Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713019]: Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), tuyến đường nào sau đây đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn?
A, Cao tốc Bắc – Nam.
B, Đường sắt Bắc – Nam.
C, Đường Trường Sơn.
D, Đường thủy nội địa.
Đáp án: C
Câu 2 [713020]: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn hướng về tiền tuyến miền Nam ruột thịt, quân dân miền Bắc đưa ra nhiều khẩu hiệu, nhưng không có khẩu hiệu nào sau đây?
A, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
B, “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”.
C, “Miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”, “Thửa ruộng dành cho miền Nam”.
D, “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo sản xuất”.
Đáp án: D
Câu 3 [713021]: Nội dung nào sau đây nhận thức không đúng về chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam?
A, Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.
B, Công cụ để thực hiện là chính quyền và quân đội Sài Gòn.
C, Âm mưu chiến lược là “dùng người Việt đánh người Việt”.
D, Cố vấn Mỹ chỉ huy và dựa vào vũ khí, phương tiện của Mỹ.
Đáp án: C
Câu 4 [713022]: Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?
A, Quân đồng minh của Mỹ.
B, Quân đội viễn chinh Mỹ.
C, Quân đội Sài Gòn.
D, Lính Hàn Quốc đánh thuê.
Đáp án: B
Câu 5 [713023]: Sự kiện nào sau đây buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán thương lượng để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A, Chiến thắng của quân dân miền Bắc năm 1972.
B, Thắng lợi của chiến thắng Ấp Bắc năm 1963.
C, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.
D, Chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường (1965).
Đáp án: C
Câu 6 [713024]: Nội dung nào sau đây không phải âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam?
A, Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực, hỏa lực để mở cuộc hành quân “tìm diệt”.
B, Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy Việt Nam ra các vùng biên giới.
C, Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta.
D, Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”, coi đây là “xương sống” của chiến lược.
Đáp án: D
Câu 7 [713025]: Mỹ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968) nhằm cứu vãn sự thất bại của Mỹ trong chiến lược chiến tranh nào sau đây?
A, Chiến tranh cục bộ.
B, Chiến tranh đặc biệt tăng cường.
C, Việt Nam hóa chiến tranh.
D, Đông Dương hóa chiến tranh.
Đáp án: A
Câu 8 [713026]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
A, Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
B, Nằm trong chiến lược toàn cầu Phản ứng linh hoạt của Mỹ.
C, Tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.
D, Dựa trên nguồn viện trợ về kinh tế, quân sự của nước Mỹ.
Đáp án: C
Câu 9 [713027]: Đến cuối năm 1968, chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bị phá sản hoàn toàn vì lí do nào sau đây?
A, Lực lượng cố vấn và quân đội Mỹ không quen địa hình ở miền Nam.
B, Những nỗ lực xoay chuyển chiến tranh làm cho nước Mỹ sa lầy thêm.
C, Các vũ khí hiện đại của Mỹ chỉ có thể phát huy hiệu quả ở châu Âu.
D, Những tổn thất của Mỹ làm cho nước Mỹ không còn là siêu cường.
Đáp án: B
Câu 10 [713028]: Nội dung nào sau đây là điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) ?
A, Dựa vào quân đội đồng minh của Mỹ.
B, Kết hợp ném bom phá hoại miền Bắc.
C, Có sự tham chiến của không quân Mỹ.
D, Dựa vào lực lượng quân sự của Mỹ.
Đáp án: D
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [713035]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30-1-1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh,... Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của Quân Giải phóng và các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam”.
“Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30-1-1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh,... Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của Quân Giải phóng và các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam”.
(Gio-giơ Hơ-ring, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.312)
Câu 12 [713036]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
Mác Na-ma-ra – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Ken-nơ-đi (1961 – 1963) và Tổng thống Giôn-xơn (1963 - 1968) sau nhiều năm nghiên cứu đã thú nhận về những thất bại và sai lầm của Nhà Trắng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ L. Giôn-xơn phải tuyên bố: 1- Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; 2- Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kì hai; 3- Nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.
Trong cuốn hồi kí, Mác Na-ma-ra đã thú nhận với Tổng thống Giôn-xơn khi rời Lầu Năm Góc: “Chúng ta không thể đạt được ở Việt Nam bằng bất cứ biện pháp quân sự nào và vì thế chúng ta phải tìm kiếm một mục tiêu chính trị nhỏ bé hơn thông qua đàm phán”.
Mác Na-ma-ra – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Ken-nơ-đi (1961 – 1963) và Tổng thống Giôn-xơn (1963 - 1968) sau nhiều năm nghiên cứu đã thú nhận về những thất bại và sai lầm của Nhà Trắng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ L. Giôn-xơn phải tuyên bố: 1- Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; 2- Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kì hai; 3- Nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.
Trong cuốn hồi kí, Mác Na-ma-ra đã thú nhận với Tổng thống Giôn-xơn khi rời Lầu Năm Góc: “Chúng ta không thể đạt được ở Việt Nam bằng bất cứ biện pháp quân sự nào và vì thế chúng ta phải tìm kiếm một mục tiêu chính trị nhỏ bé hơn thông qua đàm phán”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng
Việt Nam 1954 – 1975: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.160)