Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [737627]: Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đã đem lại nhiều cơ hội lớn cho đất nước, nhưng không có cơ hội nào sau đây?
A, Mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài.
B, Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển.
C, Kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hóa đã bị xói mòn, hòa trộn.
D, Tiếp thu nhiều thành tựu khoa học – công nghệ từ bên ngoài.
Đáp án: C
Câu 2 [737630]: Trong thành tựu đổi mới về văn hóa, địa danh nào sau đây của Việt Nam có nhiều loại hình di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới cần được bảo vệ?
A, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
B, Hoàng thành Thăng Long (Thành phố Hà Nội).
C, Quần thể Di tích Cố đô Huế.
D, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).
Đáp án: C
Câu 3 [737631]: Năm 2019, giáo dục đại học Việt Nam đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?
A, Các trường đại học được quyền tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động đào tạo.
B, Tỉ lệ tuyển sinh của các trường đại học tăng hơn nhiều so với các năm trước.
C, Sinh viên tốt nghiệp đại học đều được sắp xếp việc làm theo đúng ngành đào tạo.
D, Nhiều cơ sở giáo dục đại học lọt vào tốp 1.000 trường đại học chất lượng thế giới.
Đáp án: D
Câu 4 [737632]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu hội nhập quốc tế của Việt Nam?
A, Hội nhập quốc tế sâu rộng khi đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
B, Quá trình hội nhập quốc tế chậm chạp do “vấn đề Cam-pu-chia” chưa được giải quyết.
C, Hội nhập quốc tế diễn ra từng bước: từ hội nhập kinh tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng.
D, Hội nhập quốc tế diễn ra từng bước: từ hội nhập văn hoá đến hội nhập kinh tế, đối ngoại.
Đáp án: C
Câu 5 [737633]: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu về hội nhập quốc tế của Việt Nam?
A, Từ một nước kém phát triển, năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập cao.
B, Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.
C, Tham gia nhiều diễn đàn, kí kết các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương.
D, Có nhiều đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực, quốc tế.
Đáp án: A
Câu 6 [737634]: Về thành tựu đối ngoại (từ năm 1986 đến năm 1922), số lần Việt Nam đóng vai trò đảm nhiệm là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A, 1 lần.
B, 2 lần.
C, 3 lần.
D, 4 lần.
Đáp án: B
Câu 7 [737635]: Một thành tựu nổi bật của Việt Nam trong đổi mới trên lĩnh vực chính trị là đã
A, phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng cùng các tổ chức chính trị.
B, không ngừng phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
C, hoàn thành công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trên toàn quốc.
D, hoàn thiện lí luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 8 [737636]: Nội dung nào sau đây là một trong những thành tựu cơ bản của đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) về lĩnh vực xã hội?
A, Vấn đề an sinh, sức khỏe không còn là nỗi lo của dân chúng.
B, Tỉ lệ người dân được xóa đói giảm nghèo không ngừng tăng.
C, Giải quyết được việc làm cho người dân theo đúng năng lực.
D, Hoàn thành việc xoá đói giảm nghèo và kiềm chế lạm phát.
Đáp án: B
Câu 9 [737642]: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong giai đoạn 1986 – 1995 của công cuộc Đổi mới đất nước đã chứng minh tính đúng đắn của luận điểm nào sau đây?
A, Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã hoàn thành theo đường lối của Đảng đề ra.
B, Việc đề ra đường lối đổi mới nhằm thay đổi mục tiêu chiến lược là đúng đắn.
C, Đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
D, Đường lối đổi mới cơ bản là phù hợp, song cần điều chỉnh mục tiêu chiến lược.
Đáp án: C
Câu 10 [737645]: Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam so với công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc?
A, Tiến hành trong bối cảnh quốc tế khi xu thế toàn cầu hóa diễn ra.
B, Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách, mở cửa.
C, Không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản.
D, Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [737650]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ”.
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tổng quan về Việt Nam)
Câu 12 [737653]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Nhìn chung, sóng gió tài chính châu Á có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, nhưng không gây tác hại đáng kể tới tính ổn định của thị trường tài chính… Những nhân tố gây ra bất ổn nằm chính ngay trong nền kinh tế. Hiệu quả thấp và sử dụng sai mục đích các nguồn lực tài chính hữu hạn mới là những vấn đề Việt Nam cần tập trung giải quyết”.
(Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, Kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.473)