Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712326]: Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò quyết định, đồng thời là thành viên chủ chốt tham gia sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A, Liên Xô, Mỹ và Đức.
B, Mỹ, Anh và Đức.
C, Liên Xô, Mỹ và Anh.
D, Liên Xô, Anh và Ba Lan.
Đáp án: C
Câu 2 [712327]: Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A, Hội nghị I-an-ta.
B, Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
C, Hội nghị Pốt-xđam.
D, Hội nghị Pari.
Đáp án: B
Câu 3 [712328]: Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục tiêu nào sau đây?
A, Hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
B, Duy trì nền hoà bình và an ninh thế giới.
C, Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D, Duy trì Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Đáp án: D
Câu 4 [712329]: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Hiến chương Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay?
A, Tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các nước lớn.
B, Chủ động thương lượng, nhân nhượng để bảo đảm hòa bình.
C, Không cần sự hỗ trợ của các tổ chức ở khu vực và quốc tế.
D, Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Đáp án: D
Câu 5 [680310]: “Duy trì hoà bình và an ninh thế giới; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, củng cố hoà bình thế giới” là nhiệm vụ chính của tổ chức quốc tế nào sau đây?
A, Liên hợp quốc.
B, Tổ chức ASEAN.
C, Liên minh châu Âu.
D, Tổ chức NATO.
Đáp án: A
Câu 6 [680311]: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia thành “hai cực”, “hai phe” (1945 – 1991), nguyên tắc hoạt động nào sau đây đang được xem là có ý nghĩa thực tiễn đối với Liên hợp quốc?
A, Không can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô, Mỹ, Anh.
B, Giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng, hòa bình.
C, Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của Liên Xô, Mỹ, Anh.
D, Giải thể các tổ chức liên minh chính trị và quân sự trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 7 [680312]: Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục tiêu nào sau đây?
A, Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B, Hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
C, Duy trì việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên.
D, Duy trì nền hoà bình và an ninh trên thế giới.
Đáp án: C
Câu 8 [680324]: “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là một trong những nội dung quan trọng của văn kiện nào sau đây?
A, Quan hệ giữa ASEAN và Liên hợp quốc.
B, Hiến chương Liên hợp quốc.
C, Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020.
D, Nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Đáp án: C
Câu 9 [680328]: Khi thành lập, bản Hiến chương được đánh giá là văn kiện quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc vì lí do nào sau đây?
A, Kết nối được tất cả các nước gia nhập tổ chức.
B, Xác định rõ mục đích hoạt động của tổ chức này.
C, Khẳng định đây là một tổ chức liên chính phủ.
D, Xây dựng cơ chế hoạt động của Liên hợp quốc.
Đáp án: B
Câu 10 [580011]: Yếu tố nào sau đây quyết định đến các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (1945) ra quyết định sẽ thành lập tổ chức Liên hợp quốc?
A, Liên Xô và Mỹ đã trở thành Đồng minh chống phát xít.
B, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối.
C, Các nước có nhu cầu sống trong một thế giới hòa bình.
D, Sự cam kết của ba cường quốc trong việc chống phát xít.
Đáp án: C
Câu 11 [580021]: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (1945) là thực hiện theo quyết định của hội nghị quốc tế nào sau đây?
A, Hội nghị La Hay.
B, Hội nghị Pốt-xđam.
C, Hội nghị Giơ-ne-vơ.
D, Hội nghị I-an-ta.
Đáp án: D
Câu 12 [712395]: Liên hợp quốc được thành lập (1945) có mục tiêu nào sau đây?
A, Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B, Giải giáp quân đội phát xít.
C, Chấm dứt sự cạnh tranh trên thế giới.
D, Khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 13 [712352]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
[Đối với việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới, năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa... Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
[Đối với việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới, năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa... Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình
Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
Câu 14 [680332]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.
(Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc)
Câu 15 [680334]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
Thúc đẩy hoà bình ổn định khu vực bằng việc tôn trọng pháp lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kĩ thuật và hành chính”.
“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
Thúc đẩy hoà bình ổn định khu vực bằng việc tôn trọng pháp lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kĩ thuật và hành chính”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358)
Câu 16 [580024]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Liên hợp quốc đánh giá cao sự tham dự và cam kết vững chắc của ASEAN đối với chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực. ASEAN có vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy nhân quyền, các quyền cơ bản và sự tham dự chính trị rộng rãi như các thành tố để xây dựng các xã hội thực sự hoà bình, ổn định. Và ASEAN cũng đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu vững mạnh”.
“Liên hợp quốc đánh giá cao sự tham dự và cam kết vững chắc của ASEAN đối với chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực. ASEAN có vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy nhân quyền, các quyền cơ bản và sự tham dự chính trị rộng rãi như các thành tố để xây dựng các xã hội thực sự hoà bình, ổn định. Và ASEAN cũng đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu vững mạnh”.
(Trích: Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN của Tổng Thư kí Liên hợp quốc
An-tôn-ni-ô Gu-tô-rết (Phnôm Pênh, 2022))
An-tôn-ni-ô Gu-tô-rết (Phnôm Pênh, 2022))