Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713065]: Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (sau tháng 4-1975) diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A, Chiến tranh lạnh ở giai đoạn đỉnh cao, quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng.
B, Xu thế đa cực đã xác lập, quan hệ Mỹ – Xô – Trung trở lại bình thường.
C, Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước lớn có nhiều biến động.
D, Xu thế hoà hoãn Đông – Tây tiếp tục, nhưng quan hệ quốc tế rất phức tạp.
Đáp án: D
Câu 2 [713066]: Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất của cuộc chiến tranh bảo vệ vùng biên giới Tây Nam Việt Nam (1975 – 1979)?
A, Là một cuộc chiến tranh yêu nước, mang tính nhân dân.
B, Đây là cuộc chiến tranh mang tính chính danh, bắt buộc.
C, Bảo vệ Tổ quốc và không thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
D, Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có nghĩa vụ quốc tế.
Đáp án: C
Câu 3 [580002]: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam?
A, Một số lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ tập đoàn Pôn Pốt chống phá Việt Nam.
B, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn tấn công vào lãnh thổ Việt Nam.
C, Trung Quốc có hành động làm tổn hại đến Việt Nam qua sự kiện “nạn Kiều”.
D, Trung Quốc hạ lệnh rút về nước các chuyên gia kinh tế đang hỗ trợ Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 4 [713232]: Năm 2012, Trung Quốc có hành động nào sau đây xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A, Đánh chiếm trái phép một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B, Thành lập thành phố Tam Sa, tự cho mình quyền quản lí hai quần đảo của Việt Nam.
C, Đưa giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
D, Cho quân vào vùng Biển Đông, sau đó đánh chiếm các đảo trên quần đảo Hoàng Sa.
Đáp án: B
Câu 5 [713233]: Năm 2014, Trung Quốc có hành động nào sau đây xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A, Đánh chiếm trái phép một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B, Thành lập thành phố Tam Sa, tự cho mình quyền quản lí hai quần đảo của Việt Nam.
C, Đưa giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm vào đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
D, Cho quân vào vùng Biển Đông, sau đó đánh chiếm các đảo trên quần đảo Hoàng Sa.
Đáp án: C
Câu 6 [713234]: Những cuộc khởi nghĩa của dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc (179 TCN – đầu thế kỉ X), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913), khởi nghĩa tháng Tám (1945),… có chung tính chất nào sau đây?
A, Chiến tranh giải phóng dân tộc.
B, Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
C, Chiến tranh dân tộc dân chủ.
D, Chiến tranh chống xâm lược.
Đáp án: A
Câu 7 [713235]: Nội dung dung nào sau đây phản ánh đúng thông tin liên quan đến lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
A, Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ X và kéo dài đến ngày nay.
B, Trong lịch sử chống ngoại xâm, tất cả kẻ thù của dân tộc đều đến từ phía Bắc và phía Đông.
C, Các cuộc chiến tranh yêu nước của Việt Nam đã nối tiếp truyền thống quý báu của dân tộc.
D, Nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh yêu nước Việt Nam đã kế thừa từ phương Bắc.
Đáp án: C
Câu 8 [713236]: Nội dung nào sau đây nhận thức không đúng về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A, Luôn xác định rõ đối tượng và mục tiêu đấu tranh.
B, Mục tiêu giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C, Sự thành bại luôn phụ thuộc vào giai cấp lãnh đạo.
D, Phát huy nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.
Đáp án: B
Câu 9 [713814]: Một trong những bài học kinh nghiệm trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là
A, phát huy sức mạnh của giai cấp công nhân và đoàn kết với giai cấp khác.
B, phát huy tinh thần yêu nước và củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
C, phát huy sức mạnh của các đảng phái và tăng cường vai trò của các đoàn thể.
D, đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa nhằm củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: B
Câu 10 [713815]: Trong các cuộc đấu trang bảo vệ Tổ quốc (từ năm 1945 đến nay), khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đóng vai trò quan trọng nào sau đây?
A, Động cơ phấn đấu cho các tổ chức, đoàn thể yêu nước.
B, Mục tiêu, động lực phát triển cho mỗi thời kì lịch sử.
C, Nền tảng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng.
D, Động lực hình thành các đoàn thể chính trị, xã hội.
Đáp án: C
Câu 11 [713816]: Thực tiễn cuộc Tổng khởi nghĩa tháng năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược (1945 – 1975) chứng minh đặc điểm nổi bật nào của khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng Việt Nam?
A, Có mục tiêu chính nghĩa vì độc lập tự do, khát vọng hòa bình và thống nhất.
B, Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều và lấy tinh thần thắng vũ khí hiện đại.
C, Mang tính chất là cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
D, Dùng sức mạnh quân sự và chiến tranh nhân dân để quyết định thắng lợi.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 12 [713069]: Cho thông tin sau đây:
Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị huỷ diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị huỷ diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Câu 13 [713819]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.
“Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.
(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.107 - 108)