Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [587807]: Thời gian đầu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ có tham vọng nào sau đây?
A, Xóa bỏ sự ảnh hưởng của xu thế lưỡng cực.
B, Duy trì là cường quốc số 1 thế giới.
C, Ủng hộ trật tự đa cực của chủ nghĩa tư bản.
D, Vươn lên thiết lập trật tự đơn cực.
Đáp án: D
Câu 2 [587808]: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện trong xu thế toàn cầu hóa trên thế giới từ sau Chiến tranh lạnh?
A, Các tổ chức tài chính quốc tế phát triển nhanh chóng.
B, Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
C, Sự mở rộng, phát triển của các công ty xuyên quốc gia.
D, Sự hình thành và mở rộng của các liên minh quân sự.
Đáp án: D
Câu 3 [587809]: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế đối thoại trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh?
A, Các nước đều điều chỉnh quan hệ trong đối ngoại.
B, Giải quyết sự bất đồng bằng thương lượng hòa bình.
C, Tăng cường việc đối thoại để hợp tác cùng có lợi.
D, Giải quyết những  tranh chấp bằng vũ lực có hạn chế.
Đáp án: D
Câu 4 [587810]: Từ sau Chiến tranh lạnh, nhân tố nào sau đây đóng vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia?
A, Sức mạnh chính trị và đối ngoại.
B, Thực lực về kinh tế và khoa học công nghệ.
C, Sức mạnh chính trị và quân sự.
D, Văn hoá truyền thống và sự hội nhập quốc tế.
Đáp án: B
Câu 5 [587811]: Ý nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A, Trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
B, Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào kinh tế.
C, Trật tự thế giới mới đã hình thành theo xu hướng “đơn cực” thuộc về Mỹ.
D, Nền hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều nơi vẫn chưa yên bình.
Đáp án: C
Câu 6 [587812]: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy lĩnh vực nào sau đây làm trọng tâm?
A, Chính trị.
B, Quân sự.
C, Kinh tế.
D, Giáo dục.
Đáp án: C
Câu 7 [587813]: Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu
A, vẫn tiếp tục duy trì, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
B, không nghiên cứu các phát minh khoa học của bên ngoài.
C, chậm điều chỉnh chiến lược phát triển để nắm bắt thời cơ.
D, không gia nhập liên minh chính trị, quân sự trên thế giới.
Đáp án: C
Câu 8 [587814]: Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A, Các nước xã hội chủ nghĩa từ bỏ mục tiêu chiến lược để hội nhập quốc tế.
B, Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định.
C, Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực.
D, Các quốc gia có sự điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.
Đáp án: A
Câu 9 [587815]: Tổ chức, diễn đàn quốc tế nào sau đây xuất hiện trong xu thế đa cực của thế giới từ sau năm 1991?
A, Liên minh chính trị - quân sự Vác-sa-va.
B, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D, Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Đáp án: D
Câu 10 [587816]: Nội dung nào sau đây giải thích đúng về khái niệm “đa cực” trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?
A, Chỉ trạng thái vươn lên để mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn, đại diện cho mỗi châu lục.
B, Mô tả sức mạnh của các cường quốc mới nổi sau khi Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ.
C, Chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối quan hệ quốc tế.
D, Là hình thái không gian mô tả vị thế và ảnh hưởng của xu thế phát triển chính trên thế giới.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [587817]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chỉnh lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs [các nước công nghiệp mới]. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
Câu 12 [587818]: Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, khi Bill Clin-tơn bước vào Nhà Trắng năm 1993, Mỹ đang thực hiện lệnh cấm vận Việt Nam. Clin-tơn là Tổng thống Mỹ đầu tiên tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam vào tháng 1-1994, đồng thời thực hiện những bước đi quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ (7-1995), Clin-tơn là Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 1-2000
[…]. Chính quyền Clin-tơn đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Mỹ sau hơn 20 năm kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
(Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020),
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.387)