Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713002]: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), hậu phương miền Bắc đóng vai trò nào sau đây đối với sự nghiệp cách mạng cả nước?
A, Trực tiếp.
B, Chủ yếu.
C, Cơ bản nhất.
D, Quyết định nhất.
Đáp án: D
Câu 2 [713003]: Trong thời kì 1954 – 1975, miền Bắc Việt Nam đã tiếp tế và chi viện thường xuyên cho tiền tuyến miền Nam bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau, nhưng không có con đường nào sau đây?
A, Đường Hồ Chí Minh trên bộ.
B, Đường Hồ Chí Minh trên biển.
C, Đường hàng không Vietnam Airline.
D, Đường ống xăng dầu và chuyển ngân.
Đáp án: C
Câu 3 [713004]: Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) có điểm chung nào sau đây?
A, Ngăn cản Việt Nam là đồng minh của Liên Xô.
B, Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của Mỹ.
C, Sử dụng quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ.
D, Duy trì hiện trạng Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Đáp án: B
Câu 4 [713005]: Thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ sử dụng phổ biến chiến thuật quân sự nào sau đây?
A, Tố cộng, diệt cộng.
B, Chia để trị.
C, Trực thăng vận.
D, Trí tuệ nhân tạo.
Đáp án: C
Câu 5 [713006]: Trong nỗ lực thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ có tham vọng nào sau đây?
A, Lập chính phủ Ngô Đình Diệm.
B, Xây dựng lực lượng quân Mỹ.
C, Bổ sung lực lượng cố vấn Mỹ.
D, Dồn dân lập ấp chiến lược.
Đáp án: D
Câu 6 [713007]: Nội dung nào sau đây là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A, Xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Ấp Bắc.
B, Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C, Bình định vùng nông thôn miền Nam.
D, Bình định các đô thị miền Nam có trọng điểm.
Đáp án: B
Câu 7 [713008]: Để đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ, quân dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu bằng sự kết hợp của ba mũi giáp công, đó là
A, chính trị, quân sự và binh vận.
B, kinh tế, ngoại giao và binh vận.
C, chính trị, kinh tế và văn hóa.
D, chính trị, tài chính và văn hóa.
Đáp án: A
Câu 8 [713009]: Trong nỗ lực thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ coi việc dồn dân lập ấp chiến lược là “xương sống” để bảo đảm sự thành công vì lí do nào sau đây?
A, Ngăn chặn được mọi chi viện từ miền Bắc.
B, Là cơ sở vững chắc để tiến quân ra miền Bắc.
C, Cô lập được nhân dân với Quân Giải phóng.
D, Phá hoại các tổ chức cách mạng từ bên trong.
Đáp án: C
Câu 9 [713010]: Quân dân miền Nam đã giành nhiều thắng lợi về quân sự trong chiến đấu đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ, nhưng không có thắng thắng nào sau đây?
A, Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Bình Giã.
B, Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường.
C, Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Đồng Xoài.
D, Chiến thắng An Lão và chiến thắng Ba Giai.
Đáp án: B
Câu 10 [713011]: Góp phần vào làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam không có sự tham gia của lực lượng nào sau đây?
A, Lực lượng trí thức.
B, Đồng bào Phật giáo.
C, “Đội quân tóc dài”.
D, Đội quân Cờ đen.
Đáp án: D
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [713017]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Thật vậy, không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua [từ năm 1964, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc], luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược [xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ]. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội”.
“Thật vậy, không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua [từ năm 1964, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc], luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược [xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ]. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 28 – 29)
Câu 12 [713018]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Từ 2-12-1964 đến 3-1-1965, lực lượng vũ trang giải phóng mở chiến dịch Bình Giã, là loại hình chiến dịch tổng hợp đấu tranh quân sự và chính trị, vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "hai chân, ba mũi" […]. Sau hơn một tháng chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên địch (có 60 cố vấn Mỹ), bắt sống 300 tên, bắn rơi 56 máy bay, phá hủy 27 xe M 113, 45 xe quân sự. Có thể đánh giá tình hình chiến trường miền Nam khi bước sang năm 1965 là: kể từ trận Ấp Bắc, Mỹ thấy không thể thắng ta được, đến trận Bình Giã thì Mỹ thấy sẽ thua ta trong chiến tranh đặc biệt”.
“Từ 2-12-1964 đến 3-1-1965, lực lượng vũ trang giải phóng mở chiến dịch Bình Giã, là loại hình chiến dịch tổng hợp đấu tranh quân sự và chính trị, vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "hai chân, ba mũi" […]. Sau hơn một tháng chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên địch (có 60 cố vấn Mỹ), bắt sống 300 tên, bắn rơi 56 máy bay, phá hủy 27 xe M 113, 45 xe quân sự. Có thể đánh giá tình hình chiến trường miền Nam khi bước sang năm 1965 là: kể từ trận Ấp Bắc, Mỹ thấy không thể thắng ta được, đến trận Bình Giã thì Mỹ thấy sẽ thua ta trong chiến tranh đặc biệt”.
(Trần Đức Cường (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 12 từ năm 1954 đến năm 1965,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, tr.509)