Dạng 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
Câu 1 [233830]: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A, Na+, Al3+.
B, Na+, K+.
C, Al3+, K+.
D, Ca2+, Mg2+.
HD: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
nuoc-cung.png
Chọn đáp án D.  Đáp án: D
Câu 2 [982224]: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
A, Na2SO4, KCl.
B, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
C, NaCl, KCl.
D, Na2SO4, K2SO4.
HD: Bài học phân loại nước cứng:
906120LG.png
Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2 gây nên tính cứng tạm thời của nước.

⇝ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 3 [983247]: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cũng vĩnh cửu của nước?
A, NaNO3, KNO3.
B, NaNO3, KHCO3.
C, MgCl2, CaSO4.
D, NaHCO3, KNO3.
HD: Phân loại nước cứng:
906120LG.png
⇝ Cặp chất gây nên tính cũng vĩnh cửu của nước là: MgCl2 và CaSO4Chọn đáp án C. ♣
Đáp án: C
Câu 4 [679747]: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
A, CaCl2.
B, CaCO3.
C, Na2CO3.
D, CaO.
HD: Thành phần chính của lớp cặn đó là CaCO3. Nguyên nhân:
Ca(HCO3)2 –––to–→ CaCO3↓ + CO2↑ + H2O.
☆ Để làm sạch, có thể sử dụng giấm ăn:
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + 2H2O.

⇒ Chọn đáp án B
Đáp án: B
Câu 5 [679600]: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lí lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước?
A, Muối ăn.
B, Cồn.
C, Nước vôi trong.
D, Giấm ăn.
HD: Giấm ăn chứa acetic acid: CH3COOH có khả năng hoà tan CaCO3 (thêm nữa là ấm nước dùng để sinh hoạt ăn uống nên cần hoá chất an toàn với sức khoẻ chúng ta, dùng giấm ăn hoặc chanh,... là hợp lý nhất).
Phản ứng xảy ra: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O.

⇒ Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 6 [60164]: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nước cứng?
A, Làm đục nước, gây ngộ độc thực phẩm.
B, Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng.
C, Đun nước cứng trong nồi hơi sẽ tạo thành một lớp cặn ở mặt nồi hơi.
D, Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
HD:
Nước cứng không gây ngộ độc thực phẩm ⇒ A sai.

Đáp án: A
Câu 7 [60169]: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A, Làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
B, Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống.
C, Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng.
D, Làm cho nước có mùi khó chịu.
HD:
Nước cứng không gây ra mùi khó chịu.

Đáp án: D
Câu 8 [60172]: Sử dụng nước cứng không gây ra tác hại nào sau đây?
A, Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm.
B, Tốn nhiên liệu, làm giảm hương vị thức ăn.
C, Hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.
D, Tắc ống dẫn nước nóng trong nồi hơi.
Nước cứng chỉ gây ra kết tủa với xà phòng, còn với chất giặt rửa tổng hợp thì vẫn bình thường nên không gây hao tổn

Chọn C
Đáp án: C
Câu 9 [233868]: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A, NaCl.
B, CaCl2.
C, Na2SO4.
D, Na2CO3.
Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm nước cứng vĩnh cửu.


⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 10 [679845]: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A, CaCO3.
B, MgCl2.
C, NaOH.
D, Fe(OH)2.
Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, khi sử dụng NaOH:
• 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
• 2NaOH + Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Kết tủa các cation Mg2+ và Ca2+ ⇝ làm mềm nước.

⇒ Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 11 [239359]: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A, HCl, NaOH, Na2CO3.
B, NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C, KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
D, HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
 Ta dùng dãy các chất NaOH, Na3PO4; Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O
3Mg(HCO2)2 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3

⟹ Chọn đáp án B

Đáp án: B
Câu 12 [39681]: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A, HCl.
B, Na2CO3.
C, H2SO4.
D, NaCl.
606539[LG].png
Đáp án: B
Câu 13 [60186]: Để làm mềm một loại nước cứng có thành phần : Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- nên dùng
A, dung dịch soda.
B, dung dịch nước vôi trong.
C, nước Javel.
D, dung dịch xút ăn da.
Nước cứng là nước chứa các ion Ca2+, Mg2+ (thường kết hợp với các anion như Cl, SO42−).
Muốn làm mềm nước cứng thường cần loại bỏ hoặc giảm nồng độ Ca2+ và Mg2++ bằng cách kết tủa chúng dưới dạng muối không tan (như CaCO3, Mg(OH)2)

Phân tích các chất:
✔️ A. Dung dịch soda (Na2CO3)
Soda phản ứng với Ca2+ và Mg2+, tạo kết tủa không tan CaCO3​ và MgCO3:
Ca2+ + CO32− → CaCO3
Mg2+ + CO32− → MgCO3↓ 
❌ B. Dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2)
Nước vôi trong có thể làm mềm nước cứng tạm thời (nước cứng chứa HCO3) bằng cách tạo kết tủa CaCO3. Tuy nhiên, với nước cứng chứa Cl và SO42−, nó không hiệu quả.
❌ C. Nước Javel (NaClO)
Nước Javel là chất oxi hóa, không làm mềm nước cứng vì nó không phản ứng với Ca2+ hoặc Mg2+.
❌ D. Dung dịch xút ăn da (NaOH)
NaOH có thể phản ứng với Mg2+ tạo Mg(OH)2 kết tủa, nhưng không hiệu quả với Ca2+. Hơn nữa, việc sử dụng NaOH có thể làm tăng pH quá cao, gây bất lợi.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 14 [60197]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Nước chứa nhiều ion HCO3 là nước cứng tạm thời.
B, Người ta phân loại nước cứng dựa vào thành phần anion.
C, Dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm mọi nước cứng.
D, Người ta có thể sử dụng phương pháo trao đổi ion để làm mềm nước cứng.
HD:
Nước chứa nhiều ion HCO3 là nước cứng tạm thời → SAI.
Nước cứng chứa nhiều ion HCO3 là nước cứng tạm thời → ĐÚNG.
Trước khi xét nước có tính cứng tạm thời/vĩnh cửu/toàn phần thì nước đó phải là nước cứng (chứa Ca2+, Mg2+)!

Đáp án: A
Câu 15 [60207]: Nhận định nào sau đây là đúng?
A, Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
B, Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
C, Làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
D, Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-.
HD:
Nước cứng không phải tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay. A sai.
Nước tự nhiên thường chứa nhiều ion nên có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu → cứng toàn phần. B đúng.
Đun nóng chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời và làm mềm được 1 phần nước cứng toàn phần. C sai.
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, tùy vào các ion âm trong nước cứng mà người ta chia ra các loại nước cứng khác nhau. D sai.

Đáp án: B
Câu 16 [60221]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Khi đun nóng nước cứng có tính cứng toàn phần sẽ thu được nước mềm.
B, Có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu bằng dung dịch Ca(OH)2.
C, Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc nguồn nước.
D, Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
HD:
Nước cứng tạm thời là nước có chwuas các ion Ca2+, Mg2+, HCO3
⇒ Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Đáp án: D
Dạng 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI – mỗi ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai.
Câu 17 [560994]: Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất.
a. Nước cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 vàMg(HCO3)2.
b. Giặt quần áo bằng nước cứng gây tốn xà phòng và làm quần áo nhanhmục nát, hư hỏng.
c. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm tăng nồng độ các ion Ca2+vàMg2+trong nước cứng.
d. Có thể dùng K2CO3 (hoặc Na3PO4) để làm mất tính cứng tạm thời hoặctính cứng vĩnh cửu.
- Nước cứng tạm thời: chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 (gốc anion HCO3-).
- Nước cứng vĩnh cửu: chứa các muối CaCl2, MgSO4 (gốc anion Cl-, SO42-).
- Nước cứng toàn phần: tổng hợp của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.
Phân tích các phát biểu:
✔️a.Đúng. Nước cứng tạm thời: chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 (gốc anion HCO3-).
✔️b.Đúng. Nước cứng phản ứng với xà phòng tạo ra các muối không tan, làm giảm hiệu quả giặt rửa và gây hao phí xà phòng. Ngoài ra, sự tích tụ các muối này trên vải có thể làm quần áo nhanh mục hơn.
❌c. Sai. Làm mềm nước cứng là quá trình loại bỏ hoặc giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước, chứ không phải làm tăng chúng.
✔️d. Đúng. Có thể dùng K2CO3 (hoặc Na3PO4) để làm mất tính cứng tạm thời hoặctính cứng vĩnh cửu. K2CO3 và Na3PO4 phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành kết tủa không tan (CaCO3, MgCO3) làm giảm nồng độ các ion này trong nước. Các muối này có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.
Câu 18 [560995]: Nước cứng được phân làm ba loại: nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần.


a. Căn cứ để phân loại nước cứng là dựa vào thành phần của anion gốc
acid tạo muối với ion Ca2+
và Mg2+.

b. Nước cứng tạm thời không gây nhiều tác hại như nước có tính cứng
vĩnh cửu hay nước cứng toàn phần.

c. Một dung dịch có chứa hàm lượng lớn các muối CaCl2, Ca(HCO3)2,
MgSO4. Dung dịch này là nước có tính cứng vĩnh cửu.

d. Một dung dịch nước cứng tạm thời có tổng số mol Ca2+
, Mg2+

0,2 mol, số mol của anion trong dung dịch là 0,2 mol.
Phân tích các phát biểu:
✔️a.Đúng.Nước cứng được phân loại dựa trên anion đi kèm với ion Ca2+ và Mg2+:
- Nước cứng tạm thời: chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 (gốc anion HCO3-).
- Nước cứng vĩnh cửu: chứa các muối CaCl2, MgSO4 (gốc anion Cl-, SO42-).
- Nước cứng toàn phần: tổng hợp của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.
❌b. Sai.Tác hại của nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, và nước cứng toàn phần phụ thuộc vào tổng lượng ion Ca2+, Mg2+ chứ không phụ thuộc loại cứng. Tuy nhiên, nước cứng tạm thời dễ xử lý hơn (bằng cách đun nóng để loại bỏ kết tủa CaCO3, MgCO3).
❌c.Sai. Dung dịch chứa Ca(HCO3)2 (nước cứng tạm thời) và CaCl2, MgSO4 (nước cứng vĩnh cửu), nên đây là nước cứng toàn phần chứ không chỉ là nước cứng vĩnh cửu.
❌d.Sai. Nước cứng tạm thời chứa các ion HCO3- kết hợp với Ca2+, Mg2+. Vì mỗi ion Ca2+hoặc Mg2+ cần 2 ion HCO3- để trung hòa điện tích, số mol anion HCO3- phải gấp 2 số mol cation.Tổng số mol Ca2+, Mg2+ là 0,2 mol thì số mol anion phải là 0,4 mol.
Câu 19 [560996]: Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất, vì vậy cần tiến hành các biện pháp xử lí nước phù hợp để làm giảm tính cứng của nước.
a. Có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời bằng cách đun sôi nước.
b. Có thể loại bỏ một phần tính cứng của nước có tính cứng vĩnh cửubằng cách dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2.
c. Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách dùng lượng vừađủ Ca(OH)2 hoặc Na2CO3.
d. Có thể dùng cách đun sôi để loại bỏ hoàn toàn tính cứng của nước cóchứa nhiều các ion sau:Mg2+ ,Ca2+ ,Cl- ,HCO3- ,SO42- .
- Nước cứng tạm thời: chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 (gốc anion HCO3-).
- Nước cứng vĩnh cửu: chứa các muối CaCl2, MgSO4 (gốc anion Cl-, SO42-).
- Nước cứng toàn phần: tổng hợp của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.
Phân tích các phát biểu:
✔️a.Đúng.Đun sôi nước làm mềm được nước cứng tạm thời.
❌b.Sai.  Nước có tính cứng vĩnh cửu có chứa ion: Mg2+, Ca2+, SO42-, Cl- => dùng Na2CO3 và Na3PO4 để làm mềm nước vì tạo ra MgCO3, CaCO3,.. kết tủa. Ca(OH)2 không làm mềm nước cứng vĩnh cửu.
✔️c.Đúng. Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 có kết tủa Ca2+,Mg2+ thành CaCO3, MgCO3, giúp làm mềm nước tạm thời.
❌d.Sai. Đun sôi không thể loại bỏ hoàn toàn tính cứng của nước chứa nhiều ion như Cl, SO42−, do các ion này không bị kết tủa khi đun nóng.
Câu 20 [560997]: Tính cứng của nước được phân loại như hình dưới đây:

a. Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+và Mg2+.
b. Khi đun sôi nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần thấy xuấthiện kết tủa trắng chỉ chứa calcium carbonate.
c. Sử dụng Ca(OH)2 vừa đủ có thể để làm mềm nước có tính cứng vĩnhcửu và nước có tính cứng toàn phần.
d. Cho nước cứng đi qua lớp màng vật liệu có chứa ion Na+(phươngpháp trao đổi ion) có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời, nước cứngvĩnh cửu và nước cứng toàn phần.
- Nước cứng tạm thời: chứa các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 (gốc anion HCO3-).

- Nước cứng vĩnh cửu: chứa các muối CaCl2, MgSO4 (gốc anion Cl-, SO42-).

- Nước cứng toàn phần: tổng hợp của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu.

Phân tích các phát biểu:

✔️a.Đúng: Nước cứng được xác định dựa trên hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ cao trong nước.

❌b.Sai.Nước cứng tạm thời sinh ra kết tủa CaCO3 còn nước cứng toàn phần chỉ có kết tủa từ phần tạm thời, nhưng không chỉ chứa CaCO3 vì nước vĩnh cửu không sinh kết tủa.

❌c.Sai. Ca(OH)2 chỉ được sử dụng để làm mềm nước cứng tạm thời. Đối với nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần, cần sử dụng các phương pháp khác như trao đổi ion hoặc sử dụng hóa chất làm mềm nước.

✔️d.Đúng: Phương pháp trao đổi ion thay thế các ion Ca2+ và Mg2+bằng ion Na+, làm mềm tất cả các loại nước cứng.
Dạng 3: TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 21 [560998]: Cho những mẫu nước sau, số mẫu nước thuộc vào nước cứng là bao nhiêu?
(a) Nước có chứa nhiều ion .
(b) Nước có chứa nhiều ion .
(c) Nước có chứa ít ion .
(d) Nước có chứa ít ion nhưng chứa nhiều ion và .
(e) Nước chỉ chứa nhiều ion .
Điền đáp án: ..........
Nước cứng là nước chứa hàm lượng cao các ion Ca2+Mg2+. Sự có mặt của các ion này là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng "độ cứng" của nước.
(a) Nước có chứa nhiều ion Ca2+ => nước cứng.
(b) Nước có chứa nhiều ion Ca2+,Mg2+, HCO3- => nước cứng.
(c) Nước có chứa ít ion Ca2+,Mg2+=> không phải nước cứng.
(d) Nước có chứa ít ion  Ca2+nhưng chứa nhiều ion Mg2+và Cl-=> nước cứng.
(e) Nước chỉ chứa nhiều ion Na+,Cu2+, HCO3-.=> không chứa ion Ca2+ và Mg2+ => không phải nước cứng.
=> Có 3 mẫu là nước cứng.
Điền đáp án: 3

Câu 22 [560999]: Cho các phương pháp làm mềm nước cứng dưới đây
(1) Sử dụng lượng vừa đủ dung dịch HCl.
(2) Sử dụng lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2.
(3) Cho nước cứng đi qua lớp màng vật liệu có chứa ion Na+.
(4) Sử dụng dung dịch Na3PO4.
(5) Đun sôi nước cứng.
(6) Sử dụng dung dịch Na2CO3.
Số phương pháp có thể áp dụng để làm mất tính cứng của nước có tính cứng có chứa CaCl2, MgSO4.
Điền đáp án: ..........
Để làm mềm nước cứng có chứa CaCl2 và MgSO4, cần loại bỏ các ion gây cứng như Ca2+và Mg2+. Chúng ta phân tích từng phương pháp:

1.HCl không làm kết tủa Ca2+và Mg2+ mà còn làm tăng nồng độ ion Cl-
=> phương pháp này không phù hợp.

2.Sử dụng lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2  không làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu.
=> phương pháp này không có hiệu quả.

3.Cho nước cứng đi qua lớp màng vật liệu có chứa ion Na+ Đây là phương pháp trao đổi ion, thay thế Ca2+và Mg2+ bằng ion Na+
=> Phương pháp này làm mềm nước hiệu quả.

4.Dung dịch Na3PO4 phản ứng với Ca2+và Mg2+ tạo kết tủa Ca3(PO4)2 và Mg3(PO4)2 loại bỏ được tính cứng của nước.
=> Phương pháp hiệu quả.

5.Khi đun sôi, các ion Ca2+ trong nước có tính cứng tạm thời (do HCO3-) sẽ tạo kết tủa CaCO3. Tuy nhiên, nó không loại bỏ được tính cứng vĩnh cửu do MgSO4
=> phương pháp này không hiệu quả hoàn toàn.

6.Sử dụng dung dịch Na2CO3 phản ứng với Ca2+và Mg2+  tạo kết tủa CaCO3 và MgCO3, loại bỏ tính cứng của nước.
=> Phương pháp này hiệu quả.



Điền đáp án: 3
Câu 23 [561000]: Cho các phương trình hóa học sau:
a) MgSO4(aq) + Na3PO4(aq)
b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq)
c) Ca(HCO3)2(aq)
d) Ca(OH)2(aq) + HCl(aq)
e) Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2
g) CaCl2 + Na2CO3
Có bao nhiêu phản ứng có thể được sử dụng để làm mềm nước cứng?
Điền đáp án: ..........

Phương trình được sử dụng trong làm mềm nước cứng là a,b,c,e,g do tạo kết tủa với ion Ca2+.

Điền đáp án: 5
Câu 24 [561001]: Một mẫu nước cứng có nồng độ các ion như sau: Ca2+ x M; Mg2+ y M; HCO3 0,005 M; Cl 0,004 M; SO42– 0,001 M. Để làm mềm 10 L nước này cần dùng tối thiểu bao nhiêu gam sodium carbonate? (Làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Điền đáp án: ..........
Bảo toàn điện tích:
2 Ca2+ + 2 Mg2+ = 1 HCO3- + 1 Cl- + 2 SO4 2-
=> 2x + 2y = 0,005.1 + 0,004.1 + 0,001.2
=> 2(x + y) = 0,011
=> x+y = 0,0055
=> n (Ca2+ và Mg2+) = CM.V= 0,0055.10 = 0,055(mol)


Điền đáp án: 5,8
Dạng 4: BÀI TẬP ĐỌC HIỂU – đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau đó
LÀM MỀM NƯỚC CỨNG
Vôi tôi cũng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước để làm mềm nước cứng, bao gồm việc loại bỏ các ion như Ca2+ và Mg2+ cản trở hoạt động của chất tẩy rửa. Phương pháp làm mềm thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước là quá trình vôi-soda, trong đó vôi (CaO) và tro soda (Na2CO3) được thêm vào nước. Ion CO32– khi tan trong nước sẽ có quá trình thủy phân một phần tạo thành ion HCO3.

Khi cho vôi vào nước sẽ tạo thành vôi tôi, phản ứng xảy ra là

Lúc này có thành phần có trong dung dịch sẽ phản ứng với nhau: Ca(OH)2; HCO3 và Ca2+ có mặt trong nước cứng, từ đó hình thành kết tủa CaCO3 và giúp lại bỏ ion Ca2+ khỏi nguồn nước cứng.

Như vậy, cứ mỗi mol Ca(OH)2 được dùng thì 1 mol Ca2+ được loại bỏ khỏi nước cứng, do đó làm mềm nước. Một số nguồn nước cứng tự nhiên có chứa các ion bicarbonate. Trong trường hợp này, không cần thêm tro soda mà chỉ cần thêm vôi sẽ làm mềm được nước cứng.
Câu 25 [561002]: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?
A, Na+ và Mg2+.
B, Ca2+ và Mn2+.
C, Ca2+ và Mg2+.
D, Ba2+ và Mg2+.

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

⇒ Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 26 [561003]: Khi cho vôi CaO vào trong nước thì giá trị pH thay đổi như thế nào?
A, tăng.
B, giảm.
C, không đổi.
D, không xác định.
Khi cho CaO vào nước, pH sẽ tăng lên do tạo thành dung dịch kiềm (Ca(OH)2), và pH có thể đạt đến giá trị trong khoảng 12-12.5 trong điều kiện bão hòa.


⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 27 [561004]: Để loại bỏ được 100 g CaCO3 thì cần tiêu tốn mất bao nhiêu g vôi CaO?
A, 28 g.
B, 56 g.
C, 74 g.
D, 92 g.

Theo phương trình: nCaO = nCaCO3 = 1 : 2 = 0,5 mol.
Khối lượng CaO là: mCaO = n × M = 0,5 × 56 = 28 gam.

Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 28 đến 30
VẬT LIỆU TRAO ĐỔI ION
Nước cứng không có nghĩa là băng, là đá. Đó là tên được đặt cho nước chứa nồng độ cao ion Ca2+ và trong một số trường hợp là Mg2+, ngoài ra có thể có các cation kim loại hóa trị II khác. Đi kèm với các cation này sẽ là các anion khác nhau, đặc biệt là anion hydrogencarbonate, HCO3.
Nước thu được từ các hồ chứa nước mưa thường không chứa nồng độ cao các ion này và do đó không được phân loại là "nước cứng". Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nguồn cung cấp nước của thành phố được lấy từ tầng nước sâu dưới lòng đất. Nếu nước mưa có chứa một ít CO2 hòa tan phải thấm qua các lớp đá vôi (CaCO3) để vào tầng nước ngầm thì một lượng nhỏ chất rắn sẽ hòa tan do có cân bằng sau:

Ở quy mô nhỏ, hầu hết các hệ thống lọc nước gia đình đều sử dụng phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước (Hình ảnh).

Nguyên tắc của quá trình này là thay thế ion đang được hấp phụ (ion A) trên vật liệu “nhựa trao đổi ion” bằng ion khác trong dung dịch (ion B). Hiện nay, các polyme hữu cơ tổng hợp có các nhóm chức tích điện âm (chẳng hạn như nhóm carboxylate, –CO2) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra vật liệu “nhựa trao đổi ion”. Các ion sodium, Na+, có trong nhựa sẽ bao quanh bề mặt của nhựa để trung hòa về mặt điện tích.
Tuy nhiên, tương tác của bề mặt vật liệu với các cation đa điện tích lớn hơn là các cation đơn đơn điện tích. Do đó, khi dung dịch nước cứng đi qua bề mặt nhựa trao đổi ion, ion Ca2+ và Mg2+ (các cation đa điện tích) sẽ dễ dàng thay thế ion Na+ (các cation đơn điện tích) trên bề mặt. Quá trình này có thể được minh họa một cách tổng quát như sau:

Trong đó X đại diện cho vị trí hấp phụ trên nhựa trao đổi ion. Trạng thái cân bằng thuận lợi cho sự hấp phụ Ca2+ và giải phóng Na+. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng bị đảo ngược nếu ion Na+(aq) hiện diện ở nồng độ cao và điều này cho phép tái sử dụng nhựa trao đổi ion. Dung dịch chứa nồng độ Na+ cao (thường là từ muối NaCl) được đưa qua nhựa để chuyển nhựa trở lại dạng ban đầu.
Câu 28 [561005]: Dựa vào phương trình (I), yếu tố nào sau đây làm tăng sự hòa tan đá vôi?
A, Tăng nồng độ Ca2+.
B, Tăng nồng độ CO2 hòa tan.
C, Tăng nồng độ HCO3.
D, Thực hiện phản ứng trong điều kiện khô.
Để tăng sự hòa tan đá vôi, nghĩa là cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 
Phân tích các đáp án:
❌A. Tăng nồng độ Ca2+ => Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm nồng độ Ca2+, chiều nghịch.
✔️B. Tăng nồng độ CO2 hòa tan => Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm nồng độ CO2 => chiều thuận.
❌C. Tăng nồng độ HCO3- => Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm nồng độ HCO3- => chiều nghịch.
❌D. Thực hiện phản ứng trong điều kiện khô=> giảm nồng độ nước=> Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch.
=> Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 29 [561006]: Để làm mềm nước cứng, ion A có thể là ion nào sau đây?
A, Ca2+.
B, Mg2+.
C, Fe2+.
D, Na+.
Các vật liệu trao đổi ion (như zeolite hoặc nhựa trao đổi ion) thường sử dụng ion Na+ để thay thế Ca2+ và Mg2+, do Na+ không gây ra độ cứng trong nước.
Để làm mềm nước cứng, ion A trong quá trình trao đổi ion thường là ion có khả năng thay thế các ion gây ra độ cứng của nước, chủ yếu là Ca2+ và Mg2+
=> Chọn đáp án D
Câu 30 [561007]: Giả sử vật liệu trao đổi ion chỉ chứa 10 nhóm carboxylate, sau khi trao đổi ion thì vẫn còn 4 ion Na+ tồn tại trên bề mặt vật liệu. Quá trình này tổng quát như sau:

Có bao nhiêu ion Ca2+ tồn tại trên bề mặt vật liệu?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Tổng số nhóm carboxylate: 10.
Số ion Na+ còn lại: 4.
Như vậy, số nhóm carboxylate còn lại liên kết với Ca2+ là: 10−4 = 6 nhóm
Do mỗi ion Ca2+ cần 2 nhóm carboxylate để cân bằng điện tích, số ion Ca2+ trên bề mặt vật liệu sẽ là:

Có 3 ion Ca2+ tồn tại trên bề mặt vật liệu.

=> Chọn đáp án B
Đáp án: B