Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712334]: Cuộc chiến tranh nào sau đây đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai cực, hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
A, Cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh Péc-xích (1991).
B, Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc (1946 – 1949).
C, Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954).
D, Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 – 1975).
Đáp án: D
Câu 2 [712336]: Từ đầu những năm 70, quan hệ Mỹ - Liên Xô chuyển sang hòa dịu và kết thúc Chiến tranh lạnh (1989) là do
A, chịu nhiều tốn kém và bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt.
B, xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hóa đã bắt đầu xuất hiện.
C, quá trình mở rộng không ngừng của Liên minh châu Âu (EU).
D, trật tự nhất siêu, nhiều cường đang trong quá trình mở rộng.
Đáp án: A
Câu 3 [712339]: Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), thế giới phát triển theo một trong những xu thế nào sau đây?
A, Đa cực, nhiều trung tâm.
B, Lấy chính trị làm nền tảng.
C, Thoả hiệp để ổn định toàn cầu.
D, Hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đáp án: A
Câu 4 [712340]: Nội dung nào sau đây là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh được nhân dân các nước hi vọng, mong muốn trở thành hiện thực?
A, Đa cực, đa phe trong đối ngoại quốc tế.
B, Liên kết và hội nhập giữa các nước lớn.
C, Hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
D, Phát triển kinh tế, quân sự là trung tâm.
Đáp án: C
Câu 5 [712341]: Một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế - tài chính lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,... có vị thế quan trọng đối với quan hệ quốc tế được gọi là trật tự
A, đa cực, nhiều trung tâm.
B, đơn cực, nhất siêu - nhiều cường.
C, đa phương hóa.
D, tam cường, đa phương.
Đáp án: A
Câu 6 [712342]: Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra theo nhiều xu thế mới với những diễn biến phức tạp, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
A, tham gia các liên minh chính trị với Mỹ và các nước phương Tây.
B, chủ động kết nối các cường quốc để nâng tầm đối tác chiến lược.
C, hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư bên ngoài bằng mọi giá.
D, chủ động nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu để vượt qua thách thức.
Đáp án: D
Câu 7 [680309]: Cuộc Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) là cuộc chiến tranh có đặc điểm nào sau đây?
A, Không tác động đến các nước ở châu Á.
B, Không có tiếng súng, không có hồi kết.
C, Diễn ra xung đột giữa Mỹ và Liên Xô.
D, Không tiếng súng, nhưng căng thẳng.
Đáp án: D
Câu 8 [680315]: Sau Chiến tranh lạnh, quốc gia nào sau đây ở châu Á là một trong những trung tâm quyền lực đang vươn lên khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự và chính trị đối với quốc tế?
A, Mi-an-ma.
B, Ấn Độ.
C, Ma-lai-xi-a.
D, Cam-pu-chia.
Đáp án: B
Câu 9 [680318]: Quá trình tham gia xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam sẽ gặp một trong những thách thức nào sau đây?
A, Phải giữ nhiều trọng trách trong các tổ chức quốc tế.
B, Không thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
C, Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
D, Luôn bị các cường quốc trong trật tự đa cực chi phối.
Đáp án: C
Câu 10 [680327]: Từ sau Chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới có sự điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thoả hiệp và tránh xung đột trực tiếp, chủ yếu vì lí do nào sau đây?
A, Cần tập trung vào cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố.
B, Muốn có môi trường thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
C, Hợp tác địa – chính trị trở thành nội dung căn bản giữa các nước.
D, Mong muốn cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ.
Đáp án: B
Câu 11 [680329]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển sang căng thẳng sau sự kiện nào sau đây?
A, Những quyết định của Hội nghị Pốt-xđam (1945).
B, Các điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
C, Các điều khoản trong Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (1973).
D, Thông điệp của Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (12-3-1947).
Đáp án: D
Câu 12 [680331]: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (1989 – 1991) đã tạo cho Mỹ lợi thế tạm thời nào sau đây?
A, Đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng ra khu vực Tây Âu.
B, Chi phối được tất cả các nước ở châu Á phải đi theo Mỹ.
C, Nỗ lực vươn lên để thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
D, Hoàn thành mục tiêu triển khai chiến lược toàn cầu.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 13 [712601]: Cho thông tin trong bảng sau đây:


Câu 14 [738239]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thành nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới trong một thế giới kết nối, toàn cầu hóa. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR); Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA); Các tổ chức kinh tế và chính trị (không có Mỹ) ALBA ở châu Mỹ; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),...”.
(Trích trong sách: Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)
“Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thành nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới trong một thế giới kết nối, toàn cầu hóa. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR); Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA); Các tổ chức kinh tế và chính trị (không có Mỹ) ALBA ở châu Mỹ; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),...”.
(Trích trong sách: Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)