Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712747]: Trong năm 1945, các hội nghị nào của ba cường quốc Đồng minh có những quyết định liên quan đến số phận quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam?
A, Hội nghị I-an-ta và Hội nghị Tê-hê-ran.
B, Hội nghị I-an-ta và Pốt-xđam.
C, Hội nghị Pốt-xđam và Hoóc-môn.
D, Hội nghị Pốt-xđam và Giơ-ne-vơ.
Đáp án: B
Câu 2 [712748]: Từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương có hoạt động nào sau đây?
A, Lập ra hậu phương kháng chiến chống Nhật.
B, Tiến hành kháng chiến toàn quốc chống Pháp.
C, Tập trung vào nhiệm vụ cải cách ruộng đất.
D, Đấu tranh chống Nhật, giành độc lập dân tộc.
Đáp án: D
Câu 3 [712749]: Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định để khẳng định tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình”?
A, Mục tiêu và nhiệm vụ trực tiếp.
B, Hình thức giành chính quyền.
C, Lực lượng tham gia cách mạng.
D, Hình thái phát triển của cách mạng.
Đáp án: A
Câu 4 [712750]: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân quyết định đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh.
B, Ba dân tộc ở Đông Dương có sự thống nhất về một quá trình tập dượt chu đáo.
C, Khi Nhật đầu hàng, quân Đồng minh và quân Pháp chưa kịp vào Đông Dương.
D, Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
Đáp án: A
Câu 5 [712751]: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng, ít đổ máu được quyết định bởi nhân tố nào sau đây?
A, Các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
B, Các điều kiện chủ quan cho giành chính quyền xuất hiện.
C, Đảng vô sản có đường lối đúng đắn trong suốt quá trình lãnh đạo.
D, Quân phiệt Nhật Bản – kẻ thù chính của Việt Nam đã đầu hàng.
Đáp án: D
Câu 6 [712752]: Nội dung nào sau đây không đúng về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Dân tộc Việt Nam đã phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.
B, Đảng Cộng sản Đông Dương có đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp.
C, Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
D, Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.
Đáp án: D
Câu 7 [712753]: Nhận xét nào sau đây không đúng về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Cách mạng diễn ra có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B, Cuộc cách mạng diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu vì đã sử dụng phương pháp ôn hòa.
C, Đây là cuộc cách mạng vô sản, có kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị.
D, Cách mạng có sử dụng bạo lực, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng tiến công.
Đáp án: B
Câu 8 [712754]: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A, Đã lật đổ chế độ phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
B, Đã góp phần vào xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và phát xít trên thế giới.
C, Đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
D, Chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của Pháp, gần 5 năm cai trị của phát xít Nhật Bản.
Đáp án: B
Câu 9 [712755]: Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng và nhân dân tiếp tục phát huy trong thời kì chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A, Sự ủng hộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B, Mặt trận Liên Việt đã xây dựng được sức mạnh dân tộc.
C, Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc do Đảng lãnh đạo.
D, Nghệ thuật dự đoán thời cơ, chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.
Đáp án: C
Câu 10 [712756]: Nội dung nào sau đây không phải bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được vận dụng vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam?
A, Phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể.
B, Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng để giương cao các nhiệm vụ chiến lược.
C, Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, trong đó lấy ngoại lực là quyết định.
D, Nắm vững và giương cao hai ngọn cờ - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712757]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít. Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ...
Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam... Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”.
“Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít. Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ...
Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam... Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”.
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam - Tác phẩm chọn lọc, Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.388 - 389, 391)
Câu 12 [712758]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.
“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.
(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Toàn cảnh, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)