Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [737547]: Nội dung nào sau đây không phải nội dung đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A, Xây dựng nền kinh tế quốc dân có cơ cấu nhiều ngành nghề.
B, Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung và quan liêu bao cấp.
C, Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
D, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân.
Đáp án: D
Câu 2 [737549]: Nội dung nào sau đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, giai đoạn 1996 – 2006?
A, Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, cải cách hệ thống giá, chống lạm phát.
B, Đổi mới chính sách văn hoá – xã hội, ưu tiên phát triển y tế, giáo dục.
C, Đổi mới cả hệ thống tư tưởng, đồng thời xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
D, Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đáp án: D
Câu 3 [737550]: Nhận định nào sau đây là đúng về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay?
A, Đảng đã hoàn chỉnh quan điểm về đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
B, Là sự phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C, Đã khắc phục sự khủng hoảng nhận thức về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
D, Thay đổi mục tiêu xây dựng đất nước bằng những hình thức, bước đi và các biện pháp phù hợp.
Đáp án: B
Câu 4 [737551]: Nội dung nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng trong công cuộc Đổi mới (từ năm 2006 đến nay)?
A, Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế để chấm dứt tình trạng lạm phát.
B, Đổi mới đường lối đối ngoại để thực hiện thành công “phá vây”.
C, Đổi mới hệ thống chính trị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
D, Mở cửa nền kinh tế và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: C
Câu 5 [737556]: Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ thời gian nào sau đây?
A, Năm 1995.
B, Năm 2005.
C, Năm 2008.
D, Năm 2010.
Đáp án: C
Câu 6 [737559]: Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vươn lên ở vị trí nào sau đây trong nhóm ASEAN?
A, Thứ ba.
B, Thứ tư.
C, Thứ năm.
D, Thứ sáu.
Đáp án: B
Câu 7 [737560]: Một trong những nguyên tắc quan trọng của Việt Nam trong quá trình đổi mới là
A, không thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội.
B, không thay đổi mục tiêu đi lên xã hội chủ nghĩa.
C, chỉ đổi mới về kinh tế, không đổi mới chính trị.
D, từng bước xoá bỏ cơ chế kinh tế theo thị trường.
Đáp án: B
Câu 8 [737563]: Việt Nam chính thức chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ thời gian nào sau đây?
A, Năm 1991.
B, Năm 1996.
C, Năm 1995.
D, Năm 2006.
Đáp án: B
Câu 9 [737565]: Một trong những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam, giai đoạn 1996 – 2006 là
A, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp địa phương.
B, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
C, đẩy mạnh các mục tiêu quốc gia về xây dựng vùng nông thôn mới.
D, phát triển có chọn lọc các làng nghề thủ công có vốn nước ngoài.
Đáp án: B
Câu 10 [737568]: Nội dung nào sau đây không được đề cập trong đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai đoạn 1996 – 2006?
A, Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
C, Xóa bỏ nền kinh tế thị trường, tập trung vào cơ cấu lại nền kinh tế.
D, Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [737571]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Tăng trưởng kinh tế là điều kiện và tiền đề vật chất để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến lượt mình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội phải được kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển; phải thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước”.
(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.173)
Câu 12 [737574]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Dân chủ trong lĩnh vực chính trị, xã hội có những bước tiến mới. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và có những bước tiến mới. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lí các hành vi vi phạm quyền dân chủ được chủ trọng hơn”.
(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.244)