Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713038]: Một trong những biểu hiện về vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam (1954 - 1975) là
A, xây dựng thành công cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B, trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ.
C, đã bảo vệ vững chắc được căn cứ địa cách mạng lớn nhất của cả nước.
D, giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.
Đáp án: C
Câu 2 [713039]: Nội dung nào sau đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 1975)?
A, Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B, Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
C, Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân.
D, Không ngừng củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
Đáp án: B
Câu 3 [713040]: Sự kiện nào sau đây tạo ra thời cơ tiến công chiến lược cho giải phóng miền Nam?
A, Chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975).
B, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (3 - 1975).
C, Chiến thắng Phước Long (6 - 1 - 1975).
D, Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
Đáp án: C
Câu 4 [713041]: Nội dung nào sau đây là quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khi bước vào đầu năm 1975?
A, Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy từ tháng 1 - 1975.
B, Mở chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng đồng thời.
C, Tán thành việc mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
D, Quyết định giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Đáp án: D
Câu 5 [713042]: Chiến thắng Phước Long (1 – 1975) được ví như trận “trinh sát chiến lược” của quân dân Việt Nam vì lí do cơ bản nào sau đây?
A, Đã đánh giá đúng thực lực của quân đội Sài Gòn và động thái của Mỹ.
B, Là chiến dịch đánh vào điểm tử huyệt của đối phương ở Phước Long.
C, Đối phương đã không còn khả năng kháng cự khi giải phóng truy kích.
D, Chứng minh trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu của Quân Giải phóng.
Đáp án: A
Câu 6 [713043]: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (1975) đối với cách mạng miền Nam Việt Nam?
A, Đánh giá chính xác thế và lực của quân đội Sài Gòn.
B, Chứng tỏ sức mạnh vượt trội của Quân Giải phóng.
C, Mở ra thời cơ Tổng tiến công chiến lược trên cả nước.
D, Đã thăm dò và đánh giá được động thái của nước Mỹ.
Đáp án: C
Câu 7 [713044]: Trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, quân Việt Nam sử dụng chiến thuật nào sau đây?
A, Đánh nghi binh.
B, Đánh du kích.
C, Bao vây, đánh lấn.
D, Đánh công kiên.
Đáp án: A
Câu 8 [713045]: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã
A, mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
B, tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
D, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á.
Đáp án: A
Câu 9 [713046]: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì Đảng đã
A, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của tất cả các nước trên thế giới.
B, điều chỉnh đường lối chiến lược cách mạng phù hợp bối cảnh mới.
C, lãnh đạo hậu phương miền Bắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D, đưa đấu tranh ngoại giao trở thành mặt trận từ đầu cuộc kháng chiến.
Đáp án: B
Câu 10 [713047]: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
A, Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương.
B, Sự đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
C, Việt Nam có sự cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới.
D, Việt Nam có sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Đáp án: A
Câu 11 [713048]: Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm (1954) của quân dân Việt Nam là
A, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn.
B, buộc đối phương phải đầu hàng từng bước.
C, sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
D, làm thất bại chiến lược toàn cầu của nước Mỹ.
Đáp án: C
Câu 12 [713049]: Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) tiếp tục được Đảng vận dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)?
A, Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh dân vận.
B, Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.
C, Tăng cường đoàn kết trong nước khu vực và quốc tế.
D, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đáp án: D
Câu 13 [713050]: Tháng 7 - 1973, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết 21 trong bối cảnh nào sau đây?
A, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lên kế hoạch phá hoại Hiệp định Pa-ri.
B, Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố tình trì hoãn thi hành Hiệp định Pa-ri.
C, Việc thống nhất đất nước bằng hòa hợp dân tộc không còn khả thi.
D, Thế và lực của chính quyền và quân đội Sài Gòn đã được phục hồi.
Đáp án: C
Câu 14 [713051]: Nội dung nào sau đây không đúng về Nghị quyết 21 (7 – 1973) của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?
A, Mở cuộc tiến công chiến lược nhằm nhanh chóng giải phóng miền Nam.
B, Kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận là chính trị, quân sự và ngoại giao.
C, Xác định Mỹ và chính quyền Sài Gòn là kẻ thù phá hoại Hiệp định Pa-ri.
D, Dù ở hoàn cảnh nào cũng tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 15 [713053]: Cho thông tin sau đây:
Từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp mở rộng, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 – 1976) [phương án 1], đồng thời cũng nhấn mạnh: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” [phương án 2].
Từ thực tiễn, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam của Đảng đã được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24-3), chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3) và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30-4). Ngày 2-5, Châu Đốc (thuộc An Giang ngày nay) là tỉnh cuối cùng của miền Nam giải phóng.
Từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp mở rộng, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 – 1976) [phương án 1], đồng thời cũng nhấn mạnh: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” [phương án 2].
Từ thực tiễn, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam của Đảng đã được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24-3), chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3) và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30-4). Ngày 2-5, Châu Đốc (thuộc An Giang ngày nay) là tỉnh cuối cùng của miền Nam giải phóng.
Câu 16 [713054]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản, vì không có nó không còn là chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”.
“Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản, vì không có nó không còn là chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.262-263)