Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713802]: Thực tiễn lịch sử Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến nay) ghi nhận: Từ mốc thời gian nào sau đây dân tộc Việt Nam có hòa bình thực sự để tập trung vào xây dựng đất nước?
A, Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
B, Từ sau ngày chiến thắng 30 – 4 – 1975.
C, Khi xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.
D, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
Đáp án: A
Câu 2 [713803]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng quy luật của lịch sử Việt Nam?
A, Xây dựng gắn liền với bảo vệ.
B, Giải phóng gắn liền với bảo vệ.
C, Dựng nước đi đôi với giữ nước.
D, Cải cách đi đôi với mở cửa.
Đáp án: D
Câu 3 [713804]: Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4-1975 đến nay)?
A, Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và xây dựng chế độ mới.
B, Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
C, Góp phần duy trì, giữ vững nền hoà bình của tổ chức ASEAN và Cộng đồng ASEAN.
D, Phản ánh tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân Đông Nam Á.
Đáp án: B
Câu 4 [713805]: Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 năm 1975)?
A, Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
B, Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
C, Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.
D, Buộc các thế lực bên ngoài từ bỏ ý đồ xâm phạm vùng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.
Đáp án: D
Câu 5 [713806]: Trong thời kì Đổi mới, việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào
A, phát huy sức mạnh giai cấp, bảo vệ quyền lợi công dân.
B, ổn định tư tưởng, phát huy quyền dân chủ của mỗi cá nhân.
C, ổn định tình hình xã hội, phát huy sức mạnh của toàn dân.
D, thay đổi đường hướng chiến lược nhằm phát triển đất nước.
Đáp án: C
Câu 6 [713807]: Nội dung nào sau đây là biểu hiện của bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
A, Ủng hộ chủ trương bế quan tỏa cảng đối với nền văn hóa phi truyền thống.
B, Học hỏi và xây dựng mô hình văn hoá mới của nhóm những nước phát triển.
C, Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, chống sự xâm nhập của văn hoá ngoại lai.
D, Lấy nội lực làm nền tảng và tranh thủ tận dụng các xu thế mới từ bên ngoài.
Đáp án: D
Câu 7 [713808]: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được hình thành trước hết từ cơ sở nào sau đây?
A, Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
B, Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
C, Quá trình chinh phục thiên nhiên.
D, Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Đáp án: B
Câu 8 [713809]: Nội dung nào sau đây là một trong những bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (từ năm 1945 đến nay)?
A, Phát huy sức mạnh ngoại lực là căn cốt.
B, Đóng lại quá khứ, hướng tới tương lai.
C, Xây dựng quân đội chính quy, hiện đại.
D, Phát huy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
Đáp án: D
Câu 9 [713810]: Các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Hai tốt”, “Năm xung phong”,… (những năm 60 của thế kỉ XX) ở miền Bắc Việt Nam phản ánh bài học lịch sử nào sau đây được Đảng Lao động phát huy trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A, Tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc.
B, Phát huy đường lối “kháng chiến trường kì”.
C, Tăng cường tính kỉ luật trong chiến tranh.
D, Nghệ thuật “lấy nhân nghĩa cốt để yên dân”.
Đáp án: A
Câu 10 [713811]: Nội dung nào sau đây không phải bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (từ năm 1945 đến nay)?
A, Phát huy tinh thần yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đội.
B, Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.
C, Dựa trên sức mạnh dân tộc làm nền tảng để kết hợp với sức mạnh thời đại.
D, Lấy chủ nghĩa xã hội là mục tiêu trực tiếp để vạch ra đường hướng tiến lên.
Đáp án: D
Câu 11 [713812]: Nội dung nào sau đây không đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A, Sức mạnh dân tộc quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
B, Là cơ sở quyết định hình thành nhà nước và nền tảng hội nhập quốc tế sâu rộng.
C, Sức mạnh dân tộc tạo nên vị thế quốc gia trước các thách thức của thời đại mới.
D, Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
Đáp án: B
Câu 12 [713813]: Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đại đoàn dân tộc nhất quán theo nguyên tắc nào sau đây?
A, Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách.
B, Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
C, Chú trọng phát triển kinh tế cho các dân tộc vùng sâu, vùng xa.
D, Các dân tộc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình.
Đáp án: B
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 13 [713817]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
Khối đại đoàn kết toàn dân tuy có phạm vi rộng rãi nhưng lại được tổ chức một cách có hệ thống để phối hợp hành động, do đó sức mạnh của đoàn kết toàn dân được tăng lên gấp bội. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được toàn dân tiến hành một cách có tổ chức... nên dù trải qua nhiều hi sinh, gian khổ lâu dài, nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi”.
(Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên), Những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.159 - 160)
Câu 14 [713818]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)