Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [711604]: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được hình thành trong bối cảnh nào sau đây?
A, Các nước Đồng minh chung đồng thuận muốn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
B, Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
C, Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh tổ chức lại thế giới.
D, Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh phân chia quyền lợi.
Đáp án: A
Câu 2 [711605]: Quốc gia nào sau đây không thuộc thành phần tham dự Hội nghị I-an-ta (2 - 1945)?
A, Liên Xô.
B, Anh.
C, Pháp.
D, Mỹ.
Đáp án: C
Câu 3 [711606]: Đối với số phận của chủ nghĩa phát xít, Hội nghị I-an-ta (1945) đưa ra quyết định nào sau đây?
A, Tổng động viên để đánh bại quân phiệt Nhật Bản.
B, Thống nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và Italia.
C, Liên Xô tham gia chống Nhật Bản từ đầu năm 1945.
D, Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
Đáp án: D
Câu 4 [711607]: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (1945), Liên Xô không có phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
A, Đông Đức.
B, Đông Dương.
C, Đông Béclin.
D, Bắc Triều Tiên.
Đáp án: B
Câu 5 [711608]: Hội nghị I-an-ta (2-1945) đã thỏa thuận địa bàn đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng không có địa bàn nào sau đây?
A, Châu Âu và châu Á.
B, Nhật Bản và Triều Tiên.
C, Khu vực Mỹ Latinh.
D, Đông Nam Á, Nam Á.
Đáp án: C
Câu 6 [711609]: Hội nghị I-an-ta (2-1945) đưa ra các quyết định quan trọng, nhưng không có quyết định nào sau đây?
A, Thỏa thuận về quyền lợi giữa các cường quốc.
B, Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C, Thành lập Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
D, Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
Đáp án: C
Câu 7 [711610]: Hội nghị I-an-ta (2-1945) chấp nhận một số điều kiện của Liên Xô khi tham gia chiến tranh chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, nhưng không có điều kiện nào sau đây?
A, Liên Xô sẽ được trả lại miền Nam đảo Xakhalin.
B, Liên Xô chiếm đóng 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin.
C, Khôi phục quyền lợi của Nga trước Chiến tranh Nga - Nhật (1904).
D, Giữ nguyên hiện trạng lãnh thổ của Áo, Trung Quốc và Mông Cổ.
Đáp án: D
Câu 8 [711611]: Về việc phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945), Mỹ không có quyền lợi ở địa bàn nào sau đây?
A, Tây Béclin.
B, Nam Triều Tiên.
C, Đông Đức.
D, Nhật Bản.
Đáp án: C
Câu 9 [711612]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được thiết lập gắn với hai cường quốc nào sau đây?
A, Pháp và Liên Xô.
B, Liên Xô và Đức.
C, Mỹ và Trung Quốc.
D, Liên Xô và Mỹ.
Đáp án: D
Câu 10 [711613]: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945) mở đầu cho sự xác lập địa vị và ảnh hưởng của hai siêu cường nào sau đây trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX?
A, Mỹ và Trung Quốc.
B, Liên Xô và Mỹ.
C, Pháp và Liên Xô.
D, Liên Xô và Đức.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d thì chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [711614]: Đọc đoạn tư liệu sau đây.
       “Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là Trật tự hai cực I-an-ta (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của Hội nghị I-an-ta)”.
   (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)
Câu 12 [711615]: Đọc đoạn tư liệu sau đây.
              Ngày 3 - 12 - 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp ra tuyên bố về những thù hận kéo dài trong Chiến tranh lạnh đã đi đến hồi kết: “Với tình hình cải cách đang được tiến hành ở Liên Xô, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ - Xô. Chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp theo cách riêng của mình nhằm vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự tại đó”.
                   (Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp, tháng 12-1989
(https://nghiencuuquocte.org/2016/12/03/bush-gorbachev-tuyen-bo-chien-tranh-lanh-sap-ket-thuc/))