Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [589925]: Quá trình hình thành Liên hợp quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
A, Từ năm 1941 đến năm 1943.
B, Từ năm 1941 đến năm 1945.
C, Từ năm 1941 đến năm 1944.
D, Từ năm 1941 đến năm 1946.
Đáp án: B
Câu 2 [589926]: Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A, Cuộc Chiến tranh lạnh bùng nổ và có nguy cơ lan ra toàn thế giới.
B, Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C, Liên Xô đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạt thành tựu to lớn.
D, Phe phát xít đang hình thành và mở rộng bành trướng ra châu Âu.
Đáp án: B
Câu 3 [589927]: Sự kiện nào sau đây không nằm trong quá trình thành lập Liên hợp quốc?
A, 33 nước châu Âu cùng Mỹ, Canađa kí Định ước Hen-xin-ki (1975).
B, Quyết tâm của Liên Xô, Mỹ và Anh tại Hội nghị Tê-hê-ran (12-1943).
C, Quyết định của ba cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2-1945).
D, Hiến chương Liên hợp quốc được kí, có hiệu lực (24-10-1945).
Đáp án: A
Câu 4 [589928]: Sự kiện nào sau đây đánh dấu việc Liên hợp quốc chính thức được thành lập?
A, Các nước Đồng minh họp tại Luân Đôn (Anh) tra bản tuyên bố cam kết hợp tác (1941).
B, Đại diện 50 nước họp tại Mỹ, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc (từ tháng 4 đến 6-1945).
C, Ngày 24-10-1945, Hiến chương Liên hợp quốc đã được các nước thành viên phê chuẩn.
D, Quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945) thống nhất cao việc thành lập Liên hợp quốc.
Đáp án: C
Câu 5 [589929]: Liên hợp quốc thành lập (1945) không đề ra mục đích, nhiệm vụ nào sau đây?
A, Giải quyết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
B, Duy trì nền hòa bình và an ninh của thế giới.
C, Hợp tác để giải quyết các vấn đề của quốc tế.
D, Phát triển các mối quan hệ giữa các thành viên.
Đáp án: A
Câu 6 [589930]: Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc, củng cố hòa bình thế giới là mục tiêu của tổ chức nào sau đây?
A, Vác-sa-va.
B, NATO.
C, Liên hợp quốc.
D, SEATO.
Đáp án: C
Câu 7 [589931]: Liên hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
A, Phải tôn trọng quyền phủ quyết của các cường quốc sáng lập.
B, Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
C, Không được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D, Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Đáp án: A
Câu 8 [589932]: Nội dung nào sau đây là mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc?
A, Thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các liên minh khu vực.
B, Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
C, Giải quyết hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
D, Thúc đẩy xu thế khu vực hóa và xu tế toàn cầu hóa ra đời.
Đáp án: B
Câu 9 [589933]: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu thành lập của Liên hợp quốc?
A, Ngăn chặn sự hình thành liên minh quân sự trên thế giới.
B, Giải quyết các mâu thuẫn chính trị ở các nước thành viên.
C, Thúc đẩy Trật tự thế giới hai cực I-tan-ta xác lập nhanh hơn.
D, Là trung tâm điều hòa hành động của các nước trên thế giới.
Đáp án: D
Câu 10 [589934]: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là
A, Hội đồng Quản thác.
B, Hội đồng Bảo an.
C, Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
D, Hội đồng Tòa án tối cao.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [589935]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng biện pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lí và pháp luật quốc tế”.
(Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)
Câu 12 [589936]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được bảo đảm hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý”.

(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)