Dạng 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [560525]: Trong bình điện phân, sự oxi hoá
A, chỉ xảy ra ở cực dương (anode).
B, chỉ xảy ra ở cực âm (cathode).
C, xảy ra ở cực dương (anode) và cực âm (cathode).
D, không xảy ra ở cực dương (anode) và cực âm (cathode).
Anode là nơi xảy ra sự oxi hóa. Cathode là nơi xảy ra sự khử. Đáp án: A
Câu 2 [560526]: Cho một bình điện phân chứa dung dịch FeCl2. Tiến hành điện phân thì ở anode xảy ra quá trình
A, Fe(s) Fe2+(aq) +2e.
B, Fe2+(aq) + 2e Fe(s).
C, 2Cl(aq) Cl2(g) + 2e.
D, Cl2(g) + 2e 2Cl(aq).

Trong bình điện phân FeCl2, anode là cực dương (+) là nơi các ion âm (Cl-) tiến về.
Tại đây xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl- :

2Cl- ➝ Cl2 + 2e

Đáp án: C
Câu 3 [560527]: Cathode trong bình điện phân là điện cực nơi xảy ra
A, quá trình nhường electron.
B, quá trình oxi hóa.
C, quá trình khử.
D, quá trình các chất tăng số oxi hóa.
Cathode là điện cực xảy ra quá trình khử. Anode là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa.  Đáp án: C
Câu 4 [560528]: Tiến hành điện phân dung dịch SnCl2(aq) như hình:

Ở anode xảy ra quá trình
A, oxi hóa ion Cl.
B, khử ion Cl.
C, oxi hóa ion Sn2+.
D, khử ion Sn2+.
Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa Cl-:
2Cl- ➝ Cl2 + 2e Đáp án: A
Câu 5 [560529]: Quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) thu được đồng thời NaOH và hai đơn chất là
A, O2 và Cl2.
B, H2 và Cl2.
C, H2 và O2.
D, Na và Cl2.
Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O ➝ 2NaOH + H2 + Cl2
Đáp án: B
Câu 6 [560530]: Ở cathode (cực âm) của bình điện phân sẽ thu được kim loại khi điện phân dung dịch nào sau đây?
A, HCl.
B, NaCl.
C, CuCl2.
D, KNO3.
Tại cathode (-) của 4 bình điện phân: HCl, NaCl, CuCl2, KNO3
★ Cation không bị điện phân: Na+; K+ (nước sẽ bị điện phân)
★ Cation bị điện phân: Cu2+; H+
 Cu2+ + 2e ➝ Cu
 H+ + 2e ➝ H2
=> Dung dịch CuCl2 sẽ thu được kim loại ở cathode Đáp án: C
Câu 7 [560531]: Kim loại nào sau đây được tạo thành khi điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sulfate tương ứng?
A, Na.
B, Al.
C, Mg.
D, Cu.
Các cation: Na+, K+, Ba2+, Mg2+, Al3+ KHÔNG bị điện phân mà nước sẽ bị điện phân.

Cation Cu2+ bị điện phân: Cu2+ + 2e ➝ Cu Đáp án: D
Câu 8 [560532]: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là
A, Na2SO4.
B, NaNO3.
C, Na2CO3.
D, NaCl.
Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O ➝ 2NaOH + H2 + Cl2
Đáp án: D
Câu 9 [560533]: Điện phân dung dịch chất T (với điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch có chứa chất tan là base. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của T?
A, CuSO4.
B, AgNO3.
C, FeCl3.
D, NaCl.
Phương trình điện phân:
⋆ 2CuSO4  +  H2O  ➝  2Cu  +  2O +  H2SO4
⋆ 4AgNO3  +  2H2O  ➝  4Ag  +  O +  4HNO3
⋆ 2FeCl +   6H2O   ➝  2Fe(OH)3  +  3Cl +  3H2
⋆ 2NaCl + 2H2O ➝ 2NaOH + H2 + Cl2

➝ Dựa vào sản phẩm thì dung dịch NaCl có chứa chất tan là base Đáp án: D
Câu 10 [560534]: Điện phân dung dịch chất E (với điện cực trơ), thu được dung dịch có chứa chất tan là acid. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của E?
A, K2SO4.
B, CuSO4.
C, NaCl.
D, KNO3.
⋆ 2CuSO4  +  H2O  ➝  2Cu  +  2O +  H2SO4
⋆ 2NaCl + 2H2O ➝ 2NaOH + H2 + Cl2
⋆ Điện phân K2SO4, KNO3 thực chất là điện phân H2O
H2O ➝ H2 + O2
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 11 [560535]: Điện phân dung dịch nào sau đây thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)?
A, Cu(NO3)2.
B, FeCl2.
C, K2SO4.
D, FeSO4.
Vì cation K+ và anion SO42- không bị điện phân trong dung dịch nên thực tế điện phân K2SO4 là điện phân H2O: 
⋆ H2O ➝ H2 + O2 ➝ Ở cả 2 điện cực có khí thoát ra ngay lúc mới bắt đầu điện phân. Đáp án: C
Câu 12 [560536]: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì
A, ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl.
B, ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl.
C, ở cực âm xẩy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl.
D, ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl.
Trong điện phân:
+ Cathode (cực âm) là nơi xảy ra quá trình khử
+ Anode (cực dương) là nơi xảy ra quá trình oxi hóa
Phản ứng điện cực:
Cathode (-): Na+ không bị điện phân => H2O bị khử 2H2O + 2e ➝ H2 + 2OH-
Anode (+): Cl- bị oxi hóa  => 2Cl- ➝ Cl2 + 2e Đáp án: A
Câu 13 [560537]: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl, ở anode (cực dương) thu được chất nào?
A, Cl2.
B, Na.
C, NaOH.
D, H2.
Dưới tác dụng của điện trường, ion Cl- chạy về cực dương. Tại đây xảy ra quá trình oxi hóa Cl-
2Cl- ➝ Cl2 + 2e
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 14 [560538]: Khi điện phân NaCl nóng chảy (với điện cực trơ), tại cathode xảy ra
A, sự oxi hóa ion Cl.
B, sự oxi hóa ion Na+.
C, sự khử ion Cl.
D, sự khử ion Na+.
Cathode là cực âm nên hút các ion dương (Na+), và tại đây xảy ra quá trình khử Na+:
Na+ + 1e ➝ Na

=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 15 [560539]: Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 với anode than chì, hỗn hợp khí thoát ra ở anode gồm O2 và hai khí nào sau đây?
A, Cl2 và F2.
B, H2 và Cl2.
C, CO và CO2.
D, H2 và H2S.
Do điện cực anode làm bằng than chì, khí O2 sinh ra ở nhiệt độ cao đốt cháy C thành CO và CO2:
 2C + O2 ➝ 2CO
C + O2 ➝ CO2
=> Ngoài O2 thì hỗn hợp khí thoát ra ở anode có thêm CO và CO2. Đáp án: C
Câu 16 [560540]: Tiến hành điện phân LiCl nóng chảy. Điện áp tối thiểu cần thiết để quá trình điện phân bắt đầu xảy ra là bao nhiêu? Biết EoLi+/Li = - 3,05 V; EoCl2/2Cl- = 1,36 V.
A, 4,41 V.
B, 1,69 V.
C, 1,56 V.
D, 2,76 V.
Điện phân nóng chảy LiCl:
(-) Cathode: Li+ + 1e ➝ Li         (Eo Li+/Li= - 3,05 V)
(+) Anode: 2Cl- ➝ Cl2 + 2e       (EoCl2/2Cl-= 1,36 V)

=> U = Eo (+) - Eo (-) = 1,36 - (-0,35) = 4,41 V

=> Đáp án A

Đáp án: A
Câu 17 [560541]: Tiến hành điện phân dung dịch CuBr2. Điện áp tối thiểu cần thiết để quá trình điện phân bắt đầu xảy ra là bao nhiêu? Biết Eo Cu2+/Cu= 0,34 V; EoBr2/2Br-= 1,07 V.
A, 2,70 V.
B, 1,41 V.
C, 0,73 V.
D, 3,15 V.
Điện phân nóng chảy CuBr2:
(-) Cathode: Cu2+ + 2e ➝ Cu      (Eo Cu2+/Cu= 0,34 V)
(+) Anode: 2Br- ➝ Br2 + 2e         (EoBr2/2Br-= 1,07 V)
=> U = Eo (+) - Eo (-) = 1,07 - 0,34 = 0,73 V

=> Đáp án C

Đáp án: C
Câu 18 [560542]: Kim loại nào có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A, Cu.
B, K.
C, Al.
D, Mg.
★ Điều chế Cu bằng phương pháp điện phân dung dịch vì ion Cu2+ bị khử thành kim loại Cu.
★ Các ion K+, Al3+, Mg2+ không bị điện phân trong dung dịch. Có thể điều chế K, Al, Mg bằng điện phân nóng chảy. Đáp án: A
Câu 19 [560543]: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là
A, Ni, Cu, Ag.
B, Li, Ag, Sn.
C, Ca, Zn, Cu.
D, Al, Fe, Cr.
Các ion kim loại kiềm (Li+, Na+, K+); kiềm thổ (Ca2+, Ba2+); nhôm (Al3+) không bị khử trong dung dịch nên không thể điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ).
=> Loại đáp án B, C, D vì có chứa Li, Ca, Al. Đáp án: A
Câu 20 [560544]: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A, Na.
B, Cu.
C, Ag.
D, Fe.
⭐ Cu, Ag, Fe sử dụng phương pháp điện phân dung dịch.
⭐ Điều chế Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Đáp án: A
Câu 21 [560545]: Dãy gồm các kim loại thường điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A, Na, Ca, Al.
B, Mg, Fe, Cu.
C, Cr, Fe, Cu.
D, Cu, Au, Ag.
Phương pháp điện phân nóng chảy có thể điều chế được kim loạt hoạt động mạnh (kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm) => Chọn A Đáp án: A
Câu 22 [560546]: Một học sinh tiến hành nghiên cứu quá trình điện phân của zinc chloride theo sơ đồ như sau:

Lý do nào làm quá trình điện phân không xảy ra?
A, Do sử dụng ZnCl2 rắn.
B, Các điện cực không dẫn điện.
C, Nguồn điện không được kết nói đúng cách.
D, Hai điện cực không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Lí do quá trình điện phân không xảy ra là do sử dụng ZnCl2 rắn, chất điện phân ở trạng thái rắn mà không được nung chảy, các ion không thể di chuyển, và dòng điện không thể chạy qua.
=> Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 23 [560547]: Một học sinh tiến hành lắp sơ đồ điện phân dung dịch copper (II)sulfate như hình:

Những chất nào được tạo thành ở điện cực âm (cathode) và điện cực dương (anode)?
A, Điện cực âm: Hydrogen, Điện cực dương: Sulfur.
B, Điện cực âm: Copper, Điện cực dương: Oxygen.
C, Điện cực âm: Sulfur, Điện cực dương: Hydrogen.
D, Điện cực âm: Oxygen, Điện cực dương: Copper.

=> Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 24 [560548]: Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?
A, Al2O3.
B, Al(OH)3.
C, AlCl3.
D, NaAlO2.
Trong công nghiệp, sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy với cả 2 điện cực bằng than chì. Đáp án: A
Câu 25 [560549]: Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là
A, AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
B, AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên không nóng chảy mà thăng hoa.
C, Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.
D, Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.
Không dùng AlCl3 vì ở nhiệt độ cao AlCl3 nhị hợp thành Al2Cl6 nên không thể tồn tại ở dạng nóng chảy.
⭒ Al2O3 bền nhiệt hơn rất nhiều nên có thể tồn tại ở dạng nóng chảy
❌A sai: Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 thấp hơn Al2O3.
❌C sai: Điện phân AlCl3 nóng chảy vẫn tạo ra Cl2, nhưng đây không phải là lý do chính khiến người ta không sử dụng nó để điều chế Al.
❌D sai: Điện phân Al2O3 nóng chảy tạo ra Al có độ tinh khiết cao, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Tính chất thăng hoa của AlCl3 mới là lý do chính.

⟹ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 26 [560550]: Một trong những ứng dụng quan trọng của điện phân là điều chế aluminium từ quặng bauxite và cryolite. Vai trò nào sau đây của cryolite không đúng?
A, làm tăng khả năng dẫn điện.
B, làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp.
C, giảm sự tiếp xúc của nhôm lỏng với O2 trong không khí.
D, làm giảm nhiệt độ sôi của Al2O3.
Vai trò của cryolite:
⭐ Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp (từ 2072oC xuống khoảng 1000o)
⭐Làm tăng độ dẫn điện của hỗn hợp nóng chảy ➝ Làm tăng hiệu suất điện phân.
⭐ Tạo một lớp xỉ ngăn nhôm sinh ra không tiếp xúc với về mặt và không bị oxi hóa bởi O2 trong không khí. Đáp án: D
Câu 27 [560551]: Trong quá trình mạ điện, phủ lớp đồng lên bề mặt của một chiếc chìa khóa thì nhận định nào sau đây không đúng?
A, Cathode (cực âm) gắn với chiếc chìa khóa.
B, Anode (cực dương) gắn với thanh đồng.
C, Cả chìa khóa và thanh đồng cùng nhúng trong dung dịch CuSO4.
D, Nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
✔ A. Cathode (cực âm) xảy ra quá trình khử Cu2+ + 2e ➝ Cu => Cu sinh ra sẽ bám lên chìa khóa.
✔ B. Anode (cực dương) gắn với kim loại. Cu ➝ Cu2+ + 2e => Hiện tượng dương cực tan.
✔ C. Hai điện cực được ngâm trong dung dịch CuSO4.
 D. Nồng độ Cu2+ không đổi nhờ 2 quá trình xảy ra đồng thời tại anode và cathode. Đáp án: D
Câu 28 [560552]: Khi cần tinh chế một tấm sắt có độ tinh khiết thấp thì lắp tấm sắt này vào
A, anode trong dung dịch FeSO4.
B, cathode trong dung dịch FeSO4.
C, anode trong Fe(OH)2.
D, cathode trong Fe(OH)2.
Quá trình tinh luyện Fe bằng phương pháp điện phân:

(-) Cathode: làm bằng tấm sắt có độ tinh khiết thấp. Tại đây ion Fe2+ bị điện phân bám lên tấm sắt tạo lớp sắt tinh khiết.

Fe2+ + 2e ⟶ Fe
(+) Anode: làm bằng tấm sắt có độ tinh khiết thấp. Tại đây xảy ra quá trình oxi hóa Fe tạo thành Fe2+ tan vào dung dịch.

Fe(s) ➝ Fe2+(aq) + 2e

⇒ Chọn đáp án A 
Đáp án: A
Câu 29 [560553]: Vàng kim loại được thu thập từ bên dưới lớp bùn dương cực khi hỗn hợp kim loại đồng và vàng được tinh chế bằng phương pháp điện phân.

Giải thích cho hiện tượng này là
A, vàng chưa bị điện phân tại điện áp của đồng.
B, vàng được sinh ra ở cathode.
C, một phần kim loại đồng được chuyển hóa thành vàng.
D, ion kim loại vàng bị khử thành vàng kim loại.
Au ở cực dương (anode) không bị oxi hóa (không phản ứng) => Lắng xuống đáy bình tạo thành lớp bùn dương cực. Đáp án: A
Câu 30 [560554]: Trong quá trình điện phân CaCl2 nóng chảy, dòng điện 1,12 A chạy qua bình điện phân trong 3,0 giờ. Khối lượng Ca sinh ra ở cathode là bao nhiêu?
A, 2,51 gam.
B, 10,0 gam.
C, 1,26 gam.
D, 5,02 gam.
Ta có: I = 1,12A
           t= 3 (h) = 10 800 (s)
           ne trao đổi của Ca = 2
Áp dụng định luật Faraday:
                 mCa = (MCa x I x t) / (F x ne trao đổi) = (40 x 1,12 x 10 800) / (96 500 x 2) = 2,51 (gam)
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 31 [560555]: Cần cho dòng điện 0,995 A chạy qua dung dịch H2SO4 trong bao lâu để tạo ra 1,38L O2 ở điều kiện chuẩn?
A, 6 tiếng.
B, 10 tiếng.
C, 3 tiếng.
D, 24 tiếng.
nO2 = 1,38 / 24,79 (mol)
Tại anode (+): 2H2O ➝ O2 + 4H++ 4e  => Số e trao đổi để tạo ra O2 là 4e.
Áp dụng định luật Faraday:    
nO2 =  (I x t) / (F x ne trao đổi)  =  (0,995 x t) / (96 500 x 4)
=> t ≈ 21595(s) ≈ 6 (h) Đáp án: A
Câu 32 [560556]: Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây thì thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất quá trình điện phân là
A, 90%.
B, 80%.
C, 100%.
D, 75%.
Đổi: t = 6 phút 40 giây = 400 giây
        I = 1,93A 
Theo định luật Faraday, khối lượng Na thu được là:
       mNa = (M x I x t) / (F x ne trao đổi)= (23 x 1,93 x 400) / (96 500 x 1) = 0,184 gam

Trong khi đó khối lượng Na thực tế thu được là 0,1472 gam

=>      H% = (mthực tế / mlý thuyết) x 100%
                 = (0,1472/ 0,184) x 100% = 80%
 => Đáp án B Đáp án: B
Câu 33 [560557]: Để điều chế 1 tấn clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl người ta phải dùng tối thiểu là 1,735 tấn NaCl. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A, 59%.
B, 85%.
C, 90%.
D, 95%.
Phương trình điện phân nóng chảy:     2NaCl ➝ 2Na + Cl2
Tính toán theo phương trình hóa học:  nCl2= 1/71 => n NaCl = 2/71

=> mNaCl phản ứng= n x M = (2/71) x 58,5 = 1,648 (tấn)

=> H% = (mNaCl phản ứng / mNaCl cần dùng) x 100%
            = (1,648 / 1,735) x 100% =  94,99%
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 34 [560558]: Tại một nhà máy sản xuất nhôm, tiến hành điện phân nóng chảy Al2O3 (hiệu suất điện phân bằng 100%) với cường độ dòng điện 200000A. Khối lượng kilogram Al thu được trong một ngày (24 giờ) có giá trị gần nhất với
A, 540.
B, 1080.
C, 1620.
D, 2160.
Đổi: t= 24 (h) = 24 x 60 x 60 = 86 400 (s)
        I= 200 000 A
Phương trình xảy ra tại cathode(-):   Al3+ + 3e ➝ Al  => số e trao đổi là 3

 => mAl = (MAl x I x t) / (F x n) = (27 x 200 000 x 86 400) / (96 500 x 3) = 1612 (kg) Đáp án: C
Câu 35 [560559]: Ở một nhà máy luyện kim, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anode than chì (giả thiết hiệu suất điện phân đạt 100%). Cứ trong 1,32 giây, ở anode thoát ra 24,79 lít hỗn hợp khí X (đkc) có tỉ khối so với H2 bằng 16,2. Dẫn lượng khí này vào nước vôi trong (dư), tạo thành 4 gam kết tủa. Khối lượng Al nhà máy sản xuất được trong một ngày (24 giờ) là
A, 3499,2 kg.
B, 2073,6 kg.
C, 2332,8 kg.
D, 2419,2 kg.
Phản ứng điện phân: 2Al2O3 ➝ 4Al (cathode) + 3O2 (anode)
Khí O2 sinh ra đốt cháy điện cực anode làm bằng than chì thành CO và CO2.
Xét 24,79 lít khí X (đkc) :       O2   x (mol)
                                              CO    y (mol)
                                              CO2   z (mol)
(1)      x + y + z = 1
(2)      32x + 28y + 44z = mX= MX . n= 32,4
Khi cho X vào nước vôi trong dư, chỉ có CO2 bị hấp thụ
=> nCO= nkết tủa = nCaCO= 4/100 = 0,04 (mol)

Thay z = 0,04 vào 2 phương trình trên, suy ra:   x= 0,94;   y= 0,02 (mol).
Trong X:     nO= 2nO2 + 2nCO2 + nCO = 1,98 (mol)
             =>  nAl = 2/3 nO = 1,32 (mol)
mAl = 1,32 x 27 = 35,64 (gam) là khối lượng Al sinh ra trong 1,32 giây.
=> Trong 24 giờ (86400 giây):  mAl= 35,64 x (86 400/1,32) = 2 332 800 gam= 2332,8 kg

Đáp án: C
Câu 36 [560560]: Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi là 1,93A. Sau thời gian t phút (ở cathode chưa có bọt khí) thì dừng điện phân và khối lượng cathode tăng 1,92 gam. Giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào cathode. Giá trị của t là
A, 50.
B, 20.
C, 30.
D, 40.

Sau t phút, ở cathode(-) chưa có bọt khí => chỉ có Cu2+ bị khử

Cu2+ + 2e ➝ Cu
Ta có: I = 1,93 A;    mcathode tăng = m Cu sinh ra= 1,92 gam
=> Áp dụng định luật Faraday ta có:

t = (mCu x F x n) / (MCu x I) = (1,92 x 96500 x 2) / (64 x 1,93) = 3 000 (s) = 50 phút

Đáp án: A
Câu 37 [560561]: Tiến hành điện phân (điện cực trơ) 300 mL dung dịch CuSO4 0,10M với cường độ dòng điện 1,93A đến khi dung dịch mất màu xanh thì cần thời gian là
A, 25 phút.
B, 20 phút.
C, 40 phút.
D, 50 phút.

nCuSO4= 0,3. 0,1 = 0,03 (mol)
Dung dịch mất màu xanh chứng tỏ đã điện phân hết Cu2+ trong dung dịch =>  nCu= 0,03 (mol)

Áp dụng định luật Faraday ta có:
            nCu = (I x t) / (F x ne trao đổi )
    <=> 0,03 = (1,93 x t) / (96500 x 2)

Tính được  t = 3 000 giây = 50 phút => Đáp án D

Đáp án: D
Câu 38 [560562]: Sơ đồ cho thấy một bình điện phân được cung cấp năng lượng bởi một pin điện. Xác định từng điện cực từ trái sang phải là cathode hay anode?
A, Cathode, anode, anode, cathode.
B, Cathode, anode, cathode, anode.
C, Anode, cathode, anode, cathode.
D, Anode, anode, cathode, cathode.
Trong bình điện phân và pin điện, anode là nơi xảy ra quá trình oxi hóa (nhường e), cathode là nơi xảy ra quá trình khử (nhận e). 
Dựa vào sơ đồ ta nhận thấy điện cực thứ nhất (từ trái sang phải) nhường electron ⇒ Anode.
Tương tự thế, ta có thứ tự điện cực: Anode, cathode, anode, cathode.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 39 [560563]: Sơ đồ dưới đây cho thấy bố trí thí nghiệm để điện phân nóng chảy lead bromide với hai điện cực trơ:


a. Nếu lead bromide ở trạng thái rắn (chưa nóng chảy) thì bóng đèn không sáng.

b. Các hạt chì màu bạc hình thành bên dưới cực âm.

c. Khí bromine màu nâu thoát ra ở anode.

d. Cực dương bằng than chì tan dần theo thời gian điện phân.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️a. Đúng. Lead bromide ở trạng thái rắn nên dòng điện chưa truyền qua được.
❌ b. Sai. Cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử Pb2+ thành các hạt Pb bám lên trên điện cực.
✔️ c. Đúng. Tại anode(+) 2Br- ➝ Br2 + 2e => Có khí Br2 thoát ra.
❌ b. Sai. Cực dương bằng than chì giữ nguyên theo thời gian điện phân.
Câu 40 [560564]: Hình dưới đây mô phỏng quá trình điện phân nóng chảy lead bromide.

a. Ở hình 1, các ion ở trạng thái nóng chảy di chuyển về các điện cực.
b. Trong hình 2, cứ 1 ion Br nhận 2 electron ở cực anode.
c. Trong hình 3, xuất hiện kim loại chì ở điện cực cathode.
d. Phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân là phản ứng oxi hóa khử.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️ a. Đúng. Ở trạng thái nóng chảy, ion Br- di chuyển về điện cực anode(+) và ion Pb2+ di chuyển về điện cực cathode(-).
❌ b. Sai. Vì 2Br- ➝ Br2 + 2e => ion Br- nhường 2 electron.
✔️ c. Đúng. Tại cathode(-) xảy ra phản ứng: Pb2+ + 2e ➝ Pb.
✔️ d. Đúng. Phản ứng oxi hóa khử vì tại anode xảy ra quá trình oxi hóa, tại cathode xảy ra quá trình khử.
Câu 41 [560565]: Nguyên tố magnesium, được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân từ muối MgCl2 nóng chảy như bình điện phân được hiển thị dưới đây:

Cho

a. Khí chlorine bắt đầu thoát ra khi có điện áp tối thiểu đặt vào pin là
3,73 V.

b. Anode xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl.

c. Cathode thu được kim loại Mg nóng chảy.

d. Phản ứng xảy ra trong bình điện phân là phản ứng tự diễn biến.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️ a. Đúng. Điện áp tối thiểu đặt vào pin U=│Eo cathode - Eo anode│=│-2,37 - 1,36│= 3,73 (V)
✔️ b. Đúng. Tại anode(+): 2Cl- ➝ Cl2 + 2e
✔️ c. Đúng. Tại cathode(-): Mg2+ + 2e ➝ Mg
❌ d. Sai. Phản ứng trong bình điện phân không phải là phản ứng tự diễn biến mà cần có sự can thiệp của dòng điện.
Câu 42 [560566]: Nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy quặng bauxite chứa thành phần chính là Al2O3.

a. Cathode xảy ra quá trình khử Al3+.
b. Ở anode xuất hiện khí CO và CO2.
c. Na3AlF6 được thêm vào sẽ nổi lên trên, bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
d. Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng than chì.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️ a. Đúng. Tại cathode (-) xảy ra quá trình khử: Al3+ + 3e ➝ Al.
✔️ b. Đúng. Do điện cực anode làm bằng than chì, khí O2 sinh ra đốt cháy dần carbon thành CO và CO2
✔️ c. Đúng. Na3AlF6 tạo một lớp xỉ ngăn nhôm sinh ra không tiếp xúc với bề mặt và không bị oxi hóa trong không khí.
❌ d. Sai. Sau một thời gian điện phân thì điện cực anode than chì bị mòn- lúc này mới phải thay thế bằng điện cực mới.
Câu 43 [560567]: Điện phân dung dịch NaCl là một phương pháp thu được những sản phẩm có tính ứng dụng rất cao trong ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này được vận dụng phần lớn vào việc xử lý nước hồ bơi do tạo ra ion ClOcó tính oxi hóa mạnh.

a. Ở cathode thu được khí H2.
b. Nếu không có màng ngăn, khí Cl2 sinh ra phản ứng với NaOH tạo thành nước Javel.
c. Theo thời gian, nồng độ ion Na+ giảm dần.
d. Phản ứng xảy ra trong bình điện phân là quá trình không tự diễn biến.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️ a. Đúng. Ở cathode (-): ion Na+ không bị điện phân, H2O bị điện phân (Phương trình phản ứng: 2H2O + 2e ➝ H2 + 2OH-)
✔️ b. Đúng. Không có màng ngăn, NaOH sinh ra ở cathode sẽ phản ứng với khí Cl2 sinh ra ở anode => sinh ra dung dịch (NaOCl, NaCl) gọi là nước Javel.
❌ c. Sai. Ion Na+ không bị điện phân nên nồng độ không đổi.
✔️ d. Đúng. Phản ứng trong điện phân là quá trình không tự diễn biến mà cần có sự can thiệp của dòng điện.
Câu 44 [560568]: Quá trình điện phân dung dịch NaCl đặc thu được hai khí A và B như sơ đồ dưới đây:

a. Hai khí A và B đều nhẹ hơn không khí.
b. Cả 2 điện cực có thể được làm bằng carbon.
c. Xảy ra quá trình điện phân nước ở cả hai điện cực.
d. Ống nghiệm thu khí A không màu; còn ống nghiệm thu khí B có màu vàng nhạt.
Phân tích các phát biểu sau:
❌ a. Sai. Quá trình điện phân NaCl tạo ra 2 khí là H2 và Cl2. Trong đó, H2 nhẹ hơn không khí và Cl2 nặng hơn không khí
✔️ b. Đúng. Điện cực carbon có đặc tính trơ và ổn định => có thể dùng để điện phân dung dịch NaCl.
❌ c. Sai. Lúc bắt đầu điện phân, ở anode điện phân ion Cl-, cathode điện phân H2O. Đến khi ion Cl- hết thì cả 2 điện cực mới xảy ra điện phân H2O.
❌ d. Sai. Điện cực dương (anode) sinh ra khí Cl2 (khí A màu vàng nhạt); Điện cực âm (cathode) sinh ra khí H2 (khí B không màu).
Câu 45 [560569]: Tiến hành điện phân dung dịch Na2SO4(aq). Nhỏ thêm chất chỉ thị phenolphthalein vào mỗi điện cực.
a. Có khí thoát ra ở cả hai điện cực.
b. Phía bên cực anode dung dịch có màu hồng; còn phía bên cực cathodedung dịch không đổi màu.
c. Sau khi ngừng điện phân, dung dịch của hai nửa pin được trộn lẫn thìmàu hồng của dung dịch trở nên đậm hơn.
d. Phương trình điện phân là 2H2O ⟶ 2H2 + O2 cho thấy Na2SO4không có đóng góp gì trong quá trình điện phân.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️ a. Đúng. Ion Na+ và ion SO42- không bị điện phân nên H2O ở 2 điện cực bị điện phân sinh ra khí ở cả 2 điện cực.
❌ b. Sai. Tại anode(+): 2H2O ➝ O2 + 4H+ + 4e. Tại cathode(-): 2H2O + 2e ➝ H2 + 2OH- => Cathode (tạo ion OH-) làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
❌ c. Sai. Trộn dung dịch 2 nửa pin thì mất màu hồng vì ion H+ trung hòa hết lượng ion OH-.
❌ d. Sai. Na2SO4 phân li ra các ion dẫn điện => làm giảm điện trở của bình điện phân ⇒ tăng hiệu suất quá trình điện phân.
Câu 46 [560570]: Có 6 hóa chất từ A đến F được hòa tan trong nước và lần lượt nối vào mạch điện bên dưới. A đại diện cho một ampe kế, được sử dụng để đo dòng điện. Bảng hiển thị kết quả.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️a. Đúng. Tại cathode thu được kim loại Cu, anode thu được khí chlorine => hóa chất A có thể là CuCl2
Cathode ( - ) : Cu2+ + 2e ⟶ Cu
Anode ( + ) :  2Cl- ⟶ Cl2 + 2e
✔️ b. Đúng. Vì cường độ dòng điện bằng 0 nên chất C không dẫn diện, không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch => Saccharose là đúng.
❌ c. Sai. Tại anode (+) thu được khí oxygen (nước bị điện phân) nên anion trong dung dịch không bị điện phân. Tuy nhiên có nhiều loại anion không bị điện phân như SO42-, NO3-, ClO4-,... => Dung dịch E và F có thể chứa khác loại anion.
Anode (+) 2H2O ⟶ 4H+ + O2 + 4e
❌d. Sai. Điện phân dung dịch B, D, E tại cathode có thể là điện phân nước và H+ để tạo H2
Câu 47 [560571]: Đồng có thể được mạ lên một chiếc thìa bằng cách đặt chiếc thìa vào dung dịch CuSO4(aq) và nối nó với một thanh đồng thông qua nguồn điện như minh họa dưới đây:

a. Chiếc thìa được lắp vào anode.
b. Miếng đồng được lắp vào cathode.
c. Sau khi điện phân, thấy hiện tượng dương cực tan.
d. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không đổi.
Phân tích các phát biểu sau:
❌ a. Sai. Vật cần mạ (chiếc thìa) được gắn vào cực âm nguồn điện (cathode).
❌ b. Sai.  Anode (cực dương) gắn với miếng kim loại đồng dùng để mạ.
✔️ c. Đúng. Điện cực Cu (anode) bị tan ra do Cu chuyển thành ion Cu2+ hay còn gọi là hiện tượng dương cực tan.
✔️ d. Đúng. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không đổi.
Câu 48 [560572]: Mạ điện là một trong những ứng dụng quan trọng của điện phân, hình dưới đây mô tả quá trình mạ silver lên một chiếc bình bằng thép.

Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm cathode, kim loại mạ gắn với cực dương anode của nguồn điện trong dung dịch điện phân.
Mạ điện là một công nghệ điện phân. Quá trình tổng quát là:
– Trên anode xảy ra quá trình hòa tan kim loại:
M – ne ⟶ Mn+
– Trên cathode xảy ra quá trình cation phóng điện trở thành kim loại mạ:
Mn+ + ne → M

Phân tích các phát biểu:
✔️a) Đúng. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ (bình thép) được gắn với cực âm cathode, kim loại mạ (silver) gắn với cực dương anode của nguồn điện trong dung dịch điện phân.
❌b) Sai. Trên anode xảy ra quá trình hòa tan kim loại: Ag(s) – e ⟶ Ag+(aq)
✔️c) Đúng. Trên anode xảy ra quá trình hòa tan kim loại
❌d) Sai. Ion Ag+ di chuyển về cathode (cực âm), bị khử thành kim loại Ag và phủ lên bề mặt của bình thép.
Câu 49 [560573]: Đồng có độ tinh khiết cao có thể thu được từ đồng có độ tinh khiết thấp qua quá trình tinh luyện bằng phương pháp điện phân:

a. Đồng có độ tinh khiết thấp được lắp vào cực dương.
b. Theo thời gian, khối lượng đồng ở anode giảm dần.
c. Cathode thu được đồng có độ tinh khiết cao không lẫn tạp chất.
d. Các tạp chất không bị oxi hóa sẽ rơi xuống đáy bình tạo thành bùndương cực.
Phân tích các phát biểu sau:
✔️a. Đúng. Cực dương (anode) làm bằng tấm đồng có độ tinh khiết thấp. Tại đây xảy ra quá trình oxi hóa Cu tạo thành ion Cu2+ tan vào trong dung dịch.
✔️ b. Đúng. Cu bị oxi hóa tại anode nên khối lượng giảm dần: Cu ➝ Cu2+ + 2e
✔️ c. Đúng. Tại cực âm (cathode) ion Cu2+ bị điện phân, Cu bám lên điện cực tạo lớp đồng tinh khiết đến 99,95%.
✔️ d. Đúng. Các tạp chất không bị oxi hóa sẽ rơi xuống đáy bình tạo thành bùn dương cực.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 50 [560574]: Kim loại magnesium được sản xuất thương mại bằng cách tách MgCl2 khỏi nước biển, sau đó điện phân muối nóng chảy.
MgCl2(l) Mg(l) + Cl2(g)
Nếu sử dụng cường độ dòng điện 500 A thì cần bao nhiêu giờ để chuyển toàn bộ 1000 kg MgCl2 thành Mg kim loại?
Điền đáp án: ..........
Đổi mMgCl2 = 1000 kg = 1.000.000 gam

nMg = nMgCl2 = 10526,3 (mol)

Quá trình khử: Mg2+ + 2e ➝ Mg => Số e trao đổi bằng 2e.

Áp dụng định luật Faraday:

 nMg= (I x t) / (F x ne trao đổi)= (500 x t) / (96500 x 2) = 10526,3

Tính ra t= 4 063 151 giây= 1129 giờ
=> Điền đáp án: 1129

Câu 51 [560575]: Trong một thí nghiệm, người ta thêm 10 ml HCl vào điện cực cathode cùng với phenolphthalein. Quá trình điện phân được thực hiện với dòng điện 25 mA và màu dung dịch trở thành màu hồng sau 8 giờ. Nồng độ mol của HCl là bao nhiêu?
Điền đáp án: ..........
Tại cathode xảy ra phản ứng: 2H2O + 2e ➝ H2 + 2OH-
Đổi t= 8h = 28 800s ;  I= 25mA = 0,025A
➝ nH2= (I.t) / (F.ne trao đổi) = (0,025. 28800) / (96500. 2) = 3,73. 10-3 mol
➝ nOH- = 2.nH2= 7,46. 10-3
Dung dịch trở thành màu hồng khi ion H+ trong dung dịch bị trung hòa hết
=> nH+ = nOH- = 7,46. 10-3
➝ CM= n/ V= 7,46. 10-3/ 0,01 ≈ 0,75 M
=> Điền đáp án: 0,75
Câu 52 [560576]: Điện phân KBr nóng chảy tạo ra khí bromine, có thể sử dụng trong quá trình bromine hóa công nghiệp. Sẽ mất bao lâu để chuyển đổi một lượng phenol nặng 500 kg thành monobromo phenol bằng dòng điện 20 kA?
Điền đáp án: ..........
Ta có 2Br- ➝ Br2 + 2e => ne trao đổi= 2
Đổi: I = 20 kA = 20 000A
Vì tạo thành monobromo phenol nên tỉ lệ phản ứng là 1 Br2 : 1 phenol
➝ nBr2 thoát ra= nphenol = = 5319,15 (mol)
Áp dụng định luật Faraday:
=> t= 51330 giây = 855,5 phút
=> Điền đáp án: 856
Câu 53 [560577]: Một học sinh tiến hành một thí nghiệm để tính giá trị của hằng số Faraday F. Một dòng điện có cường độ 0,300 A chạy qua dung dịch đồng(II) sulfate trong đúng 40 phút. Có 0,240 g đồng lắng đọng ở cathode. Giá trị của F là a×104 (đơn vị C/mol). Xác định giá trị của a. Cho biết nguyên tử khối của Cu = 63,5.
Điền đáp án: .........
Áp dụng định luật Faraday:
=> F= 95250 (C/mol) = 9,53. 104=> a= 9,53
=> Điền đáp án: 9,53
Câu 54 [560578]: Xét quá trình sản xuất nhôm được thực hiện theo phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy với điện cực than chì. Trung bình để sản xuất được 1 tấn Al thì khối lượng của điện cực than chì bị tiêu hao do phản ứng oxi hoá là bao nhiêu tấn? Giả thiết thành phần khí bay ra ở cực dương gồm 50% CO và 50% CO2 về thể tích.
(làm tròn đến số nguyên)
Điền đáp án: ..........
Đổi: 1 tấn= 106 gam => nAl=
Phương trình phản ứng: 2Al2O3 ➝ 4Al + 3O2 => nO2 = =
Điện cực than chì phản ứng với O2 theo 2 phương trình:
2C + O2 ➝ 2CO
C + O2 ➝ CO2
Vì thành phần khí CO và CO2 là bằng nhau nên nCO = nCO2 = x
=> Số mol O2 phản ứng= 0,5x + x = 1,5x = 250000/9
=> x= 500000/27
=> nC phản ứng = 2.x= 1000000/27 => mC= 0,44 tấn
=> Điền đáp án: 0,44
Câu 55 [560579]: Nếu chi phí điện để sản xuất magnesium bằng phương pháp điện phân magnesium chloride nóng chảy là 155 USD/tấn kim loại, thì chi phí điện (tính bằng USD) cần thiết để sản xuất 10,0 tấn magnesium là bao nhiêu?

(làm tròn đến số nguyên)

Điền đáp án: ..........
Phương trình điện phân: MgCl2 ⟶ Mg + Cl2

nMg= 10/24 = nMgCl2
=> mMgCl2 = 10/24.95= 39,583 tấn
=> Chi phí cần thiết là 39,583 . 155 = 6135 USD
=> Điền đáp án: 6135
Câu 56 [560580]: Một dòng điện không đổi chạy trong 3,75 giờ qua hai bình điện phân mắc nối tiếp. Một bình chứa dung dịch AgNO3, một bình chứa dung dịch CuCl2. Trong thời gian này, thu được 2,00 gam Ag trong bình điện phân đầu tiên. Có bao nhiêu gam đồng được chứa trong bình điện phân thứ hai?
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
Đổi: 3,75 giờ = 13500 giây
Theo định luật Faraday, tại bình chứa dung dịch AgNO3:


=> I = 0,132 A

Vì hai bình điện phân mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện ở 2 bình bằng nhau (I= 0,132A)
=> Khối lượng đồng trong bình điện phân 2 là:

=> Điền đáp án: 0,59

Câu 57 [560581]: Tốc độ sản xuất khí chlorine mỗi giờ (tính bằng kg) từ một bình điện phân dung dịch NaCl với cường độ dòng điện 1,5 × 103 A là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất anode cho quá trình oxy hóa Cl là 93,0%.
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
Đổi: t= 1h = 3600s
Áp dụng định luật Faraday, khối lượng khí chlorine lý thuyết thu được là:

Biết Hpứ = 93% => Khí Cl2 thực tế thu được là 1986,53 . 93% = 1847,5 gam = 1,85 kg
=> Điền đáp án: 1,85

Câu 58 [560582]: Mạ chromium được thực hiện bằng cách điện phân các vật lơ lửng trong dung dịch dicromat, theo phản ứng bán phần (không cân bằng) sau:
Cr2O72−(aq) + 12e + 14H+(aq) 2Cr(s) + 7H2O(l)
Để mạ được lớp chromium dày 1,0×10−2 mm cho thanh cản ô tô có diện tích bề mặt 0,25 m2 trong một bình điện phân có cường độ dòng điện 25,0 A thì cần bao nhiêu thời gian (tính bằng giờ) biết khối lượng riêng của chromium là 7,19 g/cm3
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
Đổi: 1,0.10-2 mm= 10-3 cm ; 0,25 m2 = 2500 cm2
V lớp mạ Cr = 10-3.2500 = 2,5 cm3
=> Khối lượng Cr:
Từ phương trình phản ứng ta xác định được ne trao đổi = 6e
Áp dụng định luật Faraday:


=> t= 8006 giây = 2,22 giờ
=> Điền đáp án: 2,22

Câu 59 [560583]: Cần mạ một lớp Ag lên một mặt của một chiếc đĩa tròn có bán kính 10cm. Với độ dày lớp mạ là 0,01 mm, nếu được cung cấp nguồn điện một chiều có cường độ dòng điện I = 2A trong thời gian t giờ. Biết rằng khối lượng riêng của Ag là 10,5 g/cm3, hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của t là bao nhiêu?
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
Diện tích bề mặt đĩa tròn là:
=> Thể tích lớp Ag cần mạ là V= 314,16. 0,01 . 10-1 = 0,314 cm-3
Khối lượng Ag: 10,5. 0,314 =
=> t= 1473 giây = 0,41 giờ
=> Điền đáp án: 0,41

Câu 60 [560584]: Một miếng kim loại đồng sẽ được mạ điện tất cả các mặt bằng bạc đến độ dày 1 micrometre. Nếu thanh kim loại đồng có kích thước 50 mm × 10 mm × 1 mm thì dung dịch chứa ion [Ag(CN)2] phải được điện phân trong bao nhiêu giây với dòng điện 100 mA? khối lượng riêng của kim loại bạc là 10,5 g/cm3.
(làm tròn đến số nguyên)
Điền đáp án: ..........
Coi miếng kim loại đồng là hình hộp chữ nhật với các kích thước dài, rộng, cao tương ứng 5 cm; 1 cm và 0,1 cm.
=> Diện tích toàn phần của miếng đồng = (5+ 1).2.0,1 + 2.5.1 = 11,2 cm2
Vì tất cả các mặt đều được mạ bằng bạc đến độ dày 1 micrometer (10-4 cm) => Thể tích lớp Ag: V= 11,2.10-4= 1,12.10-3 cm3
=> Khối lượng Ag cần mạ là m = D.V= 10,5. 1,12.10-3 =0,01176 gam
Áp dụng định luật Faraday:


=> Điền đáp án: 105

Câu 61 [560585]: Tiến hành điện phân nóng chảy với cường độ dòng điện là 9650 A, hiệu suất điện phân là 90% thì cần bao nhiêu giây để sản xuất ra lượng aluminium đủ để làm 1 thùng 24 lon nước ngọt có vỏ bằng aluminium, biết mỗi lon cần 5,0 gam aluminium. Biết khối lượng chất tại mỗi điện cực được tính theo công thức biểu diễn định luật Faraday:

Trong đó m : Khối lượng chất thu được ở điện cực, tính bằng gam.
A : Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.
1 : Cường độ dòng điện, tính bằng ampe (A).
t : Thời gian điện phân, tính bằng giây (s).
F : Hằng số Faraday (F = 96500 culông/mol).
(làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
- Khối lượng aluminium cần dùng để làm 1 thúng 24 lon nước ngọt là: 24 x 5 =120 gam
Với hiệu suất điện phân là 90% thì khối lượng aluminium thực thế cần điện phân ra là 120.100/90 = 133.33 gam
Từ định luật Faraday, ta có:

=> Điền đáp án: 148
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó

Câu 62 [560586]: Khí F2 có thể được điều chế bằng phương pháp
A, điện phân dung dịch HF.
B, điện phân HF lỏng.
C, nhiệt phân HF.
D, thủy phân HF.
Khí fluorine được điều chế bằng cách điện phân hydrogen fluoride (HF) lóng có chứa potassium fluoride (KF) để tăng độ dẫn điện của nó, ở khoảng 70°C

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 63 [560587]: Trong quá trình điện phân HF lỏng, phát biểu nào sau đây sai?
A, Ở anode thu được khí F2.
B, KF đóng vai trò làm tăng khả năng dẫn điện.
C, Màng ngăn để tránh khí H2 tiếp xúc với khí F2.
D, Ở cathode xảy ra quá trình oxi hóa.
Trong quá trình điện phân HF lỏng.
Anode (quá trình oxi hóa): 2F- ⟶ F2 + 2e
Cathode (quá trình khử): 2HF ⟶ H2 + F2
→ Phản ứng: 2HF ⟶ H2 + F2
Fluorine được điều chế bằng cách điện phân hydrogen fluoride (HF) lỏng có chứa potassium fluoride (KF) để tăng độ dẫn điện.

→ D sai vì ở cathode xảy ra quá trình khử.

⇒ Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 64 [560588]: Để điều chế khí F2, đầu tiên sẽ HF phải được được điều chế bằng phản ứng giữa CaF2 với H2SO4: CaF2(s) + H2SO4(l) → 2HF(g) + CaSO4(s). Sau khi có HF, nó có thể bị điện phân: 2HF(l) → F2(g) + H2(g). Fluorine phản ứng cực kì mãnh liệt, vì vậy nó thường được bán dưới dạng hỗn hợp 5% theo thể tích trong khí trơ helium. Cần bao nhiêu gam CaF2 để tạo ra 500,0L khí hỗn hợp 5% F2 trong helium? Giả sử khối lượng riêng của khí F2 là 1,70g/L?
A, 87,2 g.
B, 48,3 g.
C, 60,4 g.
D, 52,0 g.
Số mol F2 trong 500,0L khí hỗn hợp 5% F2 trong helium cần tạo ra là:
n = (500 x 1,7 x 5) / (19 x2 x 100) = 1,1179 (mol)
Quá trình điều chế F2:
CaF2(s) + H2SO4(l) → 2HF(g) + CaSO4(s)
2HF(l) → F2(g) + H2(g)
→ nF2 = nCaF2 = 1,1179 (mol)
→ mCaF2 = 1,1179 x 78 = 87,2 g

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 65 đến 67

Câu 65 [560589]: Khí Cl2 có thể được điều chế bằng phương pháp
A, điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch có màng ngăn.
B, điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch không màng ngăn.
C, nhiệt phân nóng chảy và điện phân dung dịch có màng ngăn.
D, thủy phân và điện phân dung dịch không màng ngăn.
Khí Cl2 có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch có màng ngăn. Đáp án: A
Câu 66 [560590]: Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, trong các phát biểu sau:
(a) Cathode thu được khí H2 và dung dịch NaOH.
(b) Anode thu được khí Cl2.
(c) Màng ngăn cho phép ion Cl di chuyển qua.
(d) Theo thời gian, nồng độ ion Na+ giảm dần.
(e) Điện phân không có màng ngăn thì ở anode thu được khí Cl2.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Các phát biểu đúng là: (a) (b) (e)
(c) sai vì màng ngăn không cho phép ion Cl− di chuyển qua, nhằm giữ Cl− ở phía anode để tạo khí Cl2 ​ .
(d) sai vì ion Na+ không bị khử và cũng không rời khỏi dung dịch. Thay vào đó, nó kết hợp với ion OH để tạo dung dịch NaOH. Nồng độ ion Na+ không giảm mà có thể tăng lên. Đáp án: C
Câu 67 [560591]: Mùi hôi của nước chứa hydrogen sulfide H2S có thể được loại bỏ nhờ tác dụng của chlorine. Phản ứng xảy ra:

Nếu hàm lượng hydrogen sulfide trong nước bị ô nhiễm là 22 ppm theo khối lượng. Tính lượng Cl2 (theo đơn vị gam) cần thiết để loại bỏ tất cả lượng hydrogen sulfide ra khỏi 757,00 lít nước.
A, 34,78 g.
B, 69,55 g.
C, 25,48 g.
D, 50,34 g.
Hàm lượng H2 ​ S trong nước bị ô nhiễm là 22 ppm theo khối lượng, nghĩa là có 22g H2 ​ S trong 1 triệu gam nước.
Khối lượng nước là: 757,0 x 1000 = 757 000 (g)
Khối lượng H2S trong nước là: (22/106) . 757 000 = 16,654 (g)
→ nH2S = 16,654 / 34 = 0,4898 (mol)

nCl2 = nH2S = 0,4898 (mol)
→ mCl2 = 0,4898 x 71 = 34,78 (g) Đáp án: A
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70
ĐIỆN PHÂN NÓNG CHẢY MgCl2
MgCl2 nóng chảy có thể bị phân hủy thành các nguyên tố nếu như đặt một điện áp đủ lớn vào hai điện cực trơ. Sản phẩm của phản ứng là Mg nóng chảy (ở cực âm) và khí Cl2 (ở cực dương). Dưới đây là một sơ đồ đơn giản của quá trình điện phân nóng chảy MgCl2.

Câu 68 [560592]: Chiều dòng electron chuyển động trong mạch là
A, electron chạy từ cực dương sang điện cực âm.
B, electron chạy từ cực âm sang điện cực dương.
C, cùng chiều với chiều dòng điện.
D, electron chuyển động tự do.
Chiều dòng electron chuyển động trong mạch là electron chạy từ cực âm sang điện cực dương.
=> Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 69 [560593]: Giả sử các chất ở điều kiện chuẩn. Hiệu điện thế tối thiểu cần đặt vào để phải ứng trên xảy ra là
A, 3,73 V.
B, 1,01 V.
C, 2,16 V.
D, 3,43 V.
Hiệu điện thế tối thiểu cần đặt vào là: E = Eanode - Ecathode = 1,36 - (-2,37) = 3,73 (V) Đáp án: A
Câu 70 [560594]: Nếu dòng điện trong bình được giữ ở mức không đổi 5 A, giả sử hằng số Faraday bằng 96 485 C thì mất bao nhiêu giây để tạo ra 2,00 gam Mg(l) ở cực âm?
A, 2160.
B, 4190.
C, 3180.
D, 3216.
Áp dụng định luật Faraday ta có:
Đáp án: D