Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [707014]: Trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1964 – 1973), quân dân miền Bắc sử dụng khẩu hiệu nào sau đây?
A, “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
B, “Thửa ruộng dành cho miền Nam”.
C, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”.
D, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.
Đáp án: D
Câu 2 [707015]: Trong thời kì 1954 - 1975, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, vì cuộc cách mạng này
A, làm cho cách mạng cả nước vững mạnh, sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội.
B, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
C, đã làm cho miền Bắc vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ còn lại.
D, từng bước làm thất bại các chiến lược toàn cầu của Mỹ ở Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 3 [707016]: Mỹ tiến hành các hoạt động chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972 – 1973) nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
A, Cứu nguy cho chiến lược Khơ-me hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
B, Ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường ở Lào.
C, Thăm dò ý chí và ngăn chặn các kế hoạch chống Mỹ của quân dân miền Bắc.
D, Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế trên bàn đàm phán.
Đáp án: D
Câu 4 [707017]: Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh về nước nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam, đó là âm mưu của Mỹ trong chiến lược chiến tranh nào sau đây?
A, Chiến tranh ủy nhiệm.
B, Chiến tranh cục bộ.
C, Chiến tranh đặc biệt.
D, Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: D
Câu 5 [707018]: Chiến thắng nào của quân dân miền Bắc Việt Nam đã buộc Mỹ phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A, Vạn Tường - Quảng Ngãi (1968).
B, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (1971).
C, Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.
D, “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
Đáp án: D
Câu 6 [707019]: Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong các cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (1964 – 1973) đã
A, khẳng định ý chí đánh thắng Mỹ của quân dân Việt Nam.
B, chứng tỏ Mỹ không phải là cường quốc số một thế giới.
C, nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
D, chứng tỏ vũ khí của quân dân Việt Nam vượt trội so với quân Mỹ.
Đáp án: A
Câu 7 [707020]: Điểm giống nhau căn bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là
A, tập trung dồn dân, dập lập ấp chiến lược, coi đây là “quốc sách”.
B, dùng quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
C, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
D, mở nhiều cuộc tiến công để “tìm diệt” và “bình định”.
Đáp án: C
Câu 8 [707021]: Ba chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 – 1975): "Chiến tranh đặc biệt”, "Chiến tranh Cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" có điểm tương đồng nào sau đây?
A, Không thay đổi vai trò lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mỹ.
B, Mỹ không thay đổi âm mưu chiến lược trong suốt cuộc chiến tranh.
C, Tiến hành các chiến lược leo thang ngay từ đầu cuộc chiến tranh.
D, Không thay đổi âm mưu cơ bản và thủ đoạn thực hiện chiến tranh.
Đáp án: B
Câu 9 [707022]: Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975) đều là nơi
A, chuẩn bị các tiền đề để xây dựng chế độ xã hội mới.
B, cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến.
C, đứng chân của các lực lượng vũ trang ba thứ quân.
D, bảo vệ nhân dân tuyệt đối an toàn trong cách mạng.
Đáp án: A
Câu 10 [707023]: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã
A, làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ.
B, buộc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
C, giáng đòn nặng nề vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.
D, buộc Mỹ phải triển khai chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [707026]: Cho đoạn thông tin sau đây:
“Cuộc đàm phán Pa-ri là cuộc đấu tranh cực kì gay go, quyết liệt giữa ta [Việt Nam] và Mỹ… Phía Mỹ phản ứng quyết liệt. Họ buộc phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước, nhưng vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh “Việt Nam hóa”, thương lượng trên thế mạnh…
Bị thất bại thảm hại trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 cuối năm 1972, âm mưu đàm phán trên thế mạnh của Mỹ bị phá sản, ý chí xâm lược của Mỹ bị bẻ gãy. Không còn con bài nào nữa để mặc cả, Mỹ buộc phải kí Hiệp định Pari
[27 – 1 – 1973], chấp nhận đơn phương rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc về nước…”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam
1945 – 1954 – Thắng lợi và bài học
, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 235 – 236)
Việc Mỹ không thành công về “thương lượng trên thế mạnh”; “bị thất bại thảm hại” trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng… (cuối năm 1972); phải trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chứng tỏ:
Câu 12 [707027]: Cho đoạn thông tin sau đây:
Từ tháng 8 – 1964 đến tháng 1 – 1973, Mỹ đã hai lần tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.
Ngay từ những ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, vừa duy trì các hoạt động sản xuất và chiến đấu, vừa nỗ lực chi viện cho cách mạng miền Nam.
Sau thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc cũng lập nên chiến công vang dội trong trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,… Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973).