Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712421]: Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hai siêu cường Xô - Mỹ đã kí kết nhiều văn kiện quan trọng, nhưng trọng tâm vẫn là những thỏa thuận về
A, chia sẻ phát minh khoa học - kĩ thuật.
B, kết thúc đối đầu vào cuối năm 1989.
C, thúc đẩy trao đổi và hợp tác kinh tế.
D, cắt giảm các loại vũ khí tiến công.
Đáp án: D
Câu 2 [712422]: Để tập hợp lực lượng đồng minh cùng tham gia chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, vào nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, Mỹ có hoạt động nào sau đây?
A, Đưa ra Kế hoạch Mác-san và thành lập tổ chức NATO.
B, Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế và khối NATO.
C, Viện trợ về kinh tế và thành lập Liên minh châu Âu.
D, Giúp đỡ châu Âu tái thiết và thành lập liên minh EU.
Đáp án: A
Câu 3 [712423]: Từ năm 1945 đến năm 1991, cuộc chiến tranh cục bộ nào sau đây thể hiện sự cân bằng quyền trong cục diện hai cực, hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
A, Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954).
B, Chiến tranh có tính nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
C, Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 - 1975).
D, Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950 - 1953).
Đáp án: D
Câu 4 [712424]: Cuộc chiến tranh nào sau đây là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh, đồng thời là cuộc đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
A, Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954).
B, Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950 - 1953).
C, Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 - 1975).
D, Chiến tranh có tính nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949).
Đáp án: B
Câu 5 [712425]: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, nhưng không có đối đầu trực tiếp trên lĩnh vực nào sau đây?
A, Kinh tế.
B, Tư tưởng.
C, Quân sự.
D, Giáo dục.
Đáp án: C
Câu 6 [712426]: Trong thông điệp của Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (1947), sự tồn tại của các quốc gia nào sau đây đang là mối nguy cơ đe dọa vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ?
A, Việt Nam.
B, Triều Tiên.
C, Liên Xô.
D, Cu-ba.
Đáp án: C
Câu 7 [712427]: Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?
A, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
B, Chủ nghĩa khủng bố.
C, Hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D, Bán đảo Triều Tiên.
Đáp án: A
Câu 8 [712428]: Tháng 12-1989, nguyên thủ quốc gia của hai nước Mỹ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt
A, quan hệ đồng minh.
B, Chiến tranh lạnh.
C, đồng minh chiến lược.
D, chạy đua vũ trang.
Đáp án: B
Câu 9 [712429]: Quốc gia nào sau đây ở châu Âu là tâm điểm của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông - Tây?
A, Anh.
B, Pháp.
C, Đức.
D, Hà Lan.
Đáp án: C
Câu 10 [712430]: Quốc gia nào sau đây ở châu Á từng là tâm điểm của cuộc Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây vẫn đang còn lại “di chứng” cho đến ngày nay?
A, Triều Tiên.
B, Ấn Độ.
C, Thái Lan.
D, Nhật Bản.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712431]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba-chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý huỷ bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goóc-ba-chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập. Ngày 12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hoà Séc gia nhập khối NATO”.
(King Fisher, Bách khoa thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437)
Câu 12 [712432]: Đọc thông tin về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.