nguyên tử kẽm trên bề mặt thanh kim loại sẽ bị oxi hóa thành ion Zn2+ và đi vào dung dịch, để lại các electron trên thanh kẽm. Vì thế, bề mặt thanh kẽm tích điện âm do sự dư thừa electron.
❌ b. Sai. Ngoài quá trình Zn nhường electron tạo thành Zn2+chiếm ưu thế cũng có một số ion Zn2+ từ dung dịch có thể bám lên bề mặt thanh kim loại và nhận electron, giảm thành kẽm kim loại.
✔️ c. Đúng. Lớp dung dịch gần thanh kẽm có số lượng ion Zn2+ lớn hơn.
❌ d. Sai. Nếu thay dung dịch ZnSO4 bằng dung dịch Zn(NO3)2 thì quá trình điện hoá vẫn diễn ra tương tự.
Câu 28 [560430]: Tiến hành lặp đặt bộ dụng cụ như minh hoạ ở hình dưới đây:
• Điện cực Cu: Cốc thuỷ tinh chứa thanh đồng Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 1 M (cốc ❶).
• Điện cực Zn: Cốc thuỷ tinh chứa thanh kẽm Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 1 M (cốc ❷).
• Cầu muối: Ống thuỷ tinh chữ U đựng dung dịch NaNO3 bão hoà kết nối hai cốc thuỷ tinh.

Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn điện qua một vôn kế, giá trị của vôn kế hiển thị là 1,10 V.
a. Có dòng điện chạy qua dây dẫn.
b. Điện thế của hai điện cực bằng nhau.
c. Hai điện cực hình thành là Cu/Cu2+ và Zn/Zn2+.
d. Nếu thay nồng độ của CuSO4 thành 2 M thì vôn kế vẫn hiển thị 1,10 V.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Có dòng điện chạy qua dây dẫn do vôn kế hiển thị giá trị là 1,10V.
❌ b. Sai. Sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực là nguyên nhân tạo ra dòng điện và giá trị điện thế đo được là 1,10 V.
❌ c. Sai. Hai điện cực hình thành là Cu2+/Cu và Zn2+/Zn.
❌ d. Sai. Yếu tố nồng độ của ion kim loại ảnh hưởng đến thế điện cực nên khi thay nồng độ của CuSO4 thành 2 M thì vôn kế hiển thị sẽ thay đổi.
Câu 29 [560431]: Nhúng một thanh kẽm vào cốc đựng dung dịch copper(II) sulfate, sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra thì thấy xuất hiện một lớp đồng màu nâu đỏ bám vào thanh kẽm.
a. Zn oxi hóa ion Cu2+.
b. Zn đóng vai trò là chất khử.
c. SO42– đóng vai trò là chất oxi hóa.
d. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Zn khử ion Cu2+.
✔️ b. Đúng. Zn đóng vai trò là chất khử vì có số oxi hoá tăng từ 0 lên +2.
❌ c. Sai. SO42– không tham gia trực tiếp vào phản ứng oxi hóa - khử, nên không phải chất oxi hóa.
✔️ d. Đúng. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm do chuyển thành kim loại Cu.
Câu 30 [560432]:

Hãy xem xét bảng thế điện cực chuẩn sau đây:


a. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A+(aq)

b. Ion có tính oxi hóa yếu nhất là C2+(aq).

c. Chất có tính khử mạnh nhất là A(s).

d. Chất có thể oxi hóa C2+(aq) là D3+(aq).

Nếu thế điện cực chuẩn càng lớn thì:
- Tính oxi hoá của ion Mn+ càng mạnh.
- Tính khử của kim loại M càng yếu.
Phân tích các phát biểu:
✔️ a. Đúng. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A+(aq) do có thế điện cực chuẩn lớn nhất.
❌ b. Sai. Ion có tính oxi hóa yếu nhất là D3+(aq) do có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất.
❌ c. Sai. Chất có tính khử mạnh nhất là D(s) do có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất.
❌ d. Sai. D3+(aq) không thể oxi hoá C2+(aq) do có thế điện cực nhỏ hơn nên tính oxi hoá yếu hơn.
Câu 31 [560433]: Hình vẽ dưới đây cho thấy điện cực kẽm chuẩn được nối với điện cực hydrogen chuẩn.

Sự chênh lệch thế điện cực chuẩn đo được là 0,76 V và dòng điện di chuyển từ điện cực kẽm về điện cực hydrogen chuẩn.

a.
Thế điện cực chuẩn của 2H+/H2 là 0,76 V.

b. Dòng electron chạy từ điện cực kẽm về điện cực hydrogen.

c. Thay dung dịch acid HCl 1 M bằng dung dịch acid H2SO4 1 M thì sự
chênh lệch thế điện cực chuẩn đo được là 0,76 V.

d. Nếu coi thế điện cực chuẩn của 2H+/H2 là 1 V thì thế điện cực chuẩn
của Zn2+/Zn là 1,76 V.
Sự chênh lệch thế điện cực đo được là 0,76 V và dòng electron mang điện tích âm di chuyển từ điện cực kẽm về điện cực hydrogen chuẩn ⇝ Điện cực kẽm chứa nhiều electron và thế điện cực sẽ âm hơn.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Thế điện cực chuẩn của 2H+/H2 là 0,00 V.
✔️ b. Đúng. Dòng electron chạy từ điện cực kẽm về điện cực hydrogen.
❌ c. Sai. Thế điện cực chuẩn phụ thuộc vào nồng độ H+ thông qua phương trình Nernst. Khi nồng độ H+ tăng, thế điện cực của cặp H+/H2 sẽ thay đổi, và do đó sự chênh lệch thế điện cực sẽ không còn là 0,76 V.
❌ d. Sai. Nếu coi thế điện cực chuẩn của 2H+/H2 là 1 V thì thế điện cực chuẩn của Zn2+/Zn là 1 - 0,76 V = 0,24V

Câu 32 [560434]: Cho danh sách thế điện chuẩn cực sau:


a. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Co.
b. Ion Zn2+ dễ bị oxi hóa nhất.
c. Kim loại Ag khó bị oxi hóa nhất.
d. Chỉ có 3 kim loại trong dãy phản ứng được với ion Ag+.
Nếu thế điện cực chuẩn càng lớn thì:
- Tính oxi hoá của ion Mn+ càng mạnh.
- Tính khử của kim loại M càng yếu.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Zn.
❌ b. Sai.E^0 Zn 2+ không dễ bị oxi hóa, mà kim loại Zn dễ bị oxi hóa (do E thấp nhất). Vì vậy, câu này sai.
✔️ c. Đúng. Kim loại Ag khó bị oxi hóa nhất do có tính khử yếu nhất.
❌ d. Sai. Có 4 kim loại trong dãy phản ứng được với ion Ag+ do cả 4 kim loại đều có thế điện cực nhỏ hơn Ag.
Câu 33 [560435]: Sơ đồ sau được thiết kế để tìm thế điện cực chuẩn của kẽm:


a.
Dụng cụ A là ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện (đơn vị volt).

b. Dụng cụ B là cầu muối, ví dụ NaNO3.

c. Dung dịch C bắt buộc phải là dung dịch muối của kim loại kẽm.

d. D là điện cực trơ, có thể làm bằng Pt.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Dụng cụ A là Volt kế để đo cường độ dòng điện  (đơn vị volt).
✔️ b. Đúng. Dụng cụ B là cầu muối, ví dụ NaNO3.
✔️ c. Đúng. Dung dịch C bắt buộc phải là dung dịch muối của kim loại kẽm.
✔️ d. Đúng. D là điện cực trơ, có thể làm bằng Pt.
Câu 34 [560436]: Danh sách dưới đây cho biết thế điện cực chuẩn của năm bán phản ứng:

a. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất danh sách là Fe2+.
b. Kẽm (Zn) dễ bị oxi hóa nhất trong danh sách các chất.
c. I2 có thể phản ứng được với tất cả các kim loại có trong danh sách.
d. Một phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa - khử trên là 2Fe3+ + 2I– ⟶ 2Fe2+ + I2.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất danh sách là Fe3+ do có thế điện cực chuẩn lớn nhất.
✔️ b. Đúng. Kẽm (Zn) dễ bị oxi hóa nhất trong danh sách các chất.
✔️ c. Đúng. I2 có thể phản ứng được với tất cả các kim loại có trong danh sách.
✔️ d. Đúng. Một phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa - khử trên là 2Fe3+ + 2I– ⟶ 2Fe2+ + I2.
Câu 35 [560437]: Cho giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử như bằng sau:


a.
Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Fe3+ và Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+.

b. Zn có tính khử mạnh hơn Pb và Zn2+ có tính oxi hoá yếu hơn Pb2+.

c. Những kim loại có thế điện cực chuẩn âm đều khử được H+ thành H2
và phản ứng được trong dung dịch HCl.

d. Kẽm có thể khử các ion Fe2+ và Ni2+ về kim loại Fe và Ni nhưng không
thể khử ion Al3+ về kim loại Al.
Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Fe3+ và Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+.
✔️ b. Đúng. Zn có tính khử mạnh hơn Pb và Zn2+ có tính oxi hoá yếu hơn Pb2+.
✔️ c. Đúng. Những kim loại có thế điện cực chuẩn âm đều khử được H+ thành Hvà phản ứng được trong dung dịch HCl.
✔️ d. Đúng. Kẽm có thể khử các ion Fe2+ và Ni2+ về kim loại Fe và Ni nhưng không thể khử ion Al3+ về kim loại Al.
Câu 36 [560438]: Cho các cặp oxi hoá - khử: Al3+/Al; Cr3+/Cr; Co2+/Co; Sn4+/Sn2+; Sn2+/Sn và Cl2(g)/2Cl với các thế khử chuẩn lần lượt là –1,676 V; –0,740 V; –0,280 V; 0,150 V; –0,14 V và 1,360 V.

a. Al, Cr, Sn đều tham gia phản ứng với dung dịch HCl, oxi hóa H+ (trong HCl) thành H2.

b. Chất có tính oxi hoá mạnh nhất là Cl2.

c. Chất có khả năng khử Cr3+(aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn là Co.

d. Chất có khả năng khử Sn4+(aq) thành Sn2+(aq) nhưng không khử được Cr2+(aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn là Co.
Phân tích các phát biểu:
 a. Sai. Al, Cr và Sn đều có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0 nên sẽ tham gia phản ứng với dung dịch HCl, khử H+ (trong HCl) thành H2
✔️ b. Đúng. Chất có tính oxi hoá mạnh nhất là Cl2.
❌ c. Sai. Chất có khả năng khử Cr3+(aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn là Al.
✔️ d. Đúng. Chất có khả năng khử Sn4+(aq) thành Sn2+(aq) nhưng không khử được Cr2+(aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn là Co.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 37 [560439]: Cho từng kim loại: Na, Ba, Fe, Mg, Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Có bao nhiêu kim loại tham gia phản ứng khử ion Fe3+?
Điền đáp án: ..........
Để kim loại khử được Fe3+ thì thế điện cực chuẩn Eo của phản ứng oxi hóa kim loại đó phải nhỏ hơn Eo của Fe3+/Fe2+.

Các kim loại có thể khử ion Fe3+ trong dung dịch Fe2(SO4)3 là Cu, Fe và Mg.
Các kim loại mạnh như K, Ba, Ca, Na khi trong dung dịch đầu tiên sẽ hản ứng với H2O tạo dung dịch kiềm trước, sau đó dung dịch kiềm mới phản ứng với dung dịch muối, đây chỉ là phản ứng trao đổi chứ không phải phản oxi hóa-khử nên ko có quá trình oxi hoá-khử.
⇒ Điền đáp án: 3
Câu 38 [560440]: Điện cực nhôm Al3+/Al chuẩn được nối với điện cực hydrogen chuẩn 2H+/H2 thì vôn kế hiển thị giá trị là 1,66 V và dòng electron di chuyển từ điện cực nhôm về điện cực hydrogen. Thế điện cực chuẩn của Al3+/Al bằng bao nhiêu volt (V)?
Điền đáp án: ..........
Sự chênh lệch thế điện cực đo được là 1,66 V dòng electron mang điện tích âm di chuyển từ điện cực nhôm về điện cực hydrogen chuẩn ⇝ Điện cực nhôm chứa nhiều electron, thế điện cực sẽ âm hơn và bằng -1,66 V
⇒ Điền đáp án: -1,66
Câu 39 [560441]: Điện cực đồng Cu2+/Cu chuẩn được nối với điện cực hydrogen chuẩn 2H+/H2 thì vôn kế hiển thị giá trị là 0,34 V và dòng electron di chuyển từ điện cực hydrogen về điện cực đồng. Thế điện cực chuẩn của Cu2+/Cu bằng bao nhiêu volt (V)?
Điền đáp án: ..........
Sự chênh lệch thế điện cực đo được là 0,34 V và dòng electron di chuyển từ điện cực hydrogen chuẩn về điện cực đồng ⇝ Điện cực đồng chứa ít electron, thế điện cực sẽ dương hơn và bằng +0,34 V
⇒ Điền đáp án: 0,34
Câu 40 [560442]: Cho bảng thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử sau:

Có bao nhiêu kim loại trong bảng phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo thành kim loại Ag?
Điền đáp án: ..........
Kim loại phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo thành kim loại Ag nghĩa là đã khử ion Ag+ thành kim loại Ag.
Các kim loại khử ion Ag+ thành kim loại Ag có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn Ag: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Pb, Cu.
Bốn kim loại K, Ba, Ca, Na cũng có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn Ag tuy nhiên không thể phản ứng trực tiếp được với dung dịch AgNO3 tạo thành kim loại Ag mà sẽ phản ứng với nước trong dung dịch trước để tạo base, sau đó mới phản ứng với AgNO3
⇒ Điền đáp án: 7
Câu 41 [560443]: Cho bảng thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử sau:

Có bao nhiêu kim loại trong bảng phản ứng được với dung dịch acid HCl tạo thành khí H2?
Điền đáp án: ..........
Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl tạo thành khí H2 nghĩa là đã khử ion H+ thành khí H2.
Các kim loại khử ion H+ thành khí H2 có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn H: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. (Pb có thể điện cực chuẩn âm nhưng không phản ứng với HCl do lớp PbCl2 không tan bao kín lấy thanh Pb).
⇒ Điền đáp án: 9
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó các electron được chuyển từ chất phản ứng này sang chất phản ứng khác. Ví dụ: nếu ta cho một miếng kim loại zinc (kẽm – Zn) vào dung dịch chứa ion copper (đồng – Cu) thì phản ứng sau sẽ xảy ra:

Zn(s) + Cu2+(aq) ⟶ Zn2+(aq) + Cu(s).

Phản ứng này được thể hiện trên hình bên. Trong quá trình này, các nguyên tử kẽm bị oxy hóa (chúng mất electron) và các ion đồng bị khử (chúng thu được electron). Mỗi nguyên tử kẽm mất đi hai electron để trở thành ion kẽm,

Zn(s) ⟶ Zn2+(aq) + 2e.

và mỗi ion đồng nhận thêm hai electron để trở thành nguyên tử đồng.

Cu2+(aq) + 2e ⟶ Cu(s).

Tổng của hai nửa phương trình phản ứng là phương trình tổng thể của phản ứng oxi hóa khử:

Quá trình oxy hóa kẽm trong dung dịch đồng(II) sulfate.

Để một quá trình nhận được electron thì quá trình khác phải mất đi electron. Quá trình oxy hóa là quá trình mất đi electron. Quá trình ngược lại, quá trình nhận electron, được gọi là quá trình khử. Trong phản ứng của Zn với Cu2+, Zn được gọi là chất khử vì nó cho electron làm Cu2+ bị khử. Cu2+ được gọi là chất oxi hóa vì nó nhận electron nên Zn bị oxi hóa.
Câu 42 [382309]: Quá trình oxy hóa là quá trình
A, mất đi electron.
B, nhận lại electron.
C, chất phản ứng có số oxi hóa không đổi.
D, chất phản ứng có số oxi hóa giảm.
Quá trình oxi hóa là quá trình mất electron của một nguyên tử, ion hoặc phân tử, làm tăng số oxi hóa của nó.

Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 43 [382310]: Trong phản ứng trên, nếu thay tấm kim loại kẽm (Zn) bằng tấm kim loại sắt (Fe) thì
A, Fe đóng vai trò là chất oxi hóa.
B, Cu2+ đóng vai trò là chất oxi hóa.
C, Fe sẽ nhường đi electron để hình thành Fe3+.
D, Cu sẽ nhường electron để hình thành Cu2+.
Zn + Cu2+ ⟶ Zn2+ + Cu
Cu có sự giảm số oxi hóa từ +2 xuống 0 ⟶ Cu2+ đóng vai trò là chất oxi hóa.

Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 44 [382311]: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch 100 mL CuSO4 aM. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy từ từ thanh kẽm ra bên ngoài, sấy khô và cân lại cẩn thận thanh kẽm. Các thông tin được ghi lại trong bảng sau:

Giả sử toàn bộ lượng kim loại sinh ra sẽ bám hoàn toàn trên thanh kẽm. Giá trị của a là
A, 0,2 M.
B, 0,15 M.
C, 0,1 M.
D, 0,3 M.
Khối lượng thanh Zn thay đổi:
m sau - m trước = 0,778 - 0,793 = - 0,015g
⟶ Zn giảm do Zn tan vào dung dịch, Cu bám vào.
Zn + Cu2+ ⟶ Zn2+ + Cu
n Zn tan = n Cu bám
ta có: m ( Zn sau) = m (Zn trước) - m(Zn tan ) + m(Cu bám vào)
0,778 = 0,793 - 65n + 64n
⟶ n = 0,015 mol
⟶ a = n : V = 0,015 : 0,1 = 0,15M    

Chọn đáp án B Đáp án: B
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 45 đến 47
KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Khi thực hiện phản ứng cho kim loại sắt (Fe) vào dung dịch copper(II) chloride (CuCl2) thì xảy ra phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình sau:


Đây là một ví dụ về phản ứng oxi hóa khử. Sắt thay thế đồng trong dung dịch muối bằng cách oxy hóa từ Fe thành Fe2+. Đồng bị đẩy khỏi muối (và bị loại khỏi dung dịch) bằng cách khử từ Cu2+ thành Cu. Cloride (Cl), chất không bị oxy hóa cũng không bị khử, đóng vai trò như là một ion quan sát trong phản ứng này.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cho kim loại đồng vào dung dịch chứa iron(II) chloride (FeCl2)? Liệu Cu(s) có bị oxy hóa thành Cu2+(aq) bởi Fe2+(aq) giống như cách Fe(s) bị oxy hóa thành Fe2+(aq) bởi Cu2+(aq) không? Câu trả lời là không. Trên thực tế, sẽ không có phản ứng nào xảy ra nếu chúng ta nhúng kim loại đồng vào dung dịch FeCl2.

Cu(s) + Fe2+(aq) ⟶ không phản ứng

Dãy hoạt động hóa học của kim loại (bảng bên dưới) là danh sách các kim loại (và hydrogen) được sắp xếp từ trên xuống dưới theo chiều dễ bị oxi hóa giảm dần. Cột thứ hai và thứ năm hiển thị bán phản ứng khử tương ứng với từng nguyên tố trong cột đầu tiên. Lưu ý vị trí của sắt và đồng trong bảng. Sắt xuất hiện ở vị trí cao hơn trong bảng và do đó dễ bị oxi hóa hơn. Trên thực tế, một nguyên tố trong dãy sẽ bị oxi hóa bởi các ion của bất kỳ nguyên tố nào xuất hiện bên dưới nó. Do đó, theo kết quả của bảng, kim loại sắt sẽ bị oxi hóa bởi dung dịch chứa bất kỳ ion nào sau đây: Cr3+, Fe2+, Cd2+, Co2+, Ni2+, Sn2+, H+, Cu2+, Ag+, Hg2+, Pt2+, hoặc Au3+. Ngược lại, sắt sẽ không bị oxi hóa bởi dung dịch chứa các ion Mn2+, Al3+, Mg2+, Na+, Ca2+, Ba2+, K+, Li+.
Câu 45 [382315]: Trong phản ứng giữa kim loại Fe dung dịch CuCl2 ,
A, Fe đóng vai trò chất oxi hóa.
B, ion Cl đóng vai trò là chất khử.
C, Cu đóng vai trò là ion quan sát.
D, ion Cu2+ đóng vai trò là chất oxi hóa.
Fe + Cu2+ ⟶ Fe2+ + Cu
Sắt (Fe) từ trạng thái 0 lên +2 (mất electron), nên bị oxi hóa → Fe là chất khử.
Ion Cu2+ từ +2 xuống 0 (nhận electron), nên bị khử → Cu 2+là chất oxi hóa.

⇒ Chọn đáp án D  Đáp án: D
Câu 46 [382316]: Dựa vào bảng trên, hãy cho biết kim loại thiếc Sn không phản ứng được với dung dịch chứa ion nào dưới đây?
A, Pb2+.
B, H+.
C, Ag+.
D, Co2+.
Vì ECo2+/Co < ESn2+/Sn nên Co có tính khử mạnh hơn Sn.
⇒ Sn không phản ứng được với dung dịch chứa ion Co2+

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 47 [382317]: Dữ liệu cho thấy kết quả của sự kết hợp giữa kim loại và ion kim loại như sau:
Thí nghiệm 1: A(s) + D+(aq) →A+(aq) + D(s).
Thí nghiệm 2: C(s) + B+(aq) → C+(aq) + B(s).
Thí nghiệm 3: D(s) + B+(aq) → không phản ứng.
Thí nghiệm 4: C(s) + A+(aq) → không phản ứng.
Thí nghiệm 5: B(s) + E+(aq) → B+(aq) + E(s).
Thí nghiệm 6: D(s) + E+ (aq) → không có phản ứng.
Khả năng hoạt động hóa học đối với năm kim loại: A, B, C, D và E theo thứ tự giảm dần là
A, A > C > B > E > D.
B, A > B > C > E > D.
C, D > C > B > E > A.
D, B > C > A > D > E.
Thí nghiệm 1: A(s) + D+(aq) → A+(aq) + D(s)
⟹ A có tính khử mạnh hơn D ⇒ A > D
Thí nghiệm 2: C(s) + B+(aq) → C+(aq) + B(s)
⟹ C có tính khử mạnh hơn B ⇒ C > B
Thí nghiệm 5: B(s) + E+(aq) → B+(aq) + E(s)
⟹ B có tính khử mạnh hơn E ⇒ B > E
Thí nghiệm 4: C(s) + A+(aq) → không phản ứng
⟹ C < A
⟹ A > C > B > E
Thí nghiệm 6: D(s) + E+ (aq) → không có phản ứng
⟹ E > D
⟹ A > C > B > E > D

⇒ Chọn đáp án A

Đáp án: A
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 48 đến 50
ĐIỆN CỰC HYDROGEN TIÊU CHUẨN (SHE)

Điện cực hydrogen tiêu chuẩn (standard hydrogen electrode – SHE) bao gồm một dây bạch kim (Platinum - Pt) được nối với một tấm bạch kim, trên tấm bạch kim có phủ một lớp bạch kim mịn, dùng làm bề mặt trơ cho phản ứng:


SHE cho phép bạch kim tiếp xúc với cả ion H+ (aq) 1M và dòng khí hydrogen ở áp suất
1 atm. SHE có thể hoạt động như cực dương xảy ra quá trình H+ tạo H2 hoặc cực âm H2 tạo H+, tùy thuộc vào bản chất của điện cực kia. Khi nối điện cực Zn2+/Zn chuẩn với SHE thì quá trình xảy ra như sau:
Câu 48 [560444]: Dây bạch kim Pt có vai trò
A, chất khử.
B, chất oxi hoá.
C, chất dẫn điện.
D, chất bị khử.
- Pt là kim loại trơ, không bị oxy hóa hay tham gia phản ứng trong quá trình điện phân, nên thường dùng làm điện cực trơ (cực dương hoặc cực âm).
- Pt được dùng làm điện cực trơ trong nhiều ứng dụng điện phân quan trọng nhờ tính bền vững và dẫn điện tốt.

Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 49 [560445]: Thế điện cực chuẩn của Zn2+/Zn là
A, 0,00 V.
B, –0,76 V.
C, +0,76 V.
D, –1,76 V.


Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 50 [560446]: Nếu nối một điện cực chuẩn Xn+/X với SHE, trên SHE xảy ra quá trình:H2 2H+ + 2e thì điện cực Xn+/X có thế điện cực chuẩn như thế nào?
A,
B,
C,
D,
H→ 2H++2e
Đây là phản ứng oxi hóa H2 thành ion H+ tức là SHE đóng vai trò là anot (+) => Zn đóng vai trò cathode
Vì SHE đóng vai trò anot, nên thế điện cực chuẩn của Xn+ phải lớn hơn thế điện cực chuẩn của SHE (0,00V), tức là:EoXn+/X > 0,00V.

Chọn đáp án A Đáp án: A