Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713015]: Nội dung nào sau đây không đúng về chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam?
A, Âm mưu chiến lược là “dùng người Việt đánh người Việt”.
B, Có sự chỉ huy của lực lượng cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí Mỹ.
C, Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.
D, Công cụ để thực hiện là chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Đáp án: A
Câu 2 [713016]: Đến giữa năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bị phá sản vì lí do nào sau đây?
A, Các vũ khí hiện đại của Mỹ không phát huy hiệu quả ở Việt Nam.
B, “Xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt đã bị phá sản.
C, Lực lượng cố vấn Mỹ chưa hiểu biết về các địa bàn ở miền Nam.
D, Quân đội Sài Gòn yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch của Mỹ.
Đáp án: B
Câu 3 [713029]: Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A, Chứng tỏ quân Mỹ không có khả năng chiến đấu.
B, Mở ra khả năng đánh thắng Mỹ của quân dân Việt Nam.
C, Đã mở đầu cho phong trào chống Mỹ ở miền Nam.
D, Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đáp án: B
Câu 4 [713030]: Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam?
A, Từ “leo thang”, Mỹ phải “xuống thang” trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B, Mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
C, Đẩy Mỹ vào bước ngoặt đi xuống trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
D, Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” và “bỏ rơi” chính quyền, quân đội Sài Gòn.
Đáp án: D
Câu 5 [713031]: Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) vì lí do nào sau đây?
A, Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh.
B, Đấu tranh ngoại giao đã chính thức trở thành mặt trận.
C, Đã làm cho chiến lược toàn cầu của Mỹ bị ngừng trệ.
D, Làm cho Mỹ không còn là siêu cường số một thế giới.
Đáp án: B
Câu 6 [713032]: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân Việt Nam trong giai đoạn 1965 – 1968 có đặc điểm nào sau đây?
A, Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ xâm lược.
B, Miền Bắc đã hoàn thành nghĩa vụ đối với tiền tuyến.
C, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra đời.
D, Thế giới đã và đang diễn ra xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
Đáp án: A
Câu 7 [713033]: Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam?
A, Là một đợt tổng khởi nghĩa ở các đô thị, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
B, Tạo ra sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam.
C, Đưa cuộc kháng chiến vượt qua vòng vây, tiến sâu vào đánh Mỹ ở các đô thị.
D, Đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” của cuộc kháng chiến.
Đáp án: B
Câu 8 [713034]: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân miền Nam không tác động đến việc Mỹ phải
A, chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh việt Nam.
B, tính toán lại việc tiến hành chiến tranh để rút dần quân về nước.
C, tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc vô điều kiện.
D, tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đáp án: D
Câu 9 [707024]: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), thắng lợi nào sau đây thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của quân dân hai nước Việt Nam – Lào?
A, Các chiến thắng Ấp Bắc (1963) và Vạn Tường (1965).
B, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
C, Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (1972).
D, Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972.
Đáp án: C
Câu 10 [707025]: Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết đưa tới lợi thế nào sau đây cho cách mạng miền Nam?
A, Miền Nam hoàn thành xong nhiệm vụ đánh cho Mỹ cút.
B, Mở ra bước ngoặt – giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
C, Mở ra thời cơ tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.
D, Đưa tới sự thay đổi thế và lực cho cách mạng miền Nam.
Đáp án: D
Câu 11 [713052]: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” là nội dung trong kế hoạch nào sau đây của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?
A, Kế hoạch giải phóng miền Nam, đưa ra ngay sau kí Hiệp định Pa-ri.
B, Kế hoạch giải phóng miền Nam, đưa ra vào cuối tháng 12 – 1974.
C, Kế hoạch giải phóng miền Nam, đưa ra sau chiến thắng Phước Long.
D, Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, sau chiến thắng Tây Nguyên.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 12 [713037]: Cho các thông tin sau đây:
Trong suốt 21 năm (1954 – 1975), miền Bắc vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, vừa bảo đảm chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”; khi tiền tuyến kêu gọi, hậu phương đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Những năm xây dựng và mở rộng các tuyến đường Trường Sơn (trên bộ và trên biển), lực lượng thanh niên xung phong và bộ đội Trường Sơn luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc”, “Sống anh dũng bám đường, chết kiên cường dũng cảm”,…
Trong những năm tháng Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, quân dân miền Bắc vừa sản xuất và chiến đấu với nhiều khẩu hiệu và biểu thị sự quyết tâm: “Chắc tay cày, tay súng”, “Chắc tay búa, tay súng”, “Hợp tác xã là pháo đài, chi bộ là cốt thép, xã viên là chiến sĩ”, ̃ “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”,… Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự thành công của cách mạng cả nước.
Trong suốt 21 năm (1954 – 1975), miền Bắc vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, vừa bảo đảm chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”; khi tiền tuyến kêu gọi, hậu phương đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Những năm xây dựng và mở rộng các tuyến đường Trường Sơn (trên bộ và trên biển), lực lượng thanh niên xung phong và bộ đội Trường Sơn luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc”, “Sống anh dũng bám đường, chết kiên cường dũng cảm”,…
Trong những năm tháng Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, quân dân miền Bắc vừa sản xuất và chiến đấu với nhiều khẩu hiệu và biểu thị sự quyết tâm: “Chắc tay cày, tay súng”, “Chắc tay búa, tay súng”, “Hợp tác xã là pháo đài, chi bộ là cốt thép, xã viên là chiến sĩ”, ̃ “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”,… Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự thành công của cách mạng cả nước.
Câu 13 [739043]: Cho thông tin và đoạn tư liệu sau đây:
Tháng 1 – 1967, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 13 quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tố cáo mạnh mẽ hơn nữa tội ác đế quốc Mỹ, vạch trần những thủ đoạn hòa bình giả hiệu; đề cao lập trường chính nghĩa của cách mạng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta [Việt Nam] hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những gì mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc, vì ta đã và đang thắng địch, thế của ta là thế mạnh. Trong đấu tranh ngoại giao, chúng ta cần nắm vững mấy phương châm dưới đây:
- Phát huy thế mạnh, thế thắng của ta;
- Chủ động tiến công địch;
- Giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em”.
Tháng 1 – 1967, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 13 quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tố cáo mạnh mẽ hơn nữa tội ác đế quốc Mỹ, vạch trần những thủ đoạn hòa bình giả hiệu; đề cao lập trường chính nghĩa của cách mạng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta [Việt Nam] hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những gì mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc, vì ta đã và đang thắng địch, thế của ta là thế mạnh. Trong đấu tranh ngoại giao, chúng ta cần nắm vững mấy phương châm dưới đây:
- Phát huy thế mạnh, thế thắng của ta;
- Chủ động tiến công địch;
- Giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2003, tr.173-174)
Hà Nội, 2003, tr.173-174)