Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1 [712942]: Nội dung nào sau đây là bối cảnh quốc tế xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam?
A, Không quốc gia nào ủng hộ và thiết lập quan hệ với Việt Nam.
B, Cuộc kháng chiến có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
C, Nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô từ đầu cuộc kháng chiến.
D, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được hình thành và phát triển.
Đáp án: D
Câu 2 [712943]: Sự kiện nào sau đây ghi nhận thực dân Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
A, Khiêu khích, tấn công quân đội Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
B, Gửi tối hậu thư yêu cầu Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.
C, Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
D, Xả súng vào đoàn người mít tinh mừng “Ngày Độc lập” ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đáp án: C
Câu 3 [712944]: Trong giai đoạn 1945 – 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A, Được nhiều nước trong Cộng đồng châu Âu (EC) ủng hộ.
B, Nhân dân Việt Nam tự lực chiến đấu vượt qua vòng vây.
C, Tiếp tục nhận được sự viện trợ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D, Vẫn chưa có nước nào ủng hộ và thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đáp án: B
Câu 4 [712945]: Trước hành động xâm lược trở lại Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (23 - 9 - 1945) ở Nam Bộ, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chủ trương nào sau đây?
A, Kêu gọi nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
B, Chủ động đàm phán với Pháp.
C, Phát động khởi nghĩa toàn quốc.
D, Duy trì biện pháp “hòa để tiến”.
Đáp án: A
Câu 5 [712946]: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ trong những năm 1945 - 1946 có tác dụng nào sau đây?
A, Buộc thực dân Pháp phải từ bỏ hành động xâm lược Việt Nam.
B, Buộc thực dân Pháp từ bỏ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
C, Làm chậm lại quá trình mở rộng địa bàn xâm lược của quân Pháp.
D, Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: C
Câu 6 [712947]: Nội dung nào sau đây là bức tranh toàn cảnh trong những năm 1945 – 1946 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam?
A, Cuộc Chiến tranh lạnh bùng nổ và lan rộng.
B, Quân Đồng minh đã rút khỏi Đông Dương.
C, Ủy ban Kháng chiến chống Pháp được thành lập.
D, Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.
Đáp án: D
Câu 7 [712948]: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ (từ tháng 9 - 1945 đến đầu tháng 3 – 1946) có tác dụng nào sau đây?
A, Thực dân Pháp phải từ bỏ việc đưa quân ra miền Bắc Việt Nam.
B, Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp.
C, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang thế chủ động.
D, Tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài với Pháp.
Đáp án: D
Câu 8 [712949]: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có thuận lợi nào sau đây?
A, Quân Pháp không có sự ủng hộ của Mỹ.
B, Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn.
C, Tổ chức Đảng ra hoạt động công khai.
D, Nhân dân tin tưởng vào giai cấp lãnh đạo.
Đáp án: D
Câu 9 [712950]: Đối tượng nào sau đây trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam kể từ sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Quân Trung Hoa Dân quốc.
B, Quân phiệt Nhật Bản.
C, Thực dân Pháp.
D, Liên quân Anh – Ấn.
Đáp án: C
Câu 10 [712951]: Vào thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực ngoại xâm là rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A, Các thế lực ngoại xâm đều là đồng minh chiến lược của Mỹ.
B, Liên quân Anh – Pháp mở rộng địa bàn tiến công ra miền Bắc.
C, Chính quyền cách mạng từ chối không đón tiếp quân Đồng minh.
D, Các thế lực ngoại xâm câu kết chống phá chính quyền cách mạng.
Đáp án: D
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 11 [712952]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945 - 1954, nhất là giai đoạn từ tháng 9 - 1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện. Trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện hình thái đan xen giữa ta và địch”.
“Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945 - 1954, nhất là giai đoạn từ tháng 9 - 1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện. Trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện hình thái đan xen giữa ta và địch”.
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Tập 10 (từ năm 1945 đến năm 1950), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 19)
Câu 12 [712953]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Chiều 23 - 9 [1945], khi lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến được truyền đi khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định và được chuyển về các tỉnh thì các đội dân quân tự vệ đã hoạt động. Ngay từ rất sớm, dân quân tự vệ đã phá nhà máy điện, nhà máy nước, đánh lui các đợt tấn công của địch [quân Pháp] ở nhiều vị trí, gây cho chúng nhiều tổn thất, tổ chức cho nhân dân tản cư khỏi thành phố...
Xứ ủy [Nam Kỳ] đã gửi điện báo cáo với Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời tình hình ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Bắc Bộ Phủ. Hội nghị tán thành những quyết định của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của nước nhà vừa mới giành lại được và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến ".
“Chiều 23 - 9 [1945], khi lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến được truyền đi khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định và được chuyển về các tỉnh thì các đội dân quân tự vệ đã hoạt động. Ngay từ rất sớm, dân quân tự vệ đã phá nhà máy điện, nhà máy nước, đánh lui các đợt tấn công của địch [quân Pháp] ở nhiều vị trí, gây cho chúng nhiều tổn thất, tổ chức cho nhân dân tản cư khỏi thành phố...
Xứ ủy [Nam Kỳ] đã gửi điện báo cáo với Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời tình hình ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp ở Bắc Bộ Phủ. Hội nghị tán thành những quyết định của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của nước nhà vừa mới giành lại được và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến ".
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Tập 10
(từ năm 1945 đến năm 1950), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 37)