Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713055]: Nội dung nào sau đây là bối cảnh trong nước của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 – 1975)?
A, Xu thế hoà hoãn Đông – Tây vẫn tiếp tục tiếp diễn.
B, Đất nước vẫn đang tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
C, Quan hệ quốc tế đang chứa đựng sự bất ổn và phức tạp.
D, Cả nước mất nhiều năm khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đáp án: D
Câu 2 [713056]: Trong quá trình tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 – 1975), Việt Nam không có thuận lợi từ bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A, Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và xu thế toàn cầu hóa đang tiếp diễn.
B, Mỹ, Trung Quốc lôi kéo nhiều nước bao vây và cấm vận Việt Nam.
C, Nhiều quốc gia đã điều chỉnh chính sách đối ngoại đa phương hóa.
D, Quan hệ quốc tế, nhất là giữa các cường quốc ẩn chứa sự phức tạp.
Đáp án: B
Câu 3 [713057]: Bối cảnh quốc tế nào sau đây có lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 – 1975) ở Việt Nam?
A, Sự xuất hiện của các xu thế mới: toàn cầu hóa, cải cách, mở cửa,…
B, Quan hệ giữa các cường quốc luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp.
C, Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu khủng hoảng, sau đó sụp đổ.
D, Mỹ, Trung Quốc lôi kéo nhiều nước bao vây và cấm vận Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 4 [713058]: Bối cảnh quốc tế nào sau đây có lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 – 1975) ở Việt Nam?
A, Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN căng thẳng.
B, Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ.
C, Đất nước đã được thống nhất và cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D, Xu thế toàn cầu hóa và cải cách, mở cửa tạo ra vận thế mới cho các nước.
Đáp án: D
Câu 5 [713059]: Trong việc xâm phạm vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam (từ sau tháng 4 – 1975), tập đoàn Pôn Pốt do Khơ-me đỏ đứng đầu có sự hậu thuẫn của
A, Cu-ba.
B, Trung Quốc.
C, Ấn Độ.
D, Ca-na-đa.
Đáp án: B
Câu 6 [713060]: Trong giai đoạn 1977 – 1978, quân Pôn Pốt có hoạt động nào sau đây xâm phạm Việt Nam?
A, Nhận sự giúp đỡ của Hiệp ước tổ chức Bắc đại Tây Dương để chống phá Việt Nam.
B, Tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát nhiều dân thường, gây nên nhiều tội ác.
C, Rút khỏi liên minh trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và chống phá Việt Nam.
D, Cùng với Mỹ và Trung Quốc lôi kéo nhiều nước ASEAN bao vây Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 7 [713061]: Trong giai đoạn 1978 – 1979, quân Pôn Pốt có hoạt động nào sau đây xâm phạm Việt Nam?
A, Dựng lên chính quyền tay sai thân Mỹ, sau đó tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam.
B, Phối hợp với Trung Quốc tấn công vùng biên giới Việt Nam ở hai đầu đất nước.
C, Tấn công có quy mô lớn vào Tây Ninh, sau đó mở đường tiến sâu vào Việt Nam.
D, Gia nhập liên minh chính trị, quân sự của phương Tây để chống lại Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 8 [713062]: Trước những hành động xâm phạm có quy mô lớn của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam (từ cuối tháng 12 - 1978), quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự chính đáng nào sau đây?
A, Mở cuộc phản công tự vệ đánh bật quân Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ.
B, Chủ động mở hội nghị quốc tế đàm phán về “Vấn đề Cam-pu-chia”.
C, Nhân nhượng chủ quyền với Trung Quốc và thế lực của Khơ-me đỏ.
D, Đổi mới đất nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh đuổi Pôn Pốt.
Đáp án: A
Câu 9 [713063]: Nội dung nào sau đây không đúng về kết quả cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam (1975 – 1979)?
A, Tình hình Đông Dương và “Vấn đề Cam-pu-chia” đã ổn định.
B, Đã đập tan hành động xâm lược Việt Nam của quân Pôn Pốt.
C, Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ đất nước.
D, Tạo điều kiện cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
Đáp án: A
Câu 10 [713064]: Trước cuộc tấn công của quân Pôn Pốt cuối năm 1978, quân đội Việt Nam đã
A, mở các cuộc phản công và dừng lại ở biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia.
B, tổ chức cuộc phản công tự vệ đánh bật lực lượng Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ.
C, duy trì các cuộc đàm phán thông qua hoạt động ngoại giao giữa các bên.
D, duy trì đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao để giữ vững hòa hiếu.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [713067]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, đảo Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam…
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt, giáng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
“Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, đảo Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam…
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt, giáng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập 4,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012, tr.483, 485).
Câu 12 [713068]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Tôi đã đến thăm Trường Trung học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm Pênh trên khu đất rộng có những hố chôn người chung. Một số hố vẫn còn chưa đào hẳn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hố khác đã bị bật lên.... Việc Việt Nam đã chấm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đối với Việt Nam”.
“Tôi đã đến thăm Trường Trung học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm Pênh trên khu đất rộng có những hố chôn người chung. Một số hố vẫn còn chưa đào hẳn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hố khác đã bị bật lên.... Việc Việt Nam đã chấm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đối với Việt Nam”.
(Sác-lơ Phốc-ni-ô, Việt Nam như tôi đã thấy (1960 – 2000), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.264)