Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712759]: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân quyết định đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Nhờ có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B, Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh đã tạo thời cơ cho cách mạng.
C, Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
D, Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng vô sản, do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Đáp án: D
Câu 2 [712760]: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A, Mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
B, Thúc đẩy sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C, Góp phần vào quá trình làm suy yếu phát xít Nhật.
D, Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Đáp án: D
Câu 3 [712761]: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Lực lượng chính trị giữ vai trò nòng cốt và quyết định.
B, Là cuộc cách mạng có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
C, Đây là cuộc cách mạng có tính dân tộc, dân chủ tiến bộ.
D, Nổ ra sau khi Nhật Bản đầu hàng lực lượng Việt Minh.
Đáp án: D
Câu 4 [712762]: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?
A, Quân phiệt Nhật Bản đã đầu hàng.
B, Thế và lực của cách mạng vượt trội.
C, Vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản.
D, Nhân dân yêu nước và đoàn kết.
Đáp án: A
Câu 5 [712763]: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh) thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong hoạt động nào sau đây?
A, Xây dựng chế độ mới – xã hội chủ nghĩa.
B, Bảo vệ và giữ vững thành quả cách mạng.
C, Xây dựng chế độ mới – quân chủ lập hiến.
D, Tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945.
Đáp án: B
Câu 6 [712764]: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945 ở Việt Nam không phải là cuộc cách mạng
A, nằm trong khuynh hướng cách mạng vô sản.
B, có mục tiêu hàng đầu là giải phóng dân tộc.
C, có tính dân chủ nhân dân sâu sắc, điển hình.
D, mang tính chất giải phóng dân tộc điển hình.
Đáp án: C
Câu 7 [712765]: Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945 đã chứng minh luận điểm đúng đắn nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A, Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải là tối thượng.
B, Cách mạng ruộng đất phải thực hiện tiên quyết.
C, Chính quyền cách mạng phải là dân chủ cộng hòa.
D, Cách mạng muốn thành công phải chờ đợi thời cơ.
Đáp án: A
Câu 8 [712766]: Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam gắn với vai trò lãnh đạo của cá nhân kiệt xuất nào sau đây?
A, Trần Phú.
B, Hồ Chí Minh.
C, Nguyễn Văn Cừ.
D, Phan Đình Giót.
Đáp án: B
Câu 9 [712767]: Một bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng 8 - 1945 được Đảng và Hồ Chí Minh đúc kết, tiếp tục phát huy trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975) là
A, phát huy sức mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
B, vận dụng hình thái khởi nghĩa từng phần và toàn phần.
C, gác lại nhiệm vụ cải cách ruộng đất để giải phóng dân tộc.
D, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của lực lượng Đồng minh.
Đáp án: A
Câu 10 [712768]: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam không có sự tham gia của tổ chức nào sau đây?
A, Đảng Cộng sản Đông Dương.
B, Việt Nam độc lập đồng minh.
C, Việt Nam Giải phóng quân.
D, Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Đáp án: D
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712769]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta [lúc này là Đảng Cộng sản Đông Dương] chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta [lúc này là Đảng Cộng sản Đông Dương] chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
(Lê Duẩn, Tuyển tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.786)
Câu 12 [769905]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết được tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.
“Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết được tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.
(P. Bờ-rô-sơ, Đ. Hê-mơ-ri, Đông Dương một nền thuộc địa nhập nhằng 1858 – 1954, NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr.516)