Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712590]: Sự kiện nào sau đây ghi nhận Trật tự thế giới hai cực I-an-ta chính thức sụp đổ?
A, Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ ở đảo Man-ta (1989).
B, Liên Xô và Mỹ kí Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (SALT 1).
C, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bị khủng hoảng và sụp đổ năm 1991.
D, Sự vươn lên của các nền kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu.
Đáp án: C
Câu 2 [712591]: Việc Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ không dẫn tới tác động nào sau đây?
A, Mở ra sự hình thành và phát triển nhanh chóng của trật tự thế giới mới.
B, Mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi để giải quyết quan hệ quốc tế.
C, Hệ thống xã hội chủ nghĩa điều chỉnh chiến lược trong xu thế toàn cầu hóa.
D, Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo,… ở các nước.
Đáp án: C
Câu 3 [712592]: Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm “đa cực” trong quan hệ quốc tế?
A, Trạng thái địa – chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối.
B, Có nhiều quốc gia, khu vực có sức mạnh tổng hợp có vai trò, vị thế quốc tế.
C, Nhằm chỉ các quốc gia, khu vực có sức mạnh tổng hợp sau Chiến tranh lạnh.
D, Trạng thái địa - chính trị toàn cầu với một trung tâm quyền lực chi phối.
Đáp án: D
Câu 4 [712593]: Những quốc gia nào sau đây được đánh giá là quốc gia mới nổi, có sức mạnh tổng hợp vượt trội, đang vươn lên khẳng định vị thế và ảnh hưởng sau Chiến tranh lạnh?
A, Trung Quốc và Nhật Bản.
B, Mỹ và Nga.
C, Ấn Độ và Mỹ.
D, Đức và Mỹ.
Đáp án: A
Câu 5 [712594]: Mỹ, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là các cường quốc trong xu thế đa cực nhiều trung tâm vì một trong những lí do nào sau đây?
A, Đều là các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B, Có sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là kinh tế và khoa học – công nghệ.
C, Có nền văn hóa truyền thống và giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới.
D, Tham gia nhiều tổ chức, liên minh chính trị và quân sự trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 6 [712595]: Một xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh được nhân dân các nước hi vọng, mong muốn trở thành hiện thực là
A, xu thế “đa cực” nhiều trung tâm.
B, toàn cầu hóa và chuyên môn hóa.
C, hòa bình, ổn định cùng phát triển.
D, lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Đáp án: C
Câu 7 [712596]: Một xu thế lớn chính của thế giới đã và đang diễn ra từ sau Chiến tranh lạnh là
A, Mỹ đã thiết lập xong trật tự thế giới đơn cực.
B, các khu vực đều được ổn định và có hòa bình.
C, trật tự thế giới đa cực được củng cố vững chắc.
D, tập trung phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.
Đáp án: D
Câu 8 [712597]: Từ sau cuộc Chiến tranh lạnh, các nước có sự điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột trực tiếp, chủ yếu vì lí do nào sau đây?
A, Hợp tác địa - chính trị trở thành nội dung căn bản giữa các nước.
B, Vấn đề giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân được giải quyết triệt để.
C, Mong muốn có một môi trường thuận lợi để ổn định và phát triển.
D, Phải tập trung vào cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Đáp án: C
Câu 9 [712598]: Trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh, xu thế “đa cực” cần được hiểu cho đúng là
A, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức liên kết khu vực.
B, trạng thái kinh tế toàn cầu với sự xuất hiện của nhiều tổ chức kinh tế lớn.
C, trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối.
D, chiến lược phát triển của các cường quốc mới nổi sau khi Liên Xô sụp đổ.
Đáp án: C
Câu 10 [738182]: Việc nguyên thủ quốc gia các nước (Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô và hai miền nước Đức) chủ động tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX phản ánh thực tiễn nào sau đây?
A, Sự chuẩn bị cho thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh.
B, Quan hệ quốc tế đã chuyển dần sang xu thế hòa dịu.
C, Các cường quốc không còn diễn ra cuộc đối kháng.
D, Xu thế toàn cầu hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712599]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Thông thường, khi đánh giá sức mạnh kinh tế của Mỹ, người ta tính đến tỉ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tổng GDP của thế giới. Sau thời kì tăng trưởng dài trong thập niên 1990, GDP của Mỹ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới. Năm 2000, GDP của Mỹ đạt tới 9,3 ngàn tỉ USD, bằng tổng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Nếu so sánh trong tương quan lực lượng của thế giới tư bản, GDP của Mỹ gấp hơn 2 lần nước đứng thứ hai là Nhật Bản (3,9 nghìn tỉ USD), hơn 4 lần nước đứng đầu EU là Đức (2,2 nghìn tỉ USD), vượt xa các nước tư bản Tây Âu khác như Pháp (1,5 nghìn tỉ USD), Anh (1,4 nghìn tỉ USD), Italia (1,2 nghìn tỉ USD)".
“Thông thường, khi đánh giá sức mạnh kinh tế của Mỹ, người ta tính đến tỉ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tổng GDP của thế giới. Sau thời kì tăng trưởng dài trong thập niên 1990, GDP của Mỹ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới. Năm 2000, GDP của Mỹ đạt tới 9,3 ngàn tỉ USD, bằng tổng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Nếu so sánh trong tương quan lực lượng của thế giới tư bản, GDP của Mỹ gấp hơn 2 lần nước đứng thứ hai là Nhật Bản (3,9 nghìn tỉ USD), hơn 4 lần nước đứng đầu EU là Đức (2,2 nghìn tỉ USD), vượt xa các nước tư bản Tây Âu khác như Pháp (1,5 nghìn tỉ USD), Anh (1,4 nghìn tỉ USD), Italia (1,2 nghìn tỉ USD)".
(Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020) NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.352 – tr.353)
Câu 12 [712600]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mỹ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội và ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn 2 lần Nhật Bản và hơn 3 lần Trung Quốc. Riêng trong lĩnh vực quân sự, Mỹ có ưu thế áp đảo đối với phần còn lại của thế giới. Mỹ có hàng trăm nghìn quân thường trú ở bốn châu lục, có hạm đội thường trực ở ba trong số bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương […]. Với sự giải thể của Liên bang Xô viết, Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và có mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ thống trị”.
“Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mỹ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội và ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn 2 lần Nhật Bản và hơn 3 lần Trung Quốc. Riêng trong lĩnh vực quân sự, Mỹ có ưu thế áp đảo đối với phần còn lại của thế giới. Mỹ có hàng trăm nghìn quân thường trú ở bốn châu lục, có hạm đội thường trực ở ba trong số bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương […]. Với sự giải thể của Liên bang Xô viết, Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và có mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ thống trị”.
(Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020) NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.353)