Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [579999]: Nội dung nào sau đây không phải là thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.
B, Cách mạng có Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo.
C, Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động công khai.
D, Người dân có quyết tâm bảo vệ chính quyền.
Đáp án: D
Câu 2 [580012]: Trước âm mưu và hành động xâm lược trở lại lần thứ hai của thực dân Pháp (12 – 1946), Đảng và Chính phủ Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A, Quyết định đối đầu quân sự với Pháp.
B, Tiếp tục đàm phán lâu dài với Pháp.
C, Thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp.
D, Kí Hiệp định Sơ bộ với thực dân Pháp.
Đáp án: A
Câu 3 [712398]: Văn bản nào sau đây khẳng định với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)?
A, Bản Tuyên ngôn Độc lập.
B, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C, Tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
D, Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Đáp án: A
Câu 4 [712399]: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện nào sau đây?
A, Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B, Thành lập Việt Nam Quang phục Hội.
C, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời.
D, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời.
Câu 5 [712400]: Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A, Khôi phục kinh tế.
B, Khởi nghĩa từng phần.
C, Chống chiến lược Chiến tranh cục bộ.
D, Chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
Câu 6 [580000]: Lực lượng nào sau đây được Mỹ điều chỉnh, huy động tăng cường để làm nòng cốt thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam Việt Nam?
A, Lính bộ binh Mỹ.
B, Quân đội Sài Gòn.
C, Không quân Mỹ.
D, Quân Đồng minh.
Đáp án: B
Câu 7 [712409]: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A, Đất nước tạm thời bị chia cắt.
B, Miền Bắc hoàn thành công nghiệp hóa.
C, Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.
D, Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
Câu 8 [713012]: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ, địa bàn chiến lược nào sau đây ở miền Nam có ưu thế và đã phát huy hiệu quả?
A, Các tỉnh miền núi và vùng ven đô.
B, Đồng bằng nông thôn và miền núi.
C, Các đô thị lớn trên toàn miền Nam.
D, Các đô thị lớn ở Đà Nẵng và Sài Gòn.
Đáp án: B
Câu 9 [713013]: Để đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961 – 1965), quân dân miền Nam đã phối hợp chiến đấu trên những địa bàn chiến lược nào sau đây?
A, Khu vực đồng bằng miền núi và thị trấn.
B, Vùng nông thôn có quân đội Sài Gòn.
C, Rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D, Các đô thị lớn có quân Mỹ đóng quân.
Đáp án: C
Câu 10 [713014]: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mỹ, thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”?
A, Chiến thắng Vạn Tường.
B, Chiến thắng Ấp Bắc.
C, Chiến thắng Bình Giã.
D, Chiến thắng Ba Gia.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712769]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta [lúc này là Đảng Cộng sản Đông Dương] chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta [lúc này là Đảng Cộng sản Đông Dương] chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
(Lê Duẩn, Tuyển tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.786)
Câu 12 [712418]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam […] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”.
“Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam […] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập,
Tập 20 (1959), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81)
Tập 20 (1959), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81)