Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [589937]: Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng về bối cảnh ra đời của Liên hợp quốc?
A, Gắn liền với ước vọng của nhân loại được sống trong hòa bình, ổn định.
B, Sự thành lập của Liên hợp quốc gắn với quyết định của Hội nghị Pốt-đam.
C, Liên Xô, Mỹ và Anh là ba cường quốc trụ cột trong quá trình thành lập.
D, Sự ra đời của tổ chức này có một quá trình, từ các ý tưởng đến hiện thực.
Đáp án: B
Câu 2 [589938]: Quan hệ giữa các thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
A, Ủng hộ quyền tự do tôn giáo và thiết chế chính trị của các nước.
B, Tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của 5 cường quốc.
C, Là trung gian hòa giải cho các nước trong việc giải quyết xung đột.
D, Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
Đáp án: D
Câu 3 [589939]: Nội dung nào sau đây không nằm trong bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc?
A, Hội đồng Bảo an.
B, Hội đồng an ninh.
C, Đại hội đồng.
D, Hội đồng quản thác.
Đáp án: B
Câu 4 [589940]: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (1945) có nhiệm vụ cơ bản nào sau đây?
A, Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B, Tiêu diệt chế độ phát xít ở châu Âu.
C, Tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở Mỹ.
D, Xóa bỏ chế độ thực dân ở châu Phi.
Đáp án: A
Câu 5 [589941]: Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản được xác định trong Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc (1945) là
A, hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và giáo dục.
B, chung sống hòa bình để vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D, tiến hành hợp tác quốc tế giữa những nước thành viên.
Đáp án: C
Câu 6 [589942]: Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã đảm nhận và thực hiện được vai trò nào sau đây?
A, Là trung gian hòa giải được mọi tranh chấp quốc tế giữa các nước.
B, Ngăn chặn được nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C, Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và kết nạp được tất cả các nước.
D, Là trung tâm giải quyết các mâu thuẫn về vấn đề chống khủng bố.
Đáp án: B
Câu 7 [589943]: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A, Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đang được thực hiện.
B, Cuộc Chiến tranh lạnh và những đối đầu Đông - Tây đã được kết thúc.
C, Xu thế hòa hoãn Đông - Tây đang diễn ra, quan hệ quốc tế dần hòa dịu.
D, Chưa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Đáp án: C
Câu 8 [589944]: Nội dung nào sau đây không có trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A, Không được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
B, Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của tất cả các nước.
C, Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quyền tự quyết của các dân tộc.
D, Tiến hành hợp tác giữa các nước trên nguyên tắc được Liên Xô ủng hộ.
Đáp án: D
Câu 9 [589945]: Ngay từ khi thành lập, Hiến chương Liên hợp quốc đã xác định vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức này là phải
A, thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước.
B, duy trì nền hoà bình và an ninh của toàn thế giới.
C, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới cùng nhau phát triển.
D, giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 10 [589946]: Việt Nam tham gia Liên hợp quốc (9 – 1977) trước hết vì lí do nào sau đây?
A, Hiến chương Liên hợp quốc phù hợp với đường lối xây dựng đất nước của Việt Nam.
B, Hiến chương Liên hợp quốc trùng lặp với đường lối xây dựng đất nước của Việt Nam.
C, Đây là tổ chức tiến bộ đề cao vai trò bảo vệ nền chế độ chính trị cho tất cả các nước.
D, Việt Nam mong muốn gia nhập tổ chức để đổi lấy việc Mỹ xóa bỏ cấm vận Việt Nam.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [589947]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
[Năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
[Năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình
Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
Câu 12 [589948]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến an ninh quốc tế và công lí.
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
“3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến an ninh quốc tế và công lí.
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)
Câu 13 [589949]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.
(Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc)
Câu 14 [589950]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước cấm vũ khí hóa học (1992) và Công ước cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước cấm vũ khí hạt nhân (2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. Mặc dù vậy, nỗ lực của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị vẫn gặp nhiều khó khăn, đôi khi bế tắc, do chạy đua vũ trang còn diễn biến phức tạp cùng với những toan tính chiến lược về quân sự, chính trị và sự bất ổn của môi trường an ninh quốc tế”.
“Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước cấm vũ khí hóa học (1992) và Công ước cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước cấm vũ khí hạt nhân (2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. Mặc dù vậy, nỗ lực của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị vẫn gặp nhiều khó khăn, đôi khi bế tắc, do chạy đua vũ trang còn diễn biến phức tạp cùng với những toan tính chiến lược về quân sự, chính trị và sự bất ổn của môi trường an ninh quốc tế”.
(Nguồn: Liên hợp quốc: Tổ chức không thể thiếu trong nền chính trị thế giới, https://dangcongsan.vn/thoi-su/lien-hop-quoc-to-chuc-khong-the-thieu-trong-nen-chinh-tri-the-gioi-591281.html, ra ngày thứ Sáu, 17/09/2021)