Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713222]: Cuối năm 1978, hành động nào sau đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm rạn nứt quan hệ Việt Nam – Trung Quốc?
A, Ủng hộ tập đoàn Pôn Pốt tấn công vùng biên giới Tây Nam Việt Nam.
B, Đưa quân đội sang Cam-pu-chia, cùng với lực lượng Pôn Pốt xâm lược.
C, Lôi kéo Mỹ và ASEAN ngăn cản Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc.
D, Bắt tay với ASEAN ngăn cản Việt Nam tiến hành thống nhất đất nước.
Đáp án: A
Câu 2 [713223]: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam?
A, Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ tập đoàn Pôn Pốt tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam.
B, Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rút toàn bộ chuyên gia kinh tế đang hỗ trợ Việt Nam về nước.
C, Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam.
D, Trung Quốc dựng nên sự kiện “nạn Hoa Kiều”, làm tổn hại đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Đáp án: C
Câu 3 [713224]: Trong đợt tấn công vào biên giới phía Bắc Việt Nam (2 – 1979), sáu địa phương nào sau đây trở thành địa bàn tấn công của quân Trung Quốc?
A, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh và Thanh Hóa.
B, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh.
C, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn và Bắc Giang.
D, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai và Sơn La.
Đáp án: B
Câu 4 [713225]: Từ ngày 5-3-1979, quân Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam không phải vì lí do nào sau đây?
A, Chịu nhiều tổn thất nặng nề.
B, Bị dư luận thế giới lên án.
C, Việt Nam ra lệnh tổng động viên.
D, Hoàn thành xong mục tiêu.
Đáp án: D
Câu 5 [713226]: Trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam chủ yếu là lực lượng vũ trang nào sau đây?
A, Quân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
B, Quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc.
C, Các quân đoàn chủ lực của cả nước.
D, Bộ đội công binh và lực lượng phòng không.
Đáp án: B
Câu 6 [713227]: Từ ngày 17-2 đến đầu tháng 3-1979, những địa bàn nào sau đây trở thành chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và quân Trung Quốc?
A, Lào Cai, Hải Phòng và Bắc Giang.
B, Điện Biên, Bắc Giang và Thanh Hóa.
C, Cao Bằng, Bắc Ninh và Lai Châu.
D, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai.
Đáp án: D
Câu 7 [713228]: Trong giai đoạn 1984 – 1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và quân Trung Quốc?
A, Khu vực huyện Bát Xát và huyện Uông Bí (Quảng Ninh).
B, Một số huyện ở các tỉnh Lào Cai, Điện Biên và Hà Giang.
C, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn và Bắc Giang.
D, Khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Đáp án: D
Câu 8 [713229]: Liên quan đến lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 14 – 3 – 1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A, 64 chiến sĩ hi sinh trong chiến đấu chống quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.
B, Quân Giải phóng tiến ra đảo để giải phóng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
C, 64 chiến sĩ hi sinh trong chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ bãi đá Gạc Ma.
D, Cuộc chiến đấu của 64 chiến sĩ hải quân chống quân Pôn Pốt do Trung Quốc giúp đỡ.
Đáp án: C
Câu 9 [713230]: Việc Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (1977) và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1983 (1994) là minh chứng cho thực tiễn nào sau đây?
A, Kiên định việc bảo vệ chủ quyền dân tộc và những lợi ích quốc gia bằng con đường bạo lực.
B, Tôn trọng luật pháp quốc tế về việc giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình tạm thời.
C, Thi hành theo các cường quốc về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng giải pháp hòa bình.
D, Kiên định việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Đáp án: D
Câu 10 [713231]: Sự kiện nào sau đây là căn cứ mang tính pháp lí quốc tế để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông?
A, Năm 2007, thành lập xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn (thuộc huyện đảo Trường Sa).
B, Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng).
C, Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
D, Năm 1977, Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [713237]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thuỷ, Minh Tân, Thanh Đức,... thuộc huyện Vị Xuyên; xã Bạch Đích, Phú Lũng thuộc huyện Yên Minh [Hà Giang]. Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tỉnh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia... gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang”.
(Nguyễn Đức Huy, Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên, NXB Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội, 2019, tr.67 – 68)
Câu 12 [713238]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Lịch sử chống giặc ngoại xâm vừa thử thách, vừa tôi luyện dân tộc ta. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn chí quật cường bất khuất, chí thông minh sáng tạo…”.
(Phan Huy Lê, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Hồng Đức, 2019)