Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [712954]: Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12 - 1946 đến tháng 2 - 1947) là
A, củng cố hậu phương kháng chiến.
B, tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.
C, giam chân quân Pháp tại các đô thị.
D, phải bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
Đáp án: D
Câu 2 [712955]: Nội dung nào trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) tố cáo thực dân Pháp không tôn trọng thiện chí yêu chuộng hòa bình của Việt Nam?
A, “Ai có súng thì dùng súng […], không có súng gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”.
B, “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng […] thực dân Pháp càng lấn tới”.
C, “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả […], chứ nhất định không chịu làm nô lệ”.
D, “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
Đáp án: B
Câu 3 [712956]: Nội dung nào sau đây không phải mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947?
A, Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ Việt Nam.
B, Giành lấy thắng lợi quân sự để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh.
C, Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.
D, Sử dụng lực lượng quân sự bao vây, khóa chặt khu căn cứ địa Việt Bắc.
Đáp án: A
Câu 4 [712957]: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 của quân dân Việt Nam giành thắng lợi đã
A, chấm dứt hoàn toàn thế bao vây của quân Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc.
B, đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
C, bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D, hoàn thành nhiệm vụ giam chân quân Pháp trong các thành phố phía Bắc.
Đáp án: B
Câu 5 [712958]: Sau chiến thắng Biên giới thu đông (1950), Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở địa bàn nào sau đây?
A, Bắc Bộ.
B, Tây Nguyên.
C, Bình - Trị - Thiên.
D, Nam Bộ.
Đáp án: A
Câu 6 [712959]: Thực tiễn cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản (từ 2 - 9 - 1945 đến trước 19 - 12 – 1946) đã để lại cho Đảng và Chính phủ Việt Nam bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
B, Kết hợp chống phát xít và đế quốc, trong đó tập trung chống phát xít.
C, Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao và binh vận.
D, Phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: A
Câu 7 [712960]: Nội dung nào sau đây trong đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra (1946 – 1947) chính thức phát huy hiệu quả từ năm 1950?
A, Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh.
B, Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C, Toàn dân và trường kì kháng chiến.
D, Toàn diện và tự lực cánh sinh.
Đáp án: B
Câu 8 [712961]: Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 được đánh giá là một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A, Việt Nam đã giành được quyền chủ động trên các chiến trường chính Bắc Bộ.
B, Thực dân Pháp đã buộc phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài với Việt Nam.
C, Chính phủ Pháp phải chuyển hướng chiến lược, rút dần quân đội về nước.
D, Mở ra cục diện mới – cục diện “vừa đánh vừa đàm” của cuộc kháng chiến.
Đáp án: A
Câu 9 [712962]: Nội dung nào sau đây không phải biểu hiện về bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1951 – 1953?
A, Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (3-1951).
B, Đã tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ II (2 - 1951).
C, Mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công giành được thắng lợi lớn.
D, Pháp đã thừa nhận Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai.
Đáp án: D
Câu 10 [712963]: Các chiến dịch của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc những năm 1947 - 1953 có mục tiêu chung nào sau đây?
A, Tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.
B, Chứng minh sự trưởng thành của quân dân Việt Nam.
C, Ép buộc Pháp phải xoay chuyển tình thế chiến tranh.
D, Phá tan âm mưu mở cuộc tấn công mùa đông của Pháp.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [712964]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,... Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,... Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong:
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)
Câu 12 [712965]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
“... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), trích trong:
Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 534)